Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.42 KB, 4 trang )
Ung thư dạ dày: Các xét
nghiệm cần làm
Một ca nội soi dạ dày tại Trung tâm Y khoa MEDIC Huế
Thường thì khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn quá muộn, và nguy cơ tử
vong ở người ung thư dạ dày vì thế rất cao. Khi mới nghi ngờ những triệu chứng
ban đầu, hãy chủ động đi làm những xét nghiệm cần thiết.
Những dấu hiệu “tiền trạm”
Điển hình và dễ nhận biết nhất là những dấu hiệu như xuất hiện cảm giác
khó tiêu, hay bị ợ nóng; khó chịu hoặc đau ở vùng bụng; thường xuyên ỉa lỏng
hoặc táo bón; chướng bụng sau các bữa ăn; suy nhược và mệt mỏi; chảy máu (nôn
ra máu hoặc trong phân có máu).
Nếu bạn có những triệu chứng trên thì thể nào bạn cũng đã “có vấn đề” về
dạ dày, nếu không nặng là ung thư, thì nhẹ hơn cũng là viêm hoặc loét, tức là đã
đến lúc cần phải điều trị bệnh. Xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị được
dễ dàng hơn.
Có đúng là ung thư?
Để trả lời câu hỏi khiến bạn lo lắng, tốt nhất bạn nên đi làm một trong hai
xét nghiệm: Chụp X-quang dạ dày hàng loạt hoặc nội soi dạ dày.
Chụp X-quang dạ dày hàng loạt là xét nghiệm cổ điển, đã có từ lâu và cho
kết quả khá chính xác. Để làm xét nghiệm này, bạn cần phải uống dung dịch barit
và phải nhịn ăn trước khi chụp ít nhất 4 giờ.
Đó là cách để dạ dày được hoàn toàn rỗng và trở thành một khuôn, để khi
khối barit vào thì sẽ được đúc chuẩn trong đó. Nhờ vậy, hình ảnh dạ dày trên phim
mới rõ nét và trung thực.
Thường thì nhiều người bệnh không hiểu nên khi được chỉ định chụp một
lúc nhiều phim đã nghi ngờ tính trung thực của người bác sĩ. Không ít người cho
rằng, chụp nhiều phim là cách các bác sĩ moi tiền bệnh nhân!
Trong trường hợp này, nghi ngờ đó là không có cơ sở, bởi để nhìn rõ mọi
góc cạnh của dạ dày, ít nhất cần đến 5 tấm phim ở 5 thế chụp khác nhau: Một
phim ở tư thế đứng (để xác định vị trí dạ dày trong ổ bụng: Liệu dạ dày có bị sa