Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại nhà máy may 1 của công ty cổ phần may việt thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
HỒN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VẬT TƯ SẢN XUẤT (VẬT TƯ NHỰA) TẠI BỘ PHẬN ÉP NHỰA
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM

GVHD
SVTH
MSSV
Lớp
Khóa
Hệ

SKL 0 0 5 0 2 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017

: TS. Trần Đăng Thịnh
: Phạm Thị Thúy Mai
: 13124061
: 131242B
: 2013
: Đại học chính quy


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: HỒN

THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ SẢN

XUẤT (VẬT TƯ NHỰA) TẠI BỘ PHẬN ÉP NHỰA – CÔNG
TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Đăng Thịnh

Sinh viên thực hiện:

Phạm Thị Thúy Mai

MSSV:

13124061

Lớp:

131242B

Khóa:

2013


Hệ:

Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…
Hội đồng bảo vệ


i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…
Giảng viên phản biện

ii



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…
Giảng viên hướng dẫn

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực tập tại Cơng ty, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ
từ Giảng viên hướng dẫn và các anh chị trong Công ty TNHH Cơng Nghiệp PLUS
Việt Nam.

Để hồn thành bài luận văn tốt nghiệp này, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy Trần Đăng Thịnh đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế, trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học tập và rèn luyện ở trường. Những kiến thức trên là nền tảng để tơi có thể hiểu
được quy trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp và đưa ra được những nhận định, ý
kiến riêng của bản thân. Đây thật sự là nền tảng khơng chỉ cho q trình nghiên cứu
luận văn mà còn là hành trang vững chắc trong những công việc sau này.
Và đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty TNHH Công
Nghiệp PLUS Việt Nam, anh Nguyễn Phúc Điền, anh Trần Thanh Long và toàn bộ
các anh chị trong Bộ phận Ép nhựa đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong thời gian thực
tập tại q Cơng ty.
Cuối cùng tơi kính chúc q thầy cơ dồi dào sức khỏe, đồng kính chúc quý
Công ty ngày càng phát triển và các anh chị trong Công ty luôn thành công và đạt
được nhiều thành tích mới.
Tơi xin chân thành cảm ơn.

iv


DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH
Nội dung, ý nghĩa

STT

Ký hiệu

1

ASSY


2

Cav

Cavity: Số chi tiết vật tư nhựa trong một shot

3

Mix

Nhựa Mixing (Nhựa được trộn giữa nhựa nguyên sinh và tái sinh)

4

NG

Hàng không đạt chất lượng (No good)

5

OK

Hàng đạt chất lượng

6

PALLET

7


PVI

PLUS Vietnam Industrial

8

PSC

PLUS Stationary Corporation

9

PC

Production control - Bộ phận Quản lý sản xuất

10

PU

Purchase Unit - Bộ phận Vật tư

11

PE

Production Engineer - Bộ phận Kỹ thuật

12


QA

Quality Assurance - Nhóm đảm bảo chất lượng sản phẩm

13

QC

Quality Control - Bộ phận Quản lý chất lượng sản phẩm

14

Re

Nhựa Recycle (Nhựa tái sinh)

15

Shot

Số lần bơm nhựa vào khuôn

16

Vir

Nhựa Virgin (Nhựa nguyên sinh)

Assembly - Bộ phận Lắp ráp


Dụng cụ bằng gỗ được dùng để kê các bao nhựa trong sản xuất

v


BẢNG VIẾT TẮT
Nội dung, ý nghĩa

STT

Ký hiệu

1

ATLD

2

CCN

Cung cấp nhựa

3

ĐM

Đổi màu

4


KHSX

Kế hoạch sản xuất

5

MMTB

Máy móc thiết bị

6

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

7

TK

An tồn lao động

Thay khuôn

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn vật tư nhựa

Bảng 3.2. Bảng trọng lượng chi tiết vật tư nhựa
Bảng 3.3. Quy định thời gian sấy nhựa
Bảng 3.4. Bảng tổng kết vật tư nhựa tháng 09/2016
Bảng 3.5. Bảng theo dõi nhựa phế thải năm 2016
Bảng 4.1. Các nguyên nhân gây ra sản phẩm NG tháng 02/2017

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ biến động doanh thu qua 3 năm 2014 – 2016
Sơ đồ 1.2.

Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH CN PLUS Việt Nam

Sơ đồ 3.1.

Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ bố trí khu vực cung cấp nhựa

Sơ đồ 3.3.

Sơ đồ bố trí khu vực nhựa tồn tại kệ

Sơ đồ 3.4.

Q trình cung cấp nhựa

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tỉ trọng các nhóm nhựa sản xuất tháng 09/2016
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ theo dõi % nhựa vệ sinh 2016

Biểu đồ 4.1. Nguyên nhân dẫn tới lượng nhựa trả lại về kho lớn

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Nhà máy PLUS tại Biên Hịa – Đồng Nai
Hình 1.2. Các sản phẩm của PLUS
Hình 1.3. Mạng lưới phân phối các sản phẩm của PVI

vii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
3.1.

Phương pháp quan sát ................................................................................ 2

3.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 2

3.3.

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm ...................................... 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4.1.


Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3

5. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam ........... 4
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 4

1.1.1.

Tổng quan về Cơng ty......................................................................... 4

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................... 5

1.1.3.

Sản phẩm............................................................................................. 7

1.1.4.

Thị trường tiêu thụ ............................................................................ 10

1.2.


Tình hình kinh doanh ............................................................................... 10

1.3.

Mục tiêu phát triển ................................................................................... 11

1.4.

Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ..................................... 13

1.4.1.

Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 13

1.4.2.

Nhiệm vụ của các phòng ban ............................................................ 13

1.5.

Cơ cấu sản xuất và quy trình sản xuất ..................................................... 15

Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nguyên vật liệu ........................... 16
2.1.

Tầm quan trọng của tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu ............... 16

2.1.1.


Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu ......................................... 16

2.1.2.

Vai trò của nguyên vật liệu ............................................................... 16

2.1.3.

Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu....................................................... 16

2.1.4.

Phân loại nguyên vật liệu .................................................................. 17

2.2.

Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ....................................... 18
viii


2.2.1.

Vai trò của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ............................... 18

2.2.2.

Cơ cấu định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ..................................... 19

2.2.3.


Phương pháp xây dựng định mức nguyên vật liệu ........................... 20

2.3.

Đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất .................................................... 21

2.3.1.

Các quan điểm và chỉ tiêu đánh giá nguyên vật liệu trong sản xuất 21

2.3.2.

Vai trị của cơng tác đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất .......... 22

2.4.

Công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ............................ 22

2.4.1.

Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu .................................................... 22

2.4.2.

Lập kế hoạch vật tư ........................................................................... 22

2.4.3.

Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu ..................................................... 23


2.4.4.

Tổ chức quản lý kho ......................................................................... 24

2.4.5.

Tổ chức thu hồi phế liệu, phế phẩm ................................................. 25

2.4.6.

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu .................................... 25

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý vật tư nhựa tại Bộ phận Ép nhựa ........ 27
3.1.

Sơ lược về Bộ phận Ép nhựa ................................................................... 27

3.2.

Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa .......................................................... 29

3.3.

Tình hình quản lý nguyên vật liệu ........................................................... 32

3.3.1.

Vật tư nhựa ....................................................................................... 32

3.3.2.


Khâu lập kế hoạch nguyên vật liệu ................................................... 39

3.3.3.

Khâu cung cấp nhựa ......................................................................... 41

3.3.4.

Khâu ép nhựa .................................................................................... 48

3.3.5.

Kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp ................................................. 49

3.3.6.

Đánh giá hiệu quả quản lý vật tư nhựa ............................................. 51

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vật tư .............. 56
4.1.

Nhận xét ................................................................................................... 56

4.1.1.

Ưu điểm ............................................................................................ 56

4.1.2.


Nhược điểm ...................................................................................... 57

4.2.

Giải pháp .................................................................................................. 59

4.2.1.

Xây dựng bảng định mức nguyên vật liệu ........................................ 59

4.2.2.

Đẩy mạnh công tác 5S tại nhóm cung cấp nhựa ............................... 61

4.2.3.

Nâng cao hiệu quả khâu lập kế hoạch yêu cầu nhựa ........................ 63

4.2.4.

Tăng cường sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu .................... 65

4.2.5.

Đảm bảo chất lượng nhựa ................................................................. 66
ix


4.2.6.


Tăng cường hợp tác giữa các nhóm .................................................. 68

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 71

x


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp luôn

cố gắng vận động và phát triển để tạo lợi thế so với các đối thủ trong ngành. Những
vấn đề cạnh tranh trên ngày càng khốc liệt, không chỉ là sự cạnh tranh về mẫu mã,
kiểu dáng mà còn là sự cạnh tranh của giá cả sản phẩm. Mong muốn tạo ra sản phẩm
chất lượng với giá cả phải chăng luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới.
Nguyên vật liệu là yếu tố nền tảng và căn bản để tạo nên sản phẩm. Với tỷ trọng
chiếm tới khoảng 60 - 70% tổng chi phí sản phẩm, cơng tác quản lý nguyên vật liệu
cần được quan tâm và quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết cách để sử dụng nguyên
vật liệu một cách hợp lý và tiết kiệm, điều này sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất một
cách đáng kể. Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì lợi nhuận mang lại sẽ càng
cao.
Cơng ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam là một nhà máy sản xuất được
áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại, luôn đổi mới và áp dụng các cách thức
mới để tăng hiệu quả sử dụng vật tư sản xuất. Nhà máy đã có nhiều biện pháp để đạt
được sản phẩm chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Song vẫn có một số vấn đề khó khăn
mà nhà máy đang gặp phải.

Qua q trình tìm hiểu tơi quyết định chọn đề tài sau đây để nghiên cứu:
“Hồn thiện cơng tác quản lý vật tư sản xuất (vật tư nhựa) tại Bộ phận Ép
nhựa – Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam”.

1


2.

Mục tiêu của đề tài
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu từ đó phân tích hoạt động quản lý nguyên

vật liệu tại bộ phận ép nhựa, công ty TNHH Cơng Nghiệp PLUS Việt Nam. Qua phân
tích này đưa ra các ưu, nhược của công tác quản lý vật tư tại nhà máy từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Mục tiêu của đề tài là nhằm
hoàn thiện hệ thống quản lý vật tư, giúp doanh nghiệp có những chính sách quản lý
hiệu quả và hợp lý hơn.
3.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để đưa

ra được các nhận định chính xác về công tác quản lý vật tư tại bộ phận. Một số phương
pháp nghiên cứu sử dụng trong bài:
3.1.

Phương pháp quan sát
Phương pháp được vận dụng qua việc quan sát, xem xét quá trình hoạt động,

quản lý vật tư. Việc tìm hiểu cơng tác quản lý vật tư qua việc quan sát từ thực tế sẽ

giúp đưa ra những nhận định chính xác và khách quan.
3.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu
Những tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý vật tư sẽ được tiến hành thu thập.

Căn cứ vào đây sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu và đưa ra các đánh giá về công tác
này.
3.3.

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Việc sử dụng các dữ liệu trong quá khứ sẽ giúp đánh giá được hiệu quả của công

tác quản lý. Sử dụng các dữ liệu thống kê trong quá khứ về các kết quả đạt được trong
thời gian trước và tiến hành phân tích, đánh giá sẽ có cái nhìn chính xác về hiệu quả
cũng như khả năng của doanh nghiệp trong công tác quản lý vật tư.
4.
4.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình tổ chức và thực hiện công tác quản lý vật tư

tại Bộ phận Ép nhựa – công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam. Trong đó những
đối tượng nghiên cứu cụ thể là nguyên vật liệu, con người, quy trình thực hiện…

2


4.2.


Phạm vi nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại Bộ phận Ép nhựa - công ty TNHH

Công Nghiệp PLUS Việt Nam.
5.

Kết cấu luận văn
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh sách bảng biểu, đồ thị, phụ lục…bài luận văn

gồm có các nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Công Nghiệp PLUS Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nguyên vật liệu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý vật tư nhựa tại Bộ phận Ép nhựa .
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vật tư.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Cơng Nghiệp PLUS Việt Nam
1.1.

Q trình hình thành và phát triển

1.1.1.

Tổng quan về Cơng ty

 Trụ sở chính: Số 3, đường 1A Khu Cơng Nghiệp Biên Hịa II, Đồng Nai;

Website: www.plusvietnam.com.vn;
Ngày thành lập: 5/1995;
Tổng vốn đầu tư: 6,680,000.00 USD;
Vốn pháp định: 2,300,000.00 USD;
Lĩnh vực kinh doanh: Văn phòng phẩm.
 Nhà máy tại Nhơn Trạch: Lô T1, đường 3 & 10, Khu Công Nghiệp Nhơn
Trạch, Hiệp Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
 Văn phòng đại diện: 422 – 424 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình
Thạnh, Tp.HCM.
PLUS Việt Nam – PVI (PLUS Vietnam Industry) là một trong những nhà máy
chuyên sản xuất các sản phẩm văn phịng phẩm của tập đồn PLUS Nhật Bản – PSC
(PLUS Stationery Corporation). Hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất tại nhà máy
PLUS Việt Nam.
Công ty chuyên sản xuất các dụng cụ bấm kim, băng xóa, tệp hồ sơ và các vật
dụng văn phịng phẩm khác. Với nguồn lực gần 2,500 người được đào tạo kỹ lưỡng,
công nghệ hiện đại cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015,
hệ thống quản lý mơi trường ISO 14001:2004, PLUS Việt Nam có khả năng tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản
cũng như trên toàn thế giới.
Các sản phẩm của PLUS Việt Nam được sản xuất trên công nghệ hiện đại và
tiên tiến của Nhật Bản. Công ty không ngừng cải tiến liên tục không chỉ để nâng cao
năng suất lao động và mà cịn nhằm mục đích làm hài lịng khách hàng một cách cao
nhất.
Với triết lý kinh doanh “Giá trị mới, sự hài lòng mới”, PLUS Việt Nam tự ý
thức rằng phải luôn sáng tạo, không ngừng cải tiến, tự động hóa dây chuyền sản xuất,
lắp ráp để đem lại sự khác biệt cho sản phẩm tạo niềm vui cho khách hàng và đưa sản
4


phẩm PLUS ra tồn thế giới. Đó chính là thách thức mà mỗi nhân viên PLUS đều

phải phấn đấu thực hiện. Và sau mỗi mục tiêu đã đạt được, họ lại đặt những mục tiêu
mới cao hơn và thử thách hơn để chinh phục.
Giá trị quan của PLUS là:
- Luôn có tinh thần khách hàng là số 1;
- Ln đứng trên quan điểm của người tiêu dùng để suy nghĩ;
- Tôn trọng và hỗ trợ tự do trong suy nghĩ và cá nhân;
- Thiết kế với sự cống hiến và lịng kiên trì;
- Ln ln tự thử thách và đổi mới.

Hình 1.1. Nhà máy PLUS tại Biên Hịa – Đồng Nai
1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển

Từ tháng 5/1995:
Cơng ty TNHH Công Nghiệp PLUS nhận giấy phép đầu tư kinh doanh vào
tháng 5/1995. Nhà máy sản xuất đầu tiên của PVI là tại Biên Hòa, Đồng Nai. Nhà
máy được xây dựng với vốn đầu tư ban đầu là 6,680,000 USD và diện tích xây dựng
là 16,500m2. Số lượng cơng nhân viên ban đầu là 25 người. Sản phẩm đầu tiên Công
ty cho ra đời là bấm kim ST - 010FE.
Giai đoạn 1996-1999:
Nhà máy bắt đầu nhập dây chuyền sản xuất băng chính xác từ Nhật. Nhà máy
đầu tiên của PVI chính thức đi vào vận hành. Các sản phẩm của Công ty dần dần đa
dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng và chủng loại: bấm kim (PS-10X, PS-10F, PS-10W)
5


và kim bấm NO.10, kim bấm PS-10N, băng xóa V, ECO, MINI, kẹp từ, xóa bảng,
mở bao thư… Do quy mô sản xuất tăng lên, số lượng nhân công cũng tăng lên 222
người. Đây là giai đoạn phát triển và mở rộng của Công ty.

Giai đoạn 2000-2002:
Việc được công nhận ISO 9002:1994 đã chứng tỏ các sản phẩm của PLUS đạt
được những tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, tăng lòng tin trong khách hàng. Nhà
máy tiến hành xây dựng nhà kho với diện tích 3,280 m2 nằm trong khu vực nhà máy
nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. Việc mở rộng sản xuất tiếp tục
được chú trọng. Nhà máy bắt đầu đưa phân xưởng PP File vào sản xuất và tiếp tục
đưa ra một loạt các sản phẩm mới: bấm kim 3 chiều, bấm kim Tacka, băng xóa MR,
bìa lá (Clear File)… Số lượng nhân cơng tiếp tục tăng lên 658 người.
Giai đoạn 2003-2005:
Nhà máy tiếp tục được công nhận ISO 9001:2000. PVI cho xây dựng nhà máy
thứ 2 ở Biên Hòa, Đồng Nai. Nhà máy thứ 2 được thành lập chứng tỏ sự lớn mạnh
của PVI. Công ty thực hiện hoạt động quản lý theo công cụ TPM (Total Productive
Maintenance) và TQM (Total Quality Management). Đây là cơng cụ hữu ích đảm bảo
chất lượng cho sản phẩm và ổn định trong quá trình sản xuất. Phân xưởng sản xuất
File giấy được đưa vào hoạt động. Một số sản phẩm mới của Công ty trong giai đoạn
này như: bìa hồ sơ giấy, băng xóa PETIT, PP Holder, băng dán Noripia, băng xóa
ME, túi giấy, bìa giấy IF… Để đáp ứng với quy mô sản xuất này, lượng nhân công
tăng lên 1,800 người.
Giai đoạn 2006-2009:
PVI bắt đầu phát triển kế hoạch bán hàng tại thị trường Việt Nam. Nhà máy thứ
3 tại Nhơn Trạch được xây dựng. Nhà máy có những bước thử nghiệm đầu tiên vào
việc xây dựng nhà máy thứ 4 để tăng cường sản xuất các loại File. Một số sản phẩm
mới tiếp tục được ra đời như: Bìa lá Dejavu, băng xóa Slide, băng xóa Flex Gun và
Pal, bìa nút, bìa cây, bìa dán gáy… Vào năm 2006 số lượng nhân công tăng tới 2,300
người và sau đó ổn định ở mức 1,850 người.
Giai đoạn 2010 đến nay:
Nhà máy thứ 4 của PVI chính thức đi vào hoạt động tại Bình Dương. Cơng ty
cho nhập các sản phẩm văn phòng từ Nhật và bán tại Việt Nam. PVI cho sản xuất các
6



chủng loại sản phẩm mới như: kéo, băng trang trí. Số lượng công nhân viên là 2,430
người vào tháng 1/2017.
1.1.3.

Sản phẩm

Sản phẩm Công ty nằm ở phân khúc sản phẩm có chất lượng cao.
Sản phẩm của Cơng ty gồm: băng xóa, băng dán, bấm, kéo và bìa…

7


BĂNG XĨA (CORRECTION TAPE) BĂNG TRANG TRÍ
Băng xóa MR2

(DECORATION TAPE)

Băng xóa V – Whiper V

Băng trang trí Petit – Petit Deco Rush

Băng xóa Mini

Băng trang trí Deco Rush & Băng xóa

Băng xóa Push Pull & băng xóa Petit – Rush – Deco Rush & Whiper Rush
Whiper Push Pull & Whiper Petit,…
BĂNG DÁN


HỌC, VIẾT

Băng dán Norino Beans – Glue tape Tập học sinh
Norino beans

Bút chì & gơm, tẩy

Băng dán Norino

Túi viết

Băng dán Hyper & hồ khơ
BẤM

BÌA

Bấm kim

Bìa cịng

Bấm khơng dùng kim và kẹp từ
BÌA LƯU TRỮ MÀU SẮC

KÉO

Kéo cắt thơng dụng và kéo cắt tiêu Bìa một kẹp
chuẩn

Bìa cịng nhẫn


Kéo lưỡi cong

Bìa cịng D

Kéo dạng bút

Bìa hồ sơ lá

Dao và dụng cụ mở bao thư

Sổ lưu danh thiếp

BÌA HỒ SƠ NHỰA

BÌA HỒ SƠ GIẤY

Bìa lá

Bìa hồ sơ giấy

Bìa lỗ

Túi giấy PF & bìa giấy IF

Bìa trình ký và bìa phân trang

Hộp hồ sơ giấy A4E & Hộp hồ sơ giấy

Bìa nút và túi cá nhân


A4S

8


BĂNG DÁN 710

HỘP HỒ SƠ GIẤY A4-S
BĂNG XÓA MINI

KÉO CẮT GIẤY

BẤM KIM PITA - HIT

KÉO CẮT GIẤY

Hình 1.2. Các sản phẩm của PLUS

9


1.1.4.

Thị trường tiêu thụ

Các sản phẩm của PLUS được xuất khẩu 95% sang Nhật và các nước lân cận
như Singapore, Malaysia, Mỹ, Taiwan, Korea…, 5% còn lại bán tại thị trường Việt
Nam.
Mạng lưới phân phối của PVI trên thế giới:


Hình 1.3. Mạng lưới phân phối các sản phẩm của PVI
(Nguồn: Bộ phận Tổng vụ)
Khách hàng của Công ty gồm khách hàng tiêu dùng và khách hàng công nghiệp.
Khách hàng tiêu dùng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng… Nơi phân phối
tập trung ở các khu chuyên văn phòng phẩm, nhà sách, siêu thị… Khách hàng thứ hai
là các khách hàng công nghiệp. Các khách hàng công nghiệp mua hàng cũng thông
qua các kênh phân phối như trên, tuy nhiên đối với các khách hàng có nhu cầu lớn thì
sẽ mua tại các nhà phân phối lớn hoặc ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy sản xuất
PVI để đặt hàng.
1.2.

Tình hình kinh doanh
Doanh thu của các năm ln ở mức trên 70 triệu USD. Con số trên chứng tỏ

tình hình kinh doanh ln duy trì ở mức cao và ổn định. Doanh thu cao đã thể hiện
được niềm tin, sự ưa chuộng đối với các sản phẩm do PLUS làm ra.

10


Cụ thể doanh thu qua 3 năm 2014, 2015, 2016 lần lượt như sau:
Năm

Doanh thu

2014

$ 78,072,292

2015


$ 71,246,979

2016

$ 74,715,283
(Nguồn: Bộ phận Tổng vụ)

80000000
78000000
76000000
74000000
72000000
70000000
68000000
66000000
2014

2015

2016

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ doanh thu qua 3 năm 2014 – 2016

1.3.

Mục tiêu phát triển
Khách hàng mục tiêu của Công ty không chỉ là các Công ty B2B hoặc hộ gia

đình B2C mà cịn dành cho các cá nhân sử dụng trong Cơng ty B2B2C. Vì vậy, một

trong những bí quyết kinh doanh quan trọng là tạo ra sự vui vẻ, kích thích, mong
muốn sử dụng sản phẩm của con người. Thấu hiểu triết lý này, PVI luôn ý thức rằng
cần phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và độc đáo dựa trên thiết kế và tính
năng sản phẩm.
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật: PVI nghiên cứu và phát triển máy móc tự
động và bán tự động nhằm phục vụ công việc sản xuất, hiện tại Cơng ty đang cố gắng
cải tiến máy móc để sản xuất sản phẩm mới. Đây là một công việc đầy khó khăn, địi
hỏi một giải pháp hợp lý để đạt được kết quả cao cũng như giải quyết vấn đề được
11


nêu ra. Nhưng vì chất lượng của sản phẩm và sự hài lịng của khách hàng, điều đó
thực sự rất đáng để Cơng ty thực hiện.
Nhắm vào vị trí nhà sản xuất văn phòng phẩm số 1 Thế Giới: Hiện tại Tập đoàn
PLUS đang sản xuất trên 1500 mã sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản như
băng xóa, băng dính, file hồ sơ, kim bấm, bấm kim…. Tỷ lệ tăng trưởng của Tập đoàn
đang tăng cao cùng với chất lượng và hiệu quả sản xuất nhằm hướng tới vị trí nhà sản
xuất văn phịng phẩm số một thế giới. Tập đoàn PLUS mong muốn cung cấp cho mọi
người trên thế giới những sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ, cải thiện làm cho cuộc sống và
nơi làm việc thêm tiện lợi, thỏa mái và thơng minh, đóng góp cho sự phát triển của
xã hội.

12


Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

1.4.
1.4.1.


Cơ cấu tổ chức

Công ty được tổ chức theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH CN PLUS
(Nguồn: Bộ phận Tổng vụ)
1.4.2.

Nhiệm vụ của các phòng ban

Bộ phận Lắp ráp (Assembly): Là bộ phận thực hiện khâu cuối cùng tạo nên sản
phẩm hoàn chỉnh. Tại đây, các bán thành phẩm sẽ được lắp ráp để tạo nên sản phẩm
chuẩn bị đưa ra thị trường. Các sản phẩm sau khi lắp ráp phải đảm bảo tiêu chuẩn
chất lượng của Công ty đề ra.
Bộ phận Flat file: Chuyên sản xuất các loại file giấy. Nhằm nâng cao chất lượng
và tăng năng lực cạnh tranh, các sản phẩm không ngừng được cải thiện và bổ sung
thêm nhiều mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bộ phận Clear file: Chuyên sản xuất các file nhựa với mục đích trở thành nhà
sản xuất Clear file hàng đầu Châu Á.
Bộ phận Kim bấm (Staple): Sản xuất kim bấm trên thiết bị dây chuyền công
nghệ hiện đại, đạt yêu cầu chất lượng Nhật Bản.

13


×