Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Lác cơ năng và cách chữa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.49 KB, 6 trang )

Lác cơ năng và cách chữa
Lác mắt là hiện tượng mắt bị lệch, có thể lệch vào trong hoặc lệch ra
ngoài do sự không cân bằng của các cơ vận nhãn. Điều này ngăn cản hai mắt
cùng nhìn về một hướng. Một mắt có thể nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên
hoặc xuống dưới. Khoảng 4% dân số mắc tật này.
Lác được chia thành 2 loại chính:
Lác đồng hành hoặc lác cơ năng: Mắt lác luôn di chuyển cùng hướng với
mắt lành, do đó góc lác không thay đổi ở mọi hướng nhìn.
Lác không đồng hành trong đó góc lác không bằng nhau ở các hướng nhìn.
Thường do liệt cơ vận nhãn.
Nguyên nhân của lác mắt có thể do nhiều nguyên nhân
Do đục thể thủy tinh, ung thư võng mạc, lệch khúc xạ hai mắt; cận thị nặng;
liệt cơ vận nhãn ngoại lai bẩm sinh hoặc mắc phải; bất thường khi sinh (thiếu cân,
đẻ non); tổn thương não; dị dạng hốc mắt. Ngoài ra do yếu tố di truyền, yếu tố
kích thích sự nhìn gần lâu dài
Các hình thái lác cơ năng
Lác trong
Lác trong giả: Rất hay gặp trong thăm khám lâm sàng cho trẻ nhỏ, có cảm
giác là lác mắt trong khi nhãn cầu vẫn thẳng. Lý do là sống mũi tẹt, có nếp quạt
góc trong hoặc khoảng cách 2 đồng tử gần nhau.
Lác trong bẩm sinh
Lác trong bẩm sinh là dạng lác phổ biến nhất, với tỷ lệ 1-2%. Lác xuất hiện
từ khi sinh hoặc trong vòng 6 tháng. Không có sự khác biệt về giới. Di truyền
trong nhiều trường hợp có vẻ như kiểu trội nhiễm sắc thể thường, một số khác lại
là lặn nhiễm sắc thể thường.
Lác thường kết hợp với nhược thị (khoảng 40-72%). Nhiều trẻ tự động
thay đổi mắt luân phiên cố định vào vật nên không bị nhược thị. Một số trẻ có khả
năng cố định mắt chéo nhau nên cũng bảo vệ được thị lực. Còn số khác có sở thích
cố định một mắt nên gây nhược thị cho mắt kia sau vài tháng.
Lác trong mắt phải
Xuất hiện sau 6 tháng tuổi, thường có viễn thị nhẹ, không có yếu tố điều


tiết.
Hội chứng rung giật nhãn cầu (RGNC) có hãm
Hội chứng RGNC có hãm đặc trưng bởi RGNC xuất hiện rất sớm và kết
hợp với lác trong. RGNC mất đi hoặc giảm khi mắt cố định nhìn vào trong. Khi
mắt liếc ra vị trí ban đầu và ra ngoài thì RGNC tăng lên và độ lác trong giảm đi.
Có tư thế lệch đầu ở góc hãm để giảm RGNC. Hội chứng này gặp ở 10-12% trẻ
lác trong bẩm sinh.
Lác trong do điều tiết
Lác trong do điều tiết được định nghĩa là lác quy tụ kết hợp với tăng cường
phản xạ điều tiết. Lác trong do điều tiết được chia làm 3 loại: do khúc xạ, không
do khúc xạ và một phần khúc xạ hoặc mất bù trừ.
Lác trong luân hồi
Lác trong luân hồi là một bệnh tương đối hiếm gặp, một ngày lác tiếp theo
là một ngày không lác. Tiến triển dẫn tới lác thường xuyên.
Lác trong cơ năng cấp tính
Lác trong cơ năng cấp tính ít khi xảy ra ở trẻ em và người lớn. Đặc trưng
bởi sự xuất hiện đột ngột, độ lác trong lớn với song thị và tật viễn thị nhẹ. Mặc dù
có thể có một giai đoạn ngắn độ lác không cố định, nhưng nhanh chóng trở thành
cố định.
Trẻ em và người lớn có lác trong cơ năng cấp tính cần phải xét nghiệm cẩn
thận để loại trừ lác liệt, khám thần kinh, làm các xét nghiệm và chụp cộng hưởng
từ.
Lác ngoài
Lác ngoài bẩm sinh
Ở trẻ khỏe mạnh trước một tuổi rất hiếm xuất hiện lác ngoài, không kể
những trẻ lác ngoài do dị tật xương sọ mặt, bệnh về thần kinh, hội chứng co kéo
hoặc mắt khiếm thị.
Lác ngoài từng lúc
Loại này thường gặp nhất ở trẻ em. Tuổi xuất hiện từ 6 tháng đến 4 tuổi.
Lác ngoài gặp ở 1,2% trẻ đến 7 tuổi, gặp ở cả nam và nữ. Lúc có lác, lúc không

lác, thường thấy lác khi mỏi mệt, kém tập trung. Thường khi nhìn xa độ lác lớn
hơn khi nhìn gần; có thể kèm theo lác đứng, hội chứng chữ cái. Có thể tiến triển
thành lác liên tục.
Thiểu năng quy tụ
Thiểu năng quy tụ được đặc trưng bởi lác ngoài khi nhìn gần hoặc độ lác
khi nhìn gần lớn hơn nhìn xa. Những triệu chứng chủ quan của thiểu năng quy tụ
gồm mỏi mắt và song thị khi nhìn gần. Bệnh nhân có thể thấy nhòe đi nhìn gần.
Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, hay gặp hơn ở nữ giới.
Lác đứng
Lác đứng đơn thuần: rất hiếm gặp, thường kèm theo lác ngang. Có hai loại
lác đứng lên trên hoặc lác đứng xuống dưới.
Lác đứng phân ly: là một dạng lác đặc biệt thường kèm theo lác trong bẩm
sinh. Biểu hiện lâm sàng là khi che một mắt thì mắt này lác lên trên và khi bỏ che
mắt thì nhãn cầu lại trở về vị trí ban đầu.
Hội chứng chữ A, V
Hội chứng chữ A, V biểu hiện bởi sự biến đổi của độ lác ngang theo chiều
đứng khi mắt nhìn lên hoặc nhìn xuống.
Điều trị lác
Điều trị không phẫu thuật: Bao gồm chỉnh thị, chỉnh quang trước phẫu
thuật; tập luyện phục hồi hoặc duy trì thị giác hai mắt sau phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật: Có nhiều kỹ thuật mổ lác trong nhưng nổi bật là 2
phương pháp lùi 2 cơ hoặc lùi và rút 2 cơ của một mắt. Nếu độ lác lớn hơn có thể
phẫu thuật cơ thứ 3 hoặc 4. Một số tác giả khác lại thích lùi 2 cơ trực nhiều hơn.
Lùi 2 cơ trực nhanh hơn và ít gây chấn thương.
Phẫu thuật này có kết quả từ 85-90%. 10-15% số người cần phải phẫu thuật
bổ sung để cho mắt hoàn toàn nhìn thẳng.

×