Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chứng minh rằng đến 1930 tư tưởng hồ chí minh được hình thành về cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.58 KB, 8 trang )

Câu 1: Chứng minh rằng đến 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành về cơ bản.
Bài làm :
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng của nhân dân
Việt Nam, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã để lại cho dân tộc và nhân
loại cần lao những di sản vô cùng to lớn đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh cách
mạng của dân tộc ta đi đến thắng lợi.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần 7 đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ
nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho mọi hành động. Đến đại hội toàn quốc lần thứ 9,
Đảng ta lại khẳng định lại vấn đề này. Đó là sự khẳng định có ý nghĩa
to lớn về lý luận và thực tiễn,về đường lối chiến lược của đảng ta.
Có người cho rằng: Đến 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành về cơ bản.Sự thật có phải như thế không chúng ta hãy cùng
nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
đến năm 1930.
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ
bản được chia thành các giai đoạn sau:
1, Hình thành tư tưởng yêu nước và tìm đường cứu nước(1890-
1911)
a, Tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình.
Nghệ An, vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước,
lắm nhân tài và anh hùng yêu nước nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
1
Sinh ra trong một gia đình nhà nho thanh bạch. Cha của người-cụ
Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng, mộc túc nho, giáo dục các con tư
tưởng thân dân
b, Nguyễn Tất Thành sớm tham gia hoạt động yêu nước
Tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908.
Dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết,1910). Tại đây Nguyễn


Tất Thành thường cổ vũ tinh thần yêu nước trong học sinh.
Khâm phục các nhà yêu nước tiền bối song phê phán không tán
thành cái con đường cứu nước theo khuynh hướng tư tưởng phong
kiến,dân chủ tư sản
Muốn tìm hiểu những gì ẩn giấu sau sức mạnh của kẻ thù và học
hỏi kinh nghiệm cách mạng thế giới để giải phóng dân tộc.
5-6-1911 người xuất dương với 2 bàn tay trắng sang phương Tây
tìm đường cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ.
2, Tìm kiếm con đường cứu nước (1911-1920)
a, Từ 1911-1917, đi qua và sống ở nhiều nước trên thế giới, tìm hiểu
thời cuộc. Hiểu biết sâu sắc tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình
cảnh của người dân các thuộc địa.
Người đến các nước Pháp, Italia,Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha,
Angiery,Tuynidi, Đahômây, Mỹ, Anh năm 1917 trở về nước pháp.
b, Tham gia phong trào công nhân, bước đầu đấu tranh chống thực
dân
Năm 1919 người gia nhập đảng xã hội Pháp
18-6-1919 người gửi yêu sách của nhân dân An Nam tới hội
nghị hòa bình Vecxây
c, Tìm thấy con đường cứu nước
2
7-1920 người đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê
Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìm thấy chân lý ở chủ nghĩa
Mác-lênin
Tháng 12-1920 người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu
tiên và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Xác định muốn cứu
nước, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản
3, Hình thành tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1920-
1930)
a, Sử dụng báo chí lên án chủ nghĩa thực dân Pháp. Vận động thức

tỉnh lương tri nhân loại, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân
Sử dụng báo chí Pháp tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các
thuộc địa.
Tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộc địa 1921
Sáng lập báo Le paria năm 1922
b, Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước ở Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức
cho việc thành lập Đảng.
Xuất bản tác phẩm ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ 1925, trong
đó có luận điểm nổi tiếng về chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi,
cách mạng vô sản như con chim hai cánh, nhằm nêu rõ cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tầm quan trọng ngang hàng và quan
hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở chính quốc.
6-1925 người sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng,tổ chức
quá độ tới Đảng cộng sản, ra báo thanh niên, từng bước chỉ ra phương
hướng đường lối cách mạng Việt Nam.
Năm 1927 mở các lớp huấn luyện những thanh niên yêu nước,
xuất bản sách ‘Đường Cách Mệnh’. Được coi là: Làm gì? của Việt
3
Nam. Một bước chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập
Đảng.
c, Hình thành những quan điểm cơ bản về con đường cách mạng Việt
Nam, cương lĩnh chung, đường lối chiến lược, sách lược cách mạng
Việt Nam.
Từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 người chủ trì hội nghị hợp nhất các
tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, thông qua
chánh cương vắn tắt,sách lược vắn tắt, 5 điểm lớn, điều lệ Đảng cộng
sản Việt Nam vắn tắt , lời kêu gọi. Các văn kiện này rất giàu tính
cách mạng và tập trung cao độ tính sáng tạo của Hồ Chí Minh, hiện
nay được xác định là cương lĩnh đầu tiên của đảng ta.

Như vậy qua quá trình phân chia thành các giai đoạn ta thấy được
sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và đến năm 1930 thì được hình
thành về cơ bản. Một lần nữa có thể khẳng định lại rằng: ‘tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng , là kim chỉ nam cho hành động’.
Vì thế việc nghiên cứu, học tập một cách có hệ thống môn học tư
tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà tất cả mọi
người phải quan tâm mà tôi cũng không phải là một ngoại lệ.

4
Câu 2: Anh chị hãy phân tích và chỉ ra những luận điểm sáng tạo
theo quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Bài Làm:
Hồ Chí Minh : một ‘con người lớn’, ‘một tư tưởng’ của dân tộc
Việt Nam. Hồ Chí Minh đã có phương pháp tiếp cận đúng đắn, khoa
học và mạnh dạn trong kế thừa và phát triển học thuyết Mác-Lênin
đồng thời bám sát đặc điểm của Việt Nam và thế giới. Hồ Chí Minh
đã có những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm CN
Mác Lê. Nhất là vấn đề về cách mạng giải phóng dân tộc.
 Luận điểm sáng tạo thứ nhất đó là: Cách mạng giải phóng
dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng
tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan là dành độc lập tự do
của dân tộc.
Tháng 7-1920 khi đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lê Nin, Người thấy tin tưởng,
sáng tỏ và cảm động. Người đã tìm thấy trong lý luận của Lê Nin một
con đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản.
Đầu năm 1923, trong truyền đơn cổ động mua báo Người Cùng
Khổ, Người viết ‘chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem
lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do,bình

đẳng,bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và
vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc…
Kết luận ấy tạo ra bước ngoặt quyết định đối với con đường cứu
nước của dân tộc Việt Nam. Nâng chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam
lên một chất lượng mới, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế vô sản.
5
Như vậy, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của
các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã
đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê và lựa chọn con
đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt
Nam đi theo con đường đó.
 Luận điểm sáng tạo thứ hai đó là: Cách mạng giải phóng dân
tộc cần được tiến hành chủ động , sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
Năm 1919 quốc tế 3 ra đời đã chú ý tới cách mạng giải phóng
dân tộc, nhưng còn đánh giá thấp vai trò của nó và cho rằng thắng lợi
của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô
sản ở chính quốc.
Quan điểm này vô hình chung đã giảm tính chủ động sáng tạo của các
phong trào cách mạng ở thuộc địa.
Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa
và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau,
tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là
chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải quan
hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính phụ. Năm 1925, Hồ Chí Minh viết:
Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy , người ta phải đồng
thời cắt bỏ cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, cái vòi kia
vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và

cái vòi bị cắt đứt sẽ mọc ra.
Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn.
Theo Hồ Chí Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong
6
những cái cánh của cách mạng vô sản . Nếu xem thường cách mạng ở
thuộc địa tức là muốn đánh chết rắn đằng đuôi.
Do nhận thức được vai trò,vị trí chiến lược của cách mạng thuộc
địa, đánh giá đúng sức mạnh dân tộc, năm 1921 Nguyễn Ái Quốc cho
rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Luận điểm sáng tạo Hồ Chí Minh mang tính cách mạng, khoa
học đúng đắn, dựa trên những luận cứ đã được lịch sử chứng minh:
Về chủ nghĩa tư bản, Người nhận thức sâu sắc vai trò của thuộc
địa đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa
tư bản đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các
nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Việt Nam theo người chủ nghĩa tư bản
chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền
móng của lâu đài đế quốc chủ nghĩa.
Về phong trào giải phóng dân tộc, người nhận thức rõ tiềm năng
cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn, nó sẽ bùng lên
mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được giáo dục,giác
ngộ, tổ chức, lãnh đạo.
Ngay từ 1921 người viết: Người châu á tuy bị người Pháp coi là lạc
hậu vẫn hiểu rõ sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại.
Luận điểm sáng tạo đó của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chỉ đạo thực
tiễn rất quan trọng. Đó là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta tin
tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên
làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế quốc xâm lược và khỏi
nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng chính là cơ sở của tinh thần độc lập tự
chủ, tự lực tự cường của nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi vĩ

đại.
7
Như vậy luận điểm trên là một sáng tạo có tầm quan trọng to lớn
của Hồ Chí Minh, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác Lê.
Ngoài hai điểm sáng tạo lớn trên Hồ Chí Minh còn có những
điểm sáng tạo nữa như : Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại
mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo và phải tiến hành bằng con
đường cách mạng bạo lực. Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng
cũng là bạo lực của quần chúng. Hình thức của bạo lực cách mạng
bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Nhưng phải tùy
tình hình cụ thể mà quyết định hình thức nào thích hợp, sử dụng đúng
và khéo léo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh
chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng.
Như vậy bằng những lý luận sáng tạo của mình Hồ Chí Minh đã
đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Dân tộc Việt Nam tự hào
khi có Người…
8

×