UBNN THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG TH VĂN ĐỨC.
Năm học: 2017 - 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Văn Đức, ngày 05 tháng 02 năm 2018
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.
Tên chuyên đề: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học “Đổi mới
phương pháp dạy học môn Tập làm văn lớp 4 theo Chuẩn KTKN mơn học và
phát huy tính tích cực tự giác của học sinh khi tiếp nhận kiến thức”.
1. Mục tiêu:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào q trình học tập,
giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh
có khó khăn về học tập.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư
phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật
dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm
việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
2. Các phương pháp dạy Tập làm văn theo hướng tích cực:
2.1. Phương pháp thực hành giao tiếp.
Giáo viên phải tạo điều kiện tối đa để học sinh được giao tiếp (giao tiếp giữa
giáo viên với học sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh). Thông qua giao tiếp,
giáo viên cho học sinh nhận thấy được cái đúng, cái sai để bổ sung hoặc sửa chữa
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, giáo viên cần tạo khơng khí
lớp học vui, thoải mái để học sinh có kỹ năng giao tiếp tự nhiên, tự tin.
2.2. Phương pháp phân tích ngơn ngữ:
Giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt.
Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng Việt khi nói (đúng ngữ điệu) và viết (đúng
ngữ pháp) cho phù hợp với nội dung từng bài tập.
2.3. Phương pháp gợi mở vấn đáp.
Giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học. Những câu
hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng
một lớp. Giáo viên dành thời gian hợp lý cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học
sinh trả lời (tự nguyện hoặc giáo viên gọi). Các học sinh nhận xét bổ sung và rút ra
kết luận, giáo viên chốt lại kiến thức. Kiến thức phân môn Tập làm văn lớp 4 cung
cấp cho học sinh đều được hinh thành dưới dạng bài tập. Do đó phương pháp gợi mở
vấn đáp phù hợp với cả hai kiểu bài (dạy lý thuyết và dạy thực hành)
2.4. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Giáo viên cần chuẩn bị trước vấn đề phù hợp với nội dung bài và đảm bảo tính
sư phạm. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn để
giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra. Khi dạy học nêu vấn đề, giáo viên cần giúp
học sinh hiểu được trong cùng một tình huống nhưng có nhiều cách giải quyết khác
nhau, các em cần lựa chọn cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập, trong
cuộc sống.
2.5. Phương pháp trực quan: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát (bằng
nhiều giác quan) để học sinh hiểu và cảm nhận về đối tượng cần quan sát. Hướng
dẫn cách quan sát từ bao quát đến chi tiết, từ tổng thể đến bộ phận, giúp học sinh
hình thành phương pháp làm việc khoa học.
Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy ở phân môn Tập làm văn là hết
sức cần thiết (đặc biệt là dạy thể loại văn miêu tả) vì phân mơn Tập làm văn lớp 4 có
trên 50% số bài có sử dụng kênh hình. Để học sinh tiếp thu bài tốt hơn, mỗi giáo
viên giảng dạy ngoài việc phải biết cách sử dụng đồ dùng hợp lý trong từng tiết dạy,
còn phải nâng cao kỹ năng sử dụng vi tính để sử dụng tốt đồ dùng dạy học động,
nhằm tiết kiệm thời gian ghi bảng, tạo điều kiện cho học sinh thực hành và gây hứng
thú học tập cho các em
2.6. Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các
vật liệu mẫu để hình thành kiến thức (giáo viên có thể làm mẫu một phần). Sau khi
làm mẫu, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát mẫu và suy ra cách làm các phần
tương tự cịn lại.
2.7. Phương pháp đóng vai: Giáo viên phải dành thời gian nhất định cho học sinh
thảo luận kịch bản (xây dựng kịch bản), phân vai và thống nhất lời thoại.
Phương pháp đóng vai giúp cho học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ
năng ứng xử và bày tỏ thái độ khi thực hành trong thực tiễn. Nó gây hứng thú và sự
chú ý, tạo điều kiện để học sinh sáng tạo. Khích lệ tình u, thái độ hành vi của các
em trong giao tiếp.
3. Ví dụ Giáo án định hướng: Tuần 25: Luyện tập xây dựng mở bài trong
bài văn miêu tả cây cối.
Tiết 3:Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (1 Tiết)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài HS biết:
- Hiểu và thấy được sự khác nhau, giống nhau giữa 2 cách mở bài trực tiếp và gián
tiếp.
- Thực hành hai kiểu bài trực tiếp và gián tiếp khi làm bài văn miêu tả cây cối.
- Yêu cầu dùng từ hay, sáng tạo, chân thực.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh về cây, hoa để quan sát, làm Bài tập 3.
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Hai cách mở bài ở Bài tập 1 viết vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 3 HS đọc bản tin và phần tóm tắt về hoạt động
của chi đội, liên đội của trường mà em đang học
hoặc tìm về hoạt động của thơn xóm, phường xã nơi
em ở.
- Nhận xét và tuyên dương từng HS.
2. Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.(2’)
- Hỏi: Trong bài văn miêu tả có những cách mở bài
nào?
- Hỏi: Các em đã học về loại văn miêu tả đồ vật.
Hãy nhớ lại và cho cô biết: Thế nào là mở bài trực
tiếp? Thế nào là mở bài gián tiếp?
- Giới thiệu: Bài văn miêu tả cây cối cũng có những
cách mở bài giống bài văn miêu tả đồ vật. Trong tiết
học hôm nay các em thực hành viết mở bài cho văn
miêu tả cây cối theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.Hướng dẫn làm bài tập. (28’)
Bài tập 1: (5’)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Đưa bảng phụ lục đã viết sẵn 2 cách mở bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận:
Điểm khác nhau giữa 2 cách mở bài là:
+ Cách 1: Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay cây cần
tả.
+ Cách 2: Mở bài gián tiếp: nói về mùa xuân, các
loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây cần tả.
Bài tập 2: (6’-7’)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS:
+ Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho một
trong ba cây mà đề bài đã gợi ý (cây phượng giữa
sân trường, cây hoa mai ba em trồng trước sân nhà
hoặc cây dừa đầu xóm).
+ Đoạn mở bài gián tiếp có thể chỉ cần 2 đến 3 câu,
không nhất thiết phải viết thật dài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu 3 HS làm bài vào giấy khổ to dán lên
bảng và đọc bài. Yêu cầu cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Nhận xét, đánh giá đoạn văn HS viết tốt.
- Gọi một số HS đọc đoạn mở bài của mình. GV
chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
Hoạt động của Học Sinh
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu.
- Trong bài văn có cách mở
bài trực tiếp và mở bài gián
tiếp.
- Mở bài trực tiếp là giới thiệu
ngay đồ vật định tả. Mở bài
gián tiếp là nói chuyện khác có
liên quan rồi dẫn vào giới thiệu
đồ vật định tả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- 2 HS đọc.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm
đơi để có câu trả lời đúng:
a. Mở bài trực tiếp: giới thiệu
ngay cây hoa cần tả là cây
hồng nhung.
b. Mở bài gián tiếp: nói về
mùa xuân, nói về các lồi hoa
trong vườn rồi mới nói giới
thiệu đến cây hoa hồng nhung.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- 3 HS làm vào giấy khổ to. Cả
lớp làm vào vở.
- Nhận xét, bổ sung bài làm
cho bạn.
- 3, 4 HS đọc đọc văn của
mình trước lớp.
Ví dụ: Trước cửa nhà em có
một khoảng sân nhỏ. Mỗi lần
ba em đi cơng tác đều mang
một cây ở nơi đó về trồng làm
kỉ niệm. Vì thế, trước sân nhà
em khơng bao giờ thiếu những
chậu hoa do chính tay ba vun
trồng.
Bài tập 3: (6’-7’)
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
trong SGK.
- GV nêu yêu cầu HS mang tranh, ảnh về một số
- HS lấy tranh, ảnh đặt trên
cây, hoa đã sưu tầm ra quan sát.
bàn.
- Cho HS thảo luận nhóm 4. GV ghi nhanh 4 câu - HS thảo luận, suy nghĩ, trả
hỏi lên bảng.
lời lần lượt từng câu hỏi trong
- Gọi HS giới thiệu về cây mình chọn.
SGK để hình thành các ý cho 1
- GV tuyên dương những HS nói tốt.
đoạn mở bài hồn chỉnh.
- 3 đến 5 HS trình bày trước
lớp. HS cả lớp theo dõi & nhận
Bài tập 4: (10’)
xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
tập.
- GV nêu yêu cầu HS mang tranh, ảnh về một số
- HS cả lớp làm vào vở. Sau
cây, hoa đã sưu tầm ra quan sát.
đó, từng cặp đổi bài, góp ý cho
- Nhận xét, tuyên dương những HS viết tốt.
nhau.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài
của mình trước lớp. Trước khi
đọc, nói rõ đó là đoạn mở bài
3. Củng cố, dặn dò (3’)
viết theo kiểu trực tiếp hay gián
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích tiếp.
cực trong tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn mở bài giới thiệu
về cây mà em thích và tìm hiểu về lợi ích của cây - HS lắng nghe, tiếp thu.
đo, chuẩn bị ttoots tiết học Tập làm văn tới (Luyện
tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối).
Trong một giờ Tập làm văn, giáo viên biết tổ chức các hoạt động phát huy được
tính tích cực của học sinh (theo từng đối tượng) thì tiết học sẽ trở nên sinh động và
tự học sinh có thể rút ra kiến thức cần ghi nhớ để vận dụng vào thực hành nói – viết
văn ngày một tốt hơn.
4. Triển khai thực hiện chuyên đề theo từng bước:
4.1. Triển khai nội dung, phân công xây dựng chuyên đề:
4.1. Thống nhất thời gian: Thứ hai ngày 05 tháng 02 năm 2018
4.2. Địa điểm: Phòng họp tổ 4+5. Thành phần: Toàn thể giáo viên trong tổ.
4.3.Tên bài dạy: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
4.4. Chọn lớp học sinh dạy: Lớp 4C.
4.5. Tổ chun mơn nhất trí phân cơng nhóm soạn bài: Khối 4 của tổ chun mơn.
Giáo viên trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu cân trao đổi với các thành
viên trong khối, tổ chuyên môn để chỉnh sửa lại giáo án cho thật hoàn thiện, cụ thể, dễ
hiểu để giúp người dạy thực hiện tốt nhất.
4.6. Người dạy minh họa: Đồng chí Trương Thị Mai - giáo viên dạy lớp 4A thuộc
khối 4. Người dạy cần trao đổi với các thành viên để hiểu sâu sắc các nội dung, nhập
tâm để khi thiết kế bài giảng điện tử và giảng bài tự tin, thoải mái nhất có thể.
4.2. Triển khai thực hiện dạy minh họa chuyên đề theo từng bước:
4.1. Thống nhất thời gian: Thứ hai ngày 26 tháng 02 năm 2018
4.2. Địa điểm: Phòng học lớp 4C. Thành phần: Toàn thể giáo viên trong tổ.
4.3.Tên bài dạy: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
4.4. Tổ chức dạy tại: Lớp 4C.
4.5. Người dạy minh họa: Đồng chí Trương Thị Mai
4.6. Tổ chun mơn phân công người hỗ trợ thiết bị: Đ/C Liên.
4.7. Người viết biên bản: Đ/C Lý, Đ/C Hà - Người viết biên bản cần ghi chi tiết, cụ
thể nội dung cuộc họp phân công, ý kiến tham gia của các thành viên sau khi dự giờ
nghiên cứu bài học.
4.8. Phân công tổ chức lớp học: Đồng chí Lê Hương có nhiệm vụ tổ chức trật tự lớp
học và sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho giáo viên dự giờ.
4.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
+ Giáo viên ngồi dự giờ đối diện với học sinh ngồi học hoặc ngồi hai bên phòng học
sao cho quan sát được tất cả các học sinh thuận tiện nhất.
+ Phương tiện: Giáo viên dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học tập của học sinh
bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp ảnh.
- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc học tập của
học sinh; khơng gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa
4.10.Toàn thể giáo viên trong tổ dự giờ sinh hoạt chuyên đề theo nghiên cứu bài học
cần chọn chỗ ngồi thuận lợi để quan sát được học sinh (không bỏ sót em nào) và ghi
chép lại quan sát đó một cách cụ thể, chi tiết từ đó có nhận định chính xác và tìm ra
ngun nhân cũng như giải pháp khắc phục hợp lí nhất.
5. Kết luận: Trên đây là kế hoạch tổ chức Sinh hoạt tổ chuyên môn theo
nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn 4+5. Tập thể giáo viên tổ chuyên môn cùng
thực hiện kế hoạch này. Kế hoạch được hình thành qua thảo luận, có ý kiến đóng
góp xây dựng của cả tập thể tổ chuyên môn và thống nhất của các thành viên trong
tổ. Vì vậy giáo viên trong tổ cần thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm để chuyên đề đạt
được kết quả cao. Rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường để kế hoạch được thực hiện thành cơng tốt đẹp.
TỔ TRƯỞNG CM
BGH DUYỆT
(Kí ghi rõ họ tên)
Đỗ Duy Nhất