Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.08 KB, 8 trang )

Anh chị hãy chứng minh rằng : Đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành về cơ bản?
Trả lời :
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một nước
phong kiến lạc hậu ở Phương Đông, bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô dịch
từ cuối thế kỉ XIX. Ngay từ khi còn bé người đã được tiếp thu văn hóa Phương
Đông và làm quen với văn hóa Pháp và khi lớn lên thời đại đã đưa người đến với
chủ nghĩa Mác-Lênin. Với truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta cùng với những phẩm chất cá nhân hiếm có đó
đã quyết định việc người tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh
hoa của dân tộc và thời đại vào tư tưởng đặc sắc của mình.
Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm về cách mạng
Việt Nam không thể hình thành ngay trong một lúc mà trải qua một quá trình tìm
tòi, xác lập, phát triển vầ hoàn thiện gắn với quá trình phát triển lớn mạnh của
Đảng và cách mạng Việt Nam. Quá trình đó diễn ra qua các thời kì sau:
I. Giai đoạn 1: từ 1980 đến năm 1911. Đây là giai đoạn hình thành tư tưởng yêu
nước và chí hướng cách mạng:
 Đây là thời kì Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận truyền thống chống giặc ngoại
xâm của dân tộc , nền văn hiến của nước nhà tinh hoa văn hóa Phương
Đông. Người lại được hưởng nền giáo huấn “yêu nước, thương nòi” của
gia đình, truyền thống đấu tranh bất khuất của đất Lam Hồng và bắt đầu
tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
 Chứng kiến cảnh thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta và đàn áp các
phong trào yêu nước đầu thế kỉ đã hình thành hoài bão cho Nguyễn Tất
Thành về con đường cứu nước, cứu dân là phải tìm một con đường cứu
nước mới.
 Nhờ đó chí hướng cách mạng của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu đã đi
đúng hướng trên cơ sở phê phán các con đường cứu nước của các nhà yêu
nước lớp trước.
1
 Như con đường cứu nước của Phan Chu Trinh là muốn dựa vào thực dân


Pháp để phục hưng dân tộc. Theo Người : “chẳng khác nào xin giặc rủ
lòng thương”. Hay như Phan Bội Châu: “Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa
sau” ông muốn dựa vào Nhật.
Vì vậy đến tháng 6/1911 Nguyễn Ái Quốc đã rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm
đường cứu nước.
II. Giai đoạn 2 : Thời kì khảo nghiệm tìm tòi và hình thành tư tưởng cứu nước theo
lập trường vô sản (1911- 1920).
 Tháng 7 năm 1911, Hồ Chí Minh đến đất Pháp. Tiếp đó người đến nhiều
nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và các nước đế quốc Anh, Mỹ.
Người tìm hiểu cuộc sống của nhân dân các nước, tìm hiểu các cuộc cách
mạng lớn trên thế giới.
 Đến ngày 7-11-1917, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười Nga nổ ra
và dành thắng lợi. Người có cảm tình sâu sắc với cuộc cách mạng ấy và
lãnh tụ VI.Lênin. Thay mặt nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã gửi đến
hội nghị Véc xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi các cường
quốc thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của các dân tộc Việt
Nam.
 Qua kết quả của hội nghị Véc xây, Người đã rút ra kết luận: Những lời
tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc chỉ là một trò bịp lớn và các dân tộc muốn
được giải phóng chỉ có thể dựa vào chính sức lực của bản thân mình .
 Tháng 7-1920 Người đã tiếp xúc với Luận cương của Lênin, Người đã tìm
thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc.
Người khẳng định con đường cứu nước mình : giải phóng dân tộc bằng
con đường cách mạng vô sản, gắn việc giải phóng dân tộc với việc giải
phóng giai cấp vô sản.
 Tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ VIII, của Đảng Xã hội Pháp ở Tua,
Người cùng những đảng viên tiên tiến đã biểu quyết gia nhập quốc tế cộng
2
sản. Như vây, Người trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng
Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Đây đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình hình thành Tư tưởng Hồ Chí
Minh trong hoạt động cách mạng của Người.
III. Giai đoạn 3: Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh (1920-1930).
Qua những năm bôn ba ở khắp thế giới Người đã tiếp thu được nhiều nền văn
hóa, nắm được cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin, tham dự các hội nghị quốc tế và
các buổi sinh hoạt lý luận bàn về chiến lược, sách lược cách mạng thế giới và qua
thực tiễn công tác, tổng kết kinh nghiệm nhiều cuộc cách mạng, Hồ Chí Minh đã
tích lũy được vốn lớn về tri thức cách mạng và dần dần hình thành trong tư duy
của Người những luận điểm đúng đắn: Giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại. Cũng từ đó,
lý luận chiến lược cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, đã
từng bước hình thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng
cộng sản Pháp và của quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng của mình về nước, chuẩn bị cho việc thành lập một đảng
vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Thông qua các công cụ quan trọng như : Báo Người
cùng khổ (1922), tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Tạp chí
Thanh niên (1925-1927), tác phẩm đường cách mệnh (1927) v..v…
Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biế mạnh
mẽ. Bên cạnh những đảng theo xu hướng tư tưởng tư sản, đã xuất hiện nhiều tổ
chức theo tư tưởng tiến bộ.
Ví dụ : Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (8-
1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930)…
Trước tình hình trong một nước có ba tổ chức cộng sản cùng hoạt động, Người
đã chủ trì hội nghị thành lập đảng , hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước,
3
sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (2-3-1930) và trực tiếp thảo ra cương lĩnh
cách mạng đầu tiên của Đảng.
Trong cương lĩnh này, người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh

nghiệm quốc tế vào điều kiện Việt Nam. Người xác định giai cấp công nhân là
giai cấp lãnh đạo cách mạng và cách mạng có hai nhiệm vụ chiến lược là chống
đế quốc và chống phong kiến nhưng nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc
phải được đặt lên hàng đầu.
Như vậy, văn kiện này cùng hai tác phẩm Người xuất bản trước đó là: Bản án chế
độ thực dân Pháp(1925), Đường Kách Mệnh (1927) đã đánh dấu sự hình thành cơ
bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.
Vậy, ta có thể khẳng định rằng: đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh được
hình thành về cơ bản.

Câu 2: Anh chị hãy phân tích và chỉ ra những luận điểm sáng tạo trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc
Nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ thế giới đều ca ngợi và công nhận
tư tưởng Hồ Chí Minh đã có vai trò to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh chung của
các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?Có những luận điểm sáng tạo gì?
Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm ‘tư tưởng’ dùng trong mệnh đề: ‘Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của đảng ta và nhân dân ta’. Chúng ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh
thuộc thế hệ tư tưởng Mác-Lênin, Hồ Chí Minh là người đã tiếp thu kế thừa và
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở Việt Nam một nước phong kiến nông
nghiệp lạc hậu ở Phương Đông bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô dịch từ
cuối thế kỉ XIX. Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và thế giới Hồ Chí Minh đã
vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và nghị quyết quốc tế cộng
4
sản vạch ra con đường cách mạng đầy sáng tạo của Việt Nam giải phóng dân tộc
giải phóng xã hội (giai cấp) giải phóng con người với khẩu hiệu: đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công. Hồ Chí Minh đã thể
hiện tính chân thực của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng mặt khác trong khi tìm hiểu

và vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn xã hội Việt
Nam và các nước Phương Đông. Người đã sớm phát hiện ở Phương Đông có
những điểm khác với các nước phương Tây mà thời Mác chưa có điều kiện
nghiên cứu. Hồ Chí Minh đã bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin bằng
những luận điểm rất quan trọng. Từ phương pháp tiếp cận đúng đắn mạnh dạn
khoa học và phát triển học thuyết Mác Lênin đồng thời bám sát thực tiễn Việt
Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những luận điểm sáng tạo góp phần làm
phong phú thêm chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là vấn đề về giải phóng dân tộc, xây
dựng chế độ chủ nghĩa mới và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở một nước
phương Đông, một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu.
Những luận điểm của Người rất phong phú và đa dạng, bao quát nhiều mặt,
nhiều lĩnh vực. Ở đây, chỉ nêu rõ những luận điểm sáng tạo lớn:
1. Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô
sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc.
Đây là luận đặc biệt sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Vì:
• Năm 1919, quốc tế III ra đời đã chú ý tới cách mạng giải phóng dân tộc,
nhưng còn đánh giá thấp vai trò của nó và cho rằng thắng lợi của cách mạng
thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc.
• Nguyễn Ái Quốc tin theo Lênin, tin theo quốc tế III. Nhưng vốn là người
dân thuộc địa và là người nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa thực dân, Người cho rằng
: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc
vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Nhân dân các nước thuộc địa có thể chủ
động đứng lên, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản chính quốc.
5

×