Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.44 KB, 5 trang )
Các nguyên tắc cơ bản của OECD
về quản trị Công ty
OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961
trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập
gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước
Tây Âu. Hiện nay, số thành viên của OECD là 30 quốc gia, gồm Mỹ, Canada, Áo,
Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na
Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản,
Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba
Lan, Cộng hòa Slovakia.
Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước
thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại
tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây,
OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm
phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang
kinh tế thị trường.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA OECD VỀ QUẢN LÝ CÔNG TY
I. Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty có hiệu quả
Khuôn khổ quản trị công ty phải thúc đẩy các thị trường minh bạch và hiệu
quả, phù hợp với pháp luật và xác định rõ sự phân công trách nhiệm của các nhà
giám sát, quản lý và thực thi pháp luật.
II. Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chủ yếu