Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Thuốc thanh nhiệt bài giảng dược học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 49 trang )

THUỐC THANH NHIỆT

Theo YHCT nhiệt có thể chia thành 2 loại
- Sinh nhiệt: Nhiệt để duy trì sự sống của cơ thể
- Tà nhiệt: Nhiệt xấu, gây ra bệnh tật co cơ thể. Lại chia
làm 2 loại
+ Nhiệt này có thể do mất cân bằng âm dương trong
cơ thể (âm hư hoả vượng, can hoả vượng, tâm hoả vượng,
…) gây ra.
+ Hoặc do từ ngoài đưa vào, cảm phải các khí ơn
nhiệt làm cơ thể sốt cao, miệng khơ khát, muốn uống
nhiều nước mát. Nếu nhiệt nhập vào phần dinh, phần
huyết gây phát ban, sốt cao mê sảng, nặng thì hôn mê bất
tỉnh.


THUỐC THANH NHIỆT

Các trường hợp táo bón do đại trường thực nhiệt,
tiểu vàng nóng đỏ, ngứa lở phát ban có thể là 1 trong 2
loại tà nhiệt nói trên (VD: người thận âm hư cũng có thể
gây tiểu vàng, ngắn, đỏ; tà nhiệt từ bên ngoài như thấp
nhiệt ở thận và bàng quang- tương đương chứng viêm
nhiễm, cũng gây triệu chứng gây tiểu buốt, xót, vàng
ngắn, đỏ)
Thuốc thanh nhiệt là loại thuốc dùng để loại trừ
nhiệt độc ra khỏi cơ thể hoặc lấy lại sự thăng bằng âm
dương trong cơ thể
Thuốc thanh nhiệt là một nhóm thuốc lớn, được
chia làm 5 loại tương ứng với các loại hình nhiệt.



THUỐC THANH NHIỆT

Bao gồm các thuốc:
- Thanh nhiệt giải thử
- Thanh nhiệt giải độc: Do nhiệt độc gây các bệnh
nhiễm trùng, truyền nhiễm
- Thanh nhiệt giáng hoả (tả hoả): Do hoả tà phạm
vào phần khí hay kinh dương minh
- Thanh nhiệt táo thấp: Do thấp nhiệt gây các bệnh
nhiễm trùng đường tiêu hoá, tiết niệu, gan mật,…
- Thanh nhiệt lương huyết: Do huyết nhiệt, tạng
nhiệt hoặc bệnh thuộc phần dinh, phần huyết của ôn bệnh
(các bệnh nhiễm trùng, virus)


THUỐC THANH NHIỆT

Chú ý: - Phối hợp các loại thuốc thanh nhiệt với nhau và
với các loại thuốc khác tuỳ chứng cụ thể
- Một vị thuốc thanh nhiệt có nhiều tác dụng. VD
Huyền sâm thanh nhiệt tả hoả, thanh huyết nhiệt, thanh
nhiệt giải độc, sinh tân dịch- dưỡng huyết- bổ thận âm
- Thuốc thanh nhiệt tính hàn lương ảnh hưởng đến tỳ
vị, không nên dùng lâu dài hoặc phải thêm truật, thảo. Một
số vị thuốc phải thêm gừng cho dễ uống, tránh nơn
- Khơng dùng khi bệnh cịn ở biểu
- Các hiện tượng dương hư, hiện tượng giả nhiệt cấm
dùng thanh nhiệt. Âm hư gây nhiệt thì dùng bổ âm



1. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ

- Thuốc thanh nhiệt giải thử là loại thuốc có tác
dụng trừ thử tà (nắng, nóng) ra khỏi cơ thể
- Khi cơ thể bị thử tà xâm nhập, nhẹ thì chống
váng đau đầu, mặt đỏ nhừ, mồ hôi vã ra, mất chất điện
giải nhiều. Nặng thì chống say, bất tỉnh, Nhẹ gọi là say
nắng, (say nóng nếu do nhiệt độ cao), nặng gọi là trúng
thử
Thuốc thanh nhiệt giải thử dùng khi bệnh cịn nhẹ. Có
đặc điểm chung là vị ngọt, nhạt, tính bình hoặc hàn, có tác
dụng sinh tân chỉ khát, dạng dược liệu tươi có tác dụng tốt
hơn.


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ
- Dưới đây lược trích đoạn nói về trúng thử trong
chương “Y trung quan kiện” (vấn đề then chốt trong ngành y)/
Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh
“Mùa hè thấy có triệu chứng ngã vật ra, trong sách gọi
là trúng thử, cho là vì hoả, vì đờm, nhưng tơi cho là vì khí, vì
hư mà mắc phải. Vì hoả hay khắc hại phế kim, phế kim hao
tổn thì khí phải hư,….
Nếu người bẩm thụ khoẻ, đờm hoả nhiều thì tạm dùng
phép gây nơn để thanh đi, khi tỉnh rồi thì tuỳ thời dụng dược
Nếu khí thốt, dương khí mất hết, đấy là chứng nguy,
chỉ nên dùng sâm phụ….gia ngũ vị, mạch mơn….Nếu giữa
đường gặp tính thế khẩn cấp thì cho uống nước nóng….kêu
mọi người xúm lại đái vào rốn, được hơi nóng thấu vào thì

nhất định sẽ tỉnh lại”


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ

1. HÀ DIỆP (LÁ SEN)
Là lá sen, thường dùng ở dạng tươi của
cây sen Nelumbo nucifera, họ Sen
Nelumbonaceae
TVQK: đắng, bình; can, tỳ, vị
CN: Thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết
CT:
- Thanh nhiệt giải thử: Dùng khi cảm thử
nhiệt gây đau đầu, miệng khô, họng khát,
tiểu tiện ngắn đỏ. Dùng lá sen tươi giã nát
vắt nước uống. Co thể phối hợp lô căn
tươi, hoa bạch biển đậu
- Chỉ huyết: lá sen tươi 80g sao cháy, trắc
bách diệp 16g, ngải diệp 12 g (sao đen),

sinh địa 40g. Sắc uống


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ
Liều dùng: lá khô 4-12g, lá tươi 40-80g.
Tác dụng dược lý
- Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng giải co
thắt cơ trơn, ức chế TKTW, giảm đau, chống
ho, kháng serotonin và phong bế thụ thể
adrenergic

- Dịch chiết và alcaloid toàn phần của lá và
tâm sen có td an thần, của lá mạnh hơn.
- Lá sen có tác dụng chống chống phản vệ
- Lá sen có tác dụng bảo vệ đối với các rối
loạn nhịp tim gây nên bởi CaCl2, BaCl2 và
kích thích điện. Dạng cao cồn td mạnh hơn
cao nước. Alcaloid toàn phần của lá sen cũng
có td chống loạn nhịp


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ
1.2 DƯA HẤU (TÂY QUA)
Dùng ruột quả và vỏ quả cây dưa hấu Citrullus
vulgaris (=C. lanatus); họ Bầu bí Curcubitaceae
TVQK: ngọt, nhạt, hàn; tâm, vị
CN: Thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt lợi niệu
CT:
- Thanh nhiệt giải thử: Dùng khi say nắng, ra nhiều
mồ hôi, tâm phiền, miệng khát. Lấy dịch tươi uống.
Có thể phối hợp dịch sắc của hà diệp tươi, kim ngân
hoa, hoa biển đậu tươi, búp lá tre tươi, sắc uống
- Thanh nhiệt lợi niệu: Viêm cầu thận cấp: Vỏ quả
dưa hấu 200g, sắc với nước, chia làm 4 lần uống
trong ngày


DƯA HẤU (TÂY QUA)

- Thanh nhiệt lợi niệu: Dùng trong bệnh thấp
nhiệt, hồng đản, bụng trướng, tiểu tiện khơng

thơng dùng bài Tây qua tán (xem SGK)
- Giải tửu độc: Ép dưa hấu lấy nước uống để
giảm say rượu
Liều dùng 40-100g
Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư
hàn, bệnh hàn thấp
Tác dụng dược lý
- Do thành phần có chứa các vitamin A, C,
caroten, đường, acid hữu cơ, B1, B2, Ca2+,
Mg2+,… giúp cho việc bổ sung tân dịch hao
tổn


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ

- Các chất citrulin, arginin trong thịt quả dưa hấu , có tác
dụng thúc đẩy sự hình thành ure ở gan nên có td lợi tiểu
- Chất cucurbocitrin có trong hạt dưa hấu có tác dụng hạ
huyết áp và làm giảm nhẹ triệu chứng viêm bàng quang
cấp tính


2. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

- Thuốc thanh nhiệt giải độc là những thuốc có tinh
hàn lương chữa những bệnh do hoả độc, nhiệt độc gây ra.
Các vị thuốc này có tính kháng sinh (tác dụng cả với
virus) và chống viêm nhiễm.
Do vậy có thể dùng để chữa các bệnh viêm cơ, viêm
đường hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, chữa các vết thương,

viêm màng tiếp hợp
- Muốn có kết quả tốt, thuốc thanh nhiệt giải độc
phải kết hợp thuốc hoạt huyết như đào nhân, hồng hoa,
đan sâm,…để tăng t/d chống viêm; thuốc lợi niệu, nhuận
tràng để hạ sốt, thuốc thanh nhiệt lương huyết để tránh tái
phát, giảm bớt tình trạng thiếu tân dịch


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
2.1 KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa)
Hoa và nụ hoa của một số loài Kim ngân
thuộc
chi
Lonicera,
họ
Kim
ngân
Caprifoliaceae
TVQK: ngọt, hàn; phế, tâm, tỳ, vị.
CN: Thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt
CT:
- Thanh nhiệt giải độc: Chữa các bệnh truyền
nhiễm, các bệnh nhiễm trùng như mụn nhọt,
đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, bệnh sưng
đau hầu họng, viêm amidan,…Phối hợp bồ
công anh, hạ khô thảo, sài đất,…
- Thanh thấp nhiệt vị tràng: Chữa bệnh lỵ,
phối hợp hoàng liên, mã xỉ hiện (rau sam),…



KIM NGÂN HOA
- Thanh giải biểu nhiệt: thuốc có thể chất
nhẹ, tính tun tán, có thể dùng trong ngoại
cảm phong nhiệt, ôn nhiệt thời kỳ đầu;
thường phối hợp liên kiều, bạc hà, kinh giới.
Liều dùng: 12-20g (hoa)
Kiêng kỵ: Người thể hư hàn, mụn nhọt đã
có mủ vỡ lt, khơng nên dùng
Chú ý:
- Một số người uống kim ngân bị ỉa lỏng,
ngừng thuốc sẽ hết
- Dây kim ngân, đắng, hàn có t/d thanh nhiệt
giả độc yếu hơn kim ngân hoa nhưng cịn
tác dụng lưu thơng kinh lạc, dùng trong các
bệnh đau nhức


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

Tác dụng dược lý:
- Kim ngân có t/d kháng khuẩn mạnh và phổ rộng.
T/d kháng khuẩn mạnh với trực khuẩn lỵ, dịch hạch,
thương hàn, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan
máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn với trực
khuẩn bạch hầu, E. coli, phế cầu, tu cầu vàng.
- Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hố chất
béo
- Các flavonoid trong kim ngân có tác dụng chống
oxy hoá và quét gốc tự do
- Tác dụng chống choáng phản vệ: Làm giảm lượng

histamin trong phổi chuột lang gây chống phản vệ
so với lơ đối chứng


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
2.2 BỒ CÔNG ANH (Rau diếp dại)
Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bồ công
anh Việt nam Lactuca indica hoặc bồ công
anh Trung Quốc Taraxacum officinale, họ Cúc
Asteraceae. Cả 2 cây này đếu có ở VN
TVQK: đắng, ngọt, hàn; can, tỳ.
CN, CT:
- Giải độc tiêu viêm:
Các trường hợp mụn nhọt, đặc biệt
nhọt vú, viêm nhiễm trong ruột, viêm màng
tiếp hợp cấp,...
Chữa viêm hạch, lao hạch
Chữa viêm đường tiết niệu, đái buốt,
đái rắt,…


BỒ CÔNG ANH
- Lợi sữa, giảm đau: Dùng đối với phụ nữ sau
khi đẻ bị tắc tia sữa, dẫn đến sưng tuyến vú,
đau đớn: Dùng lá bồ công anh tươi, giã nát, vắt
nước uống, bã đắp
Liều dùng: 8-20g, tươi có thể đến 0g
Kiêng kỵ: Người thể hư hàn không nên dùng
Tác dụng dược lý:
- Flavonoid/ bồ công anh Việt Nam có t/d chống

oxy hố
- Cao khơ bồ cơng anh Trung Quốc: T/d kháng
khuẩn với tụ cầu vàng, thương hàn, E. coli ở
nồng độ 25μg/ml. Kháng nấm Candida
albicans, Cryptococcus neoformans,.. ở nồng
độ 25μg/ml. T/d chống amip 125 μg/ml. T/d
chống virus Raniklet và virus đậu bò với nồng
độ 0,5mg/ml.


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
2.3 BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Vị thuốc là toàn cây của cây bạch hoa xà thiệt
thảo Oldenlandia difusa, họ Cà phê Rubiaceae
TVQK: ngọt, nhạt, lương; phế, thận
CN, CT:
- Thanh nhiệt giải độc:
Trừ mun nhọt, có thể dùng 40g bạch
hoa xà thiệt thảo tươi, sắc uống. Phối hợp với
bạch mao căn chữa ung thư phổi. Uống riêng
chữa viêm ruột thừa cấp tính
Dùng khi ho và đau họng, viêm amidan
Dùng khi viêm nhiễm đường tiết niệu,
tiểu tiện nhỏ giọt, phối hợp cúc hoa, kim ngân


THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
- Gần đây, được dùng phối hợp với bán chi
liên chữa ung thư
Liều dùng: 14-40g khô, tươi có thể 100g.

Tác dụng dược lý:
- t/d ức chế mạnh tế bào ung thư lympho,
tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu
đơn nhân. Với nồng độ 0,5-1g dược
liệu/ml có t/d ức chế tế bào báng Ehrlich
và tế bào carcinom
- Nước sắc tăng cường khả năng thực bào
của hệ thống lưới- nội mô và của tế bào
bạch cầu
- Trên chuột nhắt trắng, bằng đường tiêm
xoang bụng, cao chiết có LD50 là 104g/kg
quy thành dược liệu.


3. THUỐC THANH NHIỆT TẢ HOẢ

-Thuốc thanh nhiệt tả hoả (giáng hoả) là thuốc
có tác dụng hạ hoả (hạ thân nhiệt) khi cơ thể sốt
cao, khát nước nhiều; nặng thì mê sảng phát cuồng,
mạch hồng đại, lưỡi vàng khô
- Các thuốc này có tính hạ sốt, trong đơn
thuốc nên phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc,
thanh nhiệt táo thấp để chữa nguyên nhân hoặc phối
hợp thuốc an thần- bình can- tắt phong để chữa các
trường hợp can phong nội động
- Người bệnh kèm hư chứng phải chú ý đến
chính khí, dùng liều nhẹ cộng thêm thuốc bổ
- Căn cứ quy kinh (vị, phế, tâm,…) để dùng
thuốc thích hợp



THUỐC THANH NHIỆT TẢ HOẢ
3.1 THẠCH CAO (Bạch hổ)
Là thạch cao sống Calci sulfat ngậm nước
CaSO4.2H2O để uống, còn thạch cao nung
chỉ được dùng ngoài.
Khi chế biến chỉ hơ qua lửa để khử khuẩn
và các tạp chất hữu cơ bên ngoài
TVQK: ngọt, cay, rất lạnh; phế, vị, tam tiêu
CN, CT:
- Thanh nhiệt giáng hoả: Trừ nhiệt ở kinh
Dương minh vị. Là thuốc chính để thanh
nhiệt giáng hoả, dùng khi phần khí bị thực
nhiệt: Sốt cao ra nhiều mồ hơi, lưỡi đỏ,
miệng khát muốn uống nước lạnh, mạch
hồng đại ấn tay vào càng mạnh hơn (bài
Bạch hổ thang)


THẠCH CAO
- Thanh phế nhiệt: dùng khi ho suyễn kèm
theo sốt nóng, khát nước, mạch sác, rêu
lưỡi vàng (bài Ma hạnh thạch cam thang)
- Giải độc chống viêm: Dùng khi khí huyết
bị nhiệt thiêu đốt dẫn đến phát ban, dùng
phối hợp các thuốc thanh nhiệt lương huyết
như sinh địa, huyền sâm, mẫu đơn bì
- Thu liễm sinh cơ: Rắc trên bề mặt vết
thương hoặc vết lở loét; kết hợp ngũ bội tử,
phèn phi tất cả tán bột mịn

Liều dùng 12-40g, bệnh nặng dùng tới 100g
Cách dùng: Đập vụn thạch cao, sắc trước
các vị thuốc khác
Kiêng kỵ: Người dương hư, mạch vi tế, tỳ
vị yếu, suy tim.


THUỐC THANH NHIỆT TẢ HOẢ
3.2 CHI TỬ

Là quả chín phơi khơ bóc vỏ của cây
dành dành Gardenia jasminoides, họ Cà
phê Rubiaceae
TVQK: đắng, hàn; 5 kinh: tâm, phế,
can, đởm, tam tiêu.
CN, CT:
- Thanh nhiệt giáng hoả: Thanh tâm
nhiệt trừ phiền, dùng khi tâm phiền bất
an, mất ngủ do tâm hoả; hoặc sốt cao
điên cuồng mê sảng, có thể phối hợp
hồng liên, hoàng cầm
- Thanh nhiệt táo thấp: Dùng trong viêm
gan virus, viêm đường dẫn mật. Phối
hợp với nhân trần, hoàng bá


CHI TỬ
- Lợi niệu thông lâm: chữa bàng quang
thấp nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ, bí đái, đái
ra máu,…phối hợp với mộc thông,

hoạt thạch.
- Chỉ huyết: cầm máu khi huyết nhiệt
dẫn đến thổ huyết, nục huyết (chảy
máu cam), tiện huyết (đại tiểu tiện ra
máu); phối hợp hoè hoa sao đen
Liều dùng: 4-12g, dùng để chỉ huyết
thì sao đen
Kiêng kỵ: Người tỳ hư, đại tiện lỏng
không dùng


CHI TỬ
Tác dụng dược lý:
- Trên TKTW: cao cồn quả dành dành trên chuột nhắt trắng
tiêm xoang bụng liều 5,69g/kg có tác dụng gây trấn tĩnh, làm
giảm hoạt động tự nhiên của chuột. Cịn có tác dụng hạ thân
nhiệt chuột trong nhiều giờ.
- Tác dụng lợi mật: Dịch chiết cồn quả dành dành, các sắc tố
crocin, crocetin và hợp chất iridoid genipin đều có tác dụng
tăng tiết mật; cao cồn, cao nước của quả dành dành, muối Na+
của crocin, crocetin đều có tác dụng ức chế sự tăng bilirubin
trong máu
- Tác dụng hạ huyết áp: nước sắc và dạng chiết cồn quả dành
dành trên mèo, thỏ, chuột cống gây mê hoặc không gây mê,
dùng thuốc bằng đường uống, tiêm xoang bung hoặc tiêm tĩnh
mạch đều có t/d hạ huyết áp trong thời gian ngắn
- Tác dụng gây tiêu chảy: Hoạt chất gardenosid, geniposid
(thuộc nhóm iridoid) đều gây tiêu chảy trên chuột nhắt trắng.



×