Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.6 KB, 5 trang )
Có nên phẫu thuật chữa
béo phì?
Tỉ lệ những người bị mắc bệnh béo phì đang ngày một gia tăng. Có nhiều
phương pháp để chữa trị căn bệnh này trong đó có cả phẫu thuật.
Béo phì là gì?
Béo phì là một căn bệnh rất phức tạp. Những người bị mắc bệnh này là
những người có lượng chất béo trong cơ thể thừa nhiều đến mức có hại đến sức
khỏe.
Béo phì nguy hiểm như thế nào?
Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh trong đó có các bệnh về
tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và các bệnh về khớp, … Người bị béo
phì cần giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể thì mới có thể giảm những nguy
cơ bệnh tật này. Ví dụ, một người béo phì có cân nặng 113,4 kg thì cần giảm 11,3
kg.
Phẫu thuật béo phì như thế nào?
Các bác sĩ sẽ mổ ổ bụng của bệnh nhân để đưa vào đai thắt dạ dày khiến
sau khi phẫu thuật bệnh nhân không còn nhu cầu ăn nhiều như trước nữa và trọng
lượng giảm đi một cách đáng kể. Có hai cách để phẫu thuật béo phì: mổ bình
thường (rạch một dường lớn ở bụng) hoặc mổ nội soi (rạch các đường rất nhỏ
cùng với sự hỗ trợ của camera và các dụng cụ khác). Với phương pháp mổ nội soi,
bệnh nhân sẽ dễ bình phục hơn và tránh được những nguy cơ biến chứng sau này.
Tùy vào từng loại phẫu thuật mà người bệnh có thể giảm từ 30 đến 80 %
trọng lượng cơ thể. Nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sau phẫu
thuật một số người có thể bị thiếu dinh dưỡng trong khi một số người lại vẫn tiếp
tục bị tăng cân.
Những đối tượng nào nên áp dụng biện pháp phẫu thuật?
Phẫu thuật có nhiều rủi ro nên chỉ nên áp dụng với những người bị bệnh
quá nặng (mắc bệnh béo phì ít nhất 5 năm), dùng các phương pháp khác không có
kết quả và bệnh béo phì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để đảm bảo an toàn