Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sự sinh sản ở lưỡng cư (Amphibia) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.45 KB, 5 trang )


Sự sinh sản ở lưỡng cư
(Amphibia)


1. Sự sai khác đực và cái
Sự khác biệt giữa con đực và con cái
có thể cố định hoặc chỉ tạm thời vào
mùa sinh sản, phổ biến là về kích
thước. Con cái vì phải mang trứng
nên có cỡ lớn hơn con đực, cá biệt
một số loài ếch núi (Rana kuhli, R.
spinosa) con đực lớn hơn con cái.
Một số ít loài có sự sai khác về mặt
hình thái: Loài Rana catesbeiana có
màng nhĩ to hơn con cái, một số ếch
đực sống ở Nam Mỹ có bàn chân
trước to hơn so với ếch cái, loài kỳ
giông đầu dẹp (Hydromantes
platycephalus) sống dưới nước, thiếu
phổi thở bằng da, cá thể đực trên
xương hàm có những răng mọc chìa
ra ngoài để kích thích cá thể cái trong
khi giao phối. Ðối với các lưỡng cư
gọi cái trong mùa sinh sản (ếch, nhái
) thì phần cổ cá thể đực có hai túi
thanh âm thông với xoang miệng có
tác dụng như cơ quan cộng hưởng để
làm tăng cường độ tiếng kêu
Ở nhiều loài lưỡng cư sự khai khác rõ
rệt về hình thái chỉ thể hiện trong thời


kỳ sinh dục như màu sắc, vết chai
sừng, mào: Vào mùa sinh dục con đực
có màu sắc sặc sỡ gọi bộ áo cưới.
Chẳng hạn cá cóc Tam Ðảo đực có
bụng màu da cam đỏ hơn cá cóc cái,
cóc nhà đực có cổ họng màu đỏ gạch.
Kỳ giông (Triturus) vào mùa sinh sản
ở lưng có màu da chứa nhiều mạch
máu, ếch lông châu Phi đực phát triển
ở hai bên sườn và đùi những nếp da
mỏng như lông có nhiều mạch máu
nhỏ. Một vài bộ phận thuận lợi cho sự
giao phối cũng xuất hiện ở con đực:
Gốc ngón cái của chân trước, hoặc
trên ống tay của con đực (ếch, nhái)
có mấu da hóa sừng gọi là chai sinh
dục, ngực của ếch gai đực (Rana
spinosa) có nhiều mấu gai hơn lúc
thường.
Sự xuất hiện những đặc điểm sinh dục
thứ cấp tạm thời gắn liền với sự tiết
các kích thích tố (hormon) của tinh
hoàn cá thể đực vào mùa sinh sản. Sự
xuất hiện "bộ áo cưới" là dấu hiệu lựa
chọn của đối tượng giao phối tránh sự
nhầm lẫn. Ngoài ra màu sắc rực rỡ
của bộ áo cưới, hình thù đặc biệt của
con đực có tác dụng kích thích con cái
đẻ trứng. Mào da trên lưng kỳ giông,
hoặc những nếp da mỏng hai bên

sườn và đùi của ếch lông châu Phi có
nhiều mạch máu làm tăng việc hô
hấp qua da để thích nghi với yêu cầu
trao đổi chất cao trong mùa sinh dục.
Vết chai sinh dục có tác dụng như cái
mấu làm cho động tác ôm cá thể cái
khi ghép đôi được chặt chẽ hơn. Cắt
bỏ chai sinh dục ở cá thể đực dẫn đến
khi ghép đôi do thiếu sự kích thích
của chai đó mà cá thể cái tưởng lầm là
một cá thể cái khác.
Ở nhiều loài lưỡng cư, mặc dù con
đực và con cái có những sự khác biệt
nhất định nhưng vẫn xảy ra sự nhầm
lẫn đáng tiếc. Do đó tiếng kêu của con
đực là một "khẩu lệnh" trong khi đó
cá thể cái chỉ phát ra những tiếng kêu
nhỏ và rời rạc.

×