MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................2
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM RUỘT PHYLLANTHUS ACIDUS..........2
1.1.1 Tên gọi ...................................................................................................2
1.1.2 Phân bố...................................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm hình thái..................................................................................4
1.1.4 Cơng dụng ..............................................................................................7
1.2 Tình hình sử dụng trong nước và trên thế giới.............................................7
1.2.1 Trong nước.............................................................................................7
1.2.2 Trên thế giới...........................................................................................8
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ CÁC HOẠT CHẤT
SINH HỌC CỦA CÁC BỘ PHẬN CÂY CHÙM RUỘT.....................................9
2.1 Thành phần hóa học......................................................................................9
2.1.1 Quả chùm ruột........................................................................................9
2.1.2 Thành phần hóa học có tính sinh học cao.............................................10
2.2 Một số hoạt chất sinh học của cây chùm ruột............................................11
2.1.1 Flavonoid..............................................................................................11
2.1.2 Acid gallic.............................................................................................13
2.1.3 Tanin.....................................................................................................14
2.1.4 Saponin.................................................................................................16
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM RUỘT.....................................18
3.1 Nghiên cứu về ứng dụng trong Y học........................................................18
3.1.1 Hoạt tính chống oxy hóa.......................................................................18
3.1.2 Hoạt tính giảm trọng lượng, huyết áp...................................................19
3.1.3 Hoạt tính kháng khuẩn..........................................................................20
3.1.4 Tác dụng điều trị bệnh xơ nang............................................................21
3.1.5 Tác dụng chống ung thư.......................................................................22
3.1.6 Tác dụng bảo vệ thần kinh....................................................................22
3.1.7 Tác dụng chống đái tháo đường...........................................................23
3.2 Ứng dụng trong thực phẩm.........................................................................23
KẾT LUẬN.........................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................27
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ
KHOA CƠ KHÍ – CƠNG NGHỆ
--------------------------------------
Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------------------------
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
Họ và tên sinh viên
: Nguyễn Vũ Anh Thy
Lớp
: CNTP 50B
MSSV
: 16L1031149
Ngành học
: Cơng nghệ thực phẩm
1. Tên đề tài : Tìm hiểu các hoạt chất sinh học của các bộ phận của cây chùm
ruột và các ứng dụng của chúng.
2. Nội dung các phần thuyết minh
Đặt vấn đề
Chương 1 : Tổng quan về nguyên liệu
Chương 2 : Tìm hiểu thành phần hóa học và các hoạt chất sinh học của các
bộ phận của cây chùm ruột
Chương 3 : Ứng dụng của các hoạt chất sinh học của cây chùm ruột
Kết luận
Tài liệu tham khảo
3. Ngày giao nhiệm vụ
:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ
:
Huế, ngày tháng năm 2019
Trưởng bộ môn
Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế
và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ phòng
ngừa và điều trị bệnh. Ở Việt Nam, xu hướng này ngày càng tăng. Hơn nữa,
Việt Nam là quốc gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho
nhiều loại thực vật phát triển. Người ta đã tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên để
sản xuất các loại thuốc từ thiên nhiên.
Chùm ruột ( Phyllanthus acidus) là loại cây phổ biến ở miền Nam Việt
Nam và các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, thuộc chi Phyllanthus. Các bộ
phận của cây chùm ruột có rất nhiều cơng dụng như dùng để chế biến trong các
món ăn hay có thể dùng trong y học. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học
của các bộ phận của cây chùm ruột cũng khá phổ biến, như hoạt tính kháng
khuẩn, kháng nấm, bệnh xơ nang, chữa trị tổn thương gan, giảm nhẹ mỡ ở các
mô, tạng, giảm lipid trong huyết thanh và trong gan của chuột lang trong 6
tuần…Với những tiềm năng và ứng dụng rất có giá trị như vậy nên em đã chọn
đề tài “ Tìm hiểu về các hoạt chất sinh học của các bộ phận của cây chùm
ruột và các ứng dụng của chúng” để thực hiện.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM RUỘT PHYLLANTHUS ACIDUS
1.1.1 Tên gọi [1]
Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên thông thường: cây chùm ruột, cây tầm ruột.
Tên gọi khác: cây tầm ruột hay cây tầm giuộc.
Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels
Phân loại khoa học: Theo Hệ thống APG III-2009 chùm ruột được phân giới
như bảng 1.1 [50]
Bảng 1.1: Bảng phân loại khoa học của cây chùm ruột ( Phyllanthus acidus )
Giới (regnum)
Ngành (phylum)
Lớp (class)
Phân lớp (subclass)
Bộ (ordo)
Họ (familia)
Tơng (tribus)
Phân tơng (subtribus)
Chi (genus)
Lồi (species)
Thực vật (Plantae)
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Hai lá mầm thật (Eudicots)
Hoa hồng (Rosids)
Sơ ri (Malpighiales)
Diệp hạ Châu (Phyllanthaceae)
Diệp hạ châu (Phyllantheae)
Flueggeinae
Diệp hạ châu (Phyllanthus)
Phyllanthus acidus
2
Hình 1.1: Cây chùm ruột [53], [54]
1.1.2 Phân bố
Chùm ruột, cịn gọi là tầm ruột (Phyllanthus acidus) là lồi cây duy nhất có
quả ăn được trong họ Phyllanthaceae.
Cây chùm ruột có nguồn gốc từ
Madagascar (đảo quốc ở Ấn Độ dương). Chùm ruột phân bố chủ yếu ở khu vực
Châu Á nhiệt đới từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á. [44] Sự
phân bố của chùm ruột ở các quốc gia khác được thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Sự phân bố của cây chùm ruột và tên gọi của cây theo vùng phân bố
[45], [46]
Phân bố
Tên gọi
Đảo Guam
Ceremai
Indonesia
Ceremai hoặc cerama
Việt Nam
Chùm ruột
Cambodia
Kantuet
Thái Lan
Mayom
Lào
Cerme
Bắc Mã Lai
Chermai
Ấn Độ
Chalmeri và harpharoi
Philippines
Iba ở Tagalog và Karmay ở Ilokano
3
Ở Mỹ được trồng tại đảo Hawaii
và phía Nam của bang Florida
Country gooseberry
Ecuador
-
El Salvador
-
Mexico
-
Colombia
-
Venezuela
-
Brazil
-
(-): khơng có tên gọi đặc biệt
1.1.3 Đặc điểm hình thái
1.1.3.1 Thân cây chùm ruột
Chùm ruột là loại cây thân gỗ nhỏ, đạt chiều cao trung bình 3-5 mét. Cây
có tán rộng và hoa màu hồng rất đẹp, thường được trồng như một loại cây cảnh
ở sân nhà hay trong vườn. Thân cây có gỗ bở, nhiều cành mọc từ thân chính,
cành dịn dể gãy. Thân nhẵn, cành có vỏ màu xám nhạt, cành non màu lục nhạt,
nhẵn; cành già màu xám có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Ở cuối mỗi cành
chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 đến 30 cm, mọc thành chùm dày
đặc. [2], [3], [45]
4
Hình 1.2: Thân cây chùm ruột [62]
1.1.3.2 Lá cây chùm ruột
Lá chùm ruột thuộc loại lá kép, mọc so le, cuống dài, lá chét mỏng, mềm,
dài 4-5 cm, rộng 18-20 mm. Gốc lá bầu, tròn, phần đầu phiến lá nhọn, mặt dưới
màu xám nhạt, gân lá rõ ở cả hai mặt. [2], [3]
Hình 1.3 : Lá chùm ruột [51]
1.1.3.3 Hoa cây chùm ruột
Hoa chùm ruột màu hồng, nở từng chùm. Cây chùm ruột nở hoa vào tháng
3-5, kết quả vào tháng 6-8. Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành xim, dài
6-15 cm, cuống mảnh có cạnh, hoa cái và hoa đực ở cùng một cây; hoa đực có
đài 4 răng, 4 nhị, rời; hoa cái có 4 lá đài, bầu 4 ô, hoa mọc thành cụm từ 4-7 hoa
ở mỗi mấu tròn. [2], [3]
5
Hình 1.4: Hoa cây chùm ruột [50]
1.1.3.4 Quả cây chùm ruột
Quả chùm ruột mọng, có khía, 4 mảnh, đường kính khoảng 5 mm, cuống
quả dài khoảng 7 mm. Quả mọc từng chùm theo các cành non và kể cả ở cành
già hay ngay trên thân, có vỏ từ màu xanh non đến vàng nhạt và mờ đục như
sáp. Khi quả chín có màu vàng nhạt, vị chua, hơi ngọt, ăn được. [2], [3], [45]
Hình 1.5: Quả chùm ruột [51]
1.1.3.5 Rễ cây chùm ruột
Rể mọc khỏe, ăn sâu và lan rộng. [45]
1.1.3.6 Hạt chùm ruột
Hạt cứng, to, nằm ở trung tâm của quả. Mỗi quả chỉ có 1 hạt.[1], [45]
1.1.4 Cơng dụng [1], [2]
6
Tác dụng của cây chùm ruột để chữa bệnh đã được chứng minh trong nhiều
nghiên cứu. Mỗi bộ phận của cây đều có khả năng ngăn ngừa và điều trị các
bệnh thường gặp như:
- Lá cây có tính nóng, giúp tiêu độc, sát trùng, chữa mề đay, mụn nhọt và các
bệnh ngồi da khác ngồi ra cịn hỗ trợ điều trị chứng viêm họng và nhiệt miệng.
- Quả chùm ruột vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt. Sử dụng quả thường
xuyên giúp bổ gan, máu. Quả chùm ruột chứa khá nhiều vitamin C và chất
chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho làn da, giúp da tươi sáng, mịn màng hơn.
- Vỏ thân cây có tác dụng tiêu hạch độc, trừ tích ở phế. Bột từ vỏ cây thân ngâm
dấm cịn có thể chữa bệnh trĩ hiệu quả.
- Rễ cây chùm ruột có tính nóng, giúp làm tan huyết ứ, chữa ho, nhức đầu và
bệnh vảy nến.
1.2 Tình hình sử dụng trong nước và trên thế giới
1.2.1 Trong nước [1], [51], [54]
- Người Việt thường dùng cây chùm ruột như một loại nguyên liệu. Họ thường
dùng lá làm nguyên liệu trong nấu ăn như món gỏi, làm nước uống, nấu canh.
Quả làm nước ép để giải nhiệt, làm mứt hay làm các món ăn.
- Ở Việt Nam, cây chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam vừa làm cây cảnh
trước sân, trong vườn vừa được dùng làm rau, lấy quả.
Ở Việt Nam có hai giống chùm ruột, đó là:
+ Chùm ruột ngọt (ít chua): được dùng để ăn chơi, làm mứt.
+ Chùm ruột chua: được dùng để ăn chơi, làm mứt và lấy chất chua để nấu canh.
- Thường dùng làm nguyên liệu thuốc trong y học cổ truyền.
7
1.2.2 Trên thế giới
Theo Y học cổ truyền nước ngoài:
Những bộ phận khác nhau của cây chùm ruột được dùng làm thuốc chữa các
bệnh ngoài da, như lá được dùng nấu nước tắm chữa lở ngứa và mề đay. Vỏ thân
cây chùm ruột được dùng để tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm trừ tích ở phổi,
dùng bơi ngồi, chữa ghẻ, loét, vết thương sứt da chảy máu, ngậm chữa đau
răng, đau họng. Rễ và vỏ cây chùm ruột có độc, người Malaysia dùng đun sơi,
xơng hít chữa ho và nhức đầu; hay được người dân đảo Giava dùng chữa hen
suyễn (dùng lượng rất nhỏ). Vỏ rễ sắc đặc hoặc ngâm rượu, bôi chữa vảy nến
(psoriasis). Tuy nhiên, không được dùng rễ và vỏ rễ ở dạng uống. Ở Ấn Độ, vỏ
rễ được dùng để đầu độc, với triệu chứng nhức đầu, ngây ngất, đau bụng dữ dội,
có thể chết. [1],[3]
8
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ CÁC HOẠT
CHẤT SINH HỌC CỦA CÁC BỘ PHẬN CÂY CHÙM RUỘT
2.1 Thành phần hóa học
2.1.1 Quả chùm ruột
Chùm ruột có nhiều nước, vị rất chua do chứa nhiều acid oxalic, chất nhầy,
giàu pectin, glucid, khoáng chất và vitamin C.
Bảng 2.1: Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong 100g thịt quả [2], [43], [44]
Chất dinh dưỡng
Đơn vị
Hàm lượng
Độ ẩm
g
89 ÷ 91
Protein
g
0,73÷0.9
Lipid
g
0,52÷0,73
Chất xơ
g
0,8
Tro
g
0,51÷0.84
Canxi
mg
5,4
Phơtpho
mg
17,9
Sắt
mg
3,52
Vitamin C
mg
40
Carotene
mg
0,019
Thiamin
mg
0,025
Riboflavin
mg
0,013
Niacin
mg
0,292
Acid acetic
mg
0,17
9
2.1.2 Thành phần hóa học có tính sinh học cao
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, thành phần hóa học của cây chùm
ruột rất phong phú và phức tạp. Đặc biệt trong thành phần của cây chùm ruột rất
giàu saponin, flavonoid, tanins, polyphenols, vitamin, khoáng chất và các acid
amin có hoạt tính sinh học cao.[1], [3], [43]. Terpenoids là một loại hóa chất
chính trong chi Phyllanthus, khoảng 19 hợp chất bao gồm 11 triterpenoids, 7
diterpenoids và 1 monoterpene đã được xác định có ở Phyllanthus acidus [12],
[56]. Gần đây, ba mươi hợp chất, bao gồm các dẫn xuất của quercetin,
kaempferol, epicatechin, coumaric và cinnamic đã được xác định trong 50%
chiết xuất etanolic của lá Phyllanthus acidus [59] . Nghiên cứu về thành phần
của rễ cây chùm ruột phân lập từ chiết xuất rễ ta có sáu hoạt chất bao gồm
phyllanthol, glochidone, lupeol, glochidonol, lupene A và spuceanol cũng có
hoạt tính sinh học quý.[11]
Saponin là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều lồi thực vật, có
tính chất chung là khi hồ tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt
của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết. Dựa vào cấu trúc của phần
saponin, người ta chia saponin ra làm 3 nhóm lớn là triterpenoid saponin, steroid
saponin và glicoancaloid dạng steroid. [55]
Flavonoid là một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật. Phần lớn
flavonoid có màu vàng, tuy nhiên một số flavonoid có màu xanh, tím đỏ và cũng
có một số khác lại khơng có màu. Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất
khác khơng thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng như carotenoid, anthranoid,
xanthon có thể gây nhầm lẫn.[56] Các hợp chất flavonoids là kaempferol, chứa
một kaempferol và ba kaempferol glycoside được xác định là có trong cây [13]
phyllanthus acidus [37].
10
Tanin hay tannoid là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả
năng tạo liên kết bền vững với các protein vá các hợp chất hữu cơ cao phân tử
khác như các amino acid và alkaloid.[57]
Vitamin C hay acid ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài
linh trưởng bậc cao, và cho một số nhỏ các lồi khác.[58] Khi nhắc đến vitamin
C thì người ta ln nhắc đến các loại quả thường thấy như cam, chanh,…Nhưng
khi ta so sánh hàm lượng vitamin có trong quả chùm ruột với các loại quả trên
thì lượng vitamin C ở chùm ruột có thể gần bằng và thậm chí là lớn hơn nữa.
( Cam: 53,2mg/100g > Chùm ruột: 40mg/100g > Chanh: 29,1mg/100g ) [64],
[65]. Điều đó chứng tỏ chùm ruột cũng là nguồn trái cây có hàm lượng vitamin
C dồi dào có thể bổ sung để cung cấp vitamin cho cơ thể con người.
2.2 Một số hoạt chất sinh học của cây chùm ruột
2.1.1 Flavonoid
Flavonoid là một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật. Phần lớn
flavonoid có màu vàng, tuy nhiên một số flavonoid có màu xanh, tím đỏ và cũng
có một số khác lại khơng có màu. Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất
khác khơng thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng như carotenoid, anthranoid,
xanthon có thể gây nhầm lẫn.[56]
Nghiên cứu của Shaida Fariza Sulaiman và Kheng Leong Ooi (2014) về
các hoạt động ức chế chống oxy hóa và α ‐ glucosidase của 40 loại nước ép nhiệt
đới từ Malaysia cho thấy nước ép của Phyllanthus acidus có chứa nhiều
flavonol, flavanone. Các hợp chất này đã được nghiên cứu là đóng một vai trị
chính là chất chống oxy hóa và chất ức chế α-glucosidase. Sử dụng nước ép giàu
chất chống oxy hóa với hoạt tính ức chế α-glucosidase trước bữa ăn là cách thay
thế an toàn và phù hợp trong điều trị tăng đường huyết.[33]
11
Pradeep C. K. và cộng sự (2018) đã đánh giá tiềm năng sinh học của
Phyllanthus acidus bằng cách sử dụng các thí nghiệm in vitro. Ban đầu, chiết
xuất trái cây Phyllanthus acidus được thực hiện bằng bốn dung môi khác nhau,
hexane, chloroform, ethyl acetate và methanol. Flavonoid đã được tìm thấy
trong tất cả các chiết xuất dung môi với sự hiện diện của flavonoid trong chiết
suất ethyl acetate và methanol là nhiều hơn. Hợp chất flavonoid trong đó có
terpenoid flavonoid được nghiên cứu là có khả năng chống oxy hóa. [29]
D Andrianto và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa
và gây độc tế bào của chiết xuất từ quả Phyllanthus acidus ở Indonesia. Chiết
xuất Phyllanthus acidus được thực hiện bằng phương pháp maculation. Hoạt
tính chống oxy hóa từ chiết xuất này được xác định bằng cách sử dụng 2,2diphenyl-1-pikrilhidrazil (DPPH) và độc tính tế bào (hiệu lực sinh học từ chiết
xuất này) bằng phương pháp thử nghiệm gây chết tôm nước muối (BSLT).
Người ta xác định được rằng trong quả chùm ruột (Phyllanthus acidus) có chứa
hợp chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa cao. [8]
Nghiên cứu của Md. Razibul Habib và cộng sự (2011) về chiết xuất
chloroform của rễ cây Phyllanthus acidus. Hàm lượng flavonoid của dịch chiết
trong nghiên cứu này cho thấy kết quả là 30,05 mg quercetin / g tương đương.
Xét nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết đã được thử nghiệm đối với
mười ba vi khuẩn gây bệnh nhận thấy chống lại sự phát triển của bệnh lỵ
Shigella. Hoạt tính chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong dịch chiết này
nhưng khả năng chống oxy hóa của chiết xuất thấp hơn so với acid ascorbic. Kết
quả cho thấy có hợp chất flavonnoid tồn tại trong rễ cây Phyllanthus acidus và
chúng có hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. [23]
Raja Chakraborty và cộng sự (2012) đã thực hiện thí nghiệm về việc đánh
giá tiềm năng chống oxy hóa, chống viêm của lá của Phyllanthus acidus. Lá của
Phyllanthus acidus được thu thập từ Tripura, Ấn Độ. Chiết xuất được sử dụng
trong thí nghiệm là chiết xuất methanol và ethyl acetate và được nghiên cứu trên
12
chuột Wistar và chuột bạch tạng. Methanol, ethyl acetate đã chứng minh tác
dụng giảm đau đáng kể, tác dụng giảm phù chân do carrageenan gây ra và tất cả
các chiết xuất điều có khả năng chống oxy hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng
flavonnoid chứa hàm lượng cao có trong chiết xuất lá chùm ruột chính là một
tác nhân góp phần làm cho chiết xuất lá chùm ruột có tác dụng chống oxy hóa,
giảm đau và chống viêm. [31]
Qua các nghiên cứu trên, ta thấy flavonnoid là hợp chất có nhiều trong các
bộ phận của cây chùm ruột. Flavonnoid là hoạt chất có hoạt tính kháng khuẩn,
chống oxy hóa có tác dụng đối với lợi ích và sức khỏe của con người.
2.1.2 Acid gallic
Acid gallic thuộc nhóm acid trihydroxybenzoic (là dạng acid phenolic), là
một acid hữu cơ, danh pháp là 3,4,5-trihydroxyacid benzoic. Acid gallic có cơng
thức phân tử C7H6O5. Tinh thể màu trắng, trắng vàng hoặc màu nhạt nhạt.[59]
Hình 2.1: Cấu trúc phân tử của acid gallic [59]
Shilalik và cộng sự (2014) chứng minh rằng có sự tồn tại của acid gallic
trong thành phần của vỏ cây chùm ruột có tính kháng nấm và kháng khuẩn. Acid
gallic hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp bảo vệ các tế bào khỏi
nguy cơ bị oxy hóa. Acid gallic cũng có khả năng kháng các tế bào ung thư mà
không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh. [33]
13
Vào năm 2011, Md. Razibul Habib và cộng sự đã nghiên cứu chiết xuất
ether của quả Phyllanthus acidus có chứa acid phenolic. Với thử nghiệm trên
tôm biển đã xác định có hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng khuẩn. [22]
Tahira Foyzun và cộng sự (2016), nghiên cứu về việc đánh giá hoạt tính
chống oxy hóa, độc tế bào và kháng khuẩn của Phyllanthus acidus đã thấy có sự
xuất hiện của acid gallic trong chiết xuất methanolic của quả chùm ruột có tác
dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn.[36]
Acid gallic - một dạng của acid phenoilc là một acid có mặt nhiều trong
thành phần của cây chùm ruột. Nó là một hoạt chất có hoạt tính sinh học có
nhiều tác dụng đối với cơ thể con người như chống oxy hóa, kháng khuẩn hay
kháng các tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các hoạt tính của nó cũng
như ứng dụng vẫn còn hạn chế.
2.1.3 Tanin
Tanin hay tannoit là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả
năng tạo liên kết bền vững với các protein vá các hợp chất hữu cơ cao phân tử
khác như các amino acid và alkaloit. Các tanin có trọng lượng phân tử khoảng
500-3000 đvC. Nó mang nhiều nhóm –OH nên ít nhiều hòa tan trong nước tạo
thành dung dịch nhớt. [60]
14
Hình 2.2: Cấu trúc phân tử của tanin [60]
Tahira Foyzun, Koly Aktar, Mohammad Ashraf Uddin ( 2016), nghiên cứu
về việc đánh giá hoạt tính chống oxy hóa, độc tế bào và kháng khuẩn của
Phyllanthus acidus đã thấy có sự xuất hiện của tanin trong chiết xuất methanolic
của quả chùm ruột có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn.[36]
Theo nghiên cứu của Pradeep C. K và cộng sự (2018), nhằm mục đích đánh
giá tiềm năng sinh học của cây chùm ruột bằng cách sử dụng các thí nghiệm in
vitro. Chiết xuất quả chùm ruột được thực hiện bằng bốn dung môi khác nhau,
hexane, chloroform, ethyl acetate và methanol. Tannin đã được tìm thấy trong
tất cả các chiết xuất dung mơi. Các chất được nghiên cứu là có khả năng chống
oxy hóa. Do đó, báo cáo cho thấy, tiềm năng chống oxy hóa của chùm ruột có
thể là một chất bổ sung điều trị chế độ ăn uống hiệu quả. [29]
Nghiên cứu của Md. Razibul Habib và cộng sự (2011) về chiết xuất
chloroform của rễ cây Phyllanthus acidus. Thí nghiệm xác định có tồn tại tanin
trong chiết xuất. Với các xét nghiệm hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính chống
oxy, kết quả cho thấy có tanin trong rễ cây Phyllanthus acidus có hoạt tính
kháng khuẩn và chống oxy hóa. [23]
Jeverson Moreira và các cộng sự (2013) đã thí nghiệm trên chuột để chứng
minh tanin trong chiết xuất của họ phyllanthus (Phyllanthus niruri) có hoạt tính
chống tăng huyết áp.[15] Theo nghiên cứu của Alvarez Al và cộng sự (2012),
tannin cô đặc đã được chứng minh là có hoạt tính chống virus. Một cây cùng chi
Phyllanthus (Phyllanthus orbicularis) đã được nghiên cứu có khả năng chống
herpes simplex virus type 2 (HSV-2). [4]
Với những nghiên cứu trên thì chứng minh rằng tanin là một hoạt chất tồn
tại trong thành phần hóa học của cây Phyllanthus acidus có hoạt tính sinh học
tuyệt vời cần được nghiên cứu và phát triển.
15
2.1.4 Saponin
Saponin là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều lồi thực vật. Nó
thường ở dạng vơ định hình, có vị đắng. Chất này rất khó tinh chế và có điểm
nóng chảy thường cao từ 200oC trở lên và có thể cao hơn 300 oC. Saponin bị kết
tủa bởi acetate chì, hydrocide barium, sunflat amonium.. Người ta có thể lợi
dụng tính chất này để cơ lập nó. Dựa vào cấu trúc của phần sapogenin, có thể
chia saponin ra làm 3 nhóm lớn là triterpenoit saponin, steroito saponin và
glicoancaloit dạng steroit.[55]
Hình 2.3: Cấu trúc phân tử của Saponin [55]
Duong Thuc Huy và cộng sự (2018) nghiên cứu về triterpenoids trong cây
chùm ruột bằng chiết xuất ethanol từ rễ cây được thu hái ở tỉnh Bình Thuận đã
chứng minh rằng các hợp chất saponin triterpenoids có hoạt tính chống virus. Từ
chiết xuất ethanol của rễ cây Phyllanthus acidus sáu hợp chất phyllanthol,
glochidone, lupeol, glochidonol, α-lupene và spuceanol đã được phân lập và
được nghiên cứu có các hoạt tính sinh học q. [11]
Theo nghiên cứu của Joseph H. Lorent và cộng sự (2014) cho thấy saponin
cịn có tác dụng gây độc tế bào và chống ung thư. [16] Nghiên cứu giúp phát
triển hơn về tiềm năng tạo ra các hợp chất chống ung thư mới.
16
Saponin có trong chiết xuất từ rễ cây họ Phyllanthus (Phyllanthus emblica)
được nghiên cứu có độc tính tế bào vừa có tác dụng chống lại các dịng tế bào
ung thư K562 và HepG2. [26]
17
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM RUỘT
3.1 Nghiên cứu về ứng dụng trong Y học
Các ứng dụng y học truyền thống đáng chú ý của cây chùm ruột như điều
trị một số rối loạn liên quan đến đau, viêm và oxy hóa như thấp khớp, viêm phế
quản, hen suyễn, rối loạn hô hấp, bệnh gan, tiểu đường và cải thiện thị lực, trí
nhớ.[2][5][6] dẫn đến có nhiều nghiên cứu khác nhau về các hoạt động sinh học,
như chống virus, chống oxy hóa, chống đái tháo đường, chống ung thư và điều
hòa miễn dịch,…để áp dụng vào các phương pháp điều trị bệnh hay điều chế các
thuốc trong Y học.
3.1.1 Hoạt tính chống oxy hóa
Theo Md. Moniruzzaman, Md. Asaduzzaman và các cộng sự (2015), chiết
xuất methanolic của quả chùm ruột được nghiên cứu cho thấy có tác dụng kháng
khuẩn, gây độc tế bào và chống oxy hóa. Quả chùm ruột tươi được đem đi sấy
khô và nghiền với metanol sau đó thu được dịch chiết methanolic. Nghiên cứu
cho thấy sự hiện diện của các hợp chất phenol nhóm hydroxyl có đặc tính chống
oxy hóa chính với hoạt tính khử gốc tự do. [22]
Nghiên cứu của Shaida Fariza Sulaiman và Kheng Leong Ooi (2014) về
các hoạt động ức chế chống oxy hóa và α ‐ glucosidase của 40 loại nước ép nhiệt
đới từ Malaysia cho thấy chiết xuất ethanol của quả chùm ruột với hàm lượng
vừa phải của tổng phenolics và vitamin C đã được tìm thấy để thể hiện khả năng
làm giảm và ức chế các hoạt động của α-glucosidase. Các loại của phenolics có
trong nhiều nước ép trái cây tươi là flavonol, flavanone, acid hydroxycinnamic
18
và acid phenolic. Các hợp chất này đã được nghiên cứu là đóng một vai trị
chính là chất chống oxy hóa và chất ức chế α-glucosidase. [33]
Theo nghiên cứu của Pradeep C. K và các cộng sự (2018), để đánh giá tiềm
năng sinh học của chùm ruột bằng cách sử dụng các thí nghiệm in vitro thì
Pradeep C. K và các cộng sự đã sử dụng chiết xuất quả chùm ruột bằng bốn
dung môi khác nhau, hexane, chloroform, ethyl acetate và methanol. Các chất
flavonoid, terpenoid và tannin đã được tìm thấy trong tất cả các chiết xuất dung
môi. Các chất được nghiên cứu là có khả năng chống oxy hóa. [29]
D. Andrianto và các cộng sự (2017) đã chứng minh Phyllanthus acidus có
hoạt tính chống oxy hóa với thí nghiệm các chiết xuất dung môi là ethanol 70%,
30% và nước. Ông và các cộng sự đã tìm thấy các hợp chất như flavonoid,
alkloids, phenolics, terpenoids, saponines và glycoside có trong tất cả các chiết
suất và được xem như là các chất chống oxy hóa. [8]
Như vậy, với tính chống oxy hóa của chùm ruột, người ta có thể ứng dụng
nó cho việc chữa bệnh hoặc sử dụng chiết xuất chùm ruột để làm thuốc.
3.1.2 Hoạt tính giảm trọng lượng, huyết áp
Vào năm 2014, Chongsa và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của chiết xuất
nước lá Phyllanthus acidus lên các chức năng mạch máu của chuột đực trung
niên. Chuột được thí nghiệm trong vịng 6 tuần với ngun liệu được thu hái ở
Thái Lan. Chiết xuất nước Phyllanthus acidus đã được chứng minh là làm giảm
trọng lượng cơ thể, mỡ nội tạng và dưới da, tích tụ lipid gan, cũng như giảm
cholesterol huyết thanh lúc đói, nồng độ cholesterol HDL và LDL. Kết quả cho
thấy điều trị bằng chiết xuất nước Phyllanthus acidus trong 6 tuần làm giảm
trọng lượng cơ thể động vật mà không thay đổi lượng thức ăn của chuột đực
trung niên so với trọng lượng ban đầu của chúng trước khi điều trị. [38]
19