Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những chiêu quảng cáo độc nhất vô nhị pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.04 KB, 6 trang )

Những chiêu quảng cáo độc nhất vô nhị
Ý tưởng mới lạ, hấp dẫn, sự tinh tế trong việc
nắm bắt nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cùng với
chiến dịch quảng cáo bài bản nhằm giới thiệu
sản phẩm mới với công chúng , là nguyên
nhân dẫn đến những thành công ngoạn mục
của nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới.

Chiếc xe đạp thồ ba bánh thứ 5.000 của Lars

Tháng 4/2004, ông Lars Engstrom, người Đan Mạch đã tổ chức lễ xuất
xưởng chiếc xích lô đạp ba bánh thứ 5.000 tiêu thụ tại Copenhagen, bán lẻ
từ 1.200-2.500 Euro. Sản phẩm của Lars nay còn bán chạy ở Hà Lan,
Đức, Bỉ, Thụy Điển và bắt đầu được ưa chuộng ngay tại Paris. “Lúc đầu,
thiết kế nó để giúp vợ tôi có phương tiện an toàn, tiện dụng đi chợ và đón
rước ba con nhỏ", Lars kể. Đó là chuyện xảy ra từ năm 1971. Sau khi chiếc
xích lô đạp ba bánh với thùng xe rộng lớn để chất hàng hay chở người đặt
ở phía trước xuất hiện, người qua đường đã chặn Annie, vợ của ông, lại
hỏi mua nó ở đâu. “Chúng tôi nảy ra ý sản xuất xích lô để bán và không
ngờ đã thành công lớn” - Lars nói. Cơ sở ráp thủ công của ông đặt trên
đảo Bornholm, nằm giữa Thụy Điển và Đức, thuê 8 công nhân, mỗi năm
làm ra khoảng 1.500 chiếc. "Chúng tôi đã chẳng mất đồng xu nào vào
quảng cáo cả", Lars Engstrom cho biết.

Chiếc 1 Series đầu tiên của BMW

Muốn phát triển bền vững thì phải có sản phẩm mới nên nhà sản xuất xe
hơi lừng danh thế giới BMW, Đức, lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực xe
compact. Chiếc beemer 1 Series được trình làng vào dịp Salon de
l’Automobile Paris cuối tháng 9/2004 với kết quả rất khá quan. Chỉ 2 tuần
sau đó, ông đã nhận được 5.600 đơn đặt hàng gửi đến từ châu Âu và châu


Á. Với giá bán lẻ khoảng 25.300 USD, tức rẻ hơn các kiểu bán chạy nhất
hiện nay của BMW, Công ty Nghiên cứu thị trường Bernstein Research dự
kiến khi mọi kiểu dáng của 1 Series được tung ra thì mỗi năm sẽ tiêu thụ
được 300.000 chiếc, trở thành gia đình xe bán chạy hàng thứ nhì của nhà
BMW sau các kiểu 3 Series.

Vĩnh biệt chổi, xô nước, bàn chải, nước tẩy

Vì đã có đủ loại khăn lau khác nhau dùng cho mọi nhu cầu vệ sinh nhà
cửa, từ lau sàn nhà qua lau kệ, tủ, các ngóc ngách, khe đồ gỗ, bồn vệ sinh
đến sàn gỗ, xe, cửa kính, tủ lạnh, máy giặt, chén bát đĩa và ly tách đắt
tiền Từ chỗ không hề có mặt trên thị trường vào năm 1998, chúng đã trở
thành vật không thể thiếu trong các siêu thị và xe đẩy mua hàng của các
bà nội trợ Pháp. Giá trị thị trường các loại khăn lau này đã lên đến con số
174,5 triệu euro với sự tham gia giành thị phần của mọi nhà sản xuất như
Procter & Gamble; Henkel; Lever Fabergé; Reckitt Benckiser

Nguyên nhân bùng nổ này theo các chuyên gia nghiên cứu đó là sản phẩm
TNS Secodip giúp phụ nữ Pháp có cuộc sống vệ sinh tiêu chuẩn cao hơn
phụ nữ các nước châu Âu phương Bắc và ra ngoài làm việc nhiều hơn phụ
nữ các nước châu Âu phương Nam. Vì họ có ít thời gian để chu toàn trách
nhiệm nội trợ, rất cần những công cụ trợ giúp đắc lực. Ngoài ra công ty
nghiên cứu thị trường này cho biết phụ nữ Pháp từ chỗ rất thích sử dụng
tã giấy thấm cho trẻ sơ sinh đã phát triển thói quen tiêu thụ các loại khăn
giấy vệ sinh.
"Kinh nghiệm mua sắm" của LVMH

Tại sao sản phẩm thời trang hàng hiệu của Louis Vuitton vẫn bán chạy ở
khắp thế giới dù giá của chúng chẳng rẻ? Câu trả lời thật đơn giản là vì tập
đoàn kinh doanh hàng Deluxe này đã giỏi quảng bá ý tưởng “mua hàng ở

chúng tôi quý khách có được những kinh nghiệm mua sắm nhớ đời”. Mà
LVMH thì có đến 323 điểm bán hàng nhỏ và 168 cửa hàng lớn ở trên thế
giới.

Mỗi không gian bán hàng của nhà này là một thế giới đầy thú vị để khám
phá được thiết kế bởi những nghệ nhân kiến trúc tài danh nhất thế giới.
Cho nên tại Nhật họ đã có đến 13 cửa hàng, đã mở thêm chi nhánh tại
Thượng Hải; Thanh Đảo và năm 2005 thì khánh thành một "siêu cửa hàng"
rộng 2.000 mét vuông trên Champs Élysées ở Paris. Ở hai mặt tiền cửa
hàng này đã dựng lên từ mấy tháng qua hai cái vali da Louis Vuitton khổng
lồ để rao mời giới sành điệu chuẩn bị thưởng thức một kinh nghiệm mua
sắm mới.

Siêu thị và khách hàng cùng chống ma túy

Trong siêu thị Carrefour tại Bogota, Colombia khách tiêu dùng thấy rất
nhiều áp-phích in hình cây dừa nhiều màu với dòng chữ "Vì bạn, vì chúng
ta, Carrefour tình nguyện tham gia. Mua món hàng này bạn đã góp phần
vào cuộc chiến chống ma túy do chính phủ và Liên Hiệp Quốc phát động".

Carrefour nhảy vào Colombia từ năm 1998. Đến năm 2001 thì lấy lòng các
bà nội trợ bằng việc hợp tác với chính quyền khuyến khích nhà nông thay
cây cỏ ca (nguyên liệu chính làm ra cocaine) bằng những loại cây lương
thực khác, mà muốn vậy thì phải tạo đầu ra cho sản phẩm phát sinh từ các
thứ cây này. Sau khi đã là điểm kinh doanh của gần 100.000 hộp sản
phẩm từ các loại cây cà phê, đậu đỏ, mía đường, mật ong, tiêu trong
năm 2003, 12 siêu thị Carrefour tại Colombia đã chuyển sang cả việc kinh
doanh áo quần do các hợp tác xã phụ nữ nông thôn nước này may trong
năm qua. Doanh thu từ sản phẩm tham gia chống ma túy đã đạt 0,5 triệu
Euro. Nhờ chiến dịch dài hơi này mà Carrefour đã trở thành kênh bán lẻ

lớn hàng thứ tư ở Colombia.

Thương hiệu giá trị nhất Nam Phi.

Đó là Madiba, tên riêng của một bộ tộc thuộc sắc dân Xhosa, sắc dân đông
thứ hai ở Nam Phi sau sắc dân Zoulou. Từ bộ tộc này đã sinh ra nhân vật
Nelson Mandela lừng danh thế giới. Ngày nay nói đến Nam Phi nhiều
người nhắc ngay đến Madiba vì nó đã trở thành "thương hiệu vàng" của
đất nước này.

Madiba xuất hiện ở mọi nơi, từ công viên quốc gia qua xưởng cưa đến
khách sạn, nhà hàng, vịnh du lịch và thậm chí có cả một nhà hàng Nam
Phi Madiba tại New York, Mỹ. Và chính nhà lãnh đạo Mandela cũng đã
không do dự dùng đến nó. Sau khi tham gia phim quảng cáo cho Cúp Khúc
côn cầu thế giới 2003 tổ chức tại Nam Phi, ông đã lại mang danh Madiba
ngồi vào hàng ghế danh dự của FIFA vào tháng 5-2004 trong cuộc họp
cực kỳ quan trọng diễn ra tại Zurich. Kết quả, Nam Phi giành được quyền
tổ chức Cúp Bóng đá thế giới năm 2010.

"Trái Táo" và chiến dịch chống tin tặc trong thế giới âm nhạc

Năm 2004 tỷ phú máy tính Apple Steve Jobs đã thành công lớn với loạt
chiến dịch chống tin tặc trong nhạc trẻ bằng nhiều chiêu độc đáo. Đó là mở
rộng chợ nhạc vô hình iTunes Music Store sang châu Âu với giá 99 cent/ca
khúc truyền vào máy tính hoặc thiết bị nghe nhạc digitai iPod; tung ra
những mini iPod có bộ nhớ khiêm tốn hơn nhưng giá rẻ hơn; lên sân khấu
cổ động việc chống nạn chôm chĩa ca khúc trên mạng. Và hợp tác làm ăn
với nhóm rock Ireland lừng danh thế giới U2 bằng việc phát hành iPod U2
Special Limited Edition có chữ ký của 4 thành viên nhóm này. Cuối năm
ngoái, Steve Jobs khoe: sau chưa đầy hai năm hoạt động, iTunes Music

Store đã “tiêu thụ" được 200 triệu ca khúc.

Báo đen lại bung mình lên cao

Tưởng đã mãi mãi ra đi nhưng nào ngờ, Puma vươn lên thật ngoạn mục
trong năm 2004 để trở lại với hàng ngũ đối thủ nặng ký của các thương
hiệu giày và áo quần thể thao hàng đầu thế giới như Nike, Reebok và
Adidas. Puma của doanh nhân trẻ Jochen Zeitz (41 tuổi) đã nhờ các nghệ
nhân thiết kế nổi tiếng tạo ra sản phẩm mới tung ra đúng thời điểm
Olympic Athens 2004 và biết cậy đến hào quang của các ngôi sao.
Ngoài việc các nữ vận động viên Jamaica mang giày Speed Cat của Puma
giành huy chương vàng môn chạy 4x100 m nữ ra, thương hiệu Puma còn
được nhắc đến nhiều hơn khi mọi người trông thấy những Madonna,
Leonardo Dicaprio, Christy Turlington (siêu mẫu thời trang) đều mang
giày Puma. Doanh thu của Puma trong năm 2004 đã tăng hơn 40%, đạt
hơn 1,5 tỷ USD.

Cuộc chiến giành khách giữa các hãng vé rẻ ở Đông Nam Á

Đầu năm 2004, nhiều chuyên gia hàng không cho rằng khó có thể xảy ra
chuyện bùng nổ các hãng vé rẻ (LCC) trên bầu trời Đông Nam Á. Nhưng
khi năm 2004 kết thúc, họ công nhận là đã sai. Sau những nhà tiên phong
như AirAsia, Lion Air (có đường bay đến TP HCM), Cebu Airlines, One-
Two-Go đã có hơn chục LCC khác (nếu tính toàn châu Á- Thái Bình
Dương là 22 hãng). Riêng Thái Lan có đến 6, Singapore 4 hãng. Hành
khách hưởng lợi khi các hãng này tranh nhau bán đấu giá hàng nghìn vé
với giá rẻ không ngờ.

Chẳng hạn như khi Tiger Airways (Singapore) bắt đầu hoạt động, vé chào
bán cho các tuyến bay đến Bangkok, Phuket và Hat Yai chỉ là 2 đôla,

Singapore (1,16 USD). Tuy nhiên những hãng này nhanh chóng bị
AirAasia (Malaysia) thách đố với giá vé từ Singapore -Phuket chỉ có 0,29
đôla. Cũng là chiêu kinh doanh khi theo gương nhà tiên phong, hãng One-
Two-Go (Thái Lan), các hãng Nok Ai (Thái Lan) và Japan Express (Nhật)
cũng bắt đầu bán vé máy bay tại các cửa hàng tiện ích Seven-Eleven.

×