Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ngu van 9 Kiem tra 1 tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.27 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2017- 2018
(Bài viết số 7: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ)
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề)
----------------------- ---------------------------

Đề bài: Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Phân tích bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
Đề 2: Những đặc sắc trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
***************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề 1: Phân tích bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
I/ Yêu cầu về nội dung:
Đề bài yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một
đoạn thơ, bài thơ để cảm nhận và suy nghĩ về tình cha con trong bài thơ.
- Giới thiệu bài thơ “Nói với con” và nhà thơ Y Phương.
- Giới thiệu tình cha với con được thể hiện trong bài thơ qua lời tâm tình dặn
dị của người cha. Người cha đã bộc lộ lòng yêu thương con qua mong ước con sống
xứng đáng phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương.
- Cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương
đối với con.
+ Đó là hạnh phúc được sống trong sự yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ đã
dìu dắt, nâng đỡ con từ bước đi đầu tiên, tìm thấy niềm vui từ con.
+ Đó là hạnh phúc được sống giữa “người đồng mình” - những người con
“yêu lắm” bởi họ khéo tay, yêu thiên nhiên, lạc quan và nhân hậu. Con đã trưởng
thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy. Nói với con những điều ấy, cha cho
con hiểu những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con để con yêu hơn cuộc sống.
- Cha nói với con về q hương, về “đồng mình”


+ Cuộc sống của “người đồng mình” thương lắm bởi vất vả gian nan.
+ Nhưng “người đồng mình” sống đẹp: sức sống mạnh mẽ khống đạt gắn
bó với q hương; mộc mạc chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong ước xây
dựng quê hương tốt đẹp.
- Người cha dặn dò con :
+ Từ tình cảm gia đình, quê hương nhà thơ nâng lên lẽ sống cho con.
+ Ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, cha mong con
sống có tình nghĩa với q hương, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí
của mình
+ Người cha muốn con hiểu, tự hào với truyền thống quê hương để vững
bước trên đường đời.
- Người cha trong bài thơ đã vun đắp cho con những tình cảm tốt đẹp, cho con một
hành trang quý vào đời.
II/ Yêu cầu về hình thức
- Bố cục đủ 3 phần.
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú, tiêu biểu.
- Ngôn ngữ phân tích chính xác, biểu cảm.


TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trơi chảy.
Nội dung phong phú, văn viết có cảm xúc, có khái quát được vấn đề.
- Điểm 7 -8: Đáp ứng khá tốt các yêu cấu nêu trên. Có thể cịn mắc ít sai sót nhỏ về
dùng từ. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy. Nội dung khá phong phú, văn viết ít
nhiều có cảm xúc.
- Điểm 5-6 : Bài làm cơ bản trình bày được các yêu cầu trên ở mức độ trung bình.
Bố cục tương đối hài hòa, cân đối, diễn đạt được.Còn mắc một số lỗi dùng từ, câu.
- Điểm 3-4: Nội dung sơ sài, không xác định được yêu cầu cơ bản, diễn đạt yếu.
- Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, lan man có sai sót nghiêm trọng (về kiến thức, kĩ
năng)

- Điểm 0 : Sai lạc hoàn toàn hoặc để giấy trắng.
Đề 2: Những đặc sắc trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
I. Mở bài (1.5 điểm): Giới thiệu tác giả, hồn cảnh sáng tác bài thơ và tình huống
tạo nên cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ.
II. Thân bài (6 điểm):
Khổ 1 (1.5 điểm):
- Tự giới thiệu với Bác: con ở miền Nam.
- Xúc động đặc biệt và suy nghĩ sâu xa về hàng tre: hình ảnh quê hương VN.
Đến thăm lăng Bác như trở về với quê hương, cội nguồn.
Khổ 2 (1.5 điểm):
- Đứng trước lăng, nhìn mặt trời rồi nghĩ đến Bác.
- Nhìn đồn người xếp hàng vào lăng viếng Bác, nghĩ đến tràng hoa dâng
mừng thọ Bác.
Khổ 3 (1.5 điểm):
- Vào trong lăng, nhìn thấy Bác như đang ngủ, ánh sáng trong lăng dịu mát
như ánh trăng.
- Đau xót khi nghĩ là Bác đã mất, nhưng trong trái tim mỗi người VN Bác
luôn sống mãi.
Khổ 4 (1.5 điểm):
- Nghĩ đến mai về miền Nam.
- Nhìn lại không gian quanh lăng, không muốn rời xa.
III. Kết bài (1.5 điểm): Khẳng định giá trị bài thơ, suy nghĩ của bản thân.
* Bài viết có bố cục mạch lạc, chặt chẽ, vận dụng tốt các kĩ năng làm bài nghị
luận về một đoạn thơ, bài thơ, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trơi chảy, khơng mắc lỗi
chính tả (1 điểm).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×