Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Lịch sử thế giới cổ trung phần 8 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.22 KB, 2 trang )

Lịch sử thế giới cổ trung

E. TRUNG QUỐC

I. XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI NGUYÊN THUỶ

1. Ðiều kiện thiên nhiên và cư dân ở Trung Quốc thời
cổ.

Nước Trung Quốc vĩ đại ngày nay, dất rộng người đông, về
thời thượng cổ, chỉ chiếm một dải dất tương đối hẹp, người
thưa, nằm ở vùng hạ lưu hai con sông Hoàng Hà và Trường
Giang. Hai con sông này đã giữ một vai trò trọng yếu trong
đời sống của người Trung Quốc từ thời xa xưa. Ðặc biệt là
sông Hoàng Hà, nước lũ dâng lên cao, nhiều lần làm thay
đổi cả dòng sông, gây nên thủy tai khủng khiếp. Nhưng mặt
khác, đất phù sa do hai con sông bồi đắp thành một miền
đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp.

Căn cứ vào kết quả các cuộc khai quật khảo cổ do giao sư
Bùi Văn Trung, tiến hành trong khoảng từ năm 1927 đến
năm 1937, ở vùng Chu-khẩu-điếm, phía tây Nam Bắc Kinh,
người ta biết rằng độ 60 vạn năm về trước, trên lãnh thổ
Trung Quốc đã có loài người sinh sống và lao động. Ðó là
giống người vượn Trung quốc (sinanthropus), cũng còn gọi
là người vượn Bắc kinh.

2. Những Truyền thuyết về Hoàng Ðế và Nghiêu,
Thuấn, Vũ.


Vào khoảng cách đây chừng năm hoặc sáu nghìn năm, tổ
tiên người Trung Quốc đã biết cải tiến công cụ lao động.

Người ta đã phát hiện ra hai nền văn hòa quan trọng vào
cuối thời đại đồ đá mới, trên lưu vực Hoàng Hà, nền văn
hóa Ngưỡng thiều và nền văn hóa Long Sơn.

Hai nền văn hóa trên phản ảnh được tình hình phát triển
của sức sản xuất, tình hình sinh hoạt vật chất của người
Trung Quốc sống ở giai đoạn cuối của xã hội thị tộc.

Những truyền thuyết cổ đại Trung quốc về Tam hoàng,
Ngũ đế có nhiều ý nghĩa lịch sử đối với giai đoạn công xã
thị tộc này.

Tục truyền rằng Hoàng đế, tổ tiên lỗi lạc của nhân dân lưu
vực Hoàng Hà. Theo thuyết truyền, rất nhuiều sáng chế,
phát minh quan trọng của Trung Quốc cổ đại đều quy vào
Hoàng Ðế, như việc làm nhà cửa, may quần áo, đóng xe,
đóng thuyền, trồng dâu, nuôi Tầm, dệt vải. Nuôi tầm lấy tơ
là một cống hiến lớn lao của nhân dân lao động Trung
Quốc cho nền văn hóa thế giới. Một phát minh quan trọng
nữa ở thời Hoàng đế và chữ viết.

Sau Hoàng đế, trải qua mấy đời, có ba vị thủ lĩnh kế tiếp
nhau đứng đầu liên minh bộ lạc: đó là Nghiêu, Thuấn, Vũ.

Thời kỳ Nghiêu, Thuấn, Vũ là thời kỳ tan rã của xã hội thị
tộc ở Trung quốc.


×