Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NẾU CHÚNG TA KHÔNG CẦN ĐẾN VĂN HỌC NỮA? LÝ LUẬN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.94 KB, 27 trang )

NẾU CHÚNG TA KHÔNG CẦN ĐẾN VĂN HỌC NỮA ?
Đề bài : Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về số phận của văn học trong
thời đại bùng nổ của văn hóa nghe nhìn.Trong tương lai con người có cần đến văn
học nữa hay khơng?Vì sao?
1. Đặt vấn đề
Văn học là một loại hình sáng tác,tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con
người .Nó bao gồm các nội dung phản ánh về mọi khía cạnh trong cuộc sống, về
các sự vật hiện tượng tồn tại ẩn chứa những tư tưởng thẩm mỹ, ngôn từ hoa mỹ. “
Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một
cách hời hợt, nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào
trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một
q trình ni dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn,sinh
động…Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con
người..”
Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế. Xu hướng tồn cầu hóa được thể
hiện ở nhiều phương diện của cuộc sống.Câu hỏi đặt ra rằng, văn học được đặt
trong thời đại công nghệ phát triển sẽ ra sao? Sự tương quan của văn học với các
lĩnh vực nghệ thuật khác như thế nào? Liệu trong dịng chảy hiện đại ấy, văn học
có một ngày bị mai một đi ? Cho dù hiểu theo cách nào thì văn học ln là lĩnh vực
mà nhiều người muốn đắm chìm trong nó để khám phá thế giới mn hình vạn
chạng, khám phá về con người với chất liệu hiện thực hay thế giới lãng mạn, đầy
mộng tưởng.
Văn học luôn giữ tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống nhưng vẫn bị ảnh hưởng,
chi phối bởi các yếu tố.Trong đó có văn hóa nghe nhìn. Ở thời đại mới,văn hóa
nghe nhìn xuất hiện chi phối mọi phương diện của cuộc sống trong đó có văn học.
Những yếu tố ấy ảnh hưởng tất yếu đến văn học, đặt dấu hỏi chấm cho sự phát
triển hay thụt lùi của văn học.
Mặt khác, trước sự phát triển to lớn của công nghệ và hội nhập, những yếu tố ảnh
hưởng đến văn học cũng có thể làm nên những thay đổi to lớn cho nền văn học
nước nhà. Đó có thể là bước tiến mới hoặc cũng có thể mang lại những “điểm
khuyết” lớn cho văn học. Vậy trong thời đại bùng nổ của văn hóa nghe nhìn, số


phận văn học sẽ phát triển theo chiều hướng như thế nào?
2. Nội dung
0. Thời đại văn hóa nghe nhìn chi phối mọi lĩnh vực của cuộc sống


Văn hóa nghe nhìn đến nay chưa được xuất hiện trong mục từ,từ điển,chưa hình
thành nên một định nghĩa hay khái niệm hồn chỉnh.Ta có thể hiểu một cách khái
qt : đó là q trình trao đổi,truyền đạt và tương tác thông tin trong mọi lĩnh vực
của cá nhân, xã hội, cuộc sống.Phương tiện của chúng vô cùng đa dạng bao gồm
các phương tiện truyền thơng như internet,truyền hình,phát thanh,phim ảnh,báo
chí,mạng xã hội … nhằm cung cấp thơng tin kiến thức và kết nối các mối quan hệ
trong cộng đồng.
Cho đến nay, cũng không thể minh chứng được sự lan tỏa và độ đắc dụng của nó
đối với các lĩnh vực trong cuộc sống.Đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại,tầm
ảnh hưởng của văn hóa nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng.Nó tác động đến lối
sống,suy nghĩ, quan điểm của cơng chúng qua các loại hình và kênh nghe nhìn
khác nhau.
Văn hóa nghe nhìn đã chi phối mọi lĩnh vực trong cuộc sống dưới các phương thức
thể hiện khác nhau.
Trong thế giới nghệ thuật, loại hình ra đời gắn với xã hội hiện đại lồi người
khơng thể khơng kể đến mảng điện ảnh. Nó là phương thức truyền đạt văn hóa,
lịch sử, tư tưởng. Các dân tộc đã mang văn hóa ẩm thực, trang phục và đời sống
tinh thần của mình vào trong những thước phim nhằm lan tỏa nó cho các dân tộc
khác.Khơng thể phủ nhận rằng ẩm thực Nhật Bản là sự giao thoa của nhiều nền ẩm
thực. Nó nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bày trí món ăn. Sự nổi bật
ấy được pha trộn một cách tinh tế và hài hòa giữa món ăn Nhật với các món ăn
Trung Quốc và phương Tây. Mỗi món ăn đều ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt, thể
hiện lời chúc tốt lành gửi đến người thưởng thức chúng.Chúng ta có thể thấy bữa
cơm của người Nhật hay người Hàn xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với đầy sự ấm
cúng mà vô cùng đơn thuần và giản dị.Nó gửi gắm qua bữa ăn tình u thương, sự

chăm sóc của người nấu tới người ăn.Qua những thước phim “mùa xn” ta thấy
được khơng khí lễ hội hoa anh đào “nở rộ” cùng với những bộ kimono rực rỡ. Hay
đến với góc nhìn điện ảnh của đất nước Trung Hoa rộng lớn, ta sẽ cảm nhận được
sự ấm áp trong ngày đoàn viên, khi mọi người cùng nhau sum họp dưới ánh trăng
bên chiếc bánh trung thu.Không chỉ thấy được các lễ hội mà qua đó, ta có thể thấy
các nhà làm phim đã mang đức tính tốt đẹp của dân tộc họ vào trong từng góc máy
được thể hiện qua các nhân vật. Đó là sự phóng khống của dân tộc Di- gan , lịng
trung thành của các chiến binh samurai, niềm lạc quan yêu đời của đất nước
Bhutan. Nhật Bản mang những bài học giáo dục về lẽ công bằng,niềm tin cái thiện
chiến thắng cái ác, sự tha hóa của con người trước thời đại và tính nhân bản của
con người trong những tập phim siêu nhân đầy kỹ xảo cùng với những bộ anime
gắn liền với đời sống tình cảm khơng chỉ của người dân Nhật Bản mà còn lan rộng
ra thế giới. Hay những bài học “ Quà tặng cuộc sống” tuy thời lượng ít ỏi nhưng
vẫn gửi gắm được vào trong đó các thơng điệp đạo lí truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Đặc biệt, thế giới điện ảnh phần nào truyền bá được các thành tựu văn hóa


dân tộc, văn hóa truyền thống.Thần thoại Hy Lạp đã hịa vào trong nghệ thuật nói
chung, cung cấp những đề tài phong phú, ảnh hưởng tới sử thi,kịch,thơ,điêu
khắc,kiến trúc,hội họa cổ đại Hy Lạp. Đó là thế giới những câu chuyện về các vị
thần trong thần thoại,đã mở ra một thế giới huyền ảo mà phản ánh chân thực chạm
đến trái tim độc giả.Khơng những thế nó cịn thể hiện qua những trang thần thoại
Ai Cập, truyền thuyết đường phố Nhật Bản,các câu chuyện thần thoại Trung Hoa
như “ Phong thần bảng”, “Liêu trai chí dị”… Tất cả đã góp phần xây dựng một
“thế giới thực” trong đời thực được phản ánh qua những thước phim và nhân vật đã
truyền tải đến cho người đọc người xem những giá trị đích thực của cuộc sống.Từ
đó đưa mọi người tiếp cận được với văn hóa vùng miền và văn hóa thế giới. Đến
với điện ảnh, trận “Trân Châu Cảng” làm cho chúng ta lạnh sống lưng trước sự tàn
phá của chiến tranh hay phim “ Góc khuất của thế giới” cho khán giả ngỡ ngàng
trước hiện thực nghiệt ngã đến tàn khốc mà chiến tranh đem đến. Cùng góp mặt

trong những thước phim phản ánh hiện thực thời chiến, không thể không kể đến
các tác phẩm ghi lại những ngày tháng oanh liệt hào hùng mà tràn ngập “ nỗi buồn
chiến tranh” của dân tộc Việt Nam.Qua những thước phim đó, phần nào bồi đắp
nên lịng tự hào, tự tơn dân tộc, thắp lên tình u hịa bình, u q hương đất nước
cho mỗi người dân Việt. Điện ảnh mang vào đó những hiện thực đời sống như
series phim “ Skham” nổi tiếng được remake lại ở khắp các nước phương Tây kể
về đời sống của thanh niên ở lứa tuổi còn nhiều suy tư bồng bột, sẵn sàng nghe
theo tiếng gọi của trái tim. Bằng tư tưởng nhân văn, dân chủ, các nhà làm phim đã
lấy điện ảnh làm vũ khí địi lại cho con người những quyền nên có và phải có như
tác phẩm “ Call me by your name” đã đứng lên địi quyền bình đẳng trong u
đương, bày tỏ nỗi niềm khát khao hạnh phúc của cộng đồng LGBT. Điện ảnh mang
tiếng nói địi quyền sống cho con người điển hình như bộ phim “ I am slave” kể về
câu chuyện chiến đấu của một người phụ nữ vì tự do khỏi chế độ nơ lệ hiện đại.
Nếu nhìn điện ảnh là một góc văn hóa của nền văn hóa tiên tiến thì cùng với
các ngành nghệ thuật khác tạo nên diện mạo và đặc sắc văn hóa dân tộc là âm
nhạc. Âm nhạc là nơi của tâm hồn. Chính những giai điệu đã góp phần bồi đắp
thêm tình cảm, ni dưỡng tâm hồn. Âm nhạc có tác dụng làm tăng sức diễn cảm
của ngôn từ và đơi khi giai điệu góp phần làm nảy sinh âm điệu và ngữ nghĩa của
lời nói.Nếu như lời của bài ca kể về biến cố, tình thế, hồn cảnh, biểu hiện tư
tưởng,phác họa hình tượng bài ca thì nhạc ( giai điệu, nhịp) khai triển mạch ngầm
trữ tình và nội dung cảm xúc. Ngơn từ có sức gợi mở cho âm nhạc “ Bằng ngơn
ngữ văn học, ca từ có nhiệm vụ cụ thể hóa hình tượng âm nhạc bằng hình tượng
ngơn ngữ”. Chính những giai điệu, câu từ đó đã được nhạc hóa để chạm đến trái
tim mọi người để rồi cảm hóa những tâm hồn. Theo như Phan Huỳnh Điểu, người
đã phổ thơ Xn Quỳnh, ơng đã tìm thấy ở thơ Xuân Quỳnh những điều mà âm
nhạc muốn bày tỏ. Hay Xuân Diệu khi đọc thơ Quang Trung sung sướng khi được


“ ngậm nhạc ở trong miệng”. Âm nhạc phản ánh thế giới tinh thần của con người.
Các hiện tượng xã hội xảy ra trong cuộc sống, từng cung bậc cảm xúc của con

người đều được thể hiện một cách ý tứ qua ngơn từ. Từ đó phổ nhạc và giai điệu và
truyền tải đến người nghe. Nó có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần mỗi con
người. Âm nhạc có thể khiến con người cảm thấy thoải mái và thư giãn sau một
ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Âm nhạc gửi gắm những thông điệp tâm tư
giữa người với người. Âm nhạc là con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim con
người bởi sự hòa quyện của giai điệu và ngôn từ. Nguồn gốc sáng tạo nói chung
hay âm nhạc nói riêng là “mĩ cảm” – trạng thái tình cảm và ý thức khi con người
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng có khả năng tạo nên niềm hân hoan, vui sướng,
thích thú hoặc thương cảm, đau xót … Từ đó con người khát khao mãnh liệt bày tỏ
những xúc cảm, rung động, ấn tượng, suy nghĩ và tư tưởng của mình đối với đối
tượng đó.Và đối tượng tạo được mỹ cảm ấy trước hết là cái đẹp ( sự hài hịa, cái
hồn thiện tồn tại trong hình thức, gắn với quan niệm chủ quan của con người, gắn
với lý tưởng và ước mơ của con người). Âm nhạc có khả năng lan tỏa tình cảm, tạo
ra sự đồng cảm mãnh liệt. R.Gamdatop từng nói “ Bài ca sinh ra từ trái tim, trái tim
truyền lại cho miệng hát, miệng hát truyền lại cho mọi trái tim và mọi trái tim
truyền bài hát cho muôn đời sau”. Không chỉ bằng lời hát và giai điệu, âm nhạc
cịn sở hữu các cơng cụ truyền bá văn hóa. Trong các loại nhạc cụ truyền thống của
Nhật Bản, đàn Shamisen là nổi tiếng nhất được dùng như một nhạc cụ đệm trong
rất nhiều thể loại bài hát dân ca truyền thống Nhật vì có thể sáng tạo ra những âm
sắc khác nhau.Ở Hàn Quốc, các bộ phim cổ trang xuất hiện một vài điệu múa vô
cùng ấn tượng và thú vị.Đó là loại hình âm nhạc truyền thống Gugak của Hàn
Quốc. Nhạc cụ thường được sử dụng rất đa dạng: đàn tam thập lục Gayageum, sáo
tre, trống hình đồng hồ cát … Tất cả các loại nhạc cụ đó sẽ kết hợp với nhau tạo
thành một bản nhạc hoàn hảo và phù hợp với điệu múa trên sân khấu. Khơng chỉ
có vậy, người nghệ sĩ cũng góp phần vơ cùng quan trọng trong việc truyền bá các
tác phẩm âm nhạc đến người nghe. Họ chính là người sáng tạo ngôn từ, lồng ghép
những giai điệu để làm nên những tác phẩm âm nhạc để đời. Những bài ca bất hủ
đi liền với năm tháng, thậm chí cịn mang đặc sắc văn hóa của từng vùng miền
được đưa đến với người nghe.
Nếu nền nghệ thuật đại chúng lấy điện ảnh và âm nhạc làm điểm tựa để thể hiện

cho tư tưởng, văn hóa của dân tộc thì với thể loại sân khấu hóa lại thuộc về nền
nghệ thuật học thuật được tầng lớp tri thức ưa chuộng. Chúng đem những văn hóa
truyền thống và cả những thành tựu của nền văn hóa hiện đại lên trên sân khấu để
thấy một góc nhìn mới và giúp nhiều người thấy được những văn hóa truyền thống
và hiện đại. Quả thực các vở kịch hay tuồng, chèo đã chạm đến trái tim người đọc,
vừa đậm nét văn hóa lại gửi gắm kín đáo thông điệp nhân văn. Vở chèo cổ “ Quan
Âm Thị Kính” tỏa sáng vào bầu trời văn hóa Việt Nam đã mấy thế kỷ, làm mê


đắm, thổn thức hàng triệu trái tim bao thế hệ bởi thu nhận những ý nghĩa nhân văn
tận thiện, tận mỹ.Bởi được xây cất bằng vật liệu tư tưởng về con người của văn hóa
dân gian, văn hóa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo nên đa dạng, nhiều vẻ cấu trúc
hình tượng. Bởi được khúc xạ và tích hợp từ nhiều nguồn mỹ học nên đa dạng và
phát ra những ánh sáng văn hóa lạ, độc đáo. Vở chèo đậm đà một tinh thần nhân
văn, khát khao một tinh thần dân chủ, cháy bỏng một khát vọng yêu và được yêu,
sâu sắc một tinh thần nữ quyền, vở chèo là một viên ngọc văn hóa tỏa sáng cả vào
tương lai. Hay ta cịn bắt gặp bức thơng điệp nhân văn trong “ Súy Vân giả dại”.
Những giai điệu trong sáng hồn nhiên kết hợp với lời thơ mang tính ẩn dụ cao đã
tạo nên cảm giác vượt thoát thực tại để cháy sáng những ước mơ bình dị, trong
trắng của con người
“ … Chờ cho cây lúa chín vàng
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm
…Nhạc trông lên núi Thiên Thai
Thấy hai con quạ ăn xoài trên cây
…Ta đi chợ Dốc, ngồi gốc cây đa
Thấy cô yếm thắm mặc áo nâu già
Thắt dây lưng xanh”
Lời lẽ trong những làn điệu tưởng chừng không ăn nhập nhưng bề sâu hàm chứa
những điều tâm huyết được bộc lộ từ đáy lòng để trần tình nỗi đắng cay mà thân
phần Súy Vân phải gánh chịu. Bên cạnh văn hóa truyền thống, những vở kịch

mang hơi hướng hiện đại cũng được sân khấu hóa. “ Hoa cúc xanh trên đầm lầy” là
kịch bản sân khấu của Lưu Quang Vũ chứa nhiều yếu tố giả tưởng. Câu chuyện thể
hiện nhãn quan vượt thời đại khi đi sâu khai thác những yếu tố hết sức mới mẻ
ngay cả trong cuộc sống đương đại. Qua trạng thái các nhân vật khi gặp lại quá
khứ hay tương lai của mình được “tái hiện hóa” đã nổi bật lên thông điệp xuyên
thời gian mà vở diễn gửi gắm “ Hạnh phúc, mới thực là điều người ta mong mỏi
nhất”.Mảng sân khấu hóa ngày càng phát triển, thu hút mọi người bởi tính nhân
văn mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Và đặc biệt nhất dưới góc độ văn học,văn hóa nghe nhìn mang đến phương thức
tiếp cận mới mẻ cho con người.Văn học chính là một loại hình nghệ thuật.Trước
những sự biến chuyển về mặt công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật phát triển, con
người dần được tiếp thu với những phương tiện truyền thông mới mẻ,hiện đại


hơn.Bởi lẽ đó, sự thích ứng giữa văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn đang dần được
chuyển sang phương thức mới.Khơng chỉ đơn thuần là tìm đọc những quyển sách
được in ấn và phát hành trên thị trường mà giờ đây được thay thế bằng việc đọc
trên các thiết bị điện tử,internet,điện thoại… Việc tìm kiếm các cuốn sách dường
như khơng cịn là khó khăn với độc giả, chỉ bằng những thiết bị thông minh đã đáp
ứng được thị hiếu của họ đặc biệt là giới trẻ.Giờ đây, không chỉ có hình thức đọc
có thể tiếp nhận được các hình tượng văn học mà cịn thơng qua các hình thức khác
như nghe, xem, nhìn … Các tác phẩm giờ đây được chuyển thể thành băng đĩa,
kịch bản, phim điện ảnh dễ thu hút người đọc hơn bởi cấu hình hình ảnh, nội dung
được truyền tải bằng lời thoại của diễn viên đảm nhiệm nên chân thực, sống động
hơn.Những tác phẩm “ Chí Phèo” hay “ Tắt đèn”… được tái hiện chân thực qua
thước phim đen trắng, không những không làm mất đi giá trị nội dung mà thay vào
đó lan tỏa sức hấp dẫn đến với người đọc bởi tình tiết, lời thoại …Khơng chỉ dừng
lại ở đó, các tác phẩm văn học giờ đây cũng được chuyển thể sang lĩnh vực âm
nhạc. Belinxki cho rằng : “ Trong văn học dân gian nhiều tác phẩm mà trong đó
ranh giới phân chia giữa thơ và nhạc hầu như bị xóa bỏ”. Từ thời xa xưa, khi chưa

có chữ viết chính âm nhạc mà các tác phẩm văn thơ từ các khúc anh hùng ca đến
các bài ca dao được lưu truyền tới ngày nay. Nội dung các tác phẩm được gửi gắm
qua ngơn từ, giai điệu từ đó phổ thành nhạc. Giới trẻ ngày nay rất ưa chuộng điều
này.Giai điệu vui tươi của “ Để Mị nói cho mà nghe” được lấy cảm hứng từ tác
phẩm “ Vợ chồng A Phủ” hay những câu ca dao tục ngữ cũng đưa vào các câu hát
nhằm tăng sức nhân văn.Âm nhạc đi vào lòng người, dễ chạm đến trái tim người
nghe bởi thông điệp truyền tải dễ hiểu, để lại ấn tượng về tác phẩm một cách sâu
sắc.Chính nhờ những phương thức tiếp nhận đa dạng đó mà các ý kiến trao đổi,
tranh luận, khen – chê, đánh giá, nhận xét giá trị văn học của người đọc trở nên
khách quan, công khai, dân chủ. Người đọc được tiếp nhận tác phẩm dưới nhiều
loại hình khác nhau, từ phim ảnh cho đến âm nhạc dẫn đến có cái nhìn bao qt và
khách quan hơn, dễ dàng thẩm định giá trị của tác phẩm.Trong xã hội hiện đại ngày
nay, các phương tiện truyền thơng đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử,
blog, facebook, youtube.. dường như rất phổ biến. Tác phẩm được in trên sách báo,
trên giấy dường như khơng cịn được thu hút và sức cạnh tranh với sách điện tử
tiện ích, cập nhật thơng tin.Chính bởi vậy văn hóa nghe nhìn đã tác động khơng
nhỏ đến văn hóa đọc nói riêng và văn học nói chung. Vòng quay của cuộc sống
hiện đại đã chi phối thời gian của con người khá nhiều, họ khơng cịn thời gian
riêng cho việc ngâm cứu một cuốn sách. Trong khi đó nhiều loại hình giải trí xuất
hiện với xu hướng tiếp cận nhanh hơn, hiện đại hơn đã chi phối các mảng đề tài
trong văn học.
b) Nếu văn học bị “khai tử”


Có thể khẳng định rằng: văn học có những chức năng khác biệt và nổi trội hơn so
với các loại hình nghệ thuật khác.Vấn đề này đặt ra gắn với vận mệnh của văn học
trong thời đại văn hóa nghe-nhìn.Xã hội hiện đại,phát triển với nhịp sống ngày
càng tăng nhanh, văn học có khía cạnh tỏ ra khơng đáp ứng trọn vẹn.Đối tượng mà
văn học xây dựng nên không thể khai thác được một cách trực quan, nghe nhìn
ngay được mà phải qua một quá trình phác họa trong tư duy và tác dụng truyền

cảm trực tiếp bị hạn chế.Thưởng thức văn học đòi hỏi ở bản năng mỗi con người
về sự tư duy,sáng tạo,trí tưởng tượng mới có thể tái hiện lại những hình tượng nghệ
thuật đậm chất văn chương đó.Ngày nay cùng với văn hóa nghe nhìn các phương
thức tiếp cận nghệ thuật mới ra đời góp phần làm đa dạng hóa trong mọi góc nhìn
của văn chương.Vậy sẽ ra sao nếu văn học biến mất ?
Các chất liệu của chúng vô cùng đa dạng và phụ thuộc vào cách thức nó thể
hiện.Đó là màu sắc đường nét hay âm thanh tiết tấu, ngơn ngữ hình thể,…Tất cả
đều được tồn tại dưới dạng vật chất,trực tiếp thấy mà không cần suy nghĩ tưởng
tượng nhiều, chúng không mang dáng dấp trừu tượng qua ngôn từ.Quả thực vậy
,văn học và điện ảnh đều thuộc các loại hình nghệ thuật tiêu biểu trong “gia đình
nghệ thuật” song mang những nét đặc trưng riêng của từng thể loại. Điện ảnh mang
tính vật thể, hiện ra ngay trước mắt, sống động cụ thể y như thật. Nó có tính tổng
hợp trực tiếp. Với khả năng tái hiện lại các sự việc, nhân vật một cách trực
quan,chân thực thơng qua hệ thống âm thanh,hình ảnh sống động, ánh sáng… đã
tác động trực tiếp đến thị giác và thính giác của người xem. Đồng thời có khả năng
biểu hiện đời sống nội tâm phong phú của con người thông qua lời thoại, cử chỉ
hành động các nhân vật trong phim.Nếu như khung cảnh chiến tranh được khắc
họa trên trang giấy qua những câu văn câu thơ “ Đêm đêm rầm rập như là đất
rung”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt,bên mưa quay” … Các
khung cảnh thiên nhiên, thời tiết vô cùng khắc nghiệt được miêu tả qua những từ
ngữ mang sắc thái biểu cảm mà khơng phải ai cũng có thể hình dung ra được cảnh
tượng khốc liệt những năm tháng chiến tranh.Nhưng với điện ảnh, những chi tiết tả
thực luôn được làm sống động bằng những cuốn phim. Mỗi cuốn phim hiện lên
trước mắt ta thiên nhiên rợn ngợp, đạn bay vèo vèo cùng với hệ thống âm thanh
“rung trời lửa đất” đã giúp người xem cảm nhận được sự tàn khốc của hiện thực
chiến tranh. Đối với nhân vật, riêng về vẻ bề ngồi, điện ảnh đã giúp người xem
hình dung một cách rõ nét nhất. Các đặc điểm về nhân vật trong tác phẩm chỉ được
lồng ghép qua những chi tiết nghệ thuật mà không được miêu tả rõ.Như vết sẹo của
Chí Phèo hay vết sẹo của Ơng Sáu, hình ảnh người phụ nữ khắc khổ như chị
Dậu… đều được các diễn viên hóa trang một cách chân thực nhất trên màn ảnh.

Điều đó đã đưa đến những hình ảnh trực quan, tác động trực tiếp đến thị giác của
khán giả.Điện ảnh đã tái hiện một cách chân thực nhất về vẻ ngoài nhân vật, về bối
cảnh thời đại chỉ qua những thước phim. Không quá trừu tượng như các loại hình


nghệ thuật học thuật, điện ảnh giúp truyền tải đến người đọc những ý nghĩa, thông
điệp một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Để thể hiện sự tự tin và tự lập cần có bên
trong của người phụ nữ thì người mẹ trong bộ phim “Thưa mẹ con đi” ở cảnh cuối
đã muốn học lái xe và tự lái xe mà không cần đến sự trợ giúp từ ai khác.
Chủ đề, đề tài, nội dung bộ phim thường xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của tác giả
khiến người đọc, người xem hiểu rõ hơn về hiện thực cuộc sống. Trong năm vừa
qua, để thỏa mãn nhu cầu của khán giả muốn hiểu hơn, muốn biết hơn, muốn được
giúp và lên tiếng địi quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT thì các nhà làm phim
ở những đất nước có truyền thống lâu đời, khó chấp nhận những chuyện thuộc về
thế giới thứ 3 như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,.... đã tạo ra những thước
phim để kể, để phản ánh, để mang tình yêu của họ được “phơi bày” trước mắt công
chúng nhiều hơn, để họ được hiểu và được làm chính mình. Qua các “câu chuyện
chuyển động” ấy, đạo diễn, biên kịch đã đem những thông điệp ý nghĩa đến với
mọi người, để khẳng định tình yêu của họ cũng khơng khác chúng ta- những con
người có xu hướng dị tính, để thấy được những khó khăn trong tình cảm mà cảm
thơng chia sẻ để bớt cay nghiệt với họ phần nào. Nếu được đánh giá, có lẽ, những
tác phẩm LGBT khi đạt đến độ hoàn mỹ nhất định sẽ chính là “Romeo và Juliet
của thời hiện đại”. Bởi tư tưởng, bởi tiếng nói đấu tranh, bởi sức chiến đấu cho lẽ
công bằng và quyền được hạnh phúc của con người. Hay có thể kể đến những
thước phim về đề tài thế sự ln được cơng chúng đón nhận. Đó là những câu
chuyện về tình u đầy lãng mạn và thi vị mà chúng ta biết đến với tên gọi là
“ngơn tình”, những câu chuyện để thỏa mãn đam mê về tình yêu, thỏa mãn ước
nguyện tình yêu hoàn hảo đến từ chàng trai hoàn hảo dành cho mọi cơ gái dù là
bình thường đến đâu đi chăng nữa. Những bộ phim nói về tình u vượt biên giới
“hạ cánh nơi anh”, những bộ phim làm rung động trái tim về tình cảm gia đình “Bí

mật ở phịng giam số 7”. Kể cả những bộ phim về các chủ đề tình huống tiêu cực
khơng ai muốn gặp trong cuộc sống như sự thất bại, những câu chuyện ngoại tình,
sự bất hiếu, vơ đạo đức của những đứa con, đứa cháu học rộng tài cao, địa vị xã hội
lớn, đều là những đề tài nóng hổi ln chiếm được thị hiếu của cơng chúng và ln
chiếm trọn sóng của các nhà đài.
Dường như dưới sự chỉ đạo của đạo diễn, cách đặt máy quay của người quay
phim, diễn xuất của diễn viên…, các tác phẩm điện ảnh đều có bố cục hồn chỉnh.
Đó là sự sắp xếp có chủ ý của đạo diễn. Các cuốn máy phải phù hợp và khớp với
trình tự các tình huống trong tác phẩm. Điện ảnh tái hiện lại chứ khơng có khả
năng làm “thiên biến vạn hóa” được cốt truyện, nội dung.Các chất liệu tự nhiên
mộc mạc, vốn có dưới con mắt của người nghệ sĩ được nhào nặn trở thành các hình
tượng thẩm mĩ. Vì mỗi bộ phim bị giới hạn về thời lượng cơng chiếu nên địi hỏi


các yếu tố, chi tiết phải cốt lõi, giản lược.Đặc biệt với các bộ phim chuyển thể rất
nhiều chi tiết bị lược bỏ, mất đi hoặc bị biến đổi để đảm bảo tính logic.
Chính bởi vậy thành cơng của một tác phẩm điện ảnh được đánh giá bằng số
lượng người xem trong khoảng thời gian nhất định và phản hồi tích cực.Cần có sự
phổ thơng và để khán giả hiểu trong thời gian ngắn. Bởi vậy, các thông điệp điện
ảnh sẽ thu hút được người xem hơn, dễ lan tỏa hơn và mang tính thời sự hơn. Khi
lựa chọn để truyền tải một vấn đề mang tính thời sự, hay một thơng điệp đấu tranh
thì điện ảnh sẽ là một lựa chọn hồn hảo. Nó có thể bắt gặp và nảy sinh trong đời
sống, lan tỏa tới nhiều người một cách nhanh chóng hơn các loại nghệ thuật khác
của văn hóa nghe nhìn.
Khơng chỉ có vậy,điện ảnh mang tính quần chúng luôn được chú trọng ngay
trong giai đoạn lựa chọn chủ đề.Bởi nó quyết định đến phần lớn thành cơng của tác
phẩm điện ảnh. Mục đích chủ yếu vẫn là đáp ứng nhu cầu giải trí.Khơi gợi con
người những cảm xúc,tình cảm mới tác động đến nhận thức và hành động nhưng
không quá mạnh mẽ.Điện ảnh sử dụng các yếu tố: âm thanh, bối cảnh,nhân vật
( lời nói, thái độ, cử chỉ..) để biểu hiện. Từ đó giúp người xem hiểu được nội dung,

tư tưởng của đạo diễn). Đây là một ưu thế của điện ảnh. Nếu cách loại hình khác
hiện ra, tác động đến người khác thơng qua trí tưởng
Bên cạnh điện ảnh, âm nhạc cũng là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản ánh
cuộc sống bằng các hình tượng âm thanh. Cũng như các bộ mơn nghệ thuật khác,
cùng với sức mạnh biểu cảm lớn lao, sức cảm hóa qua giai điệu thanh âm, nó đã
thể hiện cho mọi người thấy tất cả những gì gắn liền với cuộc sống,góp phần phản
ánh trạng thái cảm xúc buồn, vui, đau khổ, niềm suy tư thầm kín, ước mơ và khát
vọng hạnh phúc. Âm nhạc phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là cái nhìn đa
chiều và sâu sa trong thế giới nội tâm, những suy tư tình cảm của con người.Một
trong những nét đặc trưng điển hình của âm nhạc, một trong những đặc điểm ưu
thế hơn cả đó là khi phản ánh q trình phát triển và chuyển biến không ngừng từ
các mức độ khác nhau của tình cảm thì âm nhạc có khả năng truyền đạt những sắc
thái tinh tế nhất,gây ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người nghe.
Âm nhạc là sự kết hợp giữa các yếu tố : nhịp điệu, tiết tấu, giai điệu, hịa thanh,
phối khí, âm sắc,… Chúng kết hợp với nhau một cách hài hòa nhịp nhàng tạo nên
những bản hịa thanh tuyệt vời.Một tác phẩm âm nhạc gồm có những yếu tố
trên.Chúng tồn tại song song với nhau trong một tác phẩm và có mối quan hệ
tương hỗ lẫn nhau, không tách rời mà thống nhất vang lên đồng thời. Dưới thời đại
phong kiến chúng ta biết đến hát nhạc cung đình, các bài hát do người dân tự biên,
tự diễn như những khúc hát ru à ơi ngọt ngào ấm áp của bà của mẹ bên nôi


“ Cái cị đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.”
Hay lời hát giao duyên của các đôi trai gái trong mùa lễ hội, các bài hát đồng dao
vui tươi, nhí nhảnh “ Dung dăng dung dẻ/Dắt trẻ đi chơi/Đến cổng nhà trời/Lạy
cậu lạy mợ/Cho cháu về quê/Cho dê đi học/Cho cóc ở nhà/Cho gà bới bếp/Xì xà xì
xụp/Ngồi thụp xuống đây”.Những vần điệu quen thuộc đó ln tạo cảm giác thân

quen, nó như một tiếng cười góp vui cho cuộc sống. Đồng thời cũng tạo nên bản
sắc riêng biệt đậm đà của những loại hình văn hóa.Cịn có biết bao bài ca điệu nhạc
mn màu mn vẻ mang tính giải trí cao giúp con người có thể thư giãn sau
những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi.Âm nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con
người và rót đầy tâm tưởng ta với niềm vui sướng, hân hoan.Bật những bài nhạc
yêu thích và thực sự lắng nghe, thực sự cảm nhận bằng trái tim mà không để bị
phân tâm bởi các vấn đề khác, ta sẽ thấy cuộc sống này có giá trị biết bao.Bằng
những công cụ âm nhạc vô cùng đa dạng đã góp phần làm cho tiếng hát vang dội
trong những ngày lễ hội, lễ tết của tồn dân tộc.Đó là những ngón tay đang lướt
trên tiếng piano với giai điệu nhẹ nhàng , hoặc ai đó quyện tiếng piano tiếng ghita
với nhau,hay tiếng kèn xung trận hùng tráng đã khích lệ cho không biết bao nhiêu
chiến sĩ nơi tiền tuyến vang lên trong tâm trí.Có thể nói, trong nhiều thế kỷ trơi
qua, các thể loại ca khúc và nhạc khí vơ cùng đa dạng đã là người bạn đời thường
của nhân loại. Nghe và thấu hiểu âm nhạc khác hẳn so với đọc thơ và ngâm thơ.
Cái trước là ngôn ngữ “ tiềm ẩn lấy âm thanh, giai điệu, ca từ làm phương tiện để
diễn tả cuộc sống xã hội, nội tâm phong phú của con người”. Chẳng có ngơn ngữ
nào êm dịu và trầm lắng bằng ngôn ngữ của thi ca. Chẳng có âm điệu nào tha thiết
bằng cung thanh trầm của âm nhạc. Chính những giai điệu đó đã làm giảm bớt đi
căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống, để mình thêm u đời hơn.Mỗi
chúng ta ln kiếm tìm được thứ âm nhạc riêng của mình trong thanh âm muôn
màu tuyệt vời của cuộc sống.Chỉ cần nhắm mắt lại, thả hồn mình vào những giai
điệu du dương và cảm nhận những thứ âm thanh sống động đó, ta có thể dễ dàng
hình dung những điều thanh bình trong cuộc sống.Một khi đã bắt đầu chìm đắm
trong khung cảnh tươi đẹp ấy, rất dễ bắt đầu nghe thấy các âm thanh mà nó tạo
ra.Đó chỉnh là sức mạnh, cuốn phăng đi mọi suy nghĩ trong đầu ta, khiến tâm ta trở
nên êm dịu. Beu Delaire có lần nói: “Thơ ca gắn liền với âm nhạc bằng các giai
điệu, vốn là gốc rễ ăn sâu vào tâm hồn ta, đến nỗi chẳng có lý thuyết kinh điển nào
biết được”.



Âm nhạc không tái hiện trực tiếp hiện thực nhưng ln chất chứa tư tưởng, tình
cảm của thời đại. Trong nhịp sống thời đại ngày nay hối hả mà thanh bình, cá nhân
ta khi nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến
chiến cơng của dịng âm nhạc Cách mạng – nó chất chứa tư tưởng, tình cảm thời
đại. Ngay từ những ngày đầu, dòng âm nhạc này đã là sức mạnh để đưa toàn quân
ra ra kháng chiến, ủng hộ tinh thần cho các chiến sĩ tinh thần, thêm phần lạc quan,
tin tưởng vào ngày giải phóng của dân tộc đem lại nền độc lập ngày hơm nay.Đó là
quốc tế ca, quốc ca… những biểu tượng hào hùng phản ánh những sự kiện mang
tầm quốc gia, quốc tế, mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng vùng miền. Đó cịn là
các bài hát gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, nó như một dấu
mốc vàng son để các thế hệ sau ngàn đời nhớ đến. “Việt Nam Hồ Chí Minh” câu
hát đó vang lên thể hiện niềm vui sướng vỡ òa hòa quyện vào đại thắng mùa xn
năm 1975 giải phóng đất nước, đồn chiến sĩ đi trong rực rỡ cờ hoa, trong tiếng vỗ
tay hoan hô mừng ngày đại thằng của dân tộc.Câu ca cứ vang mãi cho đến ngày
nay. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Các thế hệ sau
vang mãi tên Người không chỉ bằng những trang sử hào hùng, những áng thơ xúc
động mà chính tác phẩm âm nhạc đã được viết lên từ trái tim, từ cảm xúc mãnh liệt
để “ thế giới hát về Người, Việt Nam hát về Người” . Những tác phẩm ngợi ca đó
dường như lưu đọng mãi trong dòng chảy nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, trở thành
một dịng nhạc riêng dành cho vị Lãnh tụ kính u của dân tộc, để rồi con cháu đời
sau đời đời nhớ ơn bác. Âm nhạc khơng chỉ là loại hình nghệ thuật để thưởng thức,
cảm thụ mà có nhiều trường hợp xảy ra trong lịch sử văn hóa nhân loại.Từ những
bài thơ lớn cho đến những tác phẩm hào hùng.Lịch sử văn hóa nước ta, những bài
thơ, bài hịch, các loại chiếu biểu.. được coi là những bài thơ “thần” ghi lại chiến
cơng oanh liệt, lịng tự hào tự tơn dân tộc.Trong thời đại chúng ta, ai cũng nhớ bài
thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh đó là bài “hịch hiện đại” : Bài ca mùa xuân 1968 đã
thể hiện cảm thức sâu đậm, trí tuệ chói sáng dự báo cảnh đại thắng của quân và dân
ta khắp cả nước để đi đến thắng lợi cuối cùng, kẻ thù thua trận, non sông thống
nhất:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”


Đó cịn là bản tun ngơn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam “Nam quốc sơn hà”
của Lý Thường Kiệt, đã khẳng định tự chủ nước Nam, quyền tự quyết thiêng liêng
của dân tộc với lời thơ đanh thép, hào hùng
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Tất cả những bài thơ trên sở dĩ được lịch sử khắc ghi, được người đời qua các thế
hệ từ trẻ đến già thuận lòng là nhờ tính nhạc. Chính vì vậy mà trong lịch sử thế
giới, nước nào cũng có quốc ca, quốc thiều, nhiều Đảng Cộng sản có Quốc tế ca…
đã mang tính lịch sử, truyền thống văn hiến, tính thơ của một giai đoạn khởi
nguyên đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc, bền vững.Ta muốn viết nhiều điều
muốn nói, lịng ngợi ca tự hào mà chẳng thể thốt nên lời, ngợi ca quê hương đất
nước, về những người mẹ Việt Nam anh hùng, các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu
cho vận mệnh đất nước. Ta muốn viết nên những tâm tư tình cảm của mình mà khó
có thể bộc lộ cho đối phương cảm nhận.Dân gian có câu “ Sống dầu đèn, chết kèn
trống” , theo quy luật của tự nhiên, khơng có gì là mãi mãi, cái sinh ra rồi cùng mất
đi, con người cũng nằm trong quy luật đó.Khi ấy, lúc con người tưởng chừng đau
khổ nhất vì phải rời xa nơi trần thế,gia đình, bạn bè mà vẫn muốn có sự hiện diện
của âm nhạc thì âm nhạc trong tang lễ là một ví dụ.” Dàn nhạc hiếu” tấu lên giai
điệu buồn thương sâu thẳm.Âm nhạc thay lời muốn nói với vơ vàn cảm xúc thăng
hoa để kết tinh trong những tác phẩm đi theo năm tháng như “ Người Hà Nội” của
nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, “Lên ngàn”, “ Tình ca” của nhạc sĩ Hồng Việt, “Giải

phóng Điện Biên” , “Du kích sơng thao” của nhạc sĩ Văn Cao … Một kho tàng âm
nhạc được lưu giữ đến tận ngày nay, để con cháu đời sau luôn nhớ đến khoảnh
khắc vàng son chói lọi của dân tộc, những sự kiện tư tưởng của thời đại được thể
hiện qua giai điệu hào hùng, ca từ rộn rã.Từ đó truyền cho người nghe sức máu lửa
đầy vinh quang và nước mắt khi cảm nhận từng giai điệu bài hát.Ai không khỏi
xúc động khi nghe “Người mẹ của tôi” của nhạc sĩ Xuân Hồng để “ chia sẻ nỗi
buồn” để “ soi lại đời con” với mẹ. Và ai không khỏi bồi hồi khi cảm nhận từng
câu chữ trong bài ca “ Em vẫn đợi anh về” của Hoàng Hiệp. Khơng kể đến riêng cá
nhân nào, chẳng ai có thể thờ ơ mà không thốt lên những cảm xúc da diết nhớ
mong về những kỉ niệm của riêng mình, về những khoảnh khắc đã bẫng qua trong
cuộc đời. Và những kỉ niệm vui buồn đó dù đáng nhớ hay phải qn nhưng có một
điều kì diệu khi mỗi kỉ niệm ấy được gắn với những giai điệu của bản nhạc hay lời
ca của một ca khúc nào đó, dù thời gian có trơi nhưng khi ta bắt gặp một giai điệu
thân quen thì những kỉ niệm đó cũng trỗi dậy. Có thể nói rằng, âm nhạc đã thực


hiện đúng chức năng của nó, truyền tải những tư tưởng, tình cảm của thời đại đến
mọi người khơng chỉ trong cách mạng lịch sử mà còn giữ mãi tinh thần đó đến
cuộc sống hiện đại ngày nay.
Khơng mang âm thanh bình thường trong dịng chảy của cuộc sống như tiếng mưa,
tiếng gió… Khơng phải các thanh âm mang tính chất tạo hóa của thiên nhiên, các
tạp âm của cuộc sống mà chất liệu của âm nhạc là âm thanh nghệ thuật. Âm nhạc
là nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện,khắc họa cuộc sống và thể
hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Âm nhạc có tính trừu tượng và không thể
hiện đầy đủ các chi tiết thực chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm giác, hứng thú
mạnh mẽ và sự tưởng tượng phong phú. Tính âm nhạc gắn với trí tưởng tượng của
con người. Nó lấy chất liệu của nghệ thuật nên mang tình cảm sâu sắc, đi thẳng
trực tiếp vào trái tim con người mà khơng cần diễn tả nhiều bằng lời.Có ý kiến cho
rằng cùng với sự ra đời của tiếng nói thì âm nhạc cũng xuất hiện.Đã từ lâu người ta
nhận thấy có sự giống nhau giữa âm nhạc và tiếng nói. Phải chăng những lời nói

hoa mĩ là một chất liệu nghệ thuật cũng góp phần làm nên âm nhạc. Giai điệu âm
nhậc khơng hẳn giống tiếng nói nhưng vẫn “nói” được. Bởi chúng có ngun tắc
biểu hiện tình cảm chung cho giọng điệu trong tiếng nói và trong âm nhạc. Trong
giai điệu cũng như tiếng nói, nét đi lên thường biểu hiệu cho sự tăng tiến của tình
cảm, nét đi xuống thường biểu hiện cho sự lắng đọng, dịu lắng, trong nét chuyển
động bằng phẳng biểu hiện được sự tiến triển của cảm xúc, những trạng thái xúc
động, còn quãng nhảy rộng ngắt quãng xa thường biểu hiện một đà bay bổng của
nốt nhạc thăng hoa ấy.Tiếng nói chính là cơ sở để hình thành giai điệu trong âm
nhạc – là chất liệu chân thực mà đậm tính nghệ thuật. Trên phương diện so sánh
tiếng nói của người Việt Nam và tiếng nói của người Châu Âu thì sẽ thấy rõ tiếng
nói ảnh hưởng đến giai điệu như thế nào. Tiếng nói của người Việt Nam là ngơn
ngữ đa thanh có dấu giọng do đó trong các bài hát giai điệu phải có cấu trúc ngắt
quãng phù hợp với dấu giọng của lời ca.Với người châu Âu thì khác các bài hát
của họ không tuân theo quy luật riêng. Có thể thấy, trong một quốc gia có dân tộc
khác nhau thì cũng có những làn điệu dân ca khác nhau phù hợp với phương ngữ
địa phương, tiếng nói của dân tộc mình.Cùng với âm didejeue tiếng nói, âm nhạc
cịn bắt nguồn từ những nhịp điệu lao động để tạo ra tiết tấu trong âm nhạc. Ta biết
đến những “bài ca lao động” tuyệt đẹp, đó là tiếng hị dơ kéo lưới “ hị dơ ta
nào…”. Một sự hợp nhất âm thanh đến từ nhiều người để rồi sau dần trở thành
nhịp điệu tiết tấu của làn điệu âm nhạc.Nhịp sinh lý của con người như hơi thở,
nhịp tim đập, tiếng chân đi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành âm nhạc.
Những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhưng góp phần vào nhịp tiết tấu sơi nổi được
sử dụng trong các thể loại hành khúc.Âm nhạc đã lấy từ ngữ điệu của tiếng nói –


chất liệu vô cùng thực và hoa mỹ để thể hiện được cảm xúc đa dạng của chúng,
phát triển khả năng vơ hạn đó làm âm nhạc trở nên phong phú thêm. Biểu hiện tình
cảm, tâm trạng, niềm say mê, ước mơ khát vọng là điểm mạnh của âm nhạc
Khác với văn học, âm nhạc là nghệ thuật của thính giác. Thơ ca và âm nhạc là hai
loại hình nghệ thuật phản ánh ý thức của con người, là phương thức chiếm lĩnh và

cải tạo bản thân con người và cuộc sống theo quy luật của cái đẹp. Song có những
đặc điểm âm nhạc sở hữu mà văn học chưa khai thác được.” Khi ngơn ngữ bất lực
thì âm nhạc vang lên..” Bởi vậy âm nhạc có khả năng gây ấn tượng trực tiếp, mạnh
mẽ bởi những âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người nghe với các cung
bậc cao thấp rõ ràng mà văn học không làm được.Để tiếp nhận một tác phẩm văn
học, đó là cả một thời gian dài ngâm cứu và cảm nhận của độc giả. Những ngôn từ
của văn học chất chứa giá trị nghệ thuật mà không phải trong thời gian ngắn có thể
khai phá được hết.Điều đó khác với sự tiếp nhận của âm nhạc.Con người khơng thể
nghe, nhìn, chạm, ngửi được cảm xúc mà chỉ có thể cảm nhận. Những bản nhạc
piano không lời, nhạc cổ điển như Baroque … thu hút người nghe ngay từ những
nốt đầu tiên,giúp giảm căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống, không cần dạo đầu
bằng lời nói, chỉ cần sự uyển chuyển của đơi tay trên phím đàn, vài giai điệu cất
lên cũng đủ để thu hút lượt nghe và theo dõi của nhiều người.Các bản nhạc có tiết
tấu nhanh như disco, chachacha, pop giúp ta tỉnh táo, năng động và nhạy bén
hơn.Thanh âm tác động trực tiếp tới thính giác của ta. Khi đang làm việt bận rộn
hay cầm trên tay một cuốn sách, một tách cà phê, chỉ với một vài tiếng nhạc trong
bản nhạc ta yêu thích cất lên cũng làm tâm hồn ta cảm thấy nhẹ bẫng và xao xuyến
đến nhường nào.Âm nhạc chính là tiếng vọng của cảm xúc.Đơi khi chúng ta u
thích một ca khúc khơng chỉ bởi giai điệu thu hút mà còn là cảm xúc bài hát đó
mang lại.Chúng ta có thể chìm đắm vào bài hát đó như kể lại câu chuyện cuộc đời
mà ta từng trải qua và tưởng chừng như đã lãng quên trong kí ức.Dù là phương
Đơng hay phương Tây từ lịch sử thơ ca đều có chung quan niệm về lý thuyết âm
nhạc “ Các nhạc sĩ trong khi sáng tác thường vay mượn lời thơ, nhất là những bài
thơ hay, câu thơ giàu nhạc tính.” Thơ và nhạc thường xe dun, hịa quyện với
nhau. Trong thơ có nhạc, nhạc được phổ thành thơ. Các nhạc sĩ phỏng theo một
đoạn thơ hay, ca từ đẹp để phổ nhạc, thêm một chút giai điệu, ca từ hoa mĩ để làm
nên những tuyệt tác âm nhạc.
“Chỉ
Biển
Chỉ

Thuyền


mênh

đi

thuyền
mơng
biển
đâu,

mới
nhường
mới
về

hiểu
nào
biết
đâu


Những
ngày
Biển
bạc
Những
ngày
Lịng

thuyền
Nếu
từ
Biển
chỉ
Nếu
phải
Em chỉ cịn bão tố.”

khơng
đầu
khơng
đau
giã
cịn
cách

gặp
thương
gặp
-

rạn
thuyền
sóng
xa

nhau
nhớ
nhau

vỡ
rồi
gió
anh

“Mười hai câu cuối bài thơ “ Thuyền và Biển” được Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc
vào những năm 1980. Cố nhạc sĩ từng chia sẻ: "Đó là đỉnh điểm cao trào của bài
thơ. Hơn nữa, như thế vừa gọn, vừa nói lên được đầy đủ ý nghĩa chính của tác giả
và cũng vừa đủ cho một ca khúc trữ tình".” Nhiều đoạn trong bài hát có tiết tấu dồn
dập như sóng dội, bên cạnh những khoảng ngân dài tạo sự lắng đọng. Và chắc hẳn
khi nhắc đến câu thơ “Yêu là chết ở trong lòng một ít ” khơng ai là khơng biết đến
nó. Câu thơ là câu mở đầu trong bài thơ Yêu của nhà thơ Xuân Diệu đã được phổ
thành nhạc thay cho một sự khẳng định cuối cùng cho quy luật của tình yêu mà
Xuân Diệu đang vẽ lên trong tâm hồn người đọc. Đây cũng như một lời thách thức,
hãy yêu, hãy đón nhận tình u.
“u,

chết

trong
lịng
một
ít,

mấy
khi
u

chắc
được

u?
Cho
rất
nhiều,
song
nhận
chẳng
bao
nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.”
Âm nhạc có khả năng lan tỏa tình cảm, tạo ra sự đồng cảm mãnh liệt. R. Gamdatốp
từng nói “Bài ca sinh ra từ trái tim, trái tim truyền lại cho miệng hát, miệng hát
truyền lại cho mọi trái tim và mọi trái tim truyền bài hát cho muôn đời sau”. Âm
nhạc là vậy – là phép màu, cũng chính là cuộc sống. Bằng chính những giai điệu ca
từ của âm nhạc, nó đã lan tỏa tình cảm giữa người với người, hướng tới cảm xúc
tích cực và tươi đẹp.” Thế giới vắng bóng âm nhạc như một tâm hồn thiếu đi cảm
xúc.Những điệu nhạc không chỉ “thay lời muốn nói” cảm xúc của con người, mà
cịn khiến ta sống đồng cảm bao dung hơn với cuộc đời cuả người khác”. Từ những
“ buổi bình minh của văn minh nhân loại” âm nhạc đã đồng hành cùng con người.
Giai điệu du dương của các bản nhạc là nghệ thuật , là sợi chỉ gắn kết những mối
quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống tạo ra sự đồng cảm mãnh liệt. Tương tác của con
người với âm nhạc trước những lợi ích tốt đẹp mà âm nhạc mang lại có thể thúc
đẩy khả năng thấu cảm. Âm nhạc có thể khiến ta sống bao dung, sẻ chia và cảm
thông hơn với con người xung quanh.


Nghệ thuật hội họa của bất kỳ một dân tộc nào, ban đầu cũng đi từ sự mô phỏng tự
nhiên,tả thực, rồi dần dần mới phát triển, nâng cao, cách điệu lên. Với dân tộc nào
cũng vậy, các tác phẩm hội họa ban đầu là những tác phẩm ghi lại đời sống sinh
hoạt của xã hội nguyên thủy ở buổi đầu lịch sử. Nhưng cùng với sự phát triển của

tư duy, hội họa dần nâng mình lên để thỏa mãn những nhu cầu của người họa sĩ và
của người thưởng thức. Hội họa phản ánh những suy tư tưởng của người nghệ sĩ, là
phát ngơn chính trị của họa sĩ.Một tác phẩm nghệ thuật cơ bản vẫn chứa đựng một
ý nghĩa nào đó.Các tác phẩm hội họa dù đi theo trường phái nào, cuối cùng vẫn
chứa đựng một câu chuyện.Đôi khi chính câu chuyện của “ những người họa sĩ” ấy
đã góp phần làm nên tiếng tăm của tác phẩm.Cũng giống như điện ảnh hay âm
nhạc, hội họa vẽ lên tâm tưởng của những người nghệ sĩ bằng đường nét uyển
chuyển, màu sắc. Sự vui buồn, hứng khởi hay chán nản biểu hiện bởi chiều sâu của
bức vẽ. Từng gam màu thể hiện trên bức tranh hay đường nét thanh mảnh đã phác
họa thơng điệp đó.Một bức vẽ dù đẹp nhưng chẳng có ý nghĩa mà trở nên trống
rỗng sẽ chỉ được coi như một vật trang trí “vơ hồn”.Các tác phẩm hội họa mang
tầm cỡ, bên cạnh bàn tay khéo léo của người họa sĩ còn là những phát ngơn quan
trọng về con người.Chúng khơi gợi lên trong lịng độc giả những cảm xúc sâu xa,
bức thông điệp ý nghĩa.Ví dụ như bức họa “Guernica” của Picasso, tác phẩm được
coi là một trong những kiệt tác về đề tài chiến tranh.Điều khiến “Guernica” được
biết đến nhiều chính bởi sự thật xã hội đương thời mà tác giả muốn khắc họa
lại.Khung cảnh hỗn loạn, tan thương của cuộc nội chiến Tây Ban Nha được miêu tả
bằng hình khối đơn giản, sự tương phản mạnh giữa ánh sáng và bóng tối.Chính
nhờ vậy, nó trở thành phát ngơn chính trị vĩ đại của họa sĩ.Màu sắc và đường nét là
đặc trưng của hội họa cùng với sự kết hợp của các môn khoa học. Việc sử dụng
những biện pháp hội họa đã được phát hiện ở thởi cổ, kim,Đông,Tây. Bức tranh
sinh động bởi màu sắc “ Cỏ non xanh tận chân trời”. Chúng hòa quyện với nhau
một cách bắt mắt nhất theo các mức độ, từ lạnh đến ấm “Cát vàng cồn nọ, dặm
hồng bụi kia” , “ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Đó cịn là sự nghịch đối giữa
tối và sáng
“ Mạc mạc thủy điền phi bạch lộ
Âm âm hạ mộc chuyển hoàng li”


c) Giá trị của văn học trong thời đại văn hóa nghe nhìn

Juri Bondarev đã nói “ Nếu khơng có văn học thì chẳng có gì hết” . Quả thực, từ
xưa cho đến nay văn học và cuộc sống luôn có một mối quan hệ hữu cơ gắn kết
khơng thể tách rời. Ví như con ong cần mẫn đi tìm mật ngọt cho đời, văn học bằng
chức năng và tác dụng của mình, đã tiếp xúc, thu nhặt từ những chất liệu cuộc sống
để khám phá,và tái hiện chúng lên trang viết ở một tầm cao nghệ thuật mới, để đạt
đến giá trị của chân- thiện-mỹ của cuộc đời.Bởi “ Cuộc đời chính là nơi xuất phát
cũng là nơi đi tới của văn học” ( Tố Hữu). Giá trị của văn học được đặt trong thời
đại công nghệ số được nâng niu, chiếm một vị trí quan trọng.
Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người.Cũng như hội họa, ca nhạc, điều
khắc.. văn học là một môn nghệ thuật. “Văn học là hoạt động nhận thức và sáng
tạo thẩm mỹ. Nhận thức và sáng tạo nghệ thuật trong đó có văn học là nhận
thức,sáng tạo dưới ánh sáng của lý tưởng, thẩm mĩ được chi phối bởi những xúc
động,nhiệt thành về lý tưởng thẩm mĩ.”Nhận thức là sự vận động của các bộ máy
cảm quan nhằm nhận biết thế giới hiện thực ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Những
hoạt động nhận thức thông thường tạo cơ sở cho nhận thức thẩm mỹ - nhằm khám
phá mọi sự vật hiện tượng dưới ánh sáng của lý tưởng, thẩm mỹ và cái đẹp. Trong
văn học, xuất hiện khái niệm nhận thức thẩm mỹ, nó tập trung tìm kiếm các khách
thể thẩm mỹ, soi xét các đối tượng nghệ thuật dưới mọi góc nhìn đặc biệt là góc
nhìn thẩm mỹ và khai thác chúng đối với đời sống nhân sinh.Thực chất đó là sự
phát hiện giá trị tinh thần bồi dưỡng tâm hồn con người.Cái nhìn ấy bắt nguồn từ
cuộc sống thơng qua ngơn từ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã
tài tình sử dụng để gửi gắm, phản ánh. Chính cuộc sống bao la, thú vị với nhiều
góc khuất,thử thách đã tạo nên sự trăn trở, suy tư đã mang tới chất liệu vô
giá,phong phú và là khởi điểm cho ngòi bút của các tác giả- điểm xuất phát của văn
học bởi “ văn học là con đẻ của đời sống”( Chế Lan Viên) hay “ Văn học không
phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời” ( Tố Hữu). Các yếu tố
thực bắt nguồn từ chính cuộc sống, từ chính bản thân con người là những nguồn
khai thác vô tận cho các đề tài văn chương. Để nhận thức trong văn học là “thành
tựu nghiên cứu” rất sâu rộng bởi đối tượng của nó là toàn bộ hiện thực.Văn học là
nguồn sống, là linh hồn của cuộc đời nói chung và con người nói riêng. Chỉ riêng

cuộc sống con người đã là một thế giới bao la, sâu thẳm và vận động không ngừng
bởi trạng thái cảm xúc tình cảm con người khơng bất biến mà ln thay đổi.Có lẽ
bởi vậy mà con người chính là nhân tố quan trọng để văn học khai thác.Con người
trong học tập, trong chiến đấu, trong tình yêu và trong những mối quan hệ xã hội
khác. Con người đắm chìm trong khơng gian, thời gian, trong thiên nhiên vũ trụ
bao la, rộng lớn.. Văn học cho biết con người tổ chức, xây dựng, phá hoại đời sống
ra sao, làm gì, suy nghĩ ra sao trong mối quan hệ người với tự nhiên, người với xã


hội, người với người.Nói văn học là nhân học quả khơng sai. Nó khơng chỉ phản
ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống của họ, nói
lên ước mơ, khát vọng, những tình cảm con người chưa được khai thác trong chiều
sâu của tâm hồn với sự đa dạng, phong phú. Hành trình của cuộc đời con người
luôn đồng hành với văn học. Chúng có sự giao thoa hợp nhất với tâm hồn.Những
câu hát ru ngọt ngào từ thời tấm bé của bà của mẹ đã vun đắp những tình cảm
chớm nở cho văn học “ À ơi, con ơi con ngủ cho ngoan … Cái cị cái vạc cái
nơng…” Hay những lời răn dạy của ông cha bao đời được thể hiện qua những bài
ca dao, câu thành ngữ, tục ngữ
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”
Văn học còn thể hiện nỗi niềm thương cảm trước số phận bất hạnh của con người.
Có thể tìm thấy biết bao mảnh đời, số phận hạnh phúc,khổ đau trong các tác phẩm
để qua đó nhận biết được nhiều điều sâu sắc,mới lạ, độc đáo từ những nội tâm
thầm kín.Thơng qua các hình tượng nghệ thuật độc đáo hay hình tượng nhân vật
trong tác phẩm, các tác giả đã chú trọng phản ảnh tâm tư, tình cảm của con người.
Đó là nỗi đau của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh hay cô bé bán diêm tội nghiệp với
ước mơ le lói được thắp lên từ những que diêm. Mỗi tác phẩm là một “ câu
chuyện” về những mảnh đời, số phận khác nhau. Andecxen nói “ khơng có câu

chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết nên”. Bằng chất liệu
hiện thực, dường như tác giả đã đưa người đọc xi theo dịng cuộc đời của nhân
vật ấy, được trải nghiệm chính cuộc sống của những con người bất hạnh ấy để rồi
đồng cảm trước những nỗi đau của họ . “Văn học là tiếng hát của con tim, nơi
dừng chân của tâm hồn”. Quả thực, bằng một cách vơ hình nào ấy, văn học chạm
đến trái tim người đọc, đồng cảm, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, những ước mơ, niềm
hy vọng. Văn chương tạo cho ta những xúc cảm nhẹ nhàng, êm ái. Văn chương cịn
dạy ta biết xót thương,lên án những nhân vật phản diện trong cuộc sống.Không chỉ
phản ánh đời sống, văn học cịn đánh thức những tình cảm sâu lắng trong tâm hồn
con người,khiến ta cảm thấy yêu mọi người xung quanh, yêu cuộc sống này
hơn.Đó là chùm thơ quê tràn đầy nỗi nhớ thương da diết của Đỗ Trung Quân
“ Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày


Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
Hay tình u đất nước nồng nàn, xót đau trước cảnh quê hương bị xâm lăng tàn
phá
“ Ôi những cánh đồng quê ta chảy máu
Dây thép gai đâm nát cả trời chiều”
( Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Qua những vần thơ tuy ngắn gọn hàm súc nhưng ẩn chứa những thông điệp gửi
gắm vơ cùng ý nghĩa. Là nỗi nhớ bình dị, đơn giản nhưng lại vơ cùng thấm thía.Là
những câu thơ đang rớm máu cho sự mất mát, đánh phá của quân giặc trên đất
nước ta.Chỉ có văn học đã nảy mầm và ni lớn thứ tình cảm to lớn đó- tình cảm
khơng chỉ với gia đình mà cịn với quê hương đất nước.
Cuộc sống luôn chờ đợi những tác phẩm chạm đến trái tim người đọc, đem lại giá
trị nhân văn, nhân học sâu sắc. Nhất là trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, khi
con người phải đối diện với nhiều thách thức, cuộc sống có quá nhiều bất trắc, lo

âu thì người đọc ln mong chờ những tác phẩm có thể khai thác các khía cạnh đó,
đi sâu vào thân phận, tâm tư của con người. Những tác phẩm cho con người, vì
phẩm giá của con người chính là những viên gạch xây đắp, chính họ là nguồn cảm
hứng vô tận cho các sáng tác. Từ đó gắn kết tình u thương, lịng nhân ái giữa con
người với con người trong xã hội, bồi dưỡng những tâm tư tình cảm tốt đẹp.Chính
vấn đề cấp thiết đó nên không thể phủ nhận được giá trị bền vững của văn học
trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh viết, “ văn chương
cũng như nghệ thuật khơng thể thay thế cho kinh tế, chính trị và những lĩnh vực
quan trọng khác của đời sống xã hội.Nhưng ngược lại, cũng khơng một lĩnh vực
nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và
hiểu chính mình, sống có tình thương,có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm
thường,phàm tục, giả dối, để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân –thiện- mỹ ” .
Khi được tiếp xúc với thế giới văn chương, con người có điều kiện tiếp nhận và
giao lưu với những giá trị tinh thần, tình cảm, có cơ hội được chiêm nghiệm những
vấn đề nhân bản, nhân văn. Không cần phải trải nghiệm trong cuộc sống xơ bồ
ngồi kia, trước những cạm bẫy và thử thách, khơng giữa đám đơng tấp nập mà ta
có thể gặp thấy chính ta trong tư thế một mình, hịa vào trong thế giới văn chương,
chỉ riêng mình trị chuyện với tác giả, riêng mình đối diện với lương tri – với phần
người của chính mình để bản thân có thể trải lịng, suy ngẫm với chính thế giới của
mình.Tất cả những giá trị nhân văn đó đã làm nổi bật giá trị nhận thức phản ánh


đời sống con người của văn học. Đó chính là “cái đích” mà văn học muốn ta hướng
đến.
Văn học có khả năng đặc biệt và nổi trội hơn so với các loại hình nghệ thuật khác
bởi tính giáo dục của nó. “Về bản chất, giáo dục là một hoạt động có ý thức, có
mục đích, kế hoạch tác động vào con người để bồi dưỡng, cải tạo nó về mặt này
hay mặt khác” . Giáo dục ở đây bao hàm cả tính tự giáo dục, biến q trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo theo nghĩa rộng. Cuộc sống hiện đại ngày một phát triển,
bắt nguồn từ nhu cầu của con người trên nhiều mặt phương diện khác nhau nên văn

học càng được đề cao với mục đích truyền đại tri thức cho nhân loại.Trong đó đề
cao phương diện thẩm mỹ cho người tiếp nhận. Chức năng giáo dục của văn học
xuất phát từ đó.
Một trong những chức năng giáo dục của văn học là giúp con người phát triển
trí tưởng tượng, tư duy.Văn học khơng chỉ hiểu biết,khám phá mà cịn sáng tạo
nữa.Bởi vì trên thực tế, văn học không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn
biểu hiện thế giới chủ quan, tất yếu sẽ dẫn đến vấn đề phản ánh đi liền với sáng
tạo.Quả vậy, sự phản ánh qua đầu óc con người khơng cần phải phụ thuộc mà ln
ln bộc lộ tính năng động chủ quan.Vậy sáng tạo là chân chính,khơng thể tách
khỏi sự phản ánh,mặc dù chúng có nội dung và tác động, ý nghĩa khác nhau.Giữa
người đọc với nhà văn luôn tồn tại hoạt động tiếp nhận “ cuộc giao tiếp im lặng” .
Trong đó trí tưởng tượng giữ vai trị then chốt, khai mở, như người thuyết minh vơ
hình giúp người đọc hình dung, liên tưởng tới hiện thực cuộc sống được mô tả
trong tác phẩm và thời đại của nhà văn.Ở mỗi tác phẩm nghệ thuật,ta khó có thể
nhìn thấy được hình dạng, nó khơng tồn tại dưới dạng vật thể mà là một chuỗi khả
năng khơi gợi trí sáng tạo của người đọc, nhằm tác động vào khối óc thẩm mỹ của
mỗi người.Văn thơ chỉ nghe được bằng tai và cảm nhận bằng tâm trí.Những tác
phẩm nghệ thuật là sự kết tinh q trình mã hóa những thơng điệp thẩm mĩ qua
ngơn từ. Chính những thơng điệp đó đã tác động và sẻ chia cùng người tiếp nhận.
Tác phẩm sẽ trở thành đối tượng tiếp nhận đích thực khi người đọc vượt qua thậm
chí có thể là phá hủy được bức rào cản có bề ngồi bao bọc bởi ngơn ngữ, để có
thể gặp mối tương giao, tiếp xúc gần gũi với thế giới nghệ thuật sáng tạo của nhà
văn. Phải chăng có một câu nói vơ cùng tâm đắc của Roland Barthes rằng : “Sự
sống của tác phẩm không phải nằm trong thông điệp của tác phẩm mà nằm trong
hệ thống tín hiệu của nó” . Hệ thống tín hiệu đó khơng phải trong một thời gian
ngắn mà người đọc có thể giải mã. Đó là sự tích lũy tri thức và sử dụng trí tưởng
tượng phong phú của mỗi cá nhân mới có thể thấu cảm hết được ngơn từ.” Cuộc
giao tiếp im lặng” đó phải sử dụng tri giác và vận động tư duy ngôn ngữ giữa hai
chủ thể: văn học và người tiếp nhận. So với tác phẩm thì cả hai chủ thể này trong
cuộc giao tiếp đều liên đới trong khả năng dự đoán về nhau. Mặt khác, trong hoạt



động sáng tác và tiếp nhận, các chủ thể đều phải sử dụng trí tưởng tượng xoay
quanh nội dung – hạt nhân logic của hình tượng ngơn ngữ để thực hiện mục đích
của mình.Nói sáng tạo trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng là nói về sự
khách thể hóa bằng nhiều phương tiện “ ngơn ngữ” những ước mơ và lý tưởng
dưới dạng tưởng tượng của nghệ sĩ.Công việc sáng tạo tác phẩm văn học là một
quá trình tư duy ngơn ngữ thầm lặng, đồng thời giúp con người phát triển trí tưởng
tượng, tư duy sáng tạo, là cả một q trình dụng cơng tìm tịi ý tứ, đặt tâm trí vào
trong từng câu chữ.Tâm lí học sáng tạo nghệ thuật cho rằng: ý niệm của con người
gợi lên một hệ thống tiềm tàng. Trong sáng tạo văn học có liên tưởng kí ức, liên
tưởng giống nhau, nhân quả, tương phản… Sức liên tưởng của tâm lý khi sáng tạo
những hình ảnh mới mẻ hoặc điển hình hóa nhân vật và hồn cảnh- thể hiện chức
năng và thuộc tính tất yếu của văn học. Văn học khơng chỉ tìm kiếm, phản ánh mà
cịn sáng tạo cái đẹp vốn chưa có hoặc khơng có trong hiện thực. Đó là cái đẹp của
trí tưởng tượng, đã thể hiện những ước mơ, khát vọng. Cái đẹp luôn tôn tại trong
văn chương lãng mạn, thần thoại, và các thể loại khác thơng qua ngơn từ, nghệ
thuật, hình ảnh. Chính sự sáng tạo đã làm nên một thế giới nghệ thuật mới. Ai cũng
có thể xây đắp “ một thế giới văn học” trong tâm hồn, ở đó hàm chứa một cái nhìn
mới, một quan niệm về cuộc sống, về các mối quan hệ giữa người với người…
Sáng tạo là tìm ra cái độc đáo, hấp dẫn, khai thác những khía cạnh chưa từng chạm
đến ; là tạo ra những cái thú vị, ngạc nhiên khơng chỉ ở nội dung mà cịn ở cách
diễn đạt và sử dụng ngơn từ. Chính sự sáng tạo đã làm giàu thêm những giá trị
trong cuộc sống, thêm phong phú, tình cảm, sâu sắc, thể hiện văn minh trí tuệ nhân
loại.Khơng chỉ đề cao sự bay bổng trong văn học mà sự sáng tạo từ những chất liệu
hiện thực cũng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.Văn học nghệ thuật là sự
sáng tạo - sáng tạo trên những chất liệu vốn có góp nhặt được từ cuộc sống. Hình
ảnh nhân vật Chí Phèo-con quỷ dữ làng Vũ Đại với dáng vẻ say khướt, ngất
ngưởng cất vang tiếng chửi thề đã trở thành một hình tượng độc đáo trong văn học
Việt Nam. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt

đầu chửi trời…Rồi hắn chửi đời…Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…
Rồi hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra cái thân hắn, đẻ ra cái
thân thằng Chí Phèo…” (trích Chí Phèo- Nam Cao). Hình tượng nhân vật Chí Phèo
là hiện thân người nông dân nghèo khổ bị bần cùng hóa, lưu manh hóa, để rồi bị
tha hóa cả về hình dạng lẫn nhân cách và trở thành nỗi ám ảnh của xã hội đương
thời. “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng,
hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với áo Tây vàng.
Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông thầy tướng
cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trơng gớm chết!...(trích Chí Phèo- Nam Cao)”
Bi kịch của Chí Phèo là nỗi đau của rất nhiều người dân lao động nghèo thời bấy
giờ. “Tao muốn làm người lương thiện. Nhưng ai cho tao lương thiện? Làm thế nào
để mất đi được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương


thiện nữa? Biết không?...”. Ước mơ muốn được trở lại thành người lương thiện,
khát khao có được một mái ấm gia đình tuy giản đơn, một tình yêu hạnh phúc nhỏ
bé với Thị Nở nhưng giờ đây đã trở thành một điều xa xỉ khó có thể vươn tới đối
với họ trước những rào cản xã hội thời bấy giờ. Từ hình tượng người nơng dân
quen thuộc trong xã hội cũ, nhà văn Nam Cao đã rất tài tình và tinh tế trong việc
sáng tạo nên số phận vô cùng bi đát của nhân vật Chí Phèo để qua đó bày tỏ sự
phẫn nộ, bất bình đối với xã hội cùng với sự đồng cảm, thương xót đối với những
con người bất hạnh, khổ đau. Đó cũng chính là quan niệm sáng tác của ông: “Sống
đã rồi hãy viết, hãy hịa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân.”.Do đó, văn học
là một loại hình thái ý thức, văn học nghệ thuật xét cho cùng là một sự phản ánh
hiện thực. Sự tư duy của người đọc cũng được phát triển chính nhờ những chất liệu
hiện thực của văn học.
Trong xã hội, con người luôn cần giao tiếp, trao đổi để hiểu biết. Đó là hành động
tiếp xúc qua lời nói giữa người với người, để tâm hồn được gặp tâm hồn, để hòa
hợp nhất quán. L.Tonxtoi đã khẳng định “ Nghệ thuật là một trong những phương
tiện giao tiếp giữa người với người.Bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều

làm công việc khiến cho người cảm thụ tham gia vào việc giao tiếp với người đã
hoăc đang sản sinh ra nghệ thuật cũng như với tất cả những ai cùng một lúc với
anh ta, trước hoặc sau anh ta đã cảm thụ hoặc sẽ cảm thụ ấn tượng nghệ thuật của
anh ta”. Như Xuân Diệu có viết
“Vâng , đáng lẽ làm xong tơi giữ lấy
Vui gì đâu mà đưa đẩy dương tranh
Nhưng cũng lạ! Mối tính đau khổ ấy,
Để riêng tây,như có chỗ khơng đành”
Quả thực, giao tiếp là một chức năng luôn thường trực trong hành động sáng tạo và
tiếp nhận văn học.Giao tiếp nghĩa là phải nói ra với đời, với con người những gì
đang chất chứa trong lịng , là bộc bạch giãi bày những tâm tư tình cảm.Thơng qua
hoạt động giao tiếp mà con người trao đổi được với nhau, giữa con người với tác
phẩm văn học có một sự “giao tiếp ngầm”. Đó là sự cảm nhận đồng điệu trong tâm
hồn, giao tiếp với nhau qua từng cử chỉ, ánh mắt hay là sự hịa mình vào ngơn ngữ
văn chương, đắm mình trong mỹ từ. Văn học bao gồm viết văn làm thơ và đó là
một trong các cách ứng xử, giao tiếp trong đời sống. Văn học có nhiều cách để
giao tiếp, chẳng cần phải nói nhiều, thể hiện nhiều. Bằng một cách đơn thuần chắp
bút viết lên trang giấy cũng là một cách ứng xử, giao tiếp đời sống. Đây là nhu cầu
tinh thần để tỏ lòng, giải bài niềm vui, nỗi buồn, sự yêu thương , hờn ghét. Viết là


để ghi nhớ một cách nhanh nhất, miêu tả, trao đổi, tâm sự; là để ca tụng, hoan
nghênh chiến công vang dội, phê phán tội ác của quân xâm lược, để kêu gọi tập
hợp tồn dân đấu tranh chiến đấu.Khơng chỉ có thể, viết cũng là một cách thúc giục
nội tâm, buộc những cảm xúc buột thốt trên đầu bút, là một phản ứng thẩm mỹ,
một ham muốn sáng tạo, khai thác trí tưởng tượng phong phú.Sáng tác văn chương
địi hỏi nhu cầu giao tiếp. Một sự liên kết với đời sống , với mọi người và với chính
chủ thể sáng tạo. Có khi trong văn chương cịn là sự giao tiếp với các sự vật: thiên
nhiên, cây cối, hoa cỏ, nắng, gió, mây bay… “Văn chương là nơi cởi mở tâm hồn,
phơi bày suy nghĩ ,bộc lộ cảm xúc, thái độ, tâm trạng” phản ứng của nhà văn, nhà

thơ trước hiện thực. Văn chương trở thành một nơi thầm kín để bộc bạch nỗi niềm
tâm tư, trí tuệ, tình cảm con người. Ở đó con người có thể thỏa sức giao lưu, tiếp
xúc, có khơng gian thời gian để hiểu nhau, cảm thông mọi cung bậc tâm tư, xúc
cảm. Cũng ở đó ln có người sẵn sàng lắng nghe, chiêm nghiệm, suy ngẫm và đối
thoại. Ta khơng thể tìm thấy ở đâu một khoảng trống như văn học – nơi trưng bày
đầy đủ nhất các biểu hiện của giao tiếp của mọi thời đại, mọi dân tộc khắp vùng đất
nhân gian. Cũng nhờ vậy mà các hình tượng nghệ thuật như con người, thiên nhiên
và xã hội hiện lên vô cùng phong phú và sinh động như một “ phịng triển lãm
nhân sinh” mà bất kì ai cũng có thể đi vào trong và khám phá nó. Văn chương
trong bản chất là một sự giao tiếp trao đổi không ngừng nghỉ với mọi thời đại và
mọi lớp người.Đấy là sức hấp dẫn đặc biệt của văn thơ đối với nhân loại.Ta nghe
đâu đấy cuộc trò chuyện với trăng của Lý Bạch trong “Bá tửu vấn nguyệt”
“ Trời xanh có vầng trăng đã bao lâu rồi?
Nay ta ngừng chén hỏi trăng đây!
Người thường không thể vin với được vầng trăng sáng,
Trăng đi đâu thì vẫn cứ theo người.”
Nghe cuộc trị chuyện tâm sự của nhà thơ với các hình tượng nghệ thuật, nghe các
tâm sự thói đời của các vị cao lương hiền triết, nghe các thi sĩ , các nhà thơ than
thở oán trách số đời. Hồ Xuân Hương đau đớn thở than “Chém cha cái kiếp lấy
chồng chung”. Nguyễn Du tâm sự “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”… Cũng từ
văn thơ mà ta nghe lời thưa gửi khôn ngoan của Hoạn Thư “ Rằng tôi chút phận
đàn bà, ghen tng thì cũng người ta thường tình”, biết được nỗi khát khao sống
lương thiện của anh Chí: “ Trời ơi! Hắn thèm muốn lương thiện, hắn muốn hịa với
mọi người biết bao” … Có thể thấy mọi nỗi tâm tư từ vui buồn đến khổ hạnh, đến
căm phẫn chua xót đều được gửi gắm qua câu chữ thâm sâu. Sợi dây giao tiếp nối
từ văn học đến trái tim con người trở nên gần gũi, đem được mọi cái hiện thực vào
trong từng câu chữ. Người đọc văn thơ luôn được giao tiếp một cách rộng rãi nhất


trên những trang tác phẩm. Đặc biệt, trong văn học có đặc điểm là giao tiếp thẩm

mỹ đa chiều. Từng trang tác phẩm đều phải được chọn lọc thẩm mỹ trong việc
phản ánh sáng tạo và người tiếp nhận cũng hướng vào tác phẩm trong một giao tiếp
định hướng phát triển từ hướng chân – thiện – mỹ . Nhờ giao tiếp mà các nền văn
học được giao lưu với nhau, qua từng thời kì , quá khứ - hiện tại, hiện tại – tương
lai và giữa các dân tộc với nhau. Đó chính là q trình tiếp thu, tổng hợp và phát
triển để toàn vẹn cái đẹp trong văn chương. Có thể nói, giao tiếp là một phương
diện nhằm hịa quyện giữa các văn hóa tinh thần sâu sắc, bền vững giữa cá thể và
cộng đồng xuất phát từ các chất liệu ngơn ngữ. Nó giúp con người hiểu nhau hơn,
thấu hiểu thơng cảm với nhau để tìm thấy sự tri âm, tri kỷ trong tâm hồn nhằm vào
mục đích nhân sinh. Văn học tạo nên những vịng sóng giao tiếp vô cùng vô tận,
hết lớp này đến lớp khác, xuyên không gian,thời gian, chạm đến tận cùng của nội
dung và hình thức đạt đến độ hồn mỹ của ngơn từ. Mỗi người đều có khả năng,
trình độ riêng của bản thân để thể hiện sự “giao tiếp” của mình với văn chương,
tìm được điểm giao thoa giữa mình với thành tựu văn học nào đó.Chính vì vậy, ta
cần có cái nhìn rộng mở về giao tiếp và cảm nhận văn chương, nên chắt lọc những
hạt nhân hợp lý, phù hợp với sự logic của hình tượng nghệ thuật trong văn chương
không nên quá áp đặt vào một khuôn mẫu, cố định tuy có sự ổn định nhưng khơng
thể hiện được trí tư duy sáng tạo, tưởng tượng.
Khác với các loại hình thuộc văn hóa nghe nhìn khác như điện ảnh, âm nhạc hay
hội họa, văn học có những đặc điểm riêng biệt chỉ riêng mình nó mới có. Văn học
không quá phụ thuộc vào khán giả nên tác giả thoải mái sáng tạo theo cách của
mình, viết về điều mình muốn viết ko như các loại hình nghệ thuật khác.Cũng như
văn học, điện ảnh là môn nghệ thuật phản ánh được hiện thực đời sống, mang
những điều chân thực vào trong từng “góc nhìn” của mình. Thế nhưng, cái nhìn mà
điện ảnh phản ánh lại bị xiềng xích của thị hiếu trói buộc. Nó phải “nói” về những
điều mà “người ta” muốn nghe, nó bị hạn chế ở góc nhìn, nó khơng phản ánh được
hết tư tưởng mà người nghệ sĩ muốn truyền tải tới cuộc đời này như “thứ khí giới
thanh cao và đắc lực” vẫn đang lặng lẽ âm thầm tác động đến cuộc đời. Các bộ
phim mang theo độ sâu thì khó thể tiếp cận đến đại chúng một cách dễ dàng, thứ
mà quần chúng muốn tiếp thu phải là những biểu tượng, ý nghĩa trong tầm với.

Điện ảnh vì chịu sự tác động từ khán giả của mình, chịu ảnh hưởng từ thời đại mà
nó sinh ra nên nó bị hạn chế về nhiều mặt. Khi đang ở một đất nước chỉ có một nền
chính trị “độc tơn” chứ khơng phải ở một nơi có “thế cân bằng” giữa hai tư tưởng
chính trị hay ở trong một đất nước với “những định kiến về thuần phong mỹ tục”
lâu đời , bộ phim ấy sẽ khơng thể cất tiếng nói đề cập tới những “chân trời” khơng
phù hợp đối với nền văn hóa, thể chế chính trị của đất nước đó. Chúng ta sẽ khơng
thể thấy những bộ phim phê phán “tục tảo hôn” như “Cô dâu 8 tuổi” khi mà người
dân của đất nước Ấn Độ khơng chịu mở lịng tiếp nhận những tư tưởng mới và


khơng sẵn sàng vì hai chữ “nhân văn” mà đấu tranh. Chỉ có văn học mới có thể làm
được điều đó, văn học dám để vào đó những điều mà tác giả trăn trở, suy tư, nhưng
khó cất lên thành lời. Họ “tạo” ra “những đứa con tinh thần” cất lên tiếng lịng họ
dù cho người đời có thể chưa khám phá ra hết, dù có phải trở thành “kẻ lưu vong”
“lạc đàn” mất đi cơ hội về với quê hương. Nếu như, Khaled Hosseini cịn ở tại
Afghanistan thì chúng ta đã khơng thể có “Người đua diều” và “Ngàn mặt trời rực
rỡ” vẽ nên những chân thực đau thương của mảnh đất ấy. Thông qua tác phẩm văn
học, người cầm bút có thể lật lại và đối thoại với quá khứ, phản bác quá khứ về
những điều từng được cho là hợp lẽ thường và nên như vậy. Khi đất nước cịn đang
chìm trong chiến tranh loạn lạc, những vần thơ hào hùng như của Phạm Tiến Duật
“Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” hay những câu
hát “Tự Nguyện” sẽ có giá trị rất lớn thôi thúc chúng ta ra trận bảo vệ tổ quốc thế
nhưng khi hịa bình được lập lại chúng ta sẽ phải thẳng thắn thừa nhận việc chiến
tranh không đẹp như ta từng nghe “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” chiến tranh
tàn bạo, khốc liệt, đáng sợ cũng đầy đau thương mất mát trong từng trang giấy của
“Nhật Kí Đặng Thùy Trâm”, “Nỗi Buồn Chiến Tranh”.
Giá trị của một tác phẩm không bị đánh giá trong một thời gian ngắn nên có thể đặt
để vào đó những biểu tưởng, ý nghĩa đặc biệt. Khác với các loại hình thuộc văn
hóa nghe nhìn, văn học cần một thời gian nghiên cứu và nghiền ngẫm nó. Văn học
là một sự đúc kết bởi các mỹ từ và hình tượng nghệ thuật. Xét riêng về việc sáng

tác ra một tác phẩm văn học đó là cả một q trình dài, khơng phải qua ngày một
ngày hai có thể làm nên một tác phẩm sống mãi với thời gian. Hơn hết, văn học
khơng thể nhìn một cách trực tiếp và chính diện mà có thể khai thác hết được giá
trị của nó. Phải bằng con mắt tinh tường, một tinh thần văn học đậm chất nhân văn,
thậm chí phải hịa mình vào trong từng câu chữ mới có thể “yêu” được nó. Q
trình sáng tác và thấu cảm là cả một quá trình dài, đúc kết từ những chất liệu hiện
thực cuộc sống nên những biểu tượng trong văn chương đều đem một ý nghĩa đặc
biệt.


×