Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nhỏ mắt đúng cách ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.09 KB, 6 trang )

Nhỏ mắt đúng cách

Không nên ngồi để nhỏ mắt.
Cấu tạo của mắt rất hợp với thuốc tra, nhỏ mắt
Con mắt có kích thước nhỏ bé (đường kính trước sau khoảng 22mm, đường
kính ngang 15-16mm) lại nằm sau túi kết mạc nên rất dễ ngấm thuốc, hơn nữa lại
mở lộ ra ngoài cơ thể. Do đó, thuốc tra nhỏ vào mắt trực tiếp được dùng nhiều hơn
hẳn so với thuốc tiêm và thuốc uống. Rất nhiều dược chất phục vụ cho chữa bệnh
hoặc dinh dưỡng mắt có thể pha chế thành các dạng thuốc tra, nhỏ như:
- Các kháng sinh như chloramphenicol, streptomycine, penicilline,
oreomycine, gentamycine
- Các thuốc chống viêm như: cortizol, indomethacine
- Thuốc thay đổi kích thước đồng tử như: atropine, pilocarpine
- Thuốc dinh dưỡng mắt như: catacol (làm chậm đục thể thủy tinh)
- Thuốc tăng năng lực điều tiết cho mắt như correctol
- Nước mắt nhân tạo (giúp mắt đỡ khô rát): tears natural
Với rất nhiều các bệnh về mắt, đặc biệt là bệnh kết giác mạc, thuốc tra, nhỏ
là chủ yếu. Thuốc tiêm, uống chỉ dùng khi thật cần thiết.
Tiêu chí của thuốc tra, nhỏ mắt
Giống như thuốc tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da, thuốc tra, nhỏ mắt có
yêu cầu an toàn rất chặt chẽ về các mặt sau:
- Áp lực thẩm thấu phải đạt đẳng trương (tương đương với dung dịch muối
0,9%).
- Độ pH trung tính (pH xấp xỉ 7).
- Không được hủy mô (thiêu nhục), không gây bỏng rát, kích ứng.
- Thuốc sạch, vô trùng, không sạn, cặn.
Chính vì vậy mà tra, nhỏ mắt phải chế tạo theo kỹ thuật dược mắt. Ta
không thể mang bột penicilline, bột streptpmycine pha với nước cất để nhỏ mắt
cho dù là các dược phẩm cùng tên vẫn bán trên thị trường. Thuốc thành phẩm bôi
da như cortizol, gentamycine cũng không thể đem tra vào mắt thay thế cho mỡ
cortizol hay gentamycine loại tra mắt. Bởi vì độ pH và thẩm thấu muối của thuốc


ngoài da có quy định khác mà các màng mắt không chịu nổi. Thế nhưng các thuốc
tra, nhỏ mắt lại có thể tra, bôi vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể (tai, mũi, họng,
da).
Ngoài các yếu tố bắt buộc như đã nêu trên thì bất kỳ dung dịch thuốc nào
tiêm được vào bắp hay dưới da đều có thể nhỏ vào mắt được khi cần thiết (vì pH
và độ thẩm thấu của chúng cũng giống như thuốc nhỏ mắt) trừ các thuốc gây nóng
rát như dầu long não, dầu eucalyptus.
Người ta dùng thuốc tiêm prostigmine nhỏ mắt để điều trị cơn glôcôm cấp
cũng được mặc dù thuốc này thường dùng cho người nhược cơ.
Tiện và bất tiện của từng dạng thuốc này
Thuốc nhỏ mắt
- Rất tiện cho người dùng, có khi tự tra, nhỏ được.
- Giảm công pha chế cho nhà sản xuất vì làm thuốc mỡ phải trộn dược chất
với vaseline hay lanoline.
- Bất tiện của thuốc nhỏ nước là trôi xuống lệ đạo, giữ ở khe mắt không
được lâu nên ngày phải nhỏ nhiều lần.
Thuốc tra mắt dạng mỡ
- Giữ được lâu trong mắt và ngấm khá sâu do chất mỡ xuyên qua màng tế
bào.
- Thoát chậm xuống lệ đạo, ngày tra số lần ít hơn so với thuốc nước.
- Nhược điểm là động tác tra phức tạp, nói chung không tự tra lấy được.
- Gây dính dáp, vướng víu cho mắt, đồng thời cản trở việc liền sẹo cho vết
thương mắt (bởi vì muốn liền sẹo được thì tế bào phải áp sát vào nhau “bắt tay”
nhau mà chất mỡ lại ngăn cản việc này).
Thuốc mắt dạng nhày, nhớt (gel)
Hiện nay dạng thuốc này hay gặp trên thị trường. Xem nhãn mác sẽ thấy có
cấu tạo phụ gia là methylcellulose thì đó là thuốc nhày nhớt. Thuốc có thuận lợi là
gây cảm giác êm dịu cho mắt, giữ được lâu (do thuốc nhớt, chậm thoát xuống lệ
đạo). Tuy nhiên cũng do thuốc chậm thoát xuống lệ đạo nên trong thời gian dùng
thuốc người ta thấy lệ đạo kém thông, thuốc đắng nhỏ không xuống được đường

mũi họng. Thêm nữa, phần thuốc dây ra bờ mi và lông mi sau khi khô đi, gây cảm
giác bó cứng chân lông mi.
Ưu điểm chung của loại thuốc mỡ và gel là bảo quản được lâu (do thuốc
không di chuyển trong vỏ đựng nên đỡ tiếp xúc với không khí, đỡ bị ôxy hóa). Có
hóa dược chỉ bảo quản ở thuốc nước trong 1 tuần nhưng với thuốc mỡ là một năm
rưỡi.
Mỗi loại thuốc vừa nói, với ưu nhược điểm khác nhau nên gây ra thị hiếu
khác nhau với người chỉ định và người tiêu dùng. Các thầy thuốc Pháp thì ưa kê
thuốc mắt mỡ, các thầy thuốc Anh lại không ưa thuốc mắt mỡ.
Cách tra, nhỏ thuốc mắt
Với thuốc nhỏ nước hoặc nhày nhớt
Nhỏ vài ba giọt vào góc mắt phía trong (sát gốc mũi). Nhỏ xong lấy ngón
tay kéo nhẹ mi dưới xuống. Làm như vậy thuốc sẽ chan hòa khắp mắt. Với trẻ em
động tác đó càng cần thiết. Các em thường sợ, cứ nhắm nghiền mắt. Nhiều khi rất
khó bảo các em mở to mắt ra. Ta cứ nhỏ vài giọt vào góc mắt phía trong. Sau đó
kéo nhẹ mi dưới, thuốc sẽ không bị chảy ra ngoài.
Với thuốc mỡ mắt
Không nên và không được tự tra mỡ mắt. Tốt nhất là nằm tra. Ngồi ghế tựa
vẫn còn là gượng ép. Người bệnh nằm. Người nhà dùng tay trái của mình mở mắt
bệnh nhân, tay phải bóp lọ thuốc. Ngón tay trỏ nâng nhẹ mi trên người bệnh, ngón
tay cái kéo trễ mi dưới. Kết mạc mi dưới đỏ như da môi lộn ra. Bóp một đoạn
thuốc mỡ từ 3-5mm vào kết mạc đỏ đó. Ngắt nhẹ đầu ống thuốc. Tiếp đó buông
mi dưới trước sau đó mới thả mi trên. Nếu cùng một lúc ta buông cả hai mi thì mi
trên nhanh hơn sẽ vồ lấy thuốc (như chú gà con đớp giun) thuốc không vào trong
khe mắt được.
Hiện nay người đeo kính tiếp xúc không còn hiếm gặp. Khi ở mặt đất thì
không có vấn đề gì đáng nói. Nhưng khi đi máy bay, lên độ cao, gặp không khí
loãng thì các bọt khí thường hình thành giữa mặt trước giác mạc và mặt sau kính
tiếp xúc. Nếu buổi bay hôm đó mắt được nhỏ thuốc nhày methylcellulose hay
povidone thì bot khí sẽ không hình thành.


×