Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 (có đáp án, chất lượng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.43 KB, 201 trang )

BỘ ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 (CHẤT LƯỢNG)
ĐỀ SỐ 01
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Cảm ơn mẹ vì ln bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giơng t ố cuộc đời
Vịng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Bỗng thấy lịng nhẹ nhàng bình n
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Mẹ là ánh sáng của đời con
Là vầng trăng khi con lạc lối
Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…
(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
Câu 1 . Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. (0,5 điểm)
Câu 2 . Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu:“Dẫu đi trọn cả một kiếp người”?
(1,5 điểm)
Câu 3 . Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: (2,0
điểm)
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
-1-


II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):
Cảm ơn mẹ vì ln bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió


Giữa giơng tố cuộc đời
Vịng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống.
Câu 2. (10,0 điểm)
Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống
chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Câu 1. Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng
Câu 2. Nghĩa của từ đi: sống, trải qua
Câu 3. -Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành).
-Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng
thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng.
+ Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
a.Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội (0,25 điểm)

-2-


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.(5,0 điểm)
Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau :
Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lịng tốt hay sự giúp đỡ
của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn
hóa, lịch sự và biết tơn trọng những người xung quanh mình
Chứng minh:

+ Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm
ơntrong cuộc sống
+Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm
sáng tỏ.
+ Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo
dục. Cảm ơn hồn tồn khơng phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà
nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự
làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn!
- Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt
trong xã hội ngày nay
- Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân.
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị
luận. (0,25 điểm)
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,25 điểm)
Câu 2: (10,0 điểm)
a .Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học.(0,5 điểm)

-3-


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm)
c. Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa
lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. (8,0 điểm)
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
1. Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao
động.
2. Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau
nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân
lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã

hội cũ.
a. Tuy nhiên mỗi tác phẩm lại có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau
* Hình ảnh người dân lao động trong Chùm ca dao than thân (Qua bài Thương thay thân
phận con tằm):
+ Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời tự than
và than cho những kiếp người khác của người dân lao động đã làm cho giọng điệu bài ca
dao đầy xót thương, oán trách.
+ Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé
họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối
bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất cơng, kẻ thì
ngồi chỗ mát ăn bát vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra.
+ Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều bi kịch cuộc
đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khống đạt, để thỏa chí tự do
nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại
là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất cơng dù có kêu ra máu cũng khơng
được lẽ cơng bằng nào soi tỏ.
+ Khẳng định: Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức
tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ. Qua đó, thể
hiện niềm đồng cảm, xót thương và lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.
-4-


*Hình ảnh người dân lao động trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
+ Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện
ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả
đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực
dân nửa phong kiến.
+ Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để
giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh lựa chọn chi tiết để
phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy

hiểm vơ cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
+ Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh
ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi
vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết khơng nơi chơn, lênh đênh mặt nước,
chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.
+ Khẳng định: Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể
hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao
động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vơ trách nhiệm, vơ nhân tính của quan lại phong
kiến với bản chất lòng lang dạ thú.
b. Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả.
Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương
cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn
cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự
cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lịng
cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động. Đó cịn
là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tâm, vô nhân
tính.
3. Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học.
d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị
luận.(0,5 điểm)
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,5 điểm)
-5-


------------------------------------------------------------ĐỀ SỐ 02
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Em hãy đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa

Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ cơ bản
được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3 (1,5 điểm): Tìm 02 thành ngữ nói về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nơng
dân.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)

-6-


Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên của Trần Đăng Khoa bằng một bài văn ngắn
(khoảng 200 chữ).
Câu 2 (10,0 điểm): Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam thể hiện
qua ca dao và các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7.

GỢI Ý LÀM BÀI
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 2.
*Đoạn trích sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhưng đóng vai trị cơ bản là liệt kê và so
sánh (so sánh quá)
+ Liệt kê: Hạt gạo làng ta có vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát, bão tháng bảy,
mưa tháng ba, giọt mồ hôi.
+ So sánh: Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ
*Tác dụng
+ Hạt gạo làng ta là sự kết tinh hương vị ngọt ngào của đất trời quê hương; sự
khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết; tình yêu, sự vất vả, nhọc nhằn không thể đong
đếm hết của người nông dân.
+ Hạt gạo vốn đã quý giá, qua cách thể hiện của Trần Đăng Khoa càng trở nên đặc
biệt -> nhắc mỗi người càng phải trân quý hạt gạo - hạt vàng làng ta.
Câu 3. Các thành ngữ như: một nắng hai sương; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời;
đầu tắt mặt tối; ...
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
a.Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận xã hội (0,25 điểm)

-7-


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.(5,0 điểm)
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
+ Những rung động đối với giá trị nội dung của đoạn thơ.
Cảm xúc về sự quý giá của hạt gạo: sự ngỡ ngàng, thích thú khi nhờ đoạn thơ mà

khám phá thêm được những kì thú, sự quý giá ẩn chứa bên trong hạt gạo vốn tưởng
rất mộc mạc, đơn sơ.
Cảm xúc về người nông dân: xúc động, biết ơn về những nhọc nhằn, chịu thương
chịu khó của người nơng dân để làm ra hạt gạo quý giá nuôi sống tất thảy chúng ta
+ Những rung động đối với những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ: sự khâm phục về
sự tinh tế, tài hoa trong quan sát và thể hiện (như cách chọn thể thơ, biện pháp tu từ,
sử dụng dấu chấm lửng,...) của Trần Đăng Khoa; lòng biết ơn đối với nhà thơ.
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị
luận. (0,25 điểm)
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,25 điểm)
Câu 2: (10,0 điểm)
a .Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học.(0,5 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm) : Tình yêu quê hương, đất nước của
con người Việt Nam thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn học trung đại trong chương
trình Ngữ văn 7 (khơng sa vào các nội dung khác)
c. Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa
lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. (8,0 điểm)
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :

-8-


1/ Mở bài : Giới thiệu vấn đề.
2/ Thân bài :
a/ Qua các văn bản ta thấy tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lâu đời, xuyên
suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc.
+ Là tiếng nói tâm hồn, tình cảm khơng chỉ của mỗi người mà cịn là tiếng nói chung của
tồn thể người dân Việt.
+ Từ buổi đầu sơ khai của nền văn học - cũng là buổi đầu sơ khai của quá trình hình

thành quốc gia, dân tộc - qua thời kì trung đại đến thời kì hiện đại đều có các tác phẩm
đề cập nội dung này.
HS lấy dẫn chứng là tên một số bài ca dao, tác phẩm văn học trung đại, TPVH hiện đại
b/ Các tác phẩm cho thấy sự thể hiện của tình u q hương, đất nước vơ cùng
phong phú, đa dạng.
- Ngợi ca về sự giàu đẹp của thiên nhiên, sự đẹp đẽ, phong phú, độc đáo của các
cơng trình kiến trúc cũng như các di sản văn hóa phi vật thể, qua đó ngầm ngợi ca
sự tài hoa của con người Việt Nam. (lấy và phân tích dẫn chứng.)
- - Tự hào về chủ quyền không thể chối cãi của lãnh thổ Việt Nam; tự hào về sức
mạnh, chí khí quật cường của dân tộc; khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ
quyền, tồn vẹn lãnh thổ; ca ngợi những tấm gương chiến đấu vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc;... (lấy và phân tích dẫn chứng)
-

- Hình thức nghệ thuật của các tác phẩm phong phú, sinh động, hấp dẫn (thể loại
khác nhau; giọng điệu trữ tình, chính luận; các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa,
liệt kê,...), nên đã tạo được sự tác động mạnh mẽ tới nhận thức, tâm tư, tình cảm
người đọc. (lấy và phân tích dẫn chứng.

c. Mở rộng, nâng cao vấn đề
- Các tác phẩm khơi dậy và nuôi dưỡng cho người học, người đọc những tình cảm đẹp
đẽ, những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước.
(lấy và phân tích dẫn chứng)

-9-


3/ Kết bài : Khẳng định lại tinh thần yêu nước trong các tác phẩm mang tính nhân văn
sâu sắc, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam qua các thế hệ.
d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị

luận.(0,5 điểm)
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,5 điểm)
------------------------------------------------------------ĐỀ SỐ 03
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“… Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3: (1.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4: (1.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thơng điệp gì?
- 10 -


II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):
Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về tình u q hương của mỗi người.
Câu 2 (10.0 điểm)
Hồi Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện cho ta
những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trơi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy

làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2: Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm u thương, gắn bó tha thiết, sâu sắc của nhà
thơ với quê hương yêu dấu.
Câu 3:
- Các biện pháp tu từ:
+Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.
+So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thơi.
- Tác dụng: nhấn mạnh tình u tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả.
Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm
áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.
Câu 4:
- Học sinh xác định thơng điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Chẳng hạn:
+Vai trị của q hương.
+Giáo dục tình u quê hương.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
- 11 -


Câu 1: (6,0 điểm)
a.Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội (0,25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.(5,0 điểm)
Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau :
+Tình yêu quê hương:
+Là tình cảm tự nhiên mang giá nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
Quê hương chính là nguồn cội, nơi chơn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, ni dưỡng sự sống,

đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người.
+Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống.
Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. (dẫn chứng).
+Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về q hương
khơng có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải hướng tới tình cảm lớn
lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc.
+Có thái độ phê phán trước những hành vi: không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa
tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu, phản bội lại q hương;
khơng có ý thức xây dựng quê hương.
+Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với q hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn
đấu xây dựng quê hương; Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt
đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2: (10,0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài giải thích nhận định và triển khai được các
luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.(0,5 điểm)
- 12 -


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những tình cảm sẵn có, những tình cảm khơng có
qua bài thơ “Bánh trôi nước”.(0,5 điểm)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận
dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có
thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: (8,0 điểm)
1/ Mở bài :Giới thiệu vấn đề nghị luận và tác phẩm liên quan đến vấn đề nghị luận:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện cho ta những tình cảm ta
sẵn có qua bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
2/ Thân bài :

2.1.Giải thích ý kiến:
-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có: Trước khi đọc tác phẩm văn
chương, những tình cảm đó chưa xuất hiện trong ta. Sau khi đọc tác phẩm, văn chương
khơi gợi, giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế,
những bài học về cuộc đời để ta làm giàu thêm tâm hồn.
-Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Văn chương bồi đắp thêm tình cảm,
giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những
tình cảm đã có, để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.
2.2. Chứng minh qua bài thơ “Bánh trôi nước”:
Bài thơ Bánh trôi nước bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có:
- Bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị (Bánh trơi nước). Qua hình ảnh chiếc bánh
trơi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong xã hội phong kiến – một chủ đề quen
thuộc của văn học trung đại Việt Nam (vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội
phong kiến).
Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trơi đồng thời
cịn khơi gợi những liên tưởng sâu xa :
-Bài thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là
ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ (dẫn chứng)
-Bài thơ làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay,
bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công (dẫn chứng).
- 13 -


Bài thơ Bánh trôi nước gợi mở cho ta những tình cảm ta khơng có :
-Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa - một xã hội trọng nam
khinh nữ.
=>Từ đó, khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố cáo xã hội đầy rẫy
những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ.
*Nghệ thuật thể hiện:
- Hình ảnh, ngơn ngữ dân dã, gần gũi khơng cầu kì kiểu cách, ước lệ, mà tự nhiên, mang

đạm dấu ấn dân gian.
- Giọng điệu: vừa kiêu hãnh, tự hào vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức.
- Thể thơ và kết cấu: Thể thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhị và sáng tạo. Kết cấu
chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về
một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh
mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống.
2.3.Đánh giá, mở rộng:
- Nhận định trên cho thấy giá trị của văn chương: ni dưỡng, bồi đắp tình cảm con
người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lịng nhân ái, giúp ta hiểu
thêm tình đời, tình người.
- Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến,
vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. Bánh trôi nước là một
bài thơ hay bởi nói giản dị, để lại xúc đọng và ám ảnh trong lịng người đọc, có sức sống
lâu bền trong trái tim những người yêu thơ.
3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
e.Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
(0,5 điểm)
-----------------------------------------------------------------ĐỀ SỐ 04

- 14 -


I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được
nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi
thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời khơng bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc
nước thì bạn khơng biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn khơng nói được ngoại ngữ! Một

người mà khơng chịu mất gì thì sẽ khơng được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem
lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Em hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà khơng chịu mất gì thì sẽ
khơng được gì"? (1,0 điểm)
Câu 3: Theo em, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? (1,5 điểm)
Câu 4: Em hãy rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
“Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là ln sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”
(Elbert Hubbard). Suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng
200 chữ).
Câu 2: (10,0 điểm)
« Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có » (Hồi Thanh, Ý nghĩa văn
chương, Ngữ văn 7, tập 2). Bằng sự hiểu biết của mình qua các tác phẩm đã học và đọc
thêm, em hãy chứng minh.
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
- Một người mà khơng chịu mất gì nghĩa là khơng chấp nhận mất mát về thời gian, cơng
sức, tiền bạc, trí tuệ,..
- 15 -


- Thì sẽ khơng được gì nghĩa là khơng đạt được thành công, không rút ra được những bài
học kinh nghiệm, khơng có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn lên,... và không thể trưởng
thành trong cuộc đời.
Câu 3:

Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời:
- Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán nản, tuyệt
vọng,...)
- Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị lực; bài học
về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người,..
Câu 4:
- Thơng điệp có ý nghĩa nhất: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian
khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân,...
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
a.Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội (0,25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.(5,0 điểm)
Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau :
1/ Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói.
2/ Thân đoạn :
2.1. Giải thích ý kiến:
- “Sai lầm”: là những điều sai trái, lệch lạc trong suy nghĩ, hành động của con người, đi
ngược lại với quy luật khách quan, trái với lẽ phải, có thể gây ra những hậu quả tai hại,
khơng mong muốn.
- “Ln sợ hãi mình sẽ phạm phải sai lầm”: tâm lí sống ln e sợ mắc phải những điều
sai trái trong cuộc đời. Với tác giả, đó chính là lỗi sai lớn nhất mà con người có thể phạm
phải trong cuộc sống của mình.
=> Câu nói đã nêu ra bài học ý nghĩa về cách ứng xử với những sai lầm của mình trong
cuộc sống: đừng sợ hãi, hãy dũng cảm, mạnh dạn đối mặt, đương đầu với những khó

- 16 -



khăn, thử thách, hạn chế của mình có thể gặp trong cuộc sống.
2.2.Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề được đặt ra từ
câu nói:
Chẳng hạn:
– Vì sao “Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là ln sợ hãi mình sẽ phạm
sai lầm”?
+ Tâm lí chung của con người là luôn sợ thất bại, sợ thua kém người khác nên ln
muốn đề phịng, né tránh sai lầm để ln là người có suy nghĩ, quyết định, hành động
đúng đắn, để chứng tỏ mình hơn người.
+ Việc phạm phải những sai lầm trong cuộc sống có thể khiến con người phải trả giá rất
đắt khiến họ khiếp sợ nếu phải đối diện nó.
– Hậu quả của suy nghĩ “ln sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”:
+ Biến con người trở thành kẻ yếu đuối, hèn nhát, luôn sống tự ti, thụ động.
+ Đánh mất cơ hội được kiểm nghiệm, khẳng định khả năng của bản thân, phải sống một
cuộc đời mờ nhạt.
+ Làm con người trở nên chần chừ, do dự, không dám nắm bắt những cơ hội trong cuộc
sống để đạt được thành công, khước từ những bài học kinh nghiệm khiến nguy cơ vấp
ngã vẫn thường trực.
+ Không được tin tưởng, tín nhiệm để giao phó những trọng trách để tạo được uy tín với
cộng đồng, xã hội.
2.3. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc mở rộng vấn đề:
Chẳng hạn:
– Sai lầm là một phần tất yếu trong cuộc đời mỗi người nên ta luôn phải trong tâm thế
chủ động đón nhận và vượt qua nó. Xem đó là cơ hội để trải nghiệm, để rút ra những bài
học quý báu cho bản thân.
– Tuy nhiên, có những sai lầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm,
tính mạng của bản thân và người khác, rất khó sửa chữa, khiến con người sống mãi trong
giày vò, ân hận nên cần cẩn trọng để tránh những sai lầm như vậy.
2.4. Bài học cho bản thân:
Chẳng hạn:

– Ai cũng có thể mắc sai lầm nên đừng e ngại, sợ hãy; hãy vững vàng, thậm chí mạo
hiểm để đối mặt với nó. Khơng được để sai lầm làm chùn bước, sợ trải nghiệm.
– Trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết để nhìn nhận các vấn đề cuộc sống
một cách sắc sảo. Tìm ra những hướng đi đúng đắn và tự tin thực hiện nó.

- 17 -


– Sai lầm không đồng nghĩa với yếu kém hay thất bại nên khi phạm sai lầm đừng vội
nản lòng. Hãy bình tĩnh nhìn nhận mọi việc, tìm nguyên nhân, cách khắc phục và sửa đổi
để đến đích thành cơng.
– Cần nghiêm khắc với những sai lầm của bản thân và vị tha với những sai lầm của
người khác để mình và mọi người cùng tiến bộ.
3/ Kết đoạn : Khẳng định vấn đề.
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị
luận. (0,25 điểm)
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,25 điểm)
Câu 2: (10,0 điểm)
a .Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học.(0,5 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm)
c. Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa
lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. (8,0 điểm)
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
1/ Mở bài :
- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
- Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học
giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc ta khơng có. Chính vì thế nhận
định :" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có " hồn tồn thuyết phục.
2/ Thân bài :

a. Giải thích:
- Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao
động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm
xúc chưa có trong lịng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm

- 18 -


nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho
ta những tình cảm ta khơng có " là hồn tồn đúng đắn.
b.Chứng minh :
- Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc.
Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể
nào qn ấy.Từ đó gợi ra trong lịng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống
trong hịa bình độc lập như ngày hôm nay.
- Tác phẩm" Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hịa đã cảm nhận
được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành
mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở
với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm
với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa khơng chỉ tác động đến
người lớn mà cịn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.
- Khi đọc " Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước
ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc
đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lịng của những người mẹ ln hết lịng vì con, con dù
lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trị của nhà
trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.
- Trong " Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tơ Hồi ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự
ngơng cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận khơng
ngi trong lịng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng
trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người

xung quanh.
- Tác phẩm " Sông nước Cà Mau" của Đồn Giỏi đã khơi gợi trong lịng người đọc sự
xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi
đây.
- Bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm
thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện
sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm
lịng son". Khơng những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
- Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của
một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc
" Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
- 19 -


Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ".
- Đọc tác phẩm " Thuốc " của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người
Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ
phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng
của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy
giờ.
c. Đánh giá :
- Ý kiến " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có" hồn tồn thuyết phục,
đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc ni dưỡng tình cảm tốt
đẹp trong lịng người.
- Tuy nhiên văn chương khơng chỉ khơi dậy tình cảm con người khơng có mà nó cịn bồi
đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.
3/ Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh: Nhận định :" Văn chương gây cho ta những
tình cảm khơng có " là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ
thuật chân chính.

d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị
luận.(0,5 điểm)
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,5 điểm)
------------------------------------------------------------ĐỀ SỐ 05
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)

- 20 -


Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày
nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi
ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái
thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mịn, cái cần câu
bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tơng
-đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao được
lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…
( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)
Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.”
thuộc kiểu câu nào? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày
tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ .
Câu 2: (10,0 điểm)
Tình yêu quê hương, đất nước qua Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết

nhân buổi mới về quê.
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ láy.
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.”
thuộc kiểu câu trần thuật đơn, Vì: Câu chỉ có một kết cấu C - V
Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm : Tình cảm dành yêu thương, kính trọng dành
cho bố. Bố đã hi sinh lặng thầm vì cuộc sống của chúng ta, những khó nhọc, gánh nặng

- 21 -


một mình bố âm thầm đi qua mà khơng bao giờ lên tiếng cho chúng ta biết những khó
nhọc ấy.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
a.Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội (0,25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.(5,0 điểm)
Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau :
- Kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về
già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ.
- Trước hết phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để bố mẹ vui lịng.
ĐOẠN VĂN MẪU THAM KHẢO
Cơng lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công
đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng
ta nên người. khơng có người trồng cây, khơng có quả. Khơng có người sinh thành thì
khơng có bản thân mỗi chúng ta. Cơng đức sinh thành của cha mẹ khơng gì sánh bằng:

cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành.
Dịng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh
tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lịng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện
trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc
cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha
mẹ. Người con có hiếu là người con ln biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm
cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị
luận. (0,25 điểm)
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,25 điểm)

- 22 -


Câu 2: (10,0 điểm)
a .Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học.(0,5 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm)
c. Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa
lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. (8,0 điểm)
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
1. Mở bài
- Giới thiệu các tác giả, tác phẩm.
- Tình yêu quê hương thể hiện rõ nét qua 2 tác phẩm.
2. Thân bài
2.1. Tình yêu nước trong Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
a. Hai câu thơ đầu
- Cảnh đêm trăng:
+ Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa
chia sẻ tâm tình.

+ Khơng gian: “sàng” – đầu giường, đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, ánh trăng
được cảm nhận rất gần so với vị trí của tác giả.
=> Khung cảnh rất thi vị, lãng mạn, đêm trăng huyền ảo, đẹp như ở chốn bồng lai.
- Tâm trạng của nhà thơ: “nghi” – ngỡ
+ Tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ
+ Cảm giác vừa say, vừa tỉnh, nửa thực nửa ảo
+ Sự băn khoăn, trăn trở, chứa đầy ưu tư.
=> Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. Đó là một đêm trăng đẹp huyền ảo với tâm
trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ.
b. Hai câu còn lại

- 23 -


- Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cơ
đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn
dặm.
- Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu…
Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
- Ngẩng đầu: xuất hiện như một hành động tất yếu của nhà thơ để kiểm nghiệm ánh
trăng đó là thật hay ảo ở hai câu thơ trên.
=> Tâm trạng nhớ cố hương da diết của tác giả được thể hiện qua cử chỉ, hành động,
cảm xúc. Xúc cảm ấy được dồn nén và thể hiện rõ trong câu thơ cuối cùng.
2.2. Tình yêu nước trong Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
a. Hai câu thơ đầu
- Sử dụng từ trái nghĩa tạo nên tiểu đối trong câu thơ: trẻ - già, đi – trở về.
=> Khắc họa thời gian xa quê của tác giả đã lâu lắm rồi.
- Hình ảnh của nhà thơ khi quay trở lại quê hương:
+ Mấn mao tồi: tóc mai đã rụng, thể hiện dấu hiệu của tuổi tác, mái tó abcj đi theo thời
gian.

+ Hương âm vô cải: giọng quê khơng đổi, giọng nói chính là nét đặc trưng của từng
vùng miền, là hồn quê, nét quê thể hiện trong sắc điệu giọng nói của con người.
=> Nghệ thuật tiểu đối giữa các vế trong câu có tác dụng nhấn mạnh sự tương phản giữa
hình thức bên ngồi và bản chất bên trong. Tác giả sống xa quê gấn như suốt cả cuộc đời
nhưng vẫn nguyên vẹn là người con của q hương.
b. Hai câu cịn lại
- Tình huống trớ trêu của tác giả khi về thăm quê:
+ Người con xưa trở thành người xa lạ, “trẻ con gặp lạ không chào”.
+ Sau 50 năm xa quê, chắc lớp người cùng tuổi với tác giả khơng cịn mấy.
+ Điều trớ trêu là đám trẻ trong làng coi tác giả là khách lạ. Nỗi xúc động dâng trào bởi
tình huống bi hài đó.
=> Tâm trạng của tác giả: ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa bởi mình đã trở thành
khách, trở thành người lạ trên chính q hương của mình.
=> Mỗi trái tim đều thổn thức tình quê thiêng liêng, nhưng mỗi người có mỗi cách biểu
hiện khác nhau và tất cả đều dạt dào, xúc động trong những vần thơ.
- 24 -


3. Kết bài
- Tổng kết vấn đề.
- Liên hệ với bản thân về tình cảm với quê hương, đất nước.
d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị
luận.(0,5 điểm)
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
(0,5 điểm)
------------------------------------------------------------ĐỀ SỐ 06
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu !

Bơ vơ tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà
Con về gần, mẹ đã xa,
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ cơi !
Mai sau dù có già rồi,
Con vẫn cần mẹ như thời trẻ thơ !
( Trích Vẫn cần có mẹ, Nguyễn Văn Thu)
Câu 1. Xác định thể thơ. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ : Bơ vơ tội nghiệp
giàn trầu/ Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà.

- 25 -


×