Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu ỨNG DỤNG CNTT VÀO QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG HỒ SƠ CHỦ NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.33 KB, 8 trang )




1

ỨNG DỤNG CNTT VÀO QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG HỒ SƠ CHỦ
NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
oOo
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Quản lý lớp học thông qua hồ sơ chủ nhiệm lớp. Sổ chủ nhiệm là một trong những
lọai sổ sách thuộc quy chế chuyên môn và là một công cụ để hỗ trợ người Giáo viên
trong công tác quản lý lớp của mình.
Việc thực hiện sổ chủ nhiệm giúp Giáo viên hệ thống các nội dung, số liệu, nhật
ký lớp trong suốt năm học một cách có hệ thống, khoa học để dễ dàng theo doi, đánh giá
quá trình dạy và học.
Thực hiện sổ chủ nhiệm không có gì khó đối với Giáo viên, tuy nhiên Giáo viên
cần lưu ý khi thực hiện sổ chủ nhiệm không sao chép, dập khuôn mà đòi hỏi người Giáo
viên phải sáng tạo, tư duy để có cách nhìn chủ nhiệm lớp một cách khoa học .
Việc thực hiện sổ chủ nhiệm không còn là một hình thức nữa, mà nó còn là cầu
nối giữa Giáo viên và phụ huynh . Vấn đề ở chỗ người Giáo viên biết lập một kế họach
quản lý lớp sao cho khoa học, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin vào
giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của Giáo viên cộng với việc phát triển kĩ năng tin học
của Giáo viên được PGD tập huấn, Tôi mạnh dạn xây dựng việc thiết kế sổ chủ nhiệm
trên Powerponit, việc thiết kế sổ chủ nhiệm này đã giúp cho tôi quản lý lớp học một cách
dễ dàng khoa học, việc cập nhật thông tin, kế họach tháng không mất thời gian nhiều việc
ghi chép cũng như việc thay đổi chỗ ngồi trước kia thay vì bôi xóa để điều chỉnh thì việc
thiết kế chương trình quản lý này thi tất cả đều dễ dàng.
Bước đầu từ việc thiết kế sổ chủ nhiệm trên Powerpoint, tôi cũng cảm thấy là
mình tiến bộ rất nhiều trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm,
thêm vào đó được sự chỉ dẫn thêm của CBCM PGD về việc thiết kế sổ chủ chủ nhiệm





2

trên trang Web . Với việc thiết kế này, những thông tin chủ nhiệm của lớp tôi không chỉ
dừng lại trong phạm vi lớp học mà là một trang web cho bất cứ ai khi tra trên mạng có
thể biết được tất cả những diễn biến ở lớp Tôi chủ nhiệm. Điều đặc biệt là nhờ trang web
này phụ huynh cộng tác với tôi về thông tin của con họ, họ có thể biết về : học tập, kết
quả thi, thông báo của lớp,lịch báo giảng, tài liệu tham khảo để giúp học sinh học tập ở
nhà, điểm số và nhận xét hàng tháng trao đổi thông tin với giáo viên chủ nhiệm một cách
dễ dàng,……
Tất cả những điều Tôi vừa trình bày tưởng chừng như là điều mà Giáo viên
chủ nhiệm chuyên trách khó có thể thực hiện mà phải là một chuyên gia vi tính và phải
tốn tiền để trả phí hàng tháng cho dịch vụ thiết kế trên trang web. Thật ra, chúng ta chỉ
cần có kiến thức về tin học và một chiếc vi tính ( máy laptop thì càng tốt, thuận tiện cho
Giáo viên ) .
Tôi mạnh dạn chia sẻ với các anh chị đồng nghiệp việc thiết kế sổ chủ nhiệm
trên trang web
(http:/khanhnguyen.wik.is), mong nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ để tất cả
giáo viên chúng ta có một công cụ hỗ trợ hòan hảo trong công tác giảng dạy.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Những thuận lơi và khó khăn khi ứng dụng CNTT thiết lập trang
Web vào xây dựng hồ sơ chủ nhiệm, quản lý lớp :
Thuận lợi:
a/ Đối với giáo viên :
- Cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi, không cần sử dụng USB , không tốn tiền
dịch vụ hàng tháng ( miễn phí ) .
- Giáo viên không phải ghi chép vất vả, điều chỉnh bôi xóa khi thay đổi thông tin,
Giáo viên có thể cập nhật dễ dàng, chỉnh sửa nội dung theo chủ ý của mình.




3

- Tiết kiệm được việc in ấn, tốn giấy, trang trí bìa sổ, có thể chỉnh sửa và đổi mới
theo từng năm ngay trên File đã thực hiện.
- Quản lý học sinh một cách khoa học hơn, hệ thống hơn, theo dõi từng cá nhân
học sinh trong quá trình học tập.
- Giáo viên có thể trao đổi việc học tập của học sinh, thông báo điểm số, cung cấp
tài liệu tham khảo cho học sinh, phụ huynh cũng như các thông tin về giáo dục từ PGD,
Sở giáo dục và liên lạc với phụ huynh nhanh chóng mà không cần mời phụ huynh ( nhờ
địa chỉ mail của phụ huynh và trang Web của Giáo viên )
- Tạo được sự liên thông chặt chẽ giữa Giáo viên, học sinh và phụ huynh, các
thông tin hết sức kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
- BGH có thể xem xét tất cả các họat động của Giáo viên và học sinh khi cần.
b/ Đối với phụ huynh học sinh :
- Phụ huynh học sinh được liên tục và thường xuyên cập nhật thông tin về việc
học tập của con em mình tại trường, kịp thời thực hiện những yêu cầu của Giáo viên chủ
nhiệm, giúp cho việc phản hồi từ phía phụ huynh cũng diễn ra nhanh chóng thuận lợi
trong việc giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
- Phụ huynh học sinh nắm được chương trình giáo dục – rèn luyện trong năm học
và có thể tự hướng dẫn học sinh học tập ở nhà theo đúng mục tiêu tham khảo.
- Phụ huynh học sinh có thể giới thiệu đến Giáo viên chủ nhiệm và học sinh những
bài tham khảo, thông tin khác liên quan đến việc giáo dục các em.
c/ Đối với học sinh :
- Học sinh có thể tra cứu các thông tin của lớp, các bài tập của giáo viên cho phù
hợp với năng lực của các em ( các bài tập dạng phân hóa cho các đối tượng TB, khá, giỏi
) điểm số về kết quả học tập của mình .
- Học sinh thực hiện các bài tập và được nhận xét ngay kết quả trên trang Web.




4

- Học sinh có thể nêu thắc mắc hoặc yêu cầu đối với GVCN về những vấn đề mà
các em quan tâm.
Để tiết kiệm thời gian và có thể định hướng học sinh tới các trang web hữu ích,
Giáo viên sẽ giới hạn công việc học tập của các em tới một số trang web Giáo viên đã
xem và lựa chọn trước
Bài học của Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh thu thập thông tin để trả lời.
Khó khăn:
- Cá nhân giáo viên phải trang bị máy vi tính thậm chí là laptop có nối mạng cho
việc thuận tiện theo dõi mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên có kĩ năng tin học, học hỏi thêm về thiết kế trang web.
- Nơi Giáo viên sử dụng máy vi tính phải được cài đặt Internet để kết nối nhanh.
- Một số PHHS chưa có trang thiết bị máy tính nối mạng hoặc chưa có kĩ năng sử
dụng máy tính.
- PHHS chưa có thói quen cập nhật thông tin thường xuyên trên trang Web.
- Học sinh chưa đồng bộ được học kĩ năng sử dụng máy tính.
- Khó khăn của Giáo viên là cách đặt câu hỏi làm sao để học sinh không thể trả lời
câu hỏi chỉ đơn giản bằng cách cắt dán thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
II. Giáo viên cần lưu ý khi thực hiện việc ứng dụng CNTT vào việc xây
dựng hồ sơ chủ nhiệm, công tác quản lý :
-Xác định chuẩn kiến thức
-Lựa chọn chủ đề ( những loại bài tập nào thì được đưa lên mạng. Mục tiêu cần
đạt của bài đó, )
-Xây dựng câu hỏi thiết yếu




5

-Tạo ngữ cảnh
-Thiết kế các nhiệm vụ học tập
-Lựa chọn tài nguyên web
-Xây dựng công cụ đánh giá
-Xây dựng Bobliography.
Dạy học xét về hình thức tiến hành là một quá trình truyền thông hai chiều. Vì vậy
việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học nói chung và nâng cao tính tích cực trong dạy –
học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại. Sở dĩ như vậy là vì CNTT có những ưu
thế, những thế mạnh. Bốn thế mạnh mà CNTT mang lại cho con người sử dụng nó là :
tốc độ cao, nhất quán, chính xác và ổn định.
Các chuyên gia cho rằng việc đưa CNTT vào giảng dạy sẽ được thực hiện một
cách có hiệu quả khi học sinh có thể lựa chọn được những nguồn CNTT phù hợp, phuc
vụ hoạt động thu thập, phân tích , tổng hợp và trình bày thông tin một cách hợp lý.
Công nghệ đào tạo, phương pháp dạy - học của thế kỷ 21 đòi hỏi truyền đạt thông
tin với các yêu cầu tốc độ, chính xác, nhất quán và ổn định. CNTT hoàn toàn có thể đáp
ứng được những đòi hỏi trên.
Ưng dụng CNTT để nâng cao tính tích cực trong dạy – học là xu hướng tất yếu
còn được lý giải qua các chức năng của CNTT mang lại cho con người như thu thập, xử
lý, lưu giữ và truyền dữ liệu . Trong thời đại ngày nay, nếu không biết tận dụng các
thành tựu của CNTT thì không thể phát huy tổng hợp các yếu tố có lợi trong quá trình
dạy học. CNTT sẽ làm thay đổi không chỉ nội dung và cả phương pháp truyền đạt của
người thầy trong dạy học:
Có thể minh hoạ bài giảng một cách sinh động thông qua hình ảnh, âm
thanh.
Có thể chỉ ra các tài liệu tham khảo cần thiết ngay trong lúc giảng.




6

Nguồn thông tin đa dạng, phong phú, sinh động và có cả yếu tố bất ngờ.
Có thể làm tăng hàng chục, hàng trăm lần lượng thông tin trong một giờ giảng bài.
Có thể hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu.
Sử dụng máy tính như công cụ hỗ trợ trong việc quản lý lớp học, xây dựng hồ sơ
chủ nhiệm nghĩa là để máy tính làm những phần việc của giáo viên, kể cả một số việc mà
giáo viên cũng không thể làm được.
Dạy học, quản lý công tác chủ nhiệm lớp bằng máy tính nói riêng cũng như sử
dụng các phương tiện hiện đại nói chung có ưu điểm nổi bật là:hàm lượng thông tin
truyền đạt cao trong thời gian ngắn, cách truyền đạt thông tin sinh động tạo điều kiện cho
người học dễ tiếp thu kiến thức được truyền đạt, gây hứng thú trong học tập; thông tin
được truyền đạt cho học sinh bằng nhiều hình thức; Quản lý lớp học trở nên nhẹ nhàng,
không còn nặng nề với hồ sơ chồng chéo ,Giáo viên khi đó tiết kiệm được thời gian
“chết” (thời gian ghi chép, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, chuẩn bị nhiều phiếu học tập
cho việc chuẩn bị bài dạy,….) trên lớp. Do đó chất lượng bài giảng rất cao và hiệu quả sử
dụng giờ giảng cũng rất cao. BGH có thể kiểm tra những hoạt động diễn ra giữa thầy và
trò một cách khoa học và tế nhị hơn mà không cần phải kiểm tra giáo án, hồ sơ sổ
sách,… đột xuất.
Máy tính không hề thủ tiêu vai trò của người thầy, mà trái lại cần phát huy hiệu
quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học nói chung và công tác chủ nhiệm,
quản lý lớp học nói riêng. Máy tính không chỉ là công cụ để dạy học mà còn đáp ứng
được các nhu cầu của thực tiễn cuộc sống và xã hội
Trong Giáo dục có một hình thức dạy học giúp vượt qua những khó khăn trên đó
là bài học trên mạng ( Web lesson ). Hơn thế nữa, bài học trên mạng được thiết kế một
lần và có thể sử dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng trong nhiều thời điểm và ở bất cứ địa
điểm nào trong quá trình học tập. Những lợi thế trên là rất lớn. Vậy bài học trên mạng là
gì? Tại sao chúng ta dùng nó? Làm thế nào để xây dựng một bài học trên mạng với sự hỗ
trợ của trang web.

Xây dựng bài học trên mạng được thực hiện qua bao nhêu bước?



7

Có những bước nào giống với việc xây dựng hồ sơ tài liệu tham khảo?
Nhận xét về cách tạo liên kết trong bài học trên mạng, tạo liên kết tới một trang
web khác, cách thức chèn hình ảnh vào bài học trên mạng.
Học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh sẽ tham khảo bài học trên mạng của bạn bằng
cách nào?. Vấn đề là ở chỗ Giáo viên chúng ta biết xây dựng trang Web cho riêng mình
để hỗ trợ công tác quản lý, xây dựng chủ nhiệm lớp học.Một trang web quản lý lớp học
cần có những nội dung gì? Mời các bạn ghé qua trang web khanhnguyen.wik.is cuả tôi.
Thật ra để thiết kế 1 trang web không khó và không mất nhiều thời gian chút nào? Chỉ
cần có tâm huyết các bạn sẽ làm được.
Đầu tiên vào http:// wik.is
Trong ô màu đỏ ta đặt tên cho địa chỉ trang web cuả mình create
Nếu gặp khó khăn ( vì không hiểu tiếng Anh ) các bạn có thể vào điạ chỉ
để được hỗ trợ tiếng Việt
LỜI KẾT:
Hiện nay, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vo dạy học l nhu cầu của thời đại. Vai trị
tự học v sng tạo ngày được đề cao trong gio dục ngày nay. Do đó, ngành giáo dục đang
tập trung chấn chỉnh v xy dựng việc phát huy tối đa vai trò của CNTT không chỉ trong
phương pháp dạy học mà trong công tác quản lý, chủ nhiệm lớp.
Khi đưa điạ chỉ web cuả tôi đến với PH và HS, tôi nhận được nhiều sự ủng hộ vì
thông qua trang Web, HS có được nguồn bài tập phong phú, nguồn tài nguyên từ các
trang Web khác, trang Web còn là nhịp cầu kết nối GV và PH liên lạc với nhau một cách
nhanh nhất.
Xuất phát từ những đặc điểm của thời đại ngày nay, với những lợi thế và chức
năng có được của CNTT và qua phân tích những thuận lợi khi ứng dụng CNTT vào việc

nâng cao tính tích cực trong quá trình dạy học là cơ sở để thực hiện đổi mới mục tiêu
giáo dục đào tạo hiện nay cho chúng ta thấy tính tất yếu của việc ứng dụng CNTT vào



8

việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và công tác quản lý, chủ nhiệm lớp học nói
riêng của thế kỷ 21, chỉ có như vậy chúng ta mới đảm bảo được việc tích hợp giữa 3 môi
trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội, đáp ứng đươc những yêu cầu, đòi hỏi
của thời đại mới – thời đại thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức.

×