Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tim hieu van de pho bien giao duc phap luat trong nha truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.6 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Trang
A.MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
1./ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG:
1.1 . Khái niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
1.2 Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
1.3 Vai trị của cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.4 Yêu cầu chung đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
2./ TÌM HIỂU CƠNG TÁC GIÁO DỤC PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TỪ THỰC
TIỄN TP.QUY NHƠN:
2.1.1 Một số đặc điểm của ngành giáo dục liên quan đến công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật
2.1.2 Nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục:
2.2.3 Vấn đề cơ bản cần quan tâm trong công tác PBGDPL của ngành giáo dục:
2.2.4 Kỹ năng cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật:
3./ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
4./KIẾN NGHỊ:
C.KẾT LUẬN:


A.MỞ ĐẦU
Thời gian qua, Bộ GD – ĐT đã rất quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhà trường. Chỉ tính riêng từ năm 2004 – 2010, Bộ GD – ĐT đã
ban hành và phối hợp ban hành trên 30 văn bản chỉ đạo trực tiếp về công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên theo dư luận xã hội gần đây, đối tượng phạm
pháp, gây nhiều vụ án nghiêm trọng lại ở lứa tuổi thanh thiếu niên, là lứa tuổi đang
được giáo dục, giảng dạy của các nhà trường phổ thông. Trách nhiệm của nhà
trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng trước tình hình mà xã
hội đang lo ngại là: “Đạo đức của 1 bộ phận thanh thiếu niên đang xuống cấp trầm
trọng”. Do đó, ngành giáo dục cần quan tâm đầu tư nhiều hơn về công tác giáo dục


phổ biến pháp luật để hình thành cho học sinh, sinh viên ý thức “Sống, làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật”, các em cần phải được giáo dục pháp luật đến nơi
đến chốn ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thơng. Có kiến thức về
pháp luật, học sinh, sinh viên mới có cơ sở để chấp hành nghiêm pháp luật, đồng
thời tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng chung quanh biết tuân
theo và thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Để làm tốt công tác giáo dục phổ
biến pháp luật, cần hiểu rõ những khái niệm, vấn đề cơ bản chung, vai trị của cơng
tác giáo dục phổ biến pháp luật, những kỹ năng cần thiết để công tác giáo dục phổ
biến pháp luật đạt được hiệu quả cao, thu hút học sinh sinh viên quan tâm thực
hiện, tạo được hành vi thói quen và ý thức chấp hành tốt hiến pháp, pháp luật. Với
những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật
trong nhà trường”


B.NỘI DUNG
1./ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG:
1.1 Khái niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL):
Trên cơ sở một số nghiên cứu gần đây, có thể khái quát về khái niệm tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
a) Tuyên truyền pháp luật:
Tuyên truyền pháp luật là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của
pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và
thực hiện đúng pháp luật.
b) Phổ biến pháp luật:
Theo các từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, năm 1997) hoặc Từ và ngữ Hán
Việt (Nxb Từ điển Bách khoa -2002) thì “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thơng qua
hình thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi người đều biết đến”.
Giống như tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng có đối tượng tác động rộng
rãi. Tính rộng rãi về đối tượng tác động của tuyên truyền và phổ biến pháp luật có
ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban

hành nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ để nhà nước dùng để trị dân
mà thơi.
Phổ biến pháp luật có điểm khác tun truyền pháp luật ở chỗ tính động
viên, thuyết phục của phổ biến pháp luật không cao như truyên truyền. Mặt khác,
phổ biến pháp luật mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối
tượng xác định hơn tuyên truyền pháp luật. Ở những mức độ khác nhau, phổ biến
pháp luật là nhằm làm cho đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp
luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp luật thường thông qua các
hội nghị, các cuộc tập huấn vv...
c) Giáo dục pháp luật:
Giáo dục là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ
chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức
cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội (Từ điển
Từ và ngữ Hán-Việt).
So với tuyên truyền, phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức,
tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng
xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì tun truyền, phổ
biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.
Trong các giáo trình, tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các
tác giả khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt
động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối
tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xun nhằm mục đích hình thành
ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các địi hỏi của
pháp luật hiện hành.
Tóm lại, cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật hiểu theo nghĩa rộng, đó là
cơng tác, lĩnh vực, bao gồm tất cả các công đoạn như: định hướng công tác phổ
biến, giáo dục, lập chương trình, kế hoạch … Hiểu theo nghĩa hẹp, đó là việc
truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao vị trí, tình cảm, niềm tin cho đối



tượng từ đó nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật.
1.2 Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
-PBGDPL là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng.
-PBGDPL có mối liên hệ chặt chẽ với cơng tác xây dựng, thực hiện pháp luật.
-PBGDPL được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định (Chính Phủ,các bộ,
ngành TW, UBND các cấp).
-PBGDPL nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đối tượng được tác
động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật
cho đối tượng.
1.3 Vai trị của cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Hình thành tri thức pháp luật và thói quen sống và làm việc theo pháp luật ở con
người.
2. Góp phần bảo đảm tính cơng khai, minh bạch của pháp luật.
3. Là cách thức đưa pháp luật đi vào cuộc sống.
1.4 Yêu cầu chung đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
1. Đề cao tính đảng trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác, truyền đạt trung thành với văn bản.
3. Bảo đảm tính đại chúng: phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng.
4. Chọn các hình thức phù hợp.
2./ TÌM HIỂU CƠNG TÁC GIÁO DỤC PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TỪ THỰC
TIỄN TP.QUY NHƠN:
2.1.1 Một số đặc điểm của ngành giáo dục liên quan đến công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật:
- Mục tiêu giáo dục tồn diện địi hỏi phải tiến hành PBGDPL.
- Vị trí quan trọng của người học trong xã hội.
- Hệ thống cơ sở giáo dục rộng khắp.
- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đơng đảo, có điều kiện và khả năng tham gia
PBGDPL.
- Cơ sở chính trị, pháp lý đối với cơng tác giáo dục pháp luật của ngành giáo dục

ngày càng đầy đủ
2.1.2 Nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường:
Hiện nay, công tác PBGDPL được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành
giáo dục; được thực hiện liên tục với sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan, đơn
vị. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL trong ngành Giáo dục và Đào
tạo đã góp phần đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến các đối
tượng một cách thường xuyên, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và học sinh
(CBCCVC và HS) của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Quy Nhơn; góp
phần phịng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, giữ
gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định đã xác định trọng
tâm của công tác PBGDPL là tập trung phổ biến những nội dung cơ bản, chủ yếu
của các văn bản Luật được Quốc hội khóa XIII thơng qua trong kỳ họp thứ 2, thứ
3, thứ 4. Tích cực phổ biến những như “Năm 2012 - Năm an tồn giao thơng”;
“Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Cải cách hành chính”; “Phịng,


chống tội phạm và các tệ nạn xã hội”. Đồng thời, PBGDPL cũng gắn với nội dung
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cơng tác PBGDPL thực hiện cho 03 nhóm đối tượng chủ yếu:
a) Đối với cán bộ, công chức cơ quan Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ quản
lý giáo dục; giáo viên và nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo:
Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chuyên đề
pháp luật có liên quan chun ngành, lĩnh vực cơng tác:
- Luật chuyên ngành: Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009
và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật liên quan chuyên ngành: Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức
năm 2010; Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố
cáo năm 2011; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi)…;

- Ngoài ra, các đơn vị đã phổ biến: Luật Giao thơng đường bộ năm 2008; Luật
Phịng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007; Luật Thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005; Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm
2007; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000; Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
Bộ luật Hình sự năm 2009; Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005, Luật Phịng cháy
và chữa cháy năm 2001, chính sách và các quy định pháp luật về hội nhập kinh tế
quốc tế;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó tiếp tục
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh;
đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
và các chun đề mang tính chất chun mơn khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành;
- Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố liên quan
đến hoạt động quản lý, giáo dục tại đơn vị: Điều lệ nhà trường tương ứng với các
bậc học; Đạo đức nhà giáo; các quy định về chun mơn nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
b) Đối với học sinh ngành Giáo dục và Đào tạo:
Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chuyên đề
pháp luật có liên quan:
- Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều Bộ luật Hình sự năm 2009, Luật Phịng, chống ma túy năm 2000, được
sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005;
Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật Bình đẳng giới năm 2006,
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004, Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005, Luật Phịng cháy và chữa cháy năm
2001, Luật Người khuyết tật năm 2010;
- Các văn bản quy phạm về công tác quản lý, đánh giá xếp loại người học: Thông
tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong cơ sở giáo
dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh
giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; Chỉ thị số


40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 - 2013”; Quyết định
số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phịng chống tai nạn,
thương tích trong trường phổ thơng; Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ
chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho HSSV.
- Vấn đề phịng chống bạo hành, bn bán, xâm hại trẻ em, các quy định xử phạt vi
phạm hành chính có liên quan đến trẻ em trong giao thơng đường bộ, trong lĩnh
vực an ninh - trật tự an tồn xã hội và một số văn bản khác có liên quan đến đối
tượng này;
- Công tác xây dựng đổi mới đất nước: Luật Quốc phòng, Luật Biên giới quốc gia;
- Học sinh ngành Giáo dục và Đào tạo TP.Quy Nhơn tích cực hưởng ứng “Năm an
tồn giao thơng 2012” bằng cách tuân thủ các quy định của pháp luật về an tồn
giáo thơng: Luật Giao thơng đường bộ năm 2008, Luật Đường sắt năm 2005, Luật
Giao thông đường thủy nội địa năm 2004.
c) Đối tượng khác có liên quan đến lĩnh vực giáo dục:
Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư trong lĩnh
vực giáo dục; bảo vệ môi trường; chăm lo sự nghiệp giáo dục, tôn vinh nhà giáo và
nghề dạy học.
2.2.3 Vấn đề cơ bản cần quan tâm trong công tác PBGDPL của ngành giáo dục:
Để nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong thời gian tới, cần quan tâm một
số vấn đề cơ bản sau đây:

a) Xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trị của cơng tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trong ngành giáo dục:
Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng đối với mọi công việc.
Cần thống nhất một số nhận thức cơ bản như sau:
Một là, PBGDPL là nhiệm vụ chính thức, có ý nghĩa quan trọng đối với tất
cả các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục; các cơ quan nhà nước và
các tổ chức đoàn thể trong toàn ngành. Nhiệm vụ này đã được Đảng và Nhà nước
ghi nhận nhất quán ở nhiều văn bản các cấp.
Hai là, PBGDPL trong ngành giáo dục bao gồm cả đối tượng người học và
đối tượng nhà giáo, người lao động khác.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong ngành phải bao gồm cả
nâng cao chất lượng giảng dạy các nội dung pháp luật trong chương trình chính
khố, cả nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và các hoạt
động ngoại khoá.
Bốn là, PBGDPL phải được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với việc
thực hành pháp luật và nêu gương thực hiện pháp luật trong thực tiễn.
Năm là, PBGDPL phải được tổ chức một cách hệ thống với sự phân công,
phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể; phải có kế hoạch riêng với điều kiện bảo đảm
về pháp lý, về vật chất, về con người dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng
các cấp.


Sáu là, Kết hợp chặt chẽ giữa PBGDPL với giáo dục đạo đức, xây dựng mơi
trường văn hố và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; kết hợp giữa
giáo dục ở nhà trường với gia đình và xã hội.
Để nâng cao nhận thức về công tác PBGDPL có thể dùng một số cách làm sau
đây:
-Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách để phổ biến;
-Tổ chức sinh hoạt quán triệt ở chi bộ, đoàn thể và đơn vị cơ sở;
-Biên soạn tài liệu gửi đến các đối tượng liên quan;

-Tổ chức kiểm tra công tác PBGDPL cũng là giải pháp tốt nâng cao nhận thức
của các đối tượng về công tác PBGDPL.
b) Kiện tồn tổ chức phụ trách cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành
PBGDPL là công tác quan trọng với nhiều nhiệm vụ do nhiều chủ thể tiến
hành. Vì vậy, để đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách liên tục, có
hiệu quả thì cần phải có tổ chức phù hợp.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được đào tạo chuyên
môn về pháp luật và có kiến thức về quản lý giáo dục.
- Giáo viên, giảng viên giảng dạy Giáo dục công dân, pháp luật có vai trị quyết
định đối việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các kiến thức pháp luật trong
nhà trường. Hiện nay đội ngũ này còn thiếu về số lượng, chưa chuẩn hố về trình
độ đào tạo. Vì vậy, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ này cả về kiến
thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy phải là lựa chọn ưu tiên trong kế
hoạch công tác PBGDPL ở các cấp.
Các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục cần bổ sung, chuẩn hoá đội ngũ
theo một số gợi ý sau:
- Bổ sung giáo viên, giảng viên đúng chuyên ngành.
- Bồi dưỡng chuẩn hố giáo viên, giảng viên khơng đúng chun ngành
- Tập huấn thường xuyên về nghiệp vụ sư phạm, văn bản pháp luật mới: các cơ sở
giáo dục cần tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên tập huấn hè, tập huấn theo chu
kỳ và tập huấn để quán triệt văn bản mới phục vụ cho việc giảng dạy.
- Tổ chức thi giáo viên giỏi môn giáo dục công dân bằng nhiều hình thức sinh
động. Đây vừa là hình thức trao đổi kinh nghiệm tốt, vừa là hình thức tôn vinh, tạo
vị thế và sự tôn trọng đối với mơn học này.
d) Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật
PBGDPL là công tác vừa có tính khái qt, vừa có tính cụ thể, do nhiều cơ quan,
đơn vị tiến hành vì vậy đòi hỏi phải được tổ chức một cách khoa học, với chương
trình, kế hoạch riêng, chặt chẽ.

e) Bảo đảm điều kiện vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về chương
trình, sách giáo khoa...
g) Bảo đảm kinh phí cho việc triển khai, thực hiện cơng tác phổ biến, giáo dục
pháp luật.
h) Phối hợp, kiểm tra, sơ kết, tổng kết.
2.2.4 Kỹ năng cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật:
a. Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (tuyên truyền miệng)
b. Biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.


c. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
3. Liên hệ thực tiễn:
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Trường THCS Lương
Thế Vinh được thực hiện dưới nhiều hình thức: Nhà trường treo panơ, áp phích,
khẩu hiệu tuyên truyền với nội dung: sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật;
phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, an tồn giao thơng... Trong mơn
học giáo dục cơng dân, Trường lồng ghép phổ biến kiến thức luật hình sự, hơn
nhân gia đình, bảo vệ mơi trường, bảo hiểm y tế. Trong giờ sinh hoạt cuối tuần của
lớp, chào cờ đầu tuần (thứ hai) của trường phổ biến kiến thức về an ninh trật tự,
trật tự an toàn xã hội ở trường, ở cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc thi đua dạy và học tốt, đẩy mạnh các phong trào hoạt động bề
nổi (văn hóa văn nghệ, thể thao) xây dựng trường học thân thiện, xanh, sạch, đẹp,
Trường THCS Lương Thế Vinh cịn làm tốt cơng tác tun truyền phổ biến giáo
dục pháp luật. Đây là việc làm cần thiết bổ ích giúp giáo viên nắm chắc hiểu biết
pháp luật phục vụ thực hiện chun mơn, chấp hành tốt chính sách pháp luật ở
cộng đồng dân cư; giúp học sinh có kiến thức tồn diện về văn hóa và hiểu biết
pháp luật.
3./ KIẾN NGHỊ:
Công tác giáo dục phổ biến pháp luật hiện nay được các cấp lãnh đạo đặc
biệt quan tâm. Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm

nâng cao ý thức trách nhiệm trong thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015” do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tạo tiền đề quan trọng để thực hiện có hiệu quả việc
phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay,
cần quan tâm đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, nhằm tạo được ấn tượng tốt đẹp, giúp
học sinh tự giác u thích mơn học từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cơng
dân.
Bên cạnh đó, chương trình môn Đạo Đức (ở Tiểu học), môn Giáo dục Công
dân (THCS) cần phải có những nội dung phù hợp hơn, kết hợp lý thuyết và thực
hành những kỹ năng thiết thực trong cuộc sống.
Nhà trường cũng cần nâng cao hiệu quả chương trình phát thanh học đường,
đưa ra các tình huống giả định để học sinh thực hành vận dụng lý thuyết đã học
vào thực tiễn, sẽ giúp các em nhớ được các luật nhằm nâng cao ý thức cá nhân.
4./ KẾT LUẬN:
Giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trị hết sức quan trọng trong việc
hình thành ý thức pháp luật cũng như nâng cao hiểu biết pháp luật cho người học,
giúp đào tạo và hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
của cá nhân công dân.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong mỗi nhà
trường, các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo cần phải đầu tư suy nghĩ đề ra
những biện pháp sáng tạo, có hiệu quả nhất nhằm đào tạo một thế hệ tương lai có
đầy đủ phẩm chất, năng lực để tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường hiện nay có một ý
nghĩa rất quan trọng một việc làm không thể thiếu trong việc thực thi pháp luật,


giữ gìn trật tự xã hội vì vậy khơng thể xem nhẹ mà đây là một trong những nhiệm
vụ quan trọng thường xuyên của các cấp ủy Đảng, các nhà trường bởi vì phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ chính là nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm

cho mỗi học sinh là những người làm chủ tương lai của đất nước, đào tạo một thế
hệ công dân tương lại biết “Sống và làm việc theo pháp luật”. Cùng với việc tổ
chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường cho học sinh,
cần có những biện pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và đồng thời xử lý nghiêm
minh đúng quy định đối với các trường hợp vi phạm nội quy nhà trường trong học
sinh. Với những quan tâm, nhận thức tầm quan trọng của công tác GDPBPL như
hiện nay, chắc chắn thế hệ trẻ của nước ta sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về
pháp luật, làm hành trang vững chắc để bước vào đời.



×