Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu chế tạo vật liệu tách pha dầu nước trên cơ sở polydimethysiloxane và cotton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU
TÁCH PHA DẦU/NƯỚC TRÊN CƠ
SỞ POLIDIMETHYSILOXANE VÀ
COTTON
GVHD: HUỲNH NGUYỄN ANH TUẤN
SVTH: ĐOÀN TRẦN MẠNH HUY
MSSV: 15128027

SKL 0 0 6 8 1 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2020


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC

NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: ĐOÀN TRẦN MẠNH HUY

MSSV: 15128027

Ngành: Cơng nghệ Kỹ thuật Hóa học
Chun ngành: Hóa Polymer


1. Tên khóa luận: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tách pha dầu/nước trên cơ sở

Polidimethysiloxane và cotton
2. Nhiệm vụ của khóa luận: Chế tạo được vật liệu tách pha dầu/nước từ
Polydimethysiloxane
3. Ngày giao khóa luận:14 /9/2019
4. Ngày hồn thành khóa luận: 26/12/2019
5. Họ tên người hướng dẫn: Huỳnh Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung hướng dẫn (100%) :
Nội dung hướng dẫn bao gồm:
 Tổng quan tài liệu
 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến q trình đóng rắn PDMS
 Khảo sát hấp thu dung môi của mẫu cotton phủ PDMS

Nội dung và u cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thơng qua bởi
Trưởng Bộ mơn Cơng nghệ Hóa học

Tp.HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2019
TRƯỞNG BỘ MÔN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn, tơi đặc biệt bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến
thầy Huỳnh Nguyễn Anh Tuấn vì đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đồ án
này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Công nghệ Hóa học và Thực
phẩm và bộ mơn Cơng nghệ Hóa học đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tơi hồn

thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành những tình cảm q giá, động viên khích
lệ của gia đình và các bạn tại phịng thí nghiệm polymer đã chia sẻ các khó khăn cùng
tơi. Tất cả điều này là một động lực to lớn để tơi hồn thành đồ án tốt nghiệp.
Tuy nhiên vì điều kiện năng lực, kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân cịn
thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo khơng tránh khỏi những
thiếu xót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo, bạn bè để bài
nghiên cứu của tơi được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN

Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số liệu
thực nghiệm và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Mọi sự tham
khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn từ các nguồn tài liệu đã công bố và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2019

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Sự cố tràn dầu và các phương pháp xử lý.................................................................1
1.1.1 Thành phần hóa học của dầu ……………………………………………..…1
1.1.3 Tác động của tràn dầu đến hệ sinh thái và môi trường...................................4
1.1.4 Một số hệ sinh thái và sự tổn thương do ô nhiễm dầu tràn.............................6

1.1.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đến kinh tế- xã hội............................................8
1.1.6 Các biện pháp xử lý ô nhiễm tràn dầu.......................,,,,.................................8
1.1.6.1 Phương pháp vật lý..............................................................................10
1.1.6.2 Phương pháp sinh họ......................................……………….…..…..11
1.1.6.3 Xử lý bằng phương pháp hóa học............................................……....13
1.1.7 Sử dụng các polymer trong việc khắc phục ơ nhiễm do dầu……….…........16
1.1.7.1 Đặc điểm cấu tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của vật liệu
polymer hấp thu dầu………………………………………………………….16
1.1.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về các loại vật liệu
polymer trong phục ô nhiễm mơi trường………………….............………....16
1.1.7.3 Cơ chế của q trình hấp thu dầu bằng polymer................................20
1.2. Giới thiệu........................................................................................... ....................23
1.2.2 Một số đặc tính tiêu biểu của PDMS............................................................23
1.2.3 Một số ứng dụng của Polydimethysiloxane (PDMS)....................................23
1.3. Chất đóng rắn Benzoyl peroxide (BPO)................................................................24
1.3.1 Giới thiệu…...................................................................................................24
1.3.2 Cơ chế đóng rắn của BPO.............................................................................25
1.4 Vật liệu Cotton……………………..……………..………………..………….….26
1.4.1 Giới thiệu. ……….………………………………..………….………….…26
1.4.2 Nguồn Gốc....................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM............28
2.1 Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu..........................................................28
2.1.1 Nguyên liệu...................................................................................................28
iii


2.1.2 Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu................................................................................29
2.2. Phương pháp tiến hành………...……………,,,,,………………….…………….29
2.2.1 Quá trình tạo mẫu cotton...............................................................................29
2.2.2 Khảo sát khả năng đóng rắn của PDMS bằng BPO…………………..……30

2.2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của thành phần PBO đến q trình đóng
rắn…………………………………………………………………….…….30
2.2.2.2 Khảo sát thời gian đóng rắn…………...........…………………..…..30
2.2.2.3 Khảo sát nhiệt độ đóng rắn…………………………………...…….31
2.2.3 Khảo sát quá trình tạo mẫu Cotton phủ PDMS (PDMS/Cotton)…………..31
2.2.3.1 Khảo sát khả năng hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton……...31
2.2.3.2 Khảo sát tốc độ hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton…….…..32
2.2.3.3 Thực hiện khảo sát khả năng hấp thu của PDMS/cotton trong các hệ
dầu Diesel/nước khác nhau……………………………..…………32
2.3. Các phương pháp phân tích và đánh giá................................................................32
2.3.1 Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR).......................................................32
2.3.2 Phân tích nhiệt vi sai (DSC)..........................................................................32
2.3.3 Xác định tỷ lệ PDMS phủ trên cotton...........................................................33
2.3.4. Xác định mức độ hấp thụ dung môi/dầu......................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………….....,...……….......34

3.1. Khảo sát khả năng đóng rắn của hệ PDMS/BPO……………...…….....…….… 34
3.1.1. Phân tích nhiệt vi sai DSC………………….………………….........….....34
3.1.2 Phổ hồng ngoại FTIR…………………………...……..……………….…. 35
3.1.3 Ảnh hưởng của phần trăm khối lượng BPO đến q trình đóng rắn............36
3.1.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến q trình đóng PDMS…..……………..….... 37
3.1.5 Ảnh hưởng của thời gian đến q trình đóng rắn………...………….….... 38
3.2 Q trình phủ PDMS lên Cotton…………………………………....……….….. 40
3.3. Khả năng hấp thu xăng RON A95, dầu diesel và dầu hỏa……......……….…... 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….…….……. 47
iv


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................50


v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cơ chế hoạt động của chất phân tán.............................................................. .15
Hình 1.2: Cơ chế phân tán và tách pha dầu..................................................................15
Hình 1.3: Tình hình xử lý dầu tràn bằng chất phân tán của Châu Âu............................ .17
Hình 1.4: A.Vật liệu polymer có các lỗ trống micro; B.Vật liệu bắt đầu hấp thu dầu;
C.Vật liệu hấp thu dầu và trương lên ............................................................................ .22
Hình 1.5: Sơ đồ mơ tả cơ chế hấp thu dầu của các vật liệu có cấu trúc dạng sợi.........23
Hình 1.6 Cơng thức hóa học của Polidimethysiloxan................................................... .25
Hình 1.7 Cơng thức hóa học của Benzoyl peroxide(BPO)..........................................26
Hình 1.8 Cơ chế đóng rắn của PDMS và BPO............................................................27
Hình 1.9 Cotton............................................................................................................28
Hình 3.1 Phân tích nhiệt vi sai DSC............................................................................36
Hình 3.2 Phổ FTIR của PDMS....................................................................................37
Hinh 3.3 Phổ FTIR của PDMS đã đóng rắn................................................................37
Hình 3.4 Ảnh hưởng của phần trăm khối lượng BPO/2g PDMS.................................38
Hình 3.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến q trình đóng PDMS.....................................39
Hình 3.6 Ảnh hưởng của thời gian đến q trình đóng PDMS....................................40
Hình 3.7 Khối lượng và tỷ lệ PDMS phủ lên cotton quá trình phủ PDMS lên
Cotton...........................................................................................................................41
Hình 3.8 Khả năng hấp thu xăng RON A95, dầu diesel và dầu hỏa............................42
Hình 3.9 Tốc độ hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton trong 30s.........................43
Hình 3.10 Tốc độ hấp thu dung mơi của mẫu PDMS/cotton trong 60s.......................44
Hình 3.11 Tốc độ hấp thu dung mơi của mẫu PDMS/cotton trong 120s.....................45
Hình 3.12 Tốc độ hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton trong 150s.....................46

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê số vụ và tổng lượng dầu tràn từ năm 1997 tới năm 2007 của
ITOPF.............................................................................................................................6
Bảng 1.2 Một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu mỏ và khí thiên nhiên
(Hydrocacbon).........................................................................................................13,14
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của phần trăm khối lượng BPO/2g PDMS.................................. .38
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến q trình đóng PDMS.....................................39
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến q trình đóng PDMS.....................................40
Bảng 3.4 Khối lượng và tỷ lệ PDMS phủ lên cotton quá trình phủ PDMS lên Cotton...41
Bảng 3.5 Khả năng hấp thu xăng RON A95, dầu diesel và dầu hỏa............................. .42
Bảng 3.6 Tốc độ hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton trong 30s.........................43
Bảng 3.7 Tốc độ hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton trong 60s........................44
Bảng 3.8 Tốc độ hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton trong 12s.........................45
Bảng 3.9 Tốc độ hấp thu dung môi của mẫu PDMS/cotton trong 150s.......................46
Bảng 3.10 Khối lượng dầu diesel mẫu PDMS/cotton hấp thu được............................47

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PDMS

Polydimethysiloxane

BPO

Benzoyl peroxide


W

Hiệu suất phủ PDMS trên Cotton

LA

Mức độ hấp thu dầu

PP

Polypropylen

ITOPF

Hiệp hội các tàu chở dầu quốc tế

LDPE

Polyetylen mật độ thấp

MEKP

Methyl ethyl ketone peroxide

viii


TÓM TẮT
Vật liệu tách pha dầu / nước hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động giải
quyết các sự cố tràn dầu trên biển. Một trong những loại vật liệu đang tách huy được

sức mạnh tách pha của bản thân mình đó là vật liệu tách pha dầu nước được làm từ
PDMS và các loại vật liệu rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả rất tích cực như bơng gịn,
sponge, gạc y tế....
Luận văn này đã chế tạo thành công vật liệu tách pha dầu/ nước với thành phần đi từ
PDMS, chất đóng rắn BPO, vật liệu mang là cotton bằng phương pháp đóng rắn cơ chế
góc tự do. Tính chất của mẫu vật liệu ( độ phủ PDMS lên cotton, độ hấp thu dung môi,
khả năng hấp dung môi) và cấu trúc ( thông qua phổ hồng ngoại, nhiệt vi sai) đo đạc
được kiểm tra và phân tích. Kết quả cho thấy hiệu suất của quá trình đóng rắn đạt từ
12,4-34,8 % tùy theo khối lượng tác chất được phối trộn, độ phân tán của PDMS vào
Cotton. Tùy theo khối lượng tác chất được phối trộn. Hiệu suất khả năng tách pha đặt
trên 90 % ở điều kiện phịng thí nghiệm

ix


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ tràn dầu trên biển và rò rỉ các hợp
chất, dung mơi độc hại ra ngồi mơi trường khiến cho mơi trường sống và nhiều lồi
sinh vật trên cạn cũng như dưới nước bị ảnh hưởng. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra
để giải quyết hiện trạng trên nhưng khơng mang lại nhiều hiệu quả nhưng chi phí đắt
đỏ. Chính vì thế việc nghiên cứu về một loại vật liệu có thể làm được điều này với chi
phí hợp lí, hiệu quả tốt, thân thiện với mơi trường, dễ dàng tái chế và sử dụng nhiều lần
là một u cầu cấp thiết.
Polydimethylsiloxane (PDMS) là một polymer có tính kị nước và được xem như là một
chất hấp thu tốt các dung môi không phân cực. Với một mẫu PDMS rắn, các dung môi
hữu cơ dễ dàng bị hấp thu vào mẫu PDMS khiến cho mẫu PDMS bị trương trong khi
các các dung mơi phân cực khơng có khả năng này.
Với đặc tính năng ưu việt như vậy nên PDMS được chọn làm vật liệu mới với khả năng
tách loại các dung môi độc hại ra khỏi nước hoặc tách các dung môi không phân cực
khỏi các dung môi phân cực khác. Việc kết hợp PDMS và các loại chất mang khác ví

dụ như: vải, bơng gịn, bọt biển… có thể nên được loại vật liệu như mong muốn với khả
năng tách pha dầu/nước tốt, thân thiện với môi trường, dễ dàng tái chế và sử dụng được
nhiều lần

x


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Sự cố tràn dầu và các phương pháp xử lý
1.1.1Thành phần hóa học của dầu
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại
trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất
hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất hydrocarbon, thuộc nhóm alkan,
thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diesel và
xăng nhiên liệu. Ngồi ra, dầu thơ cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các
sản phẩm của ngành hóa dầu như dung mơi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu,
nhựa đường ... Khoảng 88% dầu thơ dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% cịn lại dùng cho
hóa dầu.
Dầu mỏ xuất hiện ở nhiều nơi, tùy theo điều kiện hình thành nên thành phần của dầu
mỏ khá đa dạng. Tuy nhiên, thành phần chính của dầu mỏ vẫn là các hydrocarbon, tập
trung chủ yếu ở các nhóm chất:
 Các hợp chất parafin. Hàm lượng các n-parafin trong dầu mỏ thường chiếm 2530% thể tích.
 Các hợp chất vòng no hay các hợp chất naphten. Naphten là các hợp chất vòng
no, đây là một trong số các hydrocacbon quan trọng và phổ biến trong dầu mỏ.
Hàm lượng của chúng có thể thay dổi từ 30- 60% trọng lượng.
 Các hydrocacbon thơm hay các aromatic. Số nguyên tử cacbon của các
hydrocarbon trong dầu thường từ C5 – C60 (từ C1 đến C4 nằm trong khí)
1.1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đến đời sống con người
Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào mơi trường do các hoạt động
của con người. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai

thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và lưu trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng.
Khi dầu thơ và các sản phẩm dầu mỏ tràn ra ngồi mơi trường sẽ gây phá hủy nhiều hệ
sinh thái khác nhau. Dầu thô bị tràn ra môi trường biển sẽ lơ lửng trên mặt nước bởi tỷ
trọng của nó nhỏ hơn nước biển. Tỷ trọng trung bình của dầu khoảng 0,83-0,95 g/cm3 ,
1


trong khi đó tỷ trọng của nước nguyên chất là 1,0 g/cm3 và của nước biển là 1,025 g/cm3
[1]. Do dầu nổi trên mặt nước và dễ bám dính vào da, lơng động vật nên ngồi các lồi
động thực vật thủy sinh thì các lồi chim săn mồi trên biển cũng bị ngấm dầu và bị chết.
Sự cố tràn dầu năm 1967 ở Anh đã làm 10,000 con chim biển bị nhiễm dầu và có tới
90% trong số đó đã bị chết trước khi bờ biển này được làm sạch. Các hiện tượng rò rỉ,
phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại
các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu ... làm cho dầu và sản phẩm dầu (mà dưới đây
sẽ được gọi tắt là dầu) thoát ra ngồi gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh
thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến
khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Mặt khác, tràn dầu cũng được xem
như sự giải phóng vào mơi trường do rị rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu
dưới đáy biển do các hoạt động của vỏ trái đất gây nên như động đất... Số lượng dầu
tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là sự cố tràn dầu. Theo thống
kê của ITOPF [2] (International Tanker Owners Pollution Federation Ltd–Hiệp hội các
tàu chở dầu quốc tế) từ nhiều năm qua, tỷ lệ dầu tràn trên biển với lượng lớn (trên 700
tấn) là không nhiều so với những vụ tràn dầu nhỏ (từ dưới 7 tấn đến dưới 700 tấn) và
theo số liệu phân tích thống kê thì những vụ tràn dầu lớn thường ít có khả năng xảy ra
hơn. Và số vụ tràn dầu qua các năm có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các vụ tràn dầu
lớn lại xảy ra nhiều hơn, cụ thể trong thập niên 90 có khoảng 358 vụ tràn dầu với lượng
dầu tràn trên 7 tấn, và tổng lượng dầu tràn là 1.138.000 tấn, nhưng hết 830.000 tấn
(chiếm 73% số lượng dầu tràn) chỉ xảy ra trong 10 vụ (chiếm 3%). Điều đó chứng tỏ
rằng, với cơng nghệ hiện đại, việc xảy ra các sự cố tràn dầu với lượng lớn là điều có thể
xảy ra và thực tế đã xảy ra như năm 1979 tàu Atlantic Empress để tràn 287.000 tấn dầu,

1983 tàu Castillop de Bellver để tràn 252.000 tấn, đến 1991 ABT Summer để tràn
260.000 tấn dầu ra biển, và đỉnh điểm là vụ tràn dầu lớn nhất thế giới xảy ra trong chiến
tranh vùng Vịnh năm 1991, khi Iraq đã đổ khoảng 800.000 tấn dầu thô ra vịnh Ba Tư.
Kết quả được trình bày trong bảng 1.1
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam từ năm 1992- 2004 xảy ra 928 vụ tai nạn tàu thuỷ
tại các vùng biển và cửa biển Việt Nam, đồng nghĩa với nguy cơ tràn dầu ngày càng
lớn. Dầu tràn gây hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Vụ tàu chở dầu Neptune Aries
(Singapore) đâm vào cầu tàu cảng Cái Tiên trên sông Sài Gòn hồi tháng 10 năm 1994,
2


làm tràn 1.584 tấn dầu DO và hơn 150 tấn xăng dầu các loại từ đường ống dẫn dầu của
cầu cảng.
Bảng 1.1 Thống kê số vụ và tổng lượng dầu tràn từ năm 1997 tới năm 2007 của ITOPF.
STT

Năm

7-700 tấn

> 700 tấn

Tổng lượng dầu tràn (tấn)

1

1997

28


10

72.000

2

1998

25

5

13.000

3

1999

19

6

29.000

4

2000

19


4

14.000

5

2001

16

3

8.000

6

2002

12

3

67.000

7

2003

15


4

42.000

8

2004

16

5

15.000

9

2005

21

3

17.000

10

2006

11


4

13.000

11

2007

10

3

16.000

Do ứng phó tràn dầu khơng kịp thời, nên tồn bộ vùng nước cảng và 30.000 ha ruộng
lúa xung quanh bị thiệt hại. Vết dầu loang rộng khoảng 59-60 km, đổ thẳng vào hệ thống
sông Đồng Nai, lan đi các kênh rạch chằng chịt làm tăng độ nguy hiểm và ô nhiễm môi
trường. Nồng độ dầu trong bùn và nước rất cao, ảnh hưởng lâu dài với hầu hết hệ sinh
thái thuỷ vực, rừng ngập mặn, thảm thực vật ven sông. Thiệt hại từ sự cố tràn dầu này
ước tính 28 triệu USD, nhưng chỉ đòi được chủ tàu bồi thường 4,2 triệu USD.
Vụ tàu Mimosa của Petro Việt Nam bị tàu Trinity quốc tịch Liberia đâm đắm ngày
12/5/2005 ở khu vực mỏ Đại Hùng, cách thành phố Vũng Tàu 180 hải lý, với hơn 100
tấn dầu trong khoang.
Với trình độ khoa học hiện đại, tàu chở dầu ngày càng lớn, và hiện nay đã có những tàu
với tải trọng lên đến 800.000 tấn. Do đó khi xảy ra sự cố thì nó sẽ gây thảm họa môi
trường to lớn.
3


1.1.3 Tác động của tràn dầu đến hệ sinh thái và môi trường.

Dầu là một dạng gây ô nhiễm đặc biệt vì nó khơng trộn lẫn được với nước và có trọng
lượng riêng nhẹ hơn nước.
Do đó, dầu khi bị tràn tạo ra một vệt dầu loang trôi trên bề mặt nước.
Ảnh hưởng của một sự cố tràn dầu lên hệ sinh thái phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm:


Kích thước và tính chất của vết dầu loang (một vết dầu tràn lớn tức thời sẽ lan
rộng trên bề mặt đất và nước nhanh hơn là một vết rò nhỏ)



Các đặc tính lý hóa và độc tính của mỗi loại dầu; các điều kiện hải dương học
(dòng chảy, thủy triều đối lưu nước), địa chất học…



Điều kiện nước (gió và sóng), điều kiện đất trong thời điểm xảy ra sự cố tràn
dầu



Bản chất của trầm tích trong hệ sinh thái bị ảnh hưởng (sẽ xác định khả năng
thấm dầu vào chất nền đất)



Thời điểm mùa tràn dầu liên quan đến mùa sinh sản của các lồi.

 Đối với mơi trường biển:



Ô nhiễm nước do dầu mỏ và sản phẩm của chúng (xăng, dầu bơi trơn, mazut…)
thì làm giảm tính chất hóa lý của nước như thay đổi mùi, màu, vị….



Tạo lớp váng mỏng phủ đều trên mặt biển, ngăn cách biển và khí quyển, do đó
cản trở sự trao đổi ơxy giữa biển và khí quyển, ngăn cản trao đổi nhiệt cũng
như tạo ra lớp cặn đó làm ảnh nghiêm trọng tới sinh vật biển.



Làm giảm chất lượng thủy hải sản do xuất hiện vết đen và mùi vị khác). Ở mức
nhiễm độc cao sẽ làm sinh vật phát triển khơng bình thường, phá hoại tập qn
di cư, ảnh hưởng đến cá con và ấu trùng, làm giảm thức ăn dự trữ, làm thay đổi
vị trí cư trú có thể dẫn đến làm tiêu vong một số loài.



Hủy hoại vi sinh vật do độc tố trong dầu.



Gây rối loạn sinh lý, làm sinh vật chết dần, tẩm ướt dầu lên da hay lông của các
vi sinh vật biển sẽ làm giảm khả năng chịu lạnh, hô hấp…hay nhiễm bệnh do
hydrocarbon xâm nhập vào cơ thể.



Thay đổi môi trường sống của sinh vật biển do dầu che phủ không cho ôxy hòa

tan vào nước biển, ánh sáng không thể xuyên qua mặt nước.
4




Sự thấm ướt dầu gây nguy hiểm cho các loài chim vì lơng của chúng sẽ khơng
cịn khả năng giữ nhiệt làm cho chim chết vì rét.



Các hydrocarbon thơm là tác nhân gây ung thư

 Đối với môi trường đất


Khi trên bề mặt có một lớp màng mỏng dù chỉ từ 0,2-0,5mm cũng cản trở quá
trình trao đổi chất của các sinh vật trong đất, đất thiếu ôxy do không tiếp xúc
với khơng khí, các sinh vật trong đất sẽ chết dần.



Khi dầu xâm nhập vào đất, chúng làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lý học và hóa
học của đất, chúng biến các hạt keo thành trơ, khơng có khả năng hấp thụ và
trao đổi nữa, làm cho vai trị đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của
mơi trường đất thay đổi mạnh, giảm tính dẻo và tính dính.



Dầu thấm qua đất đến mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm.




Dầu là hợp chất cao phân tử có thể tiêu diệt trực tiếp các thực vật, động vật,
sinh vật trong đất (trừ một số sinh vật có thể phân giải được dầu).



Tác hại của dầu đối với mơi trường đất rất lớn, nó có thể biến đất thành đất chết.
Các hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu chủ yếu xảy ra trên biển,
vì vậy, các sự cố tràn dầu cũng chủ yếu xảy ra trên biển.



Do dầu chuyển dịch ngang bề mặt nước, các vùng đặc biệt dễ bị ô nhiễm dầu
là các vùng nằm trong khu vực của bờ biển giữa lúc triều lên và triều xuống bao
gồm rặng san hô (đặc biệt các rặng tua dọc theo bờ biển và phần đất bồi ở biển
của phần lục địa), cây đước, môi trường sống đầm lầy, bùn, phần đất cát thấp
và tảo biển.



Khi tràn ra, dầu có thể ảnh hưởng đến mơi trường bằng nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên, về mặt tự nhiên dầu có thể làm ngạt sinh vật và chất nền để chúng
tiếp xúc với các thành phần hóa học độc hại. Nó thường gây ra tử vong cho các
sinh vật. Trong giai đoạn đầu của một sự cố tràn dầu, độc tính của dầu đối với
các sinh vật biển liên quan đến số lượng các hợp chất thơm có thể tan được
trong nước (alkyl benzen, naphtalene) trong dầu.




Các loại dầu nhẹ thường có tiềm năng độc hơn các dầu nặng và nó phân tán rất
nhanh, điều đó cũng có nghĩa là việc tiếp xúc với dầu xảy ra nhanh chóng. Do
vậy, các loại dầu nhẹ bị tràn ra gần các khu vực ni cá, tơm, cua… có thể gây
5


ra thiệt hại trên diện rộng. các loại dầu trung bình thường chứa một tỉ lệ lớn các
hợp chất tan trong nước và tương đối dễ phân tán trong nước. các loại này có
thể gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái biển.


Ảnh hưởng của một sự cố tràn dầu lên động vật và thực vật phụ thuộc vào mùa,
kích thước và vị trí của vết dầu tràn. Nếu một sự cố tràn dầu xảy ra vào đỉnh
điểm của mùa sinh sản, nó có thể ảnh hưởng đến tồn bộ số lượng trứng và ấu
trùng sinh ra, thêm vào đó là sự tử vong của các con lớn trưởng thành.



Phần cịn lại của dầu có thể tích tụ vào các trầm tích và mơ của sinh vật sống
trong khu vực bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng của các chất cặn bã dầu tích tụ trong
mơ các lồi có giá trị thương mại như trai, sị, lồi giáp xác và cá đã được biết
từ lâu. Việc tích tụ dầu bên trong các mơ sinh vật khiến chúng có mùi và khơng
thể tiêu thụ được trên thị trường.

Một số hệ sinh thái và sự tổn thương do ô nhiễm dầu tràn

1.1.4

 Các rặng san hơ

Sự ơ nhiễm dầu có thể dẫn đến tử vong trên diện rộng của san hô và các động vật đáy
khơng xương sống khác như trai, sị, động vật da gai và loài giáp xác. Các cặn dầu và
các phần dầu nhẹ dễ tan trong nước hơn sẽ làm các lồi cá và động vật khơng xương
sống bị nhiễm bẩn (có mùi), đặc biệt là các lồi sống bằng cách an lọc, một vỉa đá ngầm
bị thối hóa do dầu không phải là nơi hấp dẫn cho ngành du lịch. Về lâu dài, một rặng
san hô lớn bị tiêu diệt sẽ dẫn đến việc xói mịn lớp nền của vỉa đá ngầm do sóng và các
sinh vật gây xói mịn sinh học. Đến một mức độ nào đó sự xói mịn bờ biển trên diện
rộng sẽ xảy ra. Sự mất bờ biển và vùng đất ven biển sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khả năng
phát triển kinh tế xã hội của khu vực.


Các bãi cát, bãi bùn (vùng kín gió)
Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu lên các bãi cát và bãi phụ thuộc vào kích thước của trầm
tích, năng lượng sóng cũng như các đặc tính lý hóa của dầu. Trong các khu vực tiếp xúc
nhiều nhất với năng lượng sóng cao, dầu có thể bị thấm sâu bên trong lịng trầm tích
đáy. Trong các trường hợp này, việc ơ nhiễm dầu có thể dai dẳng trong thời gian dài và
theo thời gian dầu sẽ rò rỉ ra hoặc tiếp xúc lặp đi lặp lại do việc tái tạo trầm tích do sóng
và thủy triều.

6




Các bãi cát, bãi bùn (vùng kín gió)
Ảnh hưởng của tình trạng tràn dầu lên các bãi các và phụ thuộc vào kích thước của trầm
tích năng lượng sóng và các đặc tính của dầu trong các khu vực tiếp xúc nhiều nhất với
năng lượng sóng cao, dầu có thể bị thấm sâu bên trong lịng trầm tích đáy. Trong các
trường hợp này, việc ơ nhiễm dầu có thể dai dẳng trong thời gian dài và theo thời gian
dầu sẽ rò rỉ ra hoặc tiếp xúc lặp đi lặp lại do việc tái tạo trầm tích do sóng và thủy triều




Cây đước:
Do mực nước lên xuống của thủy triều và vị trí ven biển của cây đước nên chúng dễ bị
ảnh hưởng bởi ơ nhiễm dầu. Các dịng thủy triều và gió thổi về bờ có thể đem các màng
dầu vào khu rừng đước, nơi mà tiếp xúc lý hóa với động và thực vật trong môi trường
dẫn đến việc tử vong quy mô lớn. Môi trường sống trong rừng đước rất đa dạng ni
sống rất nhiều lồi cá, động vật khơng xương sống, chim, các lồi thực vật và đóng vai
trị vơ cùng quan trọng đối với các hệ sinh thái biển. Đước là môi trường sống quan
trọng và là nơi ni dưỡng nhiều lồi có giá trị thương mại cao. Cung cấp đáng kể các
chất hữu cơ cho nước biển và gắn kết các trầm tích mịn với nhau. Điều này làm ổn định
các dãy đất ven bờ và bảo vệ chúng khỏi xói mịn do sóng, các lớp rong biển, hồ và đầm
lầy vì các lớp rong biển, hồ và đặc biệt là đầm lầy xuất hiện nơi nước nông và thường
nổi rõ khi triều thấp, chúng dễ bị tổn thương do ơ nhiễm dầu vì dịng triều và gió về bờ
có thể đưa vết dầu về phía bờ. Ảnh hưởng của việc suy thối thảm rong biển, hồ và đầm
lầy tương tự như đối với đước. Việc suy thối sẽ dẫn đến các mơi trường sống này bị
mất một số cá lớn và vừa, một số lồi giáp xác có giá trị. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
động vật bậc cao hơn ăn các sinh vật này và cũng ảnh hưởng tới hệ sinh thái liền kề phụ
thuộc vào các môi trường sống này.

 Sinh sản của cá:
Cá có thể bị ảnh hưởng bởi dầu bằng nhiều cách, cụ thể là qua tiếp xúc vật lý với một
vết dầu loang, mang cá hoặc các biểu mô mỏng bị dính các sản phẩm dầu khơng tan,
việc tiêu hóa gián tiếp hay trực tiếp các con mồi bị nhiễm bẩn bởi dầu, ngộ độc trứng
và ấu trùng và do bị ảnh hưởng bởi môi trường sống của cá. Về ngắn hạn, các con cá
trưởng thành tiếp xúc với dầu thể hiện một số thay đổi về sinh lý (tăng nhịp tim, thay
đổi cân bằng thấm lọc trong hệ hơ hấp và đặc tính của máu…), biểu hiện ở giảm khả

7



năng hoạt động, ăn uống và khả năng theo bầy, cũng như xuất hiện các tổn thương ở
mang, vây và mắt. Về lâu dài, sự ô nhiễm do dầu dẫn đến việc làm giảm tốc độ tăng
trưởng, sự sinh sản chậm, làm tăng tính dễ bị tổn thương do bệnh tật và tăng độ tử vong.
1.1.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đến kinh tế- xã hội
Dầu loang trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy
giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải
sản. Các nguồn lợi thủy- hải sản là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố
ô nhiễm dầu. Giá trị sử dụng của thủy-hải sản bị giảm bởi mùi khó chịu do dầu gây ra.
Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước.
Dầu bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du
khách khi tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, dẫn đến doanh thu của ngành du lịch đã bị
thiệt hại nặng nề.
Ngoài ra, dầu tràn làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới
và sửa chữa tàu biển. Máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy
bị hư hỏng hoặc bị ăn mịn.
Sự cố mơi trường tràn dầu có thể được xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn
thất kinh tế lớn nhất trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Vì vậy, chúng
ta cần phải có biện pháp để xử lí những ơ nhiễm do tràn dầu.
1.1.6. Các biện pháp xử lý ô nhiễm tràn dầu
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các biện pháp thường được áp dụng
để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học, sinh học và hóa học. Đối với biện pháp cơ
học, thực hiện quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để tránh dầu lan trên diện
rộng. Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực dầu tràn, hạn chế ô nhiễm lan rộng và
để thu gom xử lý. Sau khi dầu được quay lại dùng máy hớt váng dầu hút dầu lên kho
chứa. ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng
lượng dầu tràn tại hiện trường.
Ngồi ra, có thể áp dụng biện pháp hóa học khi có hoặc khơng có sự làm sạch cơ học
đối với các vụ tràn dầu. Cụ thể, sử dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu

-nước; các chất keo tụ và hấp thụ dầu...để xử lý. Với biện pháp sinh học là dùng các vi
8


sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men... Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố
tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho cơng tác ứng phó sự cố tràn
dầu tại các sông, cảng biển. Ngăn ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu là công việc hết
sức cần thiết, nhưng phức tạp và khó khăn, địi hỏi sự tổ chức, phối hợp mau lẹ và việc
áp dụng các kỹ thuật phù hợp. Việc ngăn, quây dầu tràn có thể được tiến hành bằng các
công cụ kỹ thuật cao hoặc đơn giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dùng hoặc dùng
tre nứa kết thành phao ngăn, sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút
cho đến vớt thủ cơng có thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu thả
xuống nước cho dầu thấm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an tồn.
Trường hợp tràn dầu ngồi khơi, xa bờ, có thể xem xét dùng chất phân tán dầu nhằm
ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ơ nhiễm đến bờ, bởi những khu vực này
thường là các khu vực nhạy cảm, là nơi sinh sống của các loại động thực vật, các khu
bảo tồn thiên nhiên ven biển, các khu rừng ngập mặn cần được ưu tiên bảo vệ.
Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi phương
tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu ...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe
ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu, cặn dầu. Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám
dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu v.v...) cần gom về một nơi, ngăn quây cách ly
không cho thấm ra môi trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn
xử lý.
Ngoài các biện pháp cần thiết khẩn cấp nêu trên, các nước tiên tiến đã sử dụng các công
cụ hỗ trợ để giúp cơng tác khắc phục sự cố có hiệu quả hơn như: sử dụng vệ tinh để
theo dõi các vệt dầu loang theo hướng gió hoặc thủy triều để có biện pháp xử lý kịp
thời. Dùng các loại tàu và phao chuyên dụng để rải chất phân tán hoặc ngăn chặn các
vết dầu loang giúp cho việc thu gom được dễ dàng.
Ngồi các hóa chất phân tán, một biện pháp khác là dùng các vi sinh vật hoặc các tác
nhân sinh học nhằm phân tán hoặc phân hủy dầu. Tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới

môi trường và sinh thái dù ở bất cứ địa điểm nào. Những ảnh hướng và thiệt hại của nó
tới mơi trường khó mà đánh giá được. Chi phí khắc phục cho những sự cố tràn dầu là
rất lớn, có khi lên đến hàng tỷ đô la tùy theo mức độ nghiêm trọng. Song song với các
cơng tác phịng tránh tai nạn tràn dầu, chống rị rỉ giàn khoan, cần có các biện pháp xử
9


lý dầu tràn trên mặt nước. Các nhà khoa học đã và đang cố gắng để tìm ra các biện pháp
làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm dầu. Các phương pháp dùng để xử lý dầu tràn có thể
liệt kê thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất bao gồm các phương pháp vật lý như chất
hấp thu dầu, phao quây dầu và máy hút dầu, nhóm thứ hai là các phương pháp hoá học
như phân tán đốt cháy hoặc dùng chất hố rắn, và nhóm thứ ba là các phương pháp sinh
học. Thông thường, sự kết hợp của tất cả các phương pháp trên sẽ xử lý hiệu quả hơn.
Một số biện pháp đã và đang được sử dụng hiện nay như:
1.1.6.1. Phương pháp vật lý
Là biện pháp cơ học quây giữ dầu trong một khu vực nhất định, ngăn chặn dầu loang
trên diện rộng, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để khắc phục sự cố
Dùng phao giữ dầu nổi trên mặt nước, khi dầu được cố định bằng phao, bước tiếp theo
là cần phải gỡ bỏ dầu ra khỏi mặt nước bằng cách kết hợp với một số phương pháp khác
như hấp thụ, phân tán…..[2-3]
Dùng máy hút dầu giống như thiết bị làm sạch chân không hấp thu dầu trên mặt nước
với ái lực hấp dẫn hay phá hủy liên kết vật lý dầu-nước và giữ dầu trong một khoang
chứa. Cách này chỉ sử dụng được đối với diện tích dầu loang hẹp và dịng nước tĩnh [4].
Sử dụng phương pháp đốt với lượng dầu tràn dày không quá 3mm. Phương pháp này
đã được thử nghiệm thành công ở Canada. Tuy nhiên phương pháp này phải được tiến
hành rất thận trọng. [5]
Dùng tác nhân tạo gel làm đông tụ dầu trên mặt biển ở dạng màng dày hay dạng lưới,
tạo điều kiện để các máy hút dầu thu hồi dầu lại.
Sử dụng sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên như rơm, vỏ trấu, bã mía, lõi ngô, sợi bông
tẩm paraffin...

Sử dụng các chất hấp thu dầu bao gồm: các sản phẩm khống vơ cơ tự nhiên như perlite,
vermiculite, tro núi lửa, khoáng sét, diatomit [5]… các sản phẩm hữu cơ tổng hợp như
polyetylen polypropylen, polyuretan, polyeste, các polymer kị nước, ưa dầu như các
ankylacrylat [5-6]. Các hợp chất hữu cơ tự nhiên như sơ dừa, vỏ trấu, bột gỗ…
Khắc phục sự cố dầu bằng phương pháp vật lý được coi là tiên quyết cho công tác ứng
phó khi xảy ra sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển nhằm ngăn chặn, khống chế và thu
10


gom nhanh chóng lượng dầu tràn trên hiện trường. Hai phương tiện cơ bản được sử
dụng thu hồi dầu là thiết bị vây dầu và thiết bị thu hồi dầu
1.1.6.2. Phương pháp sinh học
Tràn dầu hiện đang là một thảm họa của môi trường, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái,
mơi trường và con người, địi hỏi con người phải tìm ra những giải pháp để ngăn chặn
và xử lý kịp thời. Ngồi những phương pháp cơ học và hóa học đang được sử dụng, xử
lý dầu tràn bằng công nghệ sinh học cũng đang được ứng dụng rộng rãi và mang lại
hiệu quả cao.
Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng các tác nhân tự nhiên hay các vi sinh
vật (Nấm, vi khuẩn…) để thúc đẩy quá trình phân hủy các hydrocarbon dầu mỏ. Đó là
q trình tự nhiên do vi sinh vật phân hủy dầu thành các chất khác. Các sản phẩm có
thể tạo ra là CO2, nước hoặc các phân tử không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Dầu mỏ là một loại nhiên liệu rất đặc biêt, trong thành phần của chúng chủ yếu là
Hydrocarbon mạch thẳng (Chiếm 30- 35%), hydrocarbon mạch vòng (Chiếm 25-75%)
và hydrocarbon thơm (Chiếm 10-15%). Các thành phần hóa học có trong dầu mỏ thường
rất khó phân hủy. Do đó, việc ứng dụng các quá trình sinh học để xử lý ô nhiễm dầu mỏ
có đặc điểm rất đặc biệt.
Phân hủy, phân tách dầu tràn nhờ các tác nhân tự nhiên vi khuẩn hay mưa gió cuốn trơi,
nhấn chìm. Nhưng do quá trình phân hủy xảy ra rất chậm, với lượng lớn thì thời gian
làm sạch rất dài và gây nhiều tác hại trước khi dầu được làm sạch hoàn toàn.
Dùng tác nhân vi sinh được nuôi cấy trong than, trong vật liệu hút dầu, các vi sinh vật

này sẽ là tác nhân phân hủy lượng dầu tràn.
Với nguồn thức ăn là các hydrocacbon, ở độ ẩm thích hợp các sinh vật này sẽ phát triển
và phân hủy sinh học dầu thành chất vô hại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có ý nghĩa
với sự cố thất thốt dầu ở mức độ nhỏ tại nhà máy lọc dầu, kho chứa dầu. Với hiện
tượng dầu tràn trên mặt nước với lượng lớn thì phương pháp này khơng có ý nghĩa. Kết
quả được thống kê ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu mỏ và khí thiên nhiên
(Hydrocacbon)
11


STT

Hydrocarbon

1

Metan

2

3

4

Tên sinh vật
Methanomonas.Sp

Loại
Nấm


Bacillus

Vi khuẩn

Candida Tropicalis

Nấm

Micrococcus

Vi khuẩn

Cerificans

Vi khuẩn

Pseudomonas

Vi khuẩn

Aeruginosa

Nấm

Bacillus Thermofil

Vi khuẩn

Candida.Sp


Vi khuẩn

Mycobacteium

Vi khuẩn

Lacticolum

Nấm

Propanicum

Nấm

M.Flavum Vas Math

Vi khuẩn

Nicum

Nấm

Hexandecan

Oxadecan

C10 -C50

5


C12-C15

Nocardia.Sp

Nấm

6

C13-C19

Pseudomonas

Vi khuẩn

7

C14-C18

Aeruginosa

Nấm

Candida Lipolytica

Nấm

Mycobacterium Plei

Nấm


Nocardia.Sp

Nấm

Candida

Nấm

Guilliermondi

Nấm

Micrococcus

Nấm

Torulopsis

Nấm

Candida Tropicalis

Nấm

Lipolytica

Vi khuẩn

C.Pelliculosa


Vi khuẩn

C.Lipolytica

Vi khuẩn

8

9

C14-C19

C15-C28

12


1.1.6.3 Xử lý bằng phương pháp hóa học
Là phương pháp xử lý sự cố tràn dầu bằng cách sử dụng các chất phân tán; các chất keo
tụ và hấp thu dầu, các chất phá nhũ tương dầu-nước…Phương pháp này được sử dụng
để làm sạch dầu khi có hoặc khơng có phương pháp làm sạch cơ học và dầu tràn trong
một thời gian dài. Nhìn chung, các hóa chất sử dụng được chia làm hai nhóm: Nhóm
các chất phân tán và nhóm các chất hấp thu.
Chất phân tán: Các chất phân tán có tác dụng phân tán dầu để đẩy nhanh tiến độ tách
dầu ra khỏi mặt nước. Chúng là các chất hoạt động bề mặt, thành phần cấu tạo bao gồm
phần ưa nước và phần ưa dầu, thường được sử dụng dưới dạng các sản phẩm thương
mại như IFO-180, IFO-380, COREXIT-950…Tác nhân phân tán hoạt động như chất
tẩy rửa, có tác dụng làm giảm bớt lực căng bề mặt giữa dầu và nước tạo ra những giọt
dầu nhỏ. Điều này giúp làm tăng tốc q trình pha lỗng và phân hủy sinh học của dầu,

và có thể làm giảm thiệt hại gây ra bởi dầu nổi trên mặt biển cho một số tài ngun, lồi
chim biển, ví dụ như giảm thiệt hại ở bờ biển nhạy cảm, nơi có rừng ngập mặt, loài
chim quý. Cơ chế hoạt động của chất phân tán được trình bày trong hình 1.1 dưới đây.

Hình 1.1 Cơ chế hoạt động của chất phân tán [7]

13


×