Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO THỰC PHẨM CÓ ĐỘC TỐ TỰ NHIÊN SẴN CÓ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.91 KB, 6 trang )

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
DO THỰC PHẨM CÓ ĐỘC TỐ TỰ NHIÊN SẴN CÓ
I/ Thực phẩm có độc tố tự nhiên:
Là loại thực phẩm mà bản thân thực phẩm có sẳn có những độc tố, những độc
tố này không bị phân hủy bởi nhiệt độ, khi vào cơ thể gây độc cho các nội tạng, các tế
bào, biểu hiện bằng các triệu chứng nặng nề về thần kinh (mất cảm giác, mất vận
động, co giật, hôn mê) về tim mạch (như mạch nhanh, tăng hay hạ huyết áp, rối loạn
nhịp tim) và suy hô hấp dẫn đến tử vong nhanh (như tím tái, khó thở, ngừng thở)…
1.Các thực phẩm động vật có độc tốtự nhiên như:
a.Cá nóc, bạch tuộc có độc tố là tetrodotoxin
b. Con cóc có độc tố là bufotoxin, catecholamin và indolealkylamin
c. Mật cá trám có độc tố chính là 5a cyprinol (một alcol steroid)
2. Các thực phẩm là thực vật độc tố như:
a. Nấm độc:
Có nhiều loại nấm độc có độc tố rất khác nhau và độ độc cũng khác nhau, loại
xuất hiện ngộ độc sớm (< 6giờ) thường dễ chữa và nhẹ. Còn loại nấm độc xuất hiện
triệu chứng muộn trên 6 giờ đặc biệt loại nấm amanita phalloid thì cực độc, tử vong
cao do suy gan, suy thận.
b. Măng và sắn độc:
Trong vỏ sắn và măng tươi có một loại glycosid bị thủy phân trong nước thành
acid cyanhydric, khi ăn măng và sắn có độc tố này cơ thể sẽ bị ngộ độc acid
cyanhydric.
c. Củ ấu tàu:
Có chất độc là aconitin, khi ăn hay uống rượu có ngâm củ ấu tàu ngay lập tức
độc tố aconitin sẽ gây tê lưỡi miệng, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp và có thể tử vong
nếu không được cứu chữa.
II/ Các triệu chứng ngộ độc nặng của một số thực phẩm có độc tố tự nhiên:
1. Ngộ độc cá nóc, bạch tuộc có vòng xanh:
Sau khi ăn các thực phẩm biển trên, người bệnh chỉ sau 10- 15 phút cảm thấy tê
lưỡi, họng, môi, mặt, yếu vận động các chi, khó thở do liệt các cơ hô hấp, tím, tụt
huyết áp và ngừng thở dẫn đến tử vong, đó là tác dụng của độc tố tetrodotoxin có trong


thực phẩm, độc tố nầy rất bền vững, không bị phá hủy bởi nhiệt độ, vì vậy kể cả kho,
rán, hay khô, sấy cá nóc đều bị ngộ độc.
2. Ngộ độc thịt cóc:
Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng da cóc, 1-2
giờ sau khi ăn, các độc tố nầy gây ra các triệu chứng nỗi bật cho người bệnh là đau
bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở,
trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các Khoa
Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.
3. Ngộ độc mật cá:
Thường nhất là mật cá trám, loại cá to trên 1 ký do thói quen truyền miệng
uống sống mật cá to với mục đích tăng cường sức khỏe nhưng ngược lại gây ra suy
thận cấp nặng. Trong mật cá có một chất alcol steroid gọi là 5 a cyprinol, chất nầy sau
khi vào dạ dầy, vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp. Triệu chứng
xuất hiện 1- 2 giờ sau khi ăn mật cá, người bệnh khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc
tiêu chảy, một ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng
huyết áp, vàng da nhẹ dần tới suy thận, suy gan và tử vong sẽ xảy ra nếu không đi cấp
cứu tại bệnh viện để lọc máu.
4. Ngộ độc nấm:
Nấm độc thường có ở rừng miền Bắc bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở
ven đường, người bị ngộ độc nấm là nhầm tưởng nấm lành ăn được. Nấm độc được
chia làm hai nhóm:
- Nhóm nấm xuất hiện triệu chứng ngộ độc sớm trước 6 giờ sau khi ăn (< 6 giờ)
đặc trưng là nấm amanita muscaria, anipantherina, nấm đỏ hay nấm mặt trời, người
bệnh xuất hiện triệu chúng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ, đau cơ, ảo giác… loại
nấm nầy nhẹ, không gây tử vong.
- Nhóm nấm độc lực cao, gây tử vong cao, đặc trưng là nấm amanita phalloides,
A. ocreata, A. verna… Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện muộn sau khi ăn
nấm (từ 6 giờ đến 1,2 ngày sau đó) là buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng, tiêu chảy,
tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan cấp và suy thận cấp. Lúc nầy nguy cơ
tử vong rất cao, bệnh nhân phải được lọc máu và hồi sức hỗ trợ ở cơ cở y tế hiện đại

của bệnh viện lớn may ra mới cứu sống được.
5. Ngộ độc măng và sắn:
Triệu chứng xuất hiện sau vài giờ ở người ăn măng tươi và sắn độc, chất tập
trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric khi vào máu, độc tố nầy gây ra thiếu oxy cho
tổ chức tế bào. Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng
hơn là co giật tím và hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng. Vì thế việc xử lý
măng và sắn lúc đầu tiên có vai trò quyết định lọc bỏ chất độc cyanide có trong măng
và sắn (luộc măng nhiều lần bỏ nước đi, hay ngâm nhiều giờ sau khi gọt vỏ và tước bỏ
khi luộc), khi có triệu chứng ngộ độc phải uống ngay than hoạt tính và cho đi đến bệnh
viện cấp cứu.
6. Ngộ độc củ ấu tầu:
Củ ấu tầu từ Trung Quốc hay ở vài tỉnh miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Lào
Cai. Người dân có tục lệ ngâm rượu để xoa bóp xương khớp, tuy nhiên một số người
lại nấu cháo ăn hay uống rượu có ngâm củ ấu tầu. Trong củ ấu tầu có độc tố là aconitin
rất độc, ngay sau khi ăn, uống chỉ cần một ngụm nhỏ người bệnh thấy ngay cảm giác
tê lưỡi, mất cảm giác ở đầu lưỡi, họng, mặt rồi đến các chi, tiếp theo là cảm giác buồn
nôn, co giật cơ, rối loạn nhịp tim, trống ngực và khó thở, thở khò khè rồi ngừng thở và
tử vong nhanh.
II/ Hướng dẫn sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên:
1. Nguyên tắc chung:
- Chỉ gây nôn nếu người bệnh tỉnh táo mới ăn uống thực phẩm có độc tố tự
nhiên trong khoảng 1 giờ đầu, mà không có triệu chứng co giật.
- Cho bệnh nhân uống nước sạch 200 ml- 300 ml để dễ nôn.
- Đưa người bệnh đến bệnh viện ngay bằng các phương tiện vận chuyển đảm
bảo, hay gọi điện xin tư vấn của Bác sĩ hay Trung tâm Chống độc trước.
2. Sơ cấp cứu người bị ngộ độc cá nóc:
- Cho uống 300 ml nước sạch rồi ngoáy họng gây nôn ngay khi có dấu hiệu đầu
tiên như tê lưỡi. Hoặc nếu không thì cho người bệnh uống 30g than hoạt bột hòa tan
trong 250 ml nước sạch. Có thể thay than hoạt bột bằng 1 type Antipois- Bmai (thuốc
giải độc đường tiêu hóa có than hoạt với sorbitol).

- Đảm bảo hô hấp: nếu tím và ngừng thở phải thổi ngạt hay bóp ambu cho
người bệnh.
- Vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất hay gọi cấp cứu 115 đến hỗ trợ.
3. Sơ cấp cứu bênh nhân ngộ thịt cóc:
- Cho uống 300 ml nước sạch để gây nôn.
- Cho uống 30g than hoạt hòa tan trong 250g nước sạch có thể thay thế than
hoạt bằng uống 1 type Antipois_ Bmai.
- Chuyển đến bệnh viện ngay hay gọi cấp cứu 115 hỗ trợ.
4. Sơ cấp cứu bệnh nhân ngộ độc mật cá trám:
- Gây nôn nếu mới vừa mới uống, ăn mật cá trong vòng 30 phút đầu hay: uống
30g than hoạt hòa tan trong250 ml nước sạch, có thể thay thế than hoạt bằng 1 type
Antipois- Bmai trẻ nhỏ từ 5- 10 tuổi uống than hoạt với liều 1g/ kg cân nặng hay ½
type Antipois- Bmai); cho uống nước sạch liên tục 200 ml/ mỗi 2 giờ.
- Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
5. Sơ cấp cứu bệnh nhân ngộ độc nấm:
Gây nôn sau khi uống 300ml nước sạch hoặc nếu không cho uống 30g than hoạt
tính hòa với 250 ml nước sạch, có thể thay thế bằng 1 type Antipois- Bmai. Trẻ nhỏ 5-
10 tuổi uống than hoạt với liều 1g/kg cân nặng hay ½ type Antipois-Mbai.
Đưa ngay đến một bệnh viện gần nhất để được cấp cứu.
6. Sơ cứu bệnh nhân ngộ độc măng và sắn:
- Uống 300 ml nước sạch và ngoáy họng gây nôn nếu mới ăn trong vòng 1 giờ.
- Nếu không thì cho uống 30g than hoạt bột hòa với 250 ml nước hoặc 1 type
Antipois- Bmai.
- Gọi vận chuyển cấp cứu 115 đưa đến bệnh viện gần nhất.
IV/ Phòng tránh ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên:
Lựa chọn thực phẩm an toàn bằng cách:
1.Không ăn cá nóc, bạch tuộc dưới bất kỳ hình thức chế biến nào (đun sôi, cá
khô, sấy, mắm).
2. Không ăn các loại nấm rừng, nấm lạ chưa biết rõ nguồn gốc độc tính.
3. Không uống mật các loại cá.

4. Không ăn thịt cóc.
5. Măng tươi muốn ăn phải ngâm nước lâu và luộc bỏ nước nhiều lần. Ăn sắn
phải bóc vỏ, cắt 2 đầu và ngâm lâu trong nước truớc khi luộc hay nướng.
6. Không uống rượu hay ăn cháo có củ ấu tầu./.
Trích từ tài liệu: “Ngộ độc thực phẩm nguyên nhân và cách phòng tránh của
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2007”.

×