BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ KIM BÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRỪỜNG THCS TÔ
VĨNH DIỆN, XÃ XUÂN HẢI, THỊ XÃ SÔNG CẦU,
TỈNH PHÚ YÊN
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
S K C0 0 5 1 5 2
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ KIM BÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS TÔ
VĨNH DIỆN, XÃ XUÂN HẢI, THỊ XÃ SÔNG CẦU,
TỈNH PHÚ YÊN
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ KIM BÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS TÔ
VĨNH DIỆN, XÃ XUÂN HẢI, THỊ XÃ SÔNG CẦU,
TỈNH PHÚ YÊN
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ HẢO
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2017
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Bình
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh:03/04/1980
Nơi sinh: Phú Yên
Quê quán: Phú Yên
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: Thư viện trường Đại học Quốc tế, Khu phố 6, P.Linh Trung, Quận
Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 37244270
Email:
II. Q TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 09/2001 đến 09/2005.
Nơi đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
Ngành học: Thư viện – Thơng tin học.
Môn thi tốt nghiệp: Thư viện học Đại cương, Khung phân loại, Dịch vụ Thư viện.
Ngày thi tốt nghiệp: tháng 07/2005 tại Khoa Thư viện Thông tin, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN
Thời gian
Nơi cơng tác
Cơng việc đảm nhiệm
05/2005 đến 10/2005
Trường THCS Tô Vĩnh Diện,
Văn thư lưu trữ
huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
11/2005 đến nay
Trường Đại học Quốc tế, Khu
phố 6, P.Linh Trung, Quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh
i
Chuyên viên Thư viện
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2017
Người cam đoan
Nguyễn Thị Kim Bình
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Quý thầy
cô Viện Sư phạm kỹ thuật và Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hảo đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tơi vượt qua khó khăn để hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề
ra.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý Thầy Cô, học sinh
trường Trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện đặc biệt cơ Nguyễn Thị Hiên đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tơi
hồn thành khóa học.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến
đóng góp q báu của q Thầy Cơ để luận văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
iii
TĨM TẮT
Xã hội càng văn minh hiện đại thì con người càng phải đối diện với những
thách thức to lớn từ môi trường tự nhiên, xã hội và đặc biệt là mối quan hệ giữa
người với người. Ngành giáo dục cũng cần phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của xã hội. Những biến động kinh tế, xã hội đã mang lại cho thanh
thiếu niên những thách thức, để giải quyết những thách thức đó thiếu niên cần phải
được trang bị khả năng ứng phó một cách có hiệu quả. Chính vì lẽ đó, kỹ năng sống
là hành trang vô cùng quan trọng giúp giới trẻ vững vàng, tự tin bước vào cuộc
sống. Giáo dục kỹ năng sống khơng chỉ giúp các em có cuộc sống an tồn khỏe
mạnh mà cịn có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức, hình thành nhân cách trở
thành người có ích cho xã hội.
Sinh ra và lớn lên ở địa bàn thuộc vùng hải đảo nghèo của tỉnh Phú Yên, học sinh
xã Xuân Hải chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng sống, chưa có kỹ
năng để tự bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, Giáo viên ở địa phương cũng chưa tiếp
cận nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống, chưa xác định mục tiêu giáo dục
kỹ năng sống để trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Để khắc phục
tình hình trên cũng như thực hiện sứ mệnh của giáo dục hiện nay theo bốn trụ cột
của UNESCO là đào tạo con người phát triển tồn diện, đào tạo khơng chỉ nhằm
mục đích “học để biết, học để làm” mà còn “học để làm người”, “học để chung
sống” người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng GDKNS
cho học sinh tại trường THCS Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu,
tỉnh Phú Yên” với mong muốn giúp các em học sinh ở đây có những kỹ năng sống
cơ bản để ứng phó với những thách thức của môi trường xung quanh khi mà cuộc
sống của các em không chỉ giới hạn trong không gian gia đình và trường học.
Những kỹ năng sống được lựa chọn để giáo dục cho các em nhằm vào tăng khả
năng vượt qua hiểm nguy, sự tự tin ứng phó với môi trường nơi các em đang sống,
khắc phục được tâm lý sợ hãi, lo âu, bình tĩnh trước mọi tình huống trước khi tìm ra
được cách giải quyết tốt nhất, biết cách tìm kiếm, phân tích và so sánh, tổng hợp các
iv
thơng tin tìm được một cách hiệu quả, từ đó lên kế hoạch đúng đắn cho tương lai
mình.
Cấu trúc luận văn:
- Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu, giả
thuyết nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
- Phần nội dung gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống bao gồm: Tổng quan về giáo dục
kỹ năng sống; các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước; một số khái
niệm và thuật ngữ cơ bản về kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, chất lượng giáo
dục kỹ năng sống; phân loại kỹ năng sống, các cách phân loại kỹ năng sống; sự cần
thiết giáo dục kỹ năng sống; vai trò và ý nghĩa của kỹ năng sống; mục tiêu giáo dục
kỹ năng sống; nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống; đặc điểm tâm sinh
lý của học sinh trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Tô Vĩnh
Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên: Thực trạng kỹ năng sống và
giáo dục kỹ năng sống của học sinh; thực trạng kỹ năng thể hiện sự tự tin; thực
trạng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; thực trạng kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin;
thực trạng kỹ năng phòng chống đuối nước. Đánh giá của giáo viên về các hình
thức, phương pháp, phương tiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đánh giá của
giáo viên và học sinh về nguyên nhân gây khó khăn khi giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường THCS Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại trường để đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống như sau: Nâng
cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh về kỹ năng sống và giáo
dục kỹ năng sống; tập huấn về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng
sống cho cán bộ, giáo viên; tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học
v
sinh thông qua giờ dạy trên lớp bằng cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học tích cực; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngồi giờ
lên lớp; giải pháp giáo dục phịng chống đuối nước cho học sinh; tăng cường phối
với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Các giải pháp này được gửi đến các chuyên gia giáo dục để khảo nghiệm tính cần
thiết và tính khả thi của các giải pháp.
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
vi
ABSTRACT
The more civilized and modern the society is, the more challenges that people have
to face with in this environment, society and especially the relationship among
people. The education also should have an innovation to satisfy the needs of society.
Educating people not only with scientific, but also with working skill and positive
attitude, behavior in the changing of the environment. The fluctuations of economy
and society have brought challenges to the youth. They should have the ability to
cope with those challenges effectively. Therefore, life skills are the important things
for the youth to be steady and confident in their life. Educating life skills not only
helps them have a safe and healthy life, but also a good love and education,
morality, and be helpful people in the society.
Being born and growing up in a poor region of Phu Yen Province, students at Xuan
Hai Village have not realized the importance of life skills, they have not been able
to protect themselves. Besides, the teachers have not approached the content and
method about educating life skills. They have not determined the goal of life skills
to inspire their students. To solve those issues above, as well as to perform the
mission of education today on UNESCO’s four aim backbones which are educating
people with comprehensive development, not only “learn to know, learn to work”
but also “learn to be good people”, “learn to live together”, researchers chose the
topic: “Solution for life skills educating quality enhancement for the students of
To Vinh Dien secondary School located at Xuan Hai Commune, Song Cau
Town, Phu Yen Province” with hope this research will equip for the students basic
life skill to deal with surrounding environment challenges when their life is not only
limited by the space of family and school. The chosen life skills is to educate the
students about the ability to get over danger, the confidence of coping with the
environment when they are living, overcome the fear, worries. They will know how
to find, analyze and compare, generalize the information effectively, then make a
good plan for their future.
vii
Structure:
-
The opening: reason of choosing this topic, the aim and subject of research, research
objects, limit of research, research hypothesis, research methods.
-
The content:
Chapter 1: Theories of life skills education: Overview of life skills education;
Research works abroad and in the country; Some basic concepts and terminology on
life skill, life skill education, quality of life skill education; Classification of life
skill, ways of classifying life skill; The need to educate life skill; The role and
significance of life skill; Objective of life skill education; Contents and methods of
life skill education; Physiological characteristics of junior high school students.
Chapter 2: The life skill education reality for the students at To Vinh Dien
Secondary school, Xuan Hai Hamlet, Song Cau Town, Phu Yen Province: the
student life skill reality, confidence performing skill reality, conflict solving skill
reality, information searching and processing skill reality, educating drowning
prevention reality; teachers’ evaluation regarding to life skill education form,
method and means; Teachers and students’ evaluation regarding to life skill
education difficulties.
Chapter 3: The life skill education enhancement solution for the students at To
VinhDien Secondary school, Xuan Hai Hamlet, Song Cau Town, Phu Yen
Province.
Based on the rationale and the real situation of life skills education in schools, to
propose solutions for improving the quality of life skill education as follows: Raise
awareness for staff, teachers, parents, students about life skill education; Training
on the contents, methods and forms of life skill education for staff and teachers;
Enhance the integration of life skills education for students in class by using flexible
teaching methods; Life skill education for students through extra-curricular
activities; Educational solution to prevent drowning; Enhance coordination with the
school, family and society in the education of life skills for students. These
viii
solutions are sent to educational specialists to test the necessity and feasibility of the
solutions.
-
Conclusion and further suggestion
-
References
-
Appendices
ix
MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT ............................................................................................................. vii
MỤC LỤC ...................................................................................................................x
QUY ƯỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. xvi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... xvii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .................................................. 2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 3
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3
8. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 5
Chương 1 .....................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG.............................................6
1.1. Tổng quan về giáo dục kỹ năng sống ............................................................... 6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi ....................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 10
x
1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản........................................................... 12
1.2.1. Giáo dục ....................................................................................................... 12
1.2.2. Kỹ năng ........................................................................................................ 12
1.2.3. Kỹ năng sống(Life Skills) ............................................................................ 12
1.2.4. Giáo dục kỹ năng sống ................................................................................ 14
1.2.5. Chất lượng giáo dục ..................................................................................... 14
1.2.6. Chất lượng giáo dục kỹ năng sống .............................................................. 15
1.3. Phân loại kỹ năng sống ................................................................................... 15
1.3.1. Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe (WHO) .............................. 15
1.3.2. Cách phân loại của UNESCO ...................................................................... 16
1.3.3. Cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)........ 16
1.3.4. Cách phân loại dựa trên cách phân chia các lĩnh vực học tập (theo Bloom)16
1.3.5. Theo chương trình giáo dục văn hóa – xã hội ............................................. 16
1.4. Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ................................... 17
1.4.1. Giáo dục kỹ năng sống trở thành yêu cầu quan trọng để hình thành nhân
cách con người hiện đại ......................................................................................... 17
1.4.2. Kỹ năng sống xét từ góc độ giáo dục .......................................................... 17
1.4.3. Kỹ năng sống xét từ góc độ văn hố, chính trị ............................................ 18
1.5. Vai trị và ý nghĩa của kỹ năng sống đối với học sinh .................................... 18
1.6. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở ................................ 19
1.6.1. Đặc điểm nhân cách của học sinh trung học cơ sở ...................................... 19
1.6.2. Hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở ....................................... 19
1.6.4. Đặc điểm đời sống xúc cảm - tình cảm ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở20
1.7. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở .................................... 21
1.7.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông ...... 21
xi
1.7.2. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ............... 21
1.7.2.1. Tương tác .................................................................................................. 21
1.7.2.2. Trải nghiệm ............................................................................................... 21
1.7.2.3. Tiến trình................................................................................................... 22
1.7.2.4. Thay đổi hành vi ....................................................................................... 22
1.7.2.5. Thời gian – môi trường giáo dục .............................................................. 22
1.7.3. Cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống ................................................. 22
1.7.4. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở .................. 23
1.7.5.1. Phương pháp động não ............................................................................ 25
1.7.5.2. Phương pháp thảo luận nhóm ................................................................... 25
1.7.5.3. Phương pháp đóng vai .............................................................................. 25
1.7.5.4. Phương pháp trò chơi................................................................................ 26
1.7.5.5. Phương pháp dự án ................................................................................... 26
1.7.5.6. Phương pháp nghiên cứu tình huống ........................................................ 27
1.7.6. Hình thức giáo dục kỹ năng sống ................................................................ 27
1.7.6.1. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học ................. 27
1.7.6.2. Xây dựng môn học về giáo dục kỹ năng sống .......................................... 28
1.7.6.3. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên
lớp .......................................................................................................................... 28
1.7.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................29
Chương 2 ...................................................................................................................31
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TÔ VĨNH DIỆN, XÃ XUÂN HẢI, THỊ XÃ SÔNG CẦU,
TỈNH PHÚ YÊN .......................................................................................................31
xii
2.1. Khái quát về trường THCS Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên.................................................................................................................. 31
2.1.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng ....................................................................... 31
2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 31
2.1.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 32
2.1.4. Tổ chức thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................... 32
2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện32
2.2.1. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện .......... 32
2.2.1.1. Thực trạng kỹ năng thể hiện sự tự tin ....................................................... 38
2.2.1.2. Thực trạng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ................................................ 39
2.2.1.3. Thực trạng kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin ...................................... 41
2.2.1.4. Thực trạng kỹ năng phòng chống đuối nước ............................................ 42
2.2.2. Đánh giá của giáo viên và học sinh về các kỹ năng sống của học sinh....... 43
2.2.3. Đánh giá của giáo viên về các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ......................................................................................................................... 44
2.2.4. Đánh giá của giáo viên về các phương tiện giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ......................................................................................................................... 46
2.2.5. Đánh giá của giáo viên về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ......................................................................................................................... 47
2.2.6. Đánh giá của giáo viên và học sinh về nguyên nhân gây khó khăn khi giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh .............................................................................. 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................53
Chương 3 ...................................................................................................................54
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÔ VĨNH DIỆN, XÃ XUÂN
HẢI, THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN .........................................................54
3.1. Các cơ sở làm căn cứ để đề xuất các giải pháp .............................................. 54
xiii
3.1.1. Cơ sở pháp lý để đề xuất các giải pháp ....................................................... 54
3.1.2. Cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp ........................................................ 55
3.1.2.1. Con đường hình thành kỹ năng sống ........................................................ 55
3.1.2.2. Nguyên tắc đưa kỹ năng sống vào thực tiễn giáo dục .............................. 56
3.1.3. Cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp ..................................................... 57
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường
THCS Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ..................... 57
3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh,
học sinh về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ........................ 57
3.2.1.1. Mục đích của giải pháp ............................................................................. 57
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp ............................................................................. 57
3.2.1.3. Cách thức thực hiện .................................................................................. 57
3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thông qua giờ dạy trên lớp bằng cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
tích cực ................................................................................................................... 59
3.2.2.1. Mục đích của giải pháp ............................................................................. 59
3.2.2.3. Cách thức thực hiện .................................................................................. 60
3.2.3. Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các hoạt động
ngồi giờ lên lớp .................................................................................................... 64
3.2.3.1. Mục đích của giải pháp ............................................................................. 64
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp ............................................................................. 64
3.2.3.3. Cách thức thực hiện .................................................................................. 64
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp .............................................................. 71
3.2.4. Giải pháp 4: Giải pháp giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh
trường THCS Tô Vĩnh Diện .................................................................................. 71
3.2.4.1. Mục đích của giải pháp ............................................................................. 71
xiv
3.2.4.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 71
3.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường phối với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ...................................................................... 73
3.2.5.1. Mục đích của giải pháp ............................................................................. 73
3.2.5.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 74
3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất75
3.3.1. Mục đích ...................................................................................................... 75
3.3.2. Đối tượng ..................................................................................................... 76
3.3.3. Tổ chức khảo nghiệm .................................................................................. 76
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................... 76
3.3.4.1. Đánh giá của chuyên gia về tính cần thiết của các giải pháp ................... 76
3.3.4.2. Đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của các giải pháp ...................... 79
3.4. Đánh giá về các giải pháp ............................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................83
KẾT LUẬN ...............................................................................................................84
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................86
xv
QUY ƯỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
KN
Kỹ năng
KNS
Kỹ năng sống
GD
Giáo dục
GDKNS
Giáo dục kỹ năng sống
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
CB
Cán bộ
BGH
Ban giám hiệu
UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới
UNICEF
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
WHO
Tổ chức y tế thế giới
CLB
Câu lạc bộ
HĐNGLL
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
SL
Số lượng
TL
Tỉ lệ
xvi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của HS và GV về vai trò của KNS đối với HS .........................32
Bảng 2.2. Mức độ quan tâm của HS và GV về GDKNS ..........................................32
Bảng 2.3. Đánh giá của HS và GV về mức độ tham gia rèn luyện KNS của HS .....33
Bảng 2.4. Đánh giá của HS về tổ chức GDKNS tại trường THCS Tô Vĩnh Diện ...34
Bảng 2.5. Mức độ hiểu biết của HS về các KNS ......................................................34
Bảng 2.6. Mức độ hiểu biết của HS về các KNS qua đánh giá của GV ...................35
Bảng 2.7. Thực trạng KN thể hiện sự tự tin của HS .................................................37
Bảng 2.8.Thực trạng KN giải quyết mâu thuẫn của HS ...........................................38
Bảng 2.9.Thực trạng KN tìm kiếm và xử lý thông tin của HS .................................40
Bảng 2.10.Thực trạng KN phòng chống đuối nước của HS .....................................41
Bảng 2.11. Đánh giá của GV và HS về các KNS của HS .........................................42
Bảng 2.12. Đánh giá của GV về các hình thức GDKNS cho HS .............................43
Bảng 2.13. Đánh giá của GV về các phương tiện GDKNS cho HS ........................45
Bảng 2.14. Đánh giá của GV về phương pháp GDKNS cho HS ..........................46
Bảng 2.15. Đánh giá của GV về nguyên nhân gây khó khăn khi GDKNS cho HS .47
Bảng 2.16. Đánh giá của giáo viên về việc tham gia tập huấn GDKNS ..................49
Bảng 2.17. Cơ sở GV lựa chọn các biện pháp GDKNS cho HS ..............................49
Bảng 2.18. Nhận xét của HS nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng GDKNS…..50
Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia về tính cần thiết của các giải pháp…..…...…..78
Bảng 3.2. Đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của các giải pháp……….……82
xvii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng văn minh hiện đại với những tiến bộ vượt bậc đã mang lại
cho lồi người những “tiện ích” hữu dụng. Nhưng cũng chính ở thế kỷ 21 này, con
người đang phải đối diện với những thách thức to lớn từ môi trường tự nhiên, xã hội
và đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Với sự thay đổi đó ngành giáo dục
nước ta đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có những
thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới. GD đào tạo ra những
con người vừa có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc và có thái độ, hành vi
tích cực trước những sự thay đổi của môi trường. Hơn thế nữa, những biến động
kinh tế, xã hội ngày càng to lớn do q trình hiện đại hóa tạo cho lứa tuổi thiếu niên
nhiều thách thức. Để giải quyết những thử thách đó, thiếu niên cần phải được trang
bị khả năng ứng phó một cách có hiệu quả trước những thách thức của cuộc sống.
Chính vì lẽ đó, KNS đã và đang là hành trang vô cùng quan trọng giúp giới trẻ vững
vàng, tự tin bước vào cuộc sống. GDKNS không chỉ giúp các em có cuộc sống an
tồn khỏe mạnh mà cịn có tác dụng GD tình cảm, đạo đức, hình thành nhân cách
trở thành người có ích cho xã hội.
Sinh ra và lớn lên ở địa bàn thuộc vùng hải đảo nghèo của tỉnh Phú Yên, HS
xã Xuân Hải chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của KNS, chưa có KN cần
thiết để tự bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, GV ở địa phương cũng chưa tiếp cận nội
dung, phương pháp GDKNS, chưa xác định mục tiêu GDKNS để trang bị cho các
em những KNS cần thiết. Để khắc phục tình hình trên cũng như thực hiện sứ mệnh
của GD hiện nay theo bốn trụ cột của UNESCO là đào tạo con người phát triển tồn
diện, đào tạo khơng chỉ nhằm mục đích “học để biết”, “học để làm” mà còn “học để
làm người”, “học để chung sống”.
Chiến lược phát triển GD Việt Nam 2009 – 2020 (dự thảo lần thứ 14) nêu
rõ: “Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri
thức, có đạo đức, có bản lĩnh, có tư duy phê phán, sáng tạo, có KNS, KN giải quyết
vấn đề và KN nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong mơi trường tồn cầu hóa vừa
1
hợp tác vừa cạnh tranh [2]. Cùng với diễn đàn thế giới về GD cho mọi người họp tại
Senegan (2000) chương trình hành động Dakar đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu
thứ 3 nêu: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình
GDKNS cho phù hợp”, còn trong mục tiêu thứ 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng
GD cần phải đánh giá KNS của người học”. Vậy nên GDKNS khơng cịn là điều ta
suy nghĩ mà phải hành động tích cực vì tính cấp thiết khơng chỉ riêng nước ta mà
cịn mang tầm quốc tế.
Từ thực tiễn nêu trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng
cao chất lượng GDKNS cho HS tại trường THCS Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải,
thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên” với mong muốn giúp các em HS ở đây có những
KNS cơ bản để ứng phó với những thách thức của mơi trường xung quanh khi mà
cuộc sống của các em không chỉ giới hạn trong khơng gian gia đình và trường học.
Những KNS được lựa chọn để GD cho các em nhằm vào tăng khả năng vượt qua
hiểm nguy, sự tự tin ứng phó với mơi trường nơi các em đang sống, khắc phục được
tâm lý sợ hãi, lo âu, bình tĩnh trước mọi tình huống trước khi tìm ra được cách giải
quyết tốt nhất, biết cách tìm kiếm, phân tích và so sánh, tổng hợp các thơng tin tìm
được một cách hiệu quả, từ đó lên kế hoạch đúng đắn cho tương lai mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng GDKNS cho HS tại trường THCS Tô Vĩnh Diện,
xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng GDKNS của HS tại trường THCS Tô Vĩnh Diện, xã Xuân
Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng GDKNS cho HS tại trường.
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp GDKNS cho HS tại trườngTHCS
Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
-
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động GDKNS cho HS tại trường THCS Tô Vĩnh
Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
2
-
Khách thể điều tra: HS, CB, GV, HS trường THCS Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải,
thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9.2016 đến tháng 1.2017
Nghiên cứu thực trạng GDKNS cho HS ở 2 khối lớp 8 và 9 tại trường THCS Tô
Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên với 4 KNS sau:
-
KN thể hiện sự tự tin
-
KN giải quyết mâu thuẫn
-
KN tìm kiếm và xử lý thơng tin
-
KN phịng chống đuối nước
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay hoạt động GDKNS cho HS tại trường THCS Tô Vĩnh Diện, xã
Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên có đạt được một số kết quả nhất định tuy
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của hạn chế này bao gồm cả khách quan
và chủ quan, nếu sử dụng các giải pháp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và thực trạng thì chất lượng GDKNS cho HS tại trường THCS Tơ Vĩnh Diện,
xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên sẽ được cải thiện.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Nghiên cứu lý thuyết, cơ sở lý luận về GDKNS cho HS trung học
-
Khảo sát thực trạng KNS của học sinh, hoạt động GDKNS cho HS tại trường THCS
Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
-
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDKNS cho HS tại trường THCS
Tô Vĩnh Diện, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Theo đó,
chúng tơi tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu, cơng trình nghiên cứu trong
nước và nước ngồi có liên quan nhằm hệ thống hóa các lý thuyết cần thiết để làm
rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
3
Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát giờ học của HS hai khối lớp 8 và lớp 9 của trường THCS
Tô Vĩnh Diện, theo dõi nội dung và phương pháp mà GV đã thực hiện nhằm đánh
giá thực trạng KNS và GDKNS cho HS.
Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát thực trạng KNS và
GDKNS cho HS khối 8, 9 tại trường THCS Tô Vĩnh Diện trên các khách thể khảo
sát: HS, GV, CB, BGH. Ngồi ra, phương pháp này cịn được sử dụng để khảo
nghiệm tính khả thi và cấp thiết của các giải pháp được đề xuất trên các khách thể
khảo sát: CB, GV, BGH trường THCS Tô Vĩnh Diện.
Phương pháp phỏng vấn
Người nghiên cứu phỏng vấn HS, CB, GV nhà trường, BGH trường THCS
Tô Vĩnh Diện trong quá trình xây dựng phiếu hỏi và khảo sát thực trạng.
Phương pháp khảo nghiệm
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, xây dựng các giải
pháp nâng cao chất lượng GDKNS cho HS trường THCS Tô Vĩnh Diện. Các giải
pháp này được trình bày thật chi tiết kèm theo kết quả khảo sát thực trạng và gửi
đến các chuyên gia về GDKNS, GV và CB quản lý trường THCS trên địa bàn tỉnh
Phú Yên, CB quản lý Phịng giáo dục và đào tạo huyện Sơng Cầu, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã Xuân Hải nhằm đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các giải
pháp.
Phương pháp thống kê toán học
Số liệu thu thập được xử lý thống kê mô tả và thực hiện các kiểm định nhằm
phân tích sâu hơn dữ liệu nghiên cứu. Các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng
là tần số, phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn. Các kiểm định về sự khác biệt tỷ lệ
và trung bình được sử dụng là kiểm định Chi-square và kiểm định T-test mẫu độc
lập. Dữ liệu phỏng vấn sâu được trích lọc và trích dẫn trực tiếp để làm rõ hơn kết
quả nghiên cứu từ phiếu khảo sát.
4