Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cơ quan tiêu hoá Lưỡng cư (Amphibia) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.37 KB, 5 trang )

Cơ quan tiêu hoá Lưỡng cư
(Amphibia)


Cơ quan tiêu hoá của lưỡng cư gồm
khoang miệng hầu, thực quản, dạ dày,
ruột trước và ruột giữa chưa phân biệt,
ruột sau (ruột thẳng) rộng và tận cùng
là hậu môn (huyệt).






1. Khoang miệng

- Lưỡi cấu tạo chính thức của
động vật Có xương sống được
hoàn chỉnh ở lưỡng cư. Đa số lưỡng
cư không đuôi lưỡi phát triển, gắn vào
thềm miệng, có gốc lưỡi tự do, thò ra
khỏi miệng để bắt mồi. Nhờ có hệ cơ
lưỡi riêng nên lưỡi cử động khá linh
hoạt, có thể phóng ra phía trước,
tuyến dính trên lưỡi sẽ dính con mồi
đưa vào miệng.
Một số loài cá cóc nước có lưỡi
nguyên thuỷ (chỉ đẩy thức ăn chứ
chưa lấy thức ăn), một số loài khác lại
tiêu giảm lưỡi.


- Răng nhỏ hình nón, chỉ có tác
dụng giữ mồi, mọc ở xương hàm
trên (ếch nhái), xương gian hàm,
xương lá mía, xương bên bướm (một
số loài ếch và cá cóc). Cấu tạo răng có
lớp dentin, có khoang tuỷ ở trong và
tầng men ở ngoài. Răng có thể rụng
và thay mới.
Trong khoang miệng hầu có sự tham
gia của mắt vào việc đẩy thức ăn
xuống thực quản (mắt thụt sâu vào
khoang miệng nhờ một cơ riêng).
2. Thực quản
Ngắn, có nhiều nếp gấp đàn hồi,
có tiêm mao ở trong giúp cho
việc chuyển thức ăn xuống dạ dày.
3. Dạ dày
Ở lưỡng cư không đuôi phân hoá
rõ ràng với phần ruột và chia
thành phần thượng vị (tiếp giáp với
thực quản) và hạ vị (tiếp giáp với
ruột). Có vách cơ khá dày, một số
nhóm lưỡng cư có tuyến dạ dày.
Ở một số nhóm khác như lưỡng cư có
đuôi dạ dày chưa phân hoá.
4. Ruột
Ở lưỡng cư có đuôi và không
đuôi đã phân hoá thành ruột
trước, ruột sau. Chiều dài ruột gấp
từ 2 - 4 lần chiều dài thân. Một số

lưỡng cư không chân thì ruột chưa
phân hoá.
5. Tuyến tiêu hoá
Có gan và tuỵ:
- Gan có 3 thuỳ, túi mật ở thuỳ giữa,
mật đổ vào ruột tá.
- Tuỵ tập trung thành khối, nằm ở đầu
ruột tá và tiét dịch tiêu hoá vào ruột
tá.
Hoàng Vân

×