Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.89 KB, 5 trang )
Đối phó với trẻ béo phì
Trẻ em "quá khổ" đang là nỗi lo của nhiều gia đình hiện đại. Béo phì không
chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ.
Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ béo phì rất khó hòa đồng với xã
hội và luôn cảm thấy khổ sở khi bị coi là "người nổi bật" Có nhiều trẻ ý thức
được việc giảm cân và siêng năng tập luyện, nhưng cũng không ít em sau một thời
gian ngắn đã buông xuôi. Trong hoàn cảnh này, vai trò của cha mẹ rất quan trọng.
Đừng chế nhạo trẻ
Điều tồi tệ nhất mà chúng ta thường hay làm với các trẻ béo phì là lôi các
em ra làm trò đùa, nhất là ở nơi công cộng. Đừng bao giờ cười giễu và gọi trẻ với
những cái tên thằng bệu, con heo
Cha mẹ nên hiểu rằng, những đứa trẻ "quá khổ" rất nhạy cảm và dễ tủi thân.
Nhiều cha mẹ cứ nghĩ việc chế nhạo sẽ khiến các em thấy lo lắng và chăm chỉ
giảm cân.
Thực tế là không ít trẻ do bị chế nhạo quá nhiều đã trở nên ì ạch trong sự
mặc cảm. Trẻ có thể nghĩ rằng "số" mình là thế và sẽ khó thay đổi. Do đó, nếu con
gái bạn không muốn mặc đồ bơi mà không có lý do thì đừng vội làm trầm trọng
hóa vấn đề.
Gương mẫu trong tập luyện
Hãy dành thời gian sắp xếp lịch để cùng tập luyện cho trẻ, có thể một tiếng
mỗi sáng. Không nên "hét" trẻ dậy bằng một chiếc đồng hồ báo thức và rồi để một
mình trẻ "âm thầm" tập luyện trong khi cả nhà vẫn ngủ say.
Chỉ có tác phong luyện tập của cả nhà mới kéo trẻ thoát khỏi cơn buồn ngủ,
truyền cảm hứng và giúp trẻ không cảm thấy lẻ loi. Đồng thời, cha mẹ phải luôn
luôn nói cho trẻ thấy vai trò quan trọng của việc tập luyện để có được một thân