Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ những người bạn nhỏ của Phạm Hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.17 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
CHƯƠNG 1. PHẠM HỔ VÀ THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI..............................5
1.1. Cuộc đời.......................................................................................................5
1.2. Sự nghiệp.....................................................................................................6
1.3. Thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi..................................................................7
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG QUA TẬP THƠ NHỮNG NGƯỜI BẠN
NHỎ CỦA PHẠM HỔ........................................................................................14
2.1. Những người bạn trong thế giới loài vật......................................................14
2.1.1. Những người bạn gần gũi với con người..................................................14
2.1.2. Những người bạn sống trong môi trường nước.........................................17
2.1.3. Những người bạn sống trên trời................................................................19
2.2. Hình ảnh lồi vật hiện lên ngộ nghĩnh, đáng yêu......................................21
2.3. Nhận biết về thế giới xung quanh.................................................................23
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT QUA TẬP THƠ NHỮNG NGƯỜI BẠN
NHỎ CỦA PHẠM HỔ........................................................................................26
3.1. Hình ảnh lồi vật gần gũi, quen thuộc với các bạn nhỏ...............................26
3.2. Sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hóa..............................................28
3.3. Sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh.................................................32
3.4. Sử dụng hình thức hỏi - đáp.........................................................................34
3.5. Sử dụng hình thức mơ phỏng âm thanh, nhịp điệu độc đáo.........................39
KẾT LUẬN.........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................43


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phạm Hổ là một cây bút viết cho thiếu nhi rất thành công. Thơ văn của ơng
giàu trí tưởng tượng, vui tươi, ngộ nghĩnh, dễ đọc, dễ nhớ hợp với tâm lý trẻ thơ.
Ông cung cấp cho thiếu nhi nhiều chuyện rất thật mà cũng lạ vô cùng của thiên
nhiên, của đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Phạm Hổ là nhà thơ được sự mến
mộ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Trong sự nghiệp văn chương, ông đã
viết 25 tập thơ, 35 tập truyện, 20 kịch bản sân khấu và hoạt hình. Tác giả cũng
đạt được nhiều giải thưởng danh giá của Hội văn học Việt Nam. Những sáng tác
của ông thể hiện niềm say mê, tâm huyết trong đó phải kể tới Chú bị tìm bạn,
Những người bạn im lặng, Bạn trong vườn …và một tập thơ đáng yêu không thể
khơng nói tới là Những người bạn nhỏ. Mỗi bài thơ hóm hỉnh, đáng u, sảng
khối riêng nhưng khơng kém phần sâu sắc và ý nghĩa. Những sáng tác của
Phạm Hổ nói chung, tập thơ Những người bạn nhỏ nói riêng cũng thu hút giới
nghiên cứu và những người mến mộ xưa nay. Tuy vậy, để khảo sát cụ thể và sâu
sắc hơn, đầy đặn hơn tập thơ đáng yêu này vẫn cịn là việc hữu ích và cần thiết.
Là giáo viên Tiểu học trong tương lai, việc tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm
văn chương sẽ giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều khi trau dồi kiến thức, bồi
dưỡng tâm hồn phong phú. Những bài thơ của Phạm Hổ cũng là món quà đối
với trẻ em lứa tuổi Tiểu học. Các em sẽ thêm yêu thế giới xung quanh, yêu bạn
bè. Văn học giúp các em hoàn thiện nhân cách, rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ,
phát triển tư duy, cảm xúc đẹp. Với những lý do trên, tôi xin mạnh dạn được
chọn đề tài nghiên cứu cho riêng minh với đề tài “Tìm hiểu giá trị nội dung và
nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ.”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề này,tôi điểm những công trình,
những ý kiến tiêu biểu về thơ Phạm Hổ và tập thơ Những người bạn nhỏ. Với 60

năm cầm bút, Phạm Hổ thường có mặt trong những tuyển tập văn học sang
trọng. Có thể khẳng định, viết cho thiếu nhi mới là tâm huyết một đời của Phạm
2


Hổ. Ông từng tâm sự : “Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn chọn nghề cũ:
làm thơ, viết văn cho các em đọc, vẽ tranh cho các em xem nữa" ( Nhà văn Việt
Nam hiện đại NXB Hội nhà văn 1996). Trên những ý kiến tiêu biểu về sự nghiệp
sáng tác của nhà thơ Phạm Hổ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam, nhiều
nhà nghiên cứu khẳng định Phạm Hổ là một nhà thơ tâm huyết đối với trẻ em.
Đến với trẻ bằng cả một tấm lòng yêu thương và trân trọng.
Những nhận xét, đánh giá tập thơ Những người bạn nhỏ có những ý kiến
đáng quan tâm sau:
- Vân Thanh với bài “Thơ viết cho thiếu nhi buổi đầu những năm 60” (Tạp
chí văn học, tháng 6 năm 1963) có nhận xét : Những người bạn nhỏ của Phạm
Hổ viết cho lứa tuổi bé hơn, nhiều bài thơ trong tập có ý nghĩa mở rộng tri thức
cho các em như: Xe chữa cháy,thỏ em hỏi chị …”
- Nhà thơ Trần Thanh Địch đánh giá : "Phạm Hổ là một trong những nhà
văn lâu nay đã đóng góp cho văn học chúng ta khá nhiều truyện và thơ cho
người lớn cũng như cho trẻ em. Những chủ đề tác giả hay khai thác thường xoay
quanh những sự vật, những tình cảm bình thường trong sinh hoạt bình thường
của chúng ta" ( Những người bạn nhỏ, Một tập thơ đáng yêu - Tạp chí văn học
số 6-1964)
- Nhà thơ Định Hải thì cho rằng: “Thơ Phạm Hổ nặng về khai thác những
khía cạnh tình cảm của nhi đồng. Thơ anh uyển chuyển, giàu nhạc điệu, gần gũi
với đồng dao. Bạn đọc thường nhắc tới những bài thơ như Xe chữa cháy, Chú bị
tìm bạn” ( Báo văn nghệ số 468, 29.9.1972)
- Theo Vũ Duy Thơng thì : "Một cách tự nhiên thơ Phạm Hổ thiên về bạn
đọc nhỏ tuổi từ 5-8 tuổi. Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em ấn tượng đầu tiên
anh để lại là : Đây là con người yêu trẻ tới mức đắm đuối, không bao giờ no

chán, một con người luôn khao khát tìm đến trẻ, để hiểu và yêu chúng
hơn"( "Con đường đến với trẻ thơ " trong Bàn về văn học thiếu nhi 1983) .
- Nhìn chung từ những năm 60 cho tới nay đã có khá nhiều lời nhận xét và
phê bình về nội dung và nghệ thuật thơ của Phạm Hổ, nhưng chưa có cơng trình
nào khai thác sâu về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Những người bạn nhỏ
3


của ơng. Dựa trên những thành tựu đã có của giới nghiên cứu, tiếp thu những ý
kiến đó, tơi tiếp tục tìm hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ
thuật tập thơ Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ .
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tập thơ Những người bạn nhỏ của Phạm
Hổ, khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuât của tập thơ; ý nghĩa giáo dục
trẻ em Tiểu học và công việc sau này của bản thân thông qua thực thi đề tài này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tim hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật Những người bạn nhỏ in trong
Tuyển tập Phạm Hổ ( NXB Văn học 1961).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tập thơ Những người bạn nhỏ của
Phạm Hổ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những kiến thức chung liên quan tới thơ ca.
- Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Phạm Hổ.
- Giá trị nội dung tập thơ Những người bạn nhỏ.
- Giá trị nghệ thuật: hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật, tình huống đối
thoại trong thơ, mơ phỏng âm thanh, nhịp điệu trong tập thơ Những người bạn
nhỏ.
6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Khi thực hiện luận văn này, người viết sẽ thống kê
để xác định những hiện tượng mang tính phổ biến,
Phương pháp phân tích tổng hợp: Tơi sử dụng phương pháp phân tích như
một cơng cụ để tìm hiểu cụ thể một đặc điểm nào đó về nội dung và nghệ thuật
trong các tác phẩm thơ của Phạm Hổ. Tuy nhiên, phân tích cần đi liền với tổng
hợp để các kết luận khơng mang tính ngẫu nhiên vun vặt mà thể hiện sự đánh
giá mang tính khái quát và thuyết phục hơn.
4


CHƯƠNG 1.
PHẠM HỔ VÀ THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI
1.1.

Cuộc đời

Nhà thơ Phạm Hổ có bút danh là Hồ Huy. Ơng sinh ngày 28/11/1926 tại xã
An Nhơn, huyện An Nhơn, Bình Định. Thủa nhỏ Phạm Hổ đi học ở trường làng.
Sau đó, ơng học tiểu học ở Tam Kỳ, Huế rồi theo học trường Quốc học ở Quy
Nhơn. Năm 1943, ông thi đỗ Thành (tức trung học cơ sở), chưa kịp thi tú tài thì
cách mạng tháng 8 thành cơng, ơng đi theo cách mạng rồi hoạt động văn nghệ từ
đó. Ông làm công tác thông tin tuyên truyền tại thị xã Nguyễn Huệ (Quy Nhơn),
sau đó làm thư ký thường trực của ở chi hội Văn hóa cứu quốc Bình Định do
nhà thơ Trần Mai Ninh làm chi hội trưởng.
Năm 1947, ơng làm biên tập viên báo “Tin tức Bình Định” rồi được cử đi
học tại lớp hội họa kháng chiến liên khu V do họa sĩ Nguyên Đỗ Cung phụ
trách. Sau khóa học ơng về làm cán bộ sáng tác của chi hội Liên khu V và được
bầu làm ủy viên Ban chấp hành đoàn Hội họa Liên khu V.
Năm 1949-1950, ông được đi dự hội nghị văn nghệ ở Việt Bắc và được bầu
làm ủy viên Ban chấp hành chi hội văn nghệ liên khu V.

Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, làm công tác đối ngoại ở Hội văn nghệ
Trung Ương. Ông là một trong những thành viên (cùng với Nguyễn Huy Tưởng,
Tơ Hồi, Thy Ngọc, Nguyễn Kiên…) sáng lập ra NXB Kim Đồng (1957) và có
nhiều đóng góp cho sự trưởng thành và phát triển khơng ngừng của nhà xuất bản
dành riêng cho thiếu nhi này.
Năm 1960, ông làm Biên tập viên tại nhà xuất bản Văn học. Từ 1965 1983, ông làm biên tập viên ở tuần báo văn học (sau đổi thành Báo Văn Nghệ).
Ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1947.
Năm 1983, ông công tác tại Hội Nhà Văn, làm ở tiểu ban Văn học thiếu
nhi. Tiếp đó, ơng được cử làm chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi và Phó
trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam.

5


Nhà thơ Phạm Hổ không những chỉ viết thơ văn cho thiếu nhi mà còn một
số tác phẩm viết cho người lớn cũng được đón đọc.
Có thể nói Phạm Hổ là nhà văn đa tài. Ngồi thơ, văn, kịch ơng cịn viết cả
lý luận phê bình và dịch thuật. Ở mỗi thể loại tác giả đều để lại dấu ấn riêng
trong mỗi sáng tác của Phạm Hổ và đằm thắm tình người. Năm 1994 ơng nghỉ
hưu. Năm 2001, ơng được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật,
Ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội, thọ 81 tuổi.
1.2.

Sự nghiệp

Nhắc tới Phạm Hổ trước hết phải nhắc tới sự nghiệp văn chương và những
đóng góp của ông cho nền văn học thiếu nhi nước nhà. Ông sáng tác nhiều thể
loại: thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch và phê bình văn học… cho
cả người lớn và trẻ em. Dù viết văn xuôi, kịch hay thơ … bất cứ thể loại nào,
người đọc cũng nhận ra "chất thơ" trong tác phẩm của Phạm Hổ.

Tính từ tập thơ đầu tiên Em tre (1949) đến năm 1993, Phạm Hổ đã có 11
tập thơ, 9 tập truyện, 4 vở kịch viết cho các em. Ngồi ra, ơng có 8 tập thơ, văn
cho người lớn.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Phạm Hổ hoạt động văn nghệ ở
liên khu V. Ông in tập Em vẽ Bác Hồ (1948) và Lúa non (1952). Hai tập thơ này
bắt đầu bộc lộ thiên hướng viết cho thiếu nhi của ông.
Với hơn 60 năm chuyên tâm sáng tác, ông cho ra đời 25 tập thơ trong đó
chủ yếu dành cho thiếu nhi. Những tập thơ tiêu biểu và được trao giải thưởng
văn học gồm:
- Tập thơ Chú bị tìm bạn giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm
1957-1958.
- Chú vịt bông (thơ) giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm
1967-1968.
- Những người bạn im lặng (thơ) giải chính thức về thơ viết cho thiếu nhi
của hội đồng văn học thiếu nhi , Hội nhà văn Việt Nam (1986).

6


- Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch cho thiếu nhi do Hội nghệ sĩ sân khấu
tổ chức với vở kịch Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1986).
Viết cho các em, ngòi bút của Phạm Hổ khá linh hoạt với những cách
chuyển đổi từ góc nhìn đến giọng điệu, lúc là giọng điệu trẻ thơ nói với nhau,
lúc là giọng các cháu trò chuyện với thế giới thiên nhiên và cũng có lúc là giọng
của một người ơng, một người cha, người anh ôn tồn, nhân hậu… Thế giới trẻ
thơ trong sáng tác của Phạm Hổ khá phong phú, vừa gần gũi với những trò chơi,
sinh hoạt học hành, lại vừa dẫn dắt suy tưởng làm tâm hồn các em bay bổng
hơn.
1.3.


Thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi

Những ai quan tâm tới nền văn học Việt Nam hiện đại hẳn đều biết tên tuổi
nhà văn Phạm Hổ. Ông là một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Hơn nửa thế
kỷ cầm bút, Phạm Hổ đã tạo được một sự nghiệp văn chương phong phú bao
gồm thơ, truyện và kịch. Dù viết theo thể loại nào, Phạm Hổ cũng đều đạt được
những thành cơng quan trọng. Ơng thực sự đã tạo được cho mình một phong
cách nghệ thuật riêng.
Nói riêng về thơ, Phạm Hổ có khoảng 20 tập thơ. Thơ Phạm Hổ, như Vũ
Duy Thông nhận xét “thiên về lứa bạn đọc nhỏ tuổi, từ 5 đến 8 tuổi” [1]. Đây là
lứa tuổi có những đặc thù riêng về tâm lý tiếp nhận thơ ca. Trên cơ sở hiểu biết
về đối tượng, Phạm Hổ đã khơng ngừng tìm tịi những nội dung, những hình
thức biểu đạt phù hợp, khiến cho mỗi bài thơ là một niềm vui dành tặng cho các
em.
Trước khi bàn vào thơ, thiết nghĩ cần nói đơi điều về quan niệm làm thơ
cho các em của Phạm Hổ. Không thuộc loại người thích tun ngơn nhưng đây
đó, ơng cũng đã có những phát biểu về thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Có thể quan
sát điều đó qua các bài Những bài thơ nho nhỏ và Thêm mấy suy nghĩ về việc
làm thơ cho nhi đồng.
- Khác với nhiều người, Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới tâm hồn
trẻ thơ. “Đối với tôi, được viết cho các em là cả một hạnh phúc”. Rất nhiều lần,
7


ông đã phát biểu như vậy. Tinh thần đó, một lần nữa ta lại bắt gặp trong Những
bài thơ nho nhỏ, một bài thơ có tính chất tâm tình về chuyện lập ngôn.
“Suốt đời tôi chỉ mơ
Được viết cho các em
Những bài thơ nho nhỏ”,
“Thật đơn sơ là hạnh phúc của tôi được viết cho các em những bài thơ nho

nhỏ”.Làm thơ cho lứa tuổi nhi đồng có những địi hỏi riêng về nguyên tắc sáng
tạo. Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ lại mơ ước viết nên “những bài thơ
nho nhỏ”. Quy mơ đó là phù hợp với tầm đón nhận của các em. Nhưng đây là
lứa tuổi ưa thích sự đa dạng, mới lạ nên thơ phải “như những hòn bi xanh, đỏ”,
“như những quả quýt, quả cam”... vừa gần gũi mà vừa hấp dẫn. Mỗi bài thơ cho
các em phải là “những ô cửa xinh xinh” mở ra những ơ trời xanh để các em “đón
hương lúa thơm và tiếng hót chim trời”. Sứ mệnh thơ cho lứa tuổi nhi đồng, theo
Phạm Hổ là mang lại cho các em một niềm vui thật sự.
- Năm 1982, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập, nhà xuất
bản Kim Đồng đã tổ chức cuộc Hội thảo về “Sáng tác thơ cho thiếu nhi”. Tại hội
thảo này, nhà thơ Phạm Hổ đã đọc tham luận Thêm mấy suy nghĩ về việc làm
thơ cho nhi đồng. Trong bài viết này, Phạm Hổ nêu lên nhiều vấn đề có ý nghĩa
đối với người sáng tác. Ơng cho rằng, trong thơ cho nhi đồng, nhất thiết phải có
hình tượng thiên nhiên. Theo ông, thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp. “Bằng
chính cái đẹp, thiên nhiên dạy cho ta yêu cái đẹp. Bằng chính sự phong phú,
thiên nhiên gợi cho ta nên có cuộc sống phong phú về vật chất, về tinh thần”.
Ơng cũng địi hỏi thơ cho lứa tuổi nhi đồng cần phải vui tươi, hấp dẫn. Muốn
vậy, nghệ thuật thơ phải có sự biến hố về nhạc điệu, ngơn từ, màu sắc và hình
tượng. Một vấn đề khác cũng được nhà thơ quan tâm là con đường tạo vốn của
người viết. “Theo tôi vấn đề vốn vẫn là một trong những vấn đề gốc gác và có
tính quyết định nhất” [2]. Phạm Hổ tán đồng hai nguyên tắc mà K.Tsucôpxki:
một là học tập vốn cổ, hai là học tập các em, tìm hiểu đời sống tâm hồn các em.
Một sự kết hợp hài hoà trên cơ sở hoà giải giữa cảm quan của người lớn với cảm
quan tuổi thơ sẽ góp phần vào thành cơng của nhà thơ.
8


Đi vào thế giới thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi, ta bắt gặp tất cả những gì
quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em. Đó là cái kéo, cái chổi, dây
cầu chì, là con chó, con mèo, là cây na, quả khế... Tất cả đều có mặt trong thơ

ông một cách tự nhiên, dung dị. Thực ra, những nhân vật này cũng hiện diện
trong sáng tác của hầu hết các nhà thơ viết cho thiếu nhi. Vậy đâu là nét riêng
trong nghệ thuật trữ tình của Phạm Hổ?
Điều dễ nhận thấy là thơ Phạm Hổ nói nhiều về chủ đề tình bạn. Phạm Hổ
thừa nhận: “Tơi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người. Trong hơn
10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập”. Mối quan tâm của tác giả là có cơ sở
hiện thực. Trẻ em vốn rất khát khao tình bạn. Kỷ niệm dưới đây của Xuân
Quỳnh giúp ta hiểu thêm điều này: “Có lần tơi cãi nhau với một đứa bạn, hai đứa
bỏ nhau, không chơi với nhau nữa. Tơi rất buồn... về nói lại chuyện đó với bà
tơi, muốn tìm ở bà một lời cảm thơng hoặc một cách giải quyết. Thế mà bà tơi
lại bảo: “Nó khơng chơi với cháu thì thơi, cần gì, cháu ở nhà chơi với bà”. Thế
là tơi hồn tồn cơ độc. Bà tôi đâu hiểu là tôi cần chơi với bạn ấy bao nhiêu.“
[3]. Tâm sự của Xuân Quỳnh phản ánh một khát vọng chung của trẻ em. Chỉ với
bạn, các em mới thực sự có được nét đồng điệu trong hoạt động vui chơi, học
tập. Hứng thú hoạt động nhờ thế mới được phát huy tối đa, niềm vui mới được
trọn vẹn.
Dấu hiệu nhận biết chủ đề tình bạn trong thơ Phạm Hổ trước hết là ở việc
đặt tên cho các tập thơ: Chú bị tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn im
lặng, Những người bạn ồn ào... Đi vào văn bản, ta thấy cảm hứng tình bạn xuyên
thấm ở hầu hết mọi bài thơ, tập thơ. Dù viết về điều gì, Phạm Hổ cũng đều gợi
lên cho các em một câu chuyện tình bạn. Một chú bị đi lang thang trong chiều
với tiếng “ậm...ị...” đã trở thành hình ảnh đáng yêu trong nỗi thiết tha gọi bạn.
Tôi muốn nói đến trường hợp bài thơ Chú bị tìm bạn. Bài thơ này được Phạm
Hổ viết vào năm 1952. Gợi nguồn cảm hứng cho nhà thơ là hình ảnh những chú
bị chiều chiều ra sơng uống nước. Đâu đó trong khơng gian chiều muộn vang
vọng tiếng “ậm... ị...”. Tứ thơ chợt đến, bài thơ hiện ra sau những thăng hoa của
cảm xúc.
9



“Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sơng uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bị chào: - kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây!
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bị cười nhoẻn miệng
Bóng bị chợt tan biến
Bị tưởng bạn đi đâu
Cứ ngối trước nhìn sau
Ậm...ị tìm gọi mãi...”.
Trong cảm quan dân gian, chú bị là biểu tượng của tính lơ ngơ (Lơ ngơ
như bị đội nón). Trong thơ Phạm Hổ, chú bị vẫn có cái lơ ngơ nhưng thật đáng
yêu. Đáng yêu ở hành vi biết chào hỏi. Đáng yêu ở hành vi thiết tha gọi bạn...
Bài thơ Chú bị tìm bạn được xem là tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm
Hổ. Sau bài thơ này, cảm hứng tình bạn như một dịng chảy tn trào mang
những hạt phù sa màu mỡ vào cánh đồng thơ Phạm Hổ. Kết quả, cánh đồng thơ
ấy cứ lấp lánh lên những sắc màu đáng yêu của tình bạn. Đúng là với Phạm Hổ,
thế giới được cấu trúc theo quan hệ tình bạn. Cái rế là bạn của cái chảo, cái nồi.
“Chảo, nồi đang bận nấu
Rế ngồi bên đợi chờ”
(Rế).
Con chó, con mèo nào có ghét nhau. Chúng chơi với nhau thật thân thiết.
“Rủ nhau chơi ú tim
Giờ đến phiên cho trốn
Mèo đảo mắt tìm quanh
Chó nấp đâu giỏi gớm
Bỗng kìa chỗ khe tủ
Chó để lộ cái đi

10


Rón rén mèo đến nơi
Oà chộp ngay lưng bạn...”
(Chơi ú tim).
Xây dựng chủ đề tình bạn là một chủ ý nghệ thuật của Phạm Hổ. Ngoài
việc đặt tên cho từng tập thơ theo chủ đề tình bạn, ơng cũng kết hợp tạo ra
những hệ thống: bạn trong nhà, bạn trong vườn, những người bạn im lặng,
những người bạn ồn ào... Tất cả những việc làm này khơng ngồi mục đích tơ
đậm cảm hứng tình bạn trong thơ ơng.
Cùng với nội dung tình bạn, Phạm Hổ cịn muốn cung cấp cho các em
những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, hiện tượng. Tuỳ từng trường hợp cụ
thể mà ông giới thiệu cho các em tên gọi hay đặc điểm hình thức, ích dụng của
sự vật.
“Chị ơi, vì sao
Hoa hồng lại khóc
Khơng phải đâu em
Đấy là hạt ngọc
Người gọi là sương
Sao đêm gởi xuống
Tặng cô hoa hồng”
(Bướm em hỏi chị).
Vẫn là bài thơ về tình bạn nhưng ở đây đã có sự lồng ghép thật tự nhiên
một tri thức về đối tượng: giọt nước trên cành hoa hồng được gọi là “giọt
sương”. Để mở mang khái niệm về nước, Phạm Hổ viết hẳn một bài thơ khác
theo lối định nghĩa.
“Nước lên xuống: biển cả
Nước nằm im: ao hồ
Nước chảy xuôi: sông suố

Nước rơi đứng: trời mưa”
(Nước)
11


Nội dung này rất dễ làm cho thơ khô khan. Phạm Hổ biết rõ điều đó.
Nhưng với ý thức “người viết cho thiếu nhi là một nhà văn nhưng đồng thời
cũng là một nhà giáo” [4], Phạm Hổ chấp nhận và tìm cách “thơ hố”. Hướng
giải quyết của ơng là khai thác tối đa các phép nhân hoá, so sánh, xây dựng các
hình ảnh liên tưởng độc đáo và vui tươi. Đọc bài thơ về cái đinh, ta ngỡ như
đang tiếp xúc với một cậu bé vui nhộn, tự hào khi làm được một việc tốt.
“... Cho chị treo gương
Cho em treo ảnh
Xong rồi hóm hỉnh
Nhơ đầu nhìn quanh”
(Đinh).
Cái chổi khác nào một cơ bé thích làm đỏm:
“Thích buộc nhiều thắt lưng
Cả đời khơng đi dép
Chổi múa dạo một vịng
Rác trong nhà biến sạch”
(Chổi).
Phép so sánh trong trường hợp sau đây giúp các em nắm được đặc điểm
của từng đồ vật:
“Dao chỉ một lưỡi
Kéo có đến hai
Mỗi người một việc
Ai nào kém ai
Cả hai đều biết
Yêu ông đá mài”

(Dao và kéo)
Những câu thơ như thế không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng tự nhiên, thiết thực.
Đặt trong yêu cầu của nghệ thuật giáo dục cho thiếu nhi, hồn tồn có thể khẳng
định, đó là những câu thơ giá trị.
12


Phạm Hổ là một nhà thơ có nhiều tìm tịi trong nghệ thuật thể hiện. Thơ
ơng đa dạng về hình thức, nhạc điệu vui tươi, ngơn từ trong sáng.
Ngồi hình thức tổ chức thơng thường, thơ Phạm Hổ cịn sử dụng các hình
thức khác. Đó là hình thức hỏi – đáp, hình thức định nghĩa và hình thức trích
dẫn. Hình thức hỏi - đáp xuất hiện nhiều trong thơ Phạm Hổ. Trong cuộc sống,
trẻ em vẫn thường hay hỏi người lớn về nhiều điều. Hay hỏi là một nét tính cách
đặc trưng, hệ quả tất yếu của một nhu cầu ham hiểu biết của trẻ. Người lớn trong
trách nhiệm của mình cần phải giúp trẻ giải quyết những thắc mắc. Trả lời cho
trẻ là cả một nghệ thuật giao tiếp mà không phải ai, lúc nào cũng làm được.
Trong những bài thơ hỏi – đáp của mình, Phạm Hổ khi thì sử dụng nhân vật lồi
vật, khi thì sử dụng nhân vật con người. Song dù sử dụng loại nhân vật nào thì
ơng cũng đều nêu ra được vấn đề mà trẻ em quan tâm, đáp án phù hợp với đối
tượng. Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục lớn. Một ví dụ:
“Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm:
Cô lúa đang hát
Sao bỗng lặng im?
Đôi mắt lim dim
Mẹ cua liền đáp:
Chú gió đi xa
Lúa buồn khơng hát”
(Cua con hỏi mẹ).
Bài thơ trên gồm lời hỏi của cua con và lời đáp của cua mẹ. Cua mẹ đã giải

thích với cua con rằng, vì chú gió đi xa nên cơ lúa buồn, cơ thơi khơng hát nữa.
Lời giải thích này dễ được trẻ chấp nhận. Chuyện “cô lúa không hát” thấm
đượm tình cảm con người.
Thực ra, cấu trúc hỏi - đáp được sử dụng nhiều trong thơ cho thiếu nhi.
Hình thức này khơng phải là sáng tạo riêng của Phạm Hổ. Đóng góp của ơng là
ở chỗ đã sử dụng thành công, tạo ra những bài thơ hay như Ngủ rồi, Bướm em
13


hỏi chị, Đất và hoa, Thỏ dùng máy nói... Sáng tạo riêng của Phạm Hổ chính là ở
hình thức thơ định nghĩa và trích dẫn.
Làm thơ cho các em, Phạm Hổ cũng rất coi trọng vai trị của nhạc điệu.
Ơng viết: “Viết thơ cho các em bé, theo tôi, rất cần chú ý đến nhạc điệu. Nhiều
khi các em nhớ được là nhờ nhạc điệu” . Nhạc điệu của thơ liên quan chặt chẽ
tới việc sắp xếp, tổ chức câu thơ, vần và nhịp. Phạm Hổ thường hay sử dụng thể
thơ hai, ba, bốn hoặc năm chữ. Nhịp thơ ông thường ngắn, có giá trị miêu tả
hiện thực..
Trong tương quan với các nhà thơ viết cho thiếu nhi, Phạm Hổ là người
viết nhiều và viết hay. Thơ cho lứa tuổi nhi đồng của ơng có nhiều đặc sắc về nội
dung cũng như nghệ thuật. Nói tới ơng là nói tới một nhà thơ của tình bạn, một
cây bút với nhiều sáng tạo về hình thức biểu hiện. Ơng thực sự có một vị trí
quan trọng trong nền thơ cho thiếu nhi Việt Nam.
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ NỘI DUNG QUA TẬP THƠ
NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ CỦA PHẠM HỔ
2.1. Những người bạn trong thế giới lồi vật
Phạm Hổ thừa nhận “Tơi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con
người. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập tơi viết cho tình bạn”.
Với trẻ thơ, ơng đặc biệt quan tâm và chú ý tới câu chuyện bạn bè trong cuộc
sống. Vì theo ơng, trẻ em vốn rất khát khao tình bạn, chỉ với tình bạn mà các em

thật sự có nét đồng điệu trong vui chơi và học tập hứng thú. Chính vì vậy mà thơ
ơng đã khơi dậy và phát huy tối đa, niềm vui và sự sáng tạo của trẻ nhỏ trong
sáng tác. Ở tập thơ Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ, chủ đề tình bạn được
trở đi trở lại. Có một số bài thơ thuộc loại hay nhất trong thơ ca Phạm Hổ thuộc
chủ đề này. Tiêu biểu như: Chú bị tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn
im lặng…
Bằng sự quan sát tinh tế, Phạm Hổ đã phát hiện ra đặc điểm riêng của mỗi
con vật. Ông đã chọn những chi tiết độc đáo để miêu tả một cách ấn tượng
14


những người bạn loài vật đáng yêu, đáng quý. Nắm bắt được tâm lí trẻ thơ, thơ
Phạm hổ khơng đi tìm hiểu đời sống và những hoạt động của lồi vật mà ơng chỉ
khai thác những nét tính cách, vẻ đẹp của chúng. Qua đôi mắt trẻ thơ, các con
vật trong thơ ông hiện lên một cách ngây thơ, hồn nhiên như chính những đứa
trẻ.
Có thể nói rằng vườn thơ của Phạm Hổ như một vườn bách thú. Ông sưu
tập nhiều lồi vật ni trong gia đình gần gũi với con người như: chú chó, chú
mèo, con gà, con vịt, con bị… Ngồi ra ơng cịn đưa vào bộ sưu tầm của mình
những động vật ở chốn rừng xanh như: voi, thỏ, nai… hay những con vật gắn
liền với sông nước như: ếch, nhái, dế… Đó là một xã hội ln nhộn nhịp, ríu rít
nhưng lại rất đồn kết, ln sống bên cạnh con người, bên cạnh các em nhỏ.
2.1.1. Những người bạn gần gũi với con người
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, những con vật này đã là bạn của con người
và cũng rất gần gũi với trẻ thơ. Chúng đều là những con vật hiền lành, dễ gần, dễ
mến. Trước tiên ta phải kể tới một Chú bị tìm bạn thật thà, hiền lành nhưng lại
có nét ngốc nghếch, đáng yêu:
“Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bị ra sơng uống nước

Thấy bóng mình ngỡ ai
…Bóng bị chợt tan biến
Bị tưởng bạn đi đâu
Cứ ngối trước nhìn sau
“Ậm ị” tìm gọi mãi”
Đây là một bài thơ rất hay của nhà thơ Phạm Hổ dành cho thiếu nhi. Bài
thơ này vừa là sự miêu tả rất thật, vừa là một cách diễn đạt rất tình cảm về tình
bạn của tác giả. Trong bài thơ này, chú bị thấy bóng mình in trên mặt nước ngỡ
đó là bạn. Tuy chú có nét lơ ngơ nhưng cái lơ ngơ đó thật đáng yêu. Đáng yêu ở
hành vi biết chào hỏi khi gặp người khác. Đáng yêu ở hành vi thiết tha gọi
15


bạn… Chú bị thấy bóng mình mà ngỡ đó là một chú bò khác và ngay lập tức
chào bạn, làm quen với bạn. Đó là một điều đáng quý trong tình bạn. Tình bạn
chỉ bắt đầu khi chúng ta thân thiết, cởi mở và hịa đồng với nhau. Khi khơng
thấy bạn đâu, chú bị đã bày tị tình cản thương nhớ bạn bằng cách “ậm ị” tìm
gọi bạn. Đây là điều đáng q trong tình bạn. Hình ảnh chú bị cũng chẳng khác
nào một đứa trẻ, có khi cũng ngộ nhận cái bóng của mình là một bạn khác rồi lại
chợt vỡ ào khi bóng mình tan biến và người bạn mới cũng đi khơng nói lời nào.
Đọc đi đọc lại bài thơ, ta sẽ càng tìm được thêm nhiều điều giáo dục bổ ích cho
bản thân mình về tình bạn.
Từ những cảm xúc ngây thơ và đáng yêu của Chú bị tìm bạn và bài thơ
cũng chính là tên của tập thơ đã đi vào trong ký ức của biết bao nhiêu em nhỏ.
Chú bò đã đem đến một tình bạn vơ tư, trong sáng, giúp các em biết trân trọng
tình bạn, biết lưu giữ lại những giây phút đáng nhớ bên nhau và biết sống chân
thành với mọi người.
Từ xa xưa ai cũng biết, chó và mèo là hai lồi vật khơng chơi với nhau,
thậm chí là ghét nhau. Nhưng trong thơ Phạm Hổ thì chó và mèo lại là đơi bạn
thân và cùng nhau chơi trốn tìm:

“Rủ nhau chơi ú tim
Giờ đến phiên chó trốn
Mèo đảo mắt nhìn quanh
Chó nấp đâu giỏi gớm!
Bỗng kìa chỗ khe tủ
Chó để lộ cái đi
Rón rén mèo đến nơi
Ĩa! Chộp ngay lưng bạn
Chó vẫn thú vị lắm
Cứ nhe răng ra cười
“Khơng! Mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đi!”
(Chơi ú tim)
16


Tình bạn giữa chó và mèo thật thân thiết. Tình bạn đó được thể hiện qua
tiếng cười vang của cả chó và mèo khi cùng chơi một trị chơi dân gian Việt
Nam. Chó khi bị mèo tìm ra chỗ nấp khơng cảm thấy buồn mà cịn rất vui vì
mình chốn giỏi nhưng chỉ tại cái đi. Tình bạn với trẻ thơ cũng vậy, thật đơn
giản, chỉ cần cùng nhau chơi, cùng nhau cười tan trong hạnh phúc, chỉ vậy thôi
cũng đã đủ lắm rồi.
Trái ngược với những bài học quý giá và những xúc động về tình bạn trong
Chú bị tìm bạn thì Thỏ dùng máy nói mang đến cho các em một chú thỏ đa
nghi, không tin tưởng vào tình bạn. Thỏ nhất định muốn bạn ở đầu dây bên kia
phải xuất hiện và nói thật nhiều thì chú mới tin.
“Thỏ đây! Ai nói đấy?
Mèo à? Mèo thế nào?
Mình khơng trơng thấy cậu
Nhỡ đứa khác thì sao?”

Chú thỏ trong bài thơ chẳng khác nào một đứa trẻ ln tị mị, đa nghi với
tất cả mọi thứ, phải có cái gì đó làm cho chú tin tưởng thì chú mới chịu nói
chuyện. Chính sự đa nghi đó nhiều khi sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt tới tình cảm
của chúng ta với những người thân yêu xung quanh, đặc biệt là tình bạn.
Ngồi ra, Phạm Hổ cịn có nhiều bài thơ viết về những chú gà đáng yêu
như: Gà đẻ, Gà ấp, Gà ni con, Gà con và quả trứng… Có lẽ gà là con vật gần
gũi và gắn bó nhất với con người. Cảnh đầm ấm của gia đình nhà gà đã được
Phạm Hổ thể hiên hết sức sinh động:
“Gà mẹ hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả
Cả đàn gà nhao nhao
Ngủ cả rồi đấy ạ”
(Ngủ rồi)
Ngoài ra, Phạm Hổ còn nhắc tới những người bạn là những chú ngỗng đáng
u với những đức tính đáng q. Đó là hình ảnh một chú ngỗng chăm chỉ học
bài…
17


“Thấy trứng trong ổ
Ngỗng đọc: “O!O!”
Thấy gáo trên vò
Ngỗng quờ quờ học
Thấy lưỡi câu sắt
Ngỗng nhẩm chữ i, i
Nhìn sừng trâu đi
Ngỗng cờ , cờ mãi”
Từ sự quan sát tỷ mỉ, khả năng liên tưởng chính xác, Phạm Hổ đã làm cho
các em cảm nhận được sự ham học hỏi, ham khám phá của ngỗng. Từ đây
những bài học chữ cái tiếng Việt đã tự nhiên đi vào trí nhớ, trí tưởng tượng của

các em như việc học chữ của ngỗng vậy.
2.1.2. Những người bạn sống trong môi trường nước
Thơ Phạm Hổ rất giàu hương vị đồng nội. Để lý giải cho điều đó nó được
thể hiện chính trong những vần thơ ơng đã đưa nhiều hình ảnh của các loài vật
trên đồng ruộng quê nhà như cua, cá, dế mèn… Trong khơng gian bao la đó,
dưới ánh trăng vàng bát ngát đã hiện lên trước mắt độc giả hình ảnh hai mẹ con
nhà cua:
“Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm
Cơ lúa đang hát
Sao bỗng lặng im?”
(Lúa và gió)
Lúa và gió cũng là đơi bạn thân trên cánh đồng bát ngát. Nhờ có gió mà lúa
có thể tấu lên những bản tình ca khơng lời về tình bạn giữa chúng để cho vạn vật
xung quanh chúng có thể cảm nhận được hơi ấm của tình bạn đó cũng như sức
lan tỏa rất rộng của tình bạn giữa lúa và gió tới mẹ con nhà cua.
Cịn đây là hình ảnh những con cá bơi lượn trong hồ với nhiều màu sắc rực
rỡ khác nhau:
18


“Một đàn cá nhỏ
Đuôi đỏ lụa hồng
Quanh cô rong đẹp
Múa làm văn cơng”
(Rong và cá)
Cịn trong thời khắc Khi sắp vào đêm, Phạm Hổ đã vẽ nên một giàn âm
thanh hết sức tinh tế của những chú ếch, nhái và chú dế đang tấu lên khúc nhạc
của đồng quê ngọt ngào:
“Những chú dế kéo đàn rỉ rả

Ếch và nhái đồng ca hối hả…
Cả đồng quê sau một ngày vất vả
Đang lặng im nghe bài hát của đêm”
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những chú dế, chú ếch và chú nhái
cùng nhau tấu lên khúc tình ca của đêm. Điều này thể hiện tính đồn kết, tính
tập thể cao trong thế giới lồi vật và điều đó cịn có cả trong thế giới trẻ thơ. Âm
thanh trong trẻo của tiếng dế, tiếng ếch và tô điểm thêm vào bức tranh đồng quê
ấy là cả những giọt sương trong màn đêm tĩnh mịch. Đối với những người con
xa xứ hay những em bé yêu quê, những hình ảnh trên đã gợi nên biết bao cảm
xúc bồi hồi, xao xuyến.
2.1.3. Những người bạn sống trên trời
Ngoài việc viết về những con vật gần gũi với con người, những con vật
sống trong mơi trường nước thì những con vật sống trên trời cũng là những
người bạn trong thơ Phạm Hổ. Đó là chú chim sẻ đanh đá, nhiều lời nhưng cũng
rất cá tính:
“Xưa ơng bảo chim sẻ
Cũng to như bồ câu
Chỉ vì tội cãi nhau
Nên ngày gầy bé lại”

19


Qua bài thơ này, tác giả muốn nhắn nhủ tới các em một lời khuyên chân
thành là đã là bạn bè thì khơng nên cãi nhau. Cùng với lời khun đó là trong
bài Miệng xinh, nhà thơ cũng nhẹ nhàng nhắc các em về ý nghĩa của lời nói:
“Mẹ, mẹ ơi cơ dạy
Cãi nhau là khơng vui
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thơi”

Đối lập với chú sẻ nhiều lời, Phạm Hổ đã đưa hình ảnh bạn chim sáo tinh
nghịch, nhanh nhẹn làm bạn thân của trâu. Chú đã giúp trâu bắt rận, chơi với
trâu những trò chơi thú vị. Đó là tình bạn rất đẹp, rất trong sáng, thân thiết
không thể tách rời giữa trâu và sáo:
“Thách anh trâu đấy
Đánh được sáo em
Anh quất đuôi lên
Sáo xà xuống đất
Anh quay sừng húc
Sáo lại lên lưng
Sáo mổ tứ tung
Là anh thua nhé”
(Sáo đậu lưng trâu)
Phạm Hổ đã dựng nên một thế giới loài vật chân thực, ngộ nghĩnh, đáng
yêu và gần gũi với các em. Qua bài thơ này các em thấy được tình bạn giữa trâu
và sáo hiện lên thật đẹp. Sáo với thân hình nhỏ bé ln thách thức anh trâu bắt
được mình, bằng sự dí dỏm của sáo mà độc giả khi đọc bài thơ này có thể thấy
được thế giới trẻ thơ ẩn trong hình ảnh trâu và sáo. Đó là tình bạn, một thứ tình
bạn khó gọi được bằng tên nhưng mãi gắn bó với nhau và khơng thể tách rời
được.
Tình bạn giữa hoa và bướm hiện lên giữa đất trời mùa xuân thật đẹp. Hoa
và bướm luôn quấn quýt bên nhau, quyến luyến mãi không rời:
“Hoa ngẩng cao đầu
20


Suốt ngày khơng mỏi
Bướm bay! Bướm bay
Như nhờ gió thổi!”
(Hoa và bướm)

Còn với những chú ong nhỏ, lần đầu tiên rời tổ đi kiếm mật đã thể hiện rất
rõ nét cá tính của họ nhà ong: chăm chỉ và chịu khó.
“Lần đầu ong bay đi
Kiếm mật hoa về tổ,
Thấy một cành hoa đỏ
Ong vù vù đến ngay”
(Ong)
Phạm Hổ bằng sự quan sát tình tế cùng với sự hiểu biết và lịng u mến
các lồi vật, kết hợp với ngịi bút miêu tả linh hoạt, ông đã dựng lên một thế giới
loài vật đầy đủ sắc màu với sự hiện lên của vơ số các lồi vật khác nhau với
những tính cách khác nhau. Tất cả các con vật đó đều gần gũi, gắn bó thân thiết
với trẻ thơ, là những người bạn đồng hành thời thơ ấu của mỗi con người.

21


2.2.

Hình ảnh lồi vật hiện lên ngộ nghĩnh, đáng u

Thế giới lồi vật trong thơ ơng là một thế giới cực kỳ sinh động. Tác giả
luôn tạo ra nụ cười dí dỏm, tạo nên chất hài hước, tươi tắn cho cuộc sống, tạo
nên cái duyên riêng. Bài thơ thể hiện thành cơng câu chuyện tình bạn trong thế
giới lồi vật, phải kể tới bài thơ Rong và Cá. Từ bức họa của một họa sĩ Trung
Quốc mà nhà thơ Phạm Hổ đã diễn tả bằng bức tranh nghệ thuật ngôn từ, đem
lại cho trẻ thơ Việt Nam món quà xinh xắn đậm màu sắc dân tộc. Nhân vật Rong
và Cá là hai nhân vật đáng yêu. Họ trở thành diễn viên đem đến một màn vũ
kịch đẹp. Cái đẹp từ màu sắc trang điểm: Cô rong xanh, đuôi cá xanh, hồng; cái
đẹp bởi dáng vẻ mềm mại và nhẹ nhàng của cô Rong. Cái đáng yêu của" đàn cá
nhỏ" quanh cô Rong cùng điệu múa như các vũ công đẹp làm sao? Họ uốn lượn

và quấn quýt bên nhau, cái đẹp hài hịa, n bình và nhẹ nhàng. Cơ Rong và đàn
cá nhỏ hẳn rất quý mến nhau mới có sự kết hợp tuyệt vời đến thế:
“Có cơ rong xanh
Đẹp như tơ nhuộm
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn
Một đàn cá nhỏ
Đuôi xanh, đuôi hồng
Quanh cô rong đẹp
Múa làm văn cơng”
Bài thơ Thỏ dùng máy nói, nói về một chú thỏ đa nghi và ngốc nghếch,
nghe máy điện thoại mà chú cứ địi nhìn thấy người ở đầu dây bên kia thì chú ta
mới tin tưởng đó là bạn mình. Đấy là sự lém lỉnh của chú thỏ. Tình cảm bạn bè
thân thiết ở đây toát lên từ sự vui đùa, đôi bạn xưng hô với nhau cũng thật gần
gũi "tớ" và "cậu","Thỏ" và "Mèo":
“- Thỏ đây! Ai nói đấy
Mèo à? Mèo thế nào?
Mình khơng trơng thấy cậu
22


Nhỡ đứa khác thì sao”
Bài thơ Chơi ú tim kể lại cuộc chơi của Mèo và Chó. Nó như câu chuyện
nhỏ. Khi đến lượt Chó trốn Mèo đi tìm thì Chó trốn sau tủ, Mèo bất ngờ phát
hiện ra nhờ cái đi Chó đang phe phẩy dưới chân tủ đó. Ấy vậy mà Chó vẫn lý
sự thật dí dỏm. Những ai khó tính lắm nhưng khi đọc bài thơ này cũng phải tủm
tỉm cười vì sự ngộ nghĩnh rất trẻ thơ của chú Chó. Tình bạn trong tình huống
này như một sự "nũng nịu" đáng yêu trong lý lẽ của chú Chó kia:
“ Chó vẫn thú vị lắm
Cứ nhe răng ra cười

Khơng mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đi”
Tình bạn giữa Ngỗng và Vịt lại được diễn tả khác bình thường: Ngỗng lười
học nhưng lại huênh hoang khoe mình biết chữ rồi. Đến khi Vịt đưa sách cho thì
Ngỗng lại đọc ngược, lại giả vờ đọc nhẩm. Đây là chi tiết rất thú vị. Ngỗng ln
tỏ ra mình lớn rồi, cái gì cũng biết cả. Đó cũng là thói, thói xấu dấu dốt! giữa
Ngỗng và Vịt là thứ tình bạn chân thành, khuyên nhủ giữa bạn và bạn để họ
cùng tốt lên:
“ Ngỗng không chịu học
Khoe biết chữ rồi
Vịt đưa sách ngược
Ngỗng cứ tưởng xuôi
Cứ giả đọc nhẩm
Làm vịt phì cười
Vịt khuyên một hồi:
Ngỗng ơi! Học! Học!”
( Ngỗng và Vịt)
Bài thơ Gấu đen nói tới chuyện chụp hình. Gấu trắng chụp hình Gấu đen.
Khi nhận ảnh Gấu đen kêu mình mất chân, lại cịn bé tí chẳng giống mình tí nào.
Gấu đen đâu biết rằng, chụp ảnh thì chỉ chụp được hình ảnh ở phía trước và thu
nhỏ lại, ta chỉ được chiếc ảnh nhỏ tí mà thơi:
23


“Gấu đen chụp ảnh
Gửi tặng bạn thân
Gấu trắng thợ giỏi
"Tách"cái , chụp xong
Lúc nhận ảnh xem
Gấu đen trợn mắt:

Sao mình bé choắt
Lại cụt cả chân!
Chụp chẳng nên thân
Này đây trả cậu! ”
Vậy là ở bài thơ này, các bạn nhỏ sẽ thấy vui vẻ về sự ngây ngô của Gấu
đen. Tình bạn càng gắn bó hơn khi giải quyết được nhưng hiểu lầm đáng yêu đó.
2.3. Nhận biết về thế giới xung quanh
Cùng với chủ đề tình bạn, Phạm Hổ còn muốn cung cấp cho các em những
hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, về các hiện tượng xung quanh. Tùy từng
trường hợp cụ thể mà ông giới thiệu cho các em tên gọi hay đặc điểm hình thức,
lợi ích của chúng. Thế giới hiện tại có biết bao điều mới lạ mà các em rất muốn
được biết, muốn được tìm hiểu khám phá… Chính vì hiểu được tâm lý, nhu cầu
của lứa tuổi mà nhà thơ Phạm Hổ đã dẫn dắt các em từ bất ngờ này đến bất ngờ
khác, phát hiện ra những điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những
bài học về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh. Bài thơ Bướm em hỏi
chị vẫn là bài thơ về tình bạn nhưng có sự lồng ghép thật tự nhiên của khoa học
tri thức. Giọt nước trên cành hoa hồng kia được gọi là “giọt sương”. Nhưng với
sự ngây thơ, hồn nhiên của Bướm em cũng như các bạn nhỏ, chúng lầm tưởng
những giọt sương đó là nước mắt của hoa hồng:
“Chị ơi vì sao
Hoa hồng lại khóc?
Khơng phải đâu em
Đấy là hạt ngọc
24


Người gọi là sương
Sao đêm gửi xuống
Tặng cô hoa hồng.”
Vậy là các em vừa được thỏa mãn trí tị mị, lại vừa có được tri thức phổ

thơng. Các em lại hiểu thêm được tình bạn của những người bạn với nhau trong
thế giới này. Ở bài thơ Sáo ăn na thì nhà thơ mượn câu chuyện của bạn Sáo để
giải thích cho các bạn nhỏ biết q trình cây lớn lên từ đâu? Đó chính là nhờ hạt
na đã được Sáo thả gieo và mầm sống nảy lên từ đó. Nhà thơ thật khéo léo mượn
lời thơ để giúp các em hình tượng hóa và ngầm hiểu những thắc mắc mà người
lớn cho là hiển nhiên. Câu chuyện về Sáo ăn na có thể tóm tắt như sau: Sáo mổ
quả na để ăn và hạt đã rơi xuống đất. Tới năm sau, Sáo quay lại nơi đó. Có cây
na mà chính nhờ sáo gieo hạt ngày náo nay cây đã mọc lên và tươi tốt. Sáo lại
tiếp tục đậu trên cành na do chính sáo trồng mà sáo khơng hay biết:
“Sáo mổ na ăn
Thả rơi mấy hạt
Năm sau bay qua
Khóm na lên tốt
Rồi na ra quả
Sáo đậu cành rung
Sáo đâu có biết
Chính na sáo trồng”.
Trong bài thơ Lúa và gió lại là cuộc hỏi đáp giữa cua mẹ và cua con. Câu
hỏi ngộ nghĩnh của cua con hỏi cua mẹ đã khiến cho bạn nhỏ rất thích thú: Dưới
cảnh trăng đêm, tiếng các cây lúa rì rào làm nên những bài hát đồng quê. Đó là
nhờ các cơn gió nhẹ nhàng đưa các cây lúa va chạm vào nhau nên tạo ra tiếng
động. Các cây lúa đã tạo ra những bài ca tuyệt vời. Tuy vậy, khi trời lặng gió,
cây lúa sẽ đứng im, bài hát cũng sẽ ngừng. Hiện tượng này được nhà thơ giải
thích rất hay qua đối thoại của cua mẹ và cua con :
"Cô lúa đang hát
25


×