Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Sự tiến hoá của bò sát (Reptilia) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.79 KB, 10 trang )


Sự tiến hoá của bò sát
(Reptilia)


Thằn lằn sọ đủ có thể coi như là
nguồn gốc của tất cả bò sát chính. Sự
tiến hoá của các nhóm nầy về cơ bản
thích nghi với đời sống hoạt động nên
bộ xương trở nên nhẹ và chắc hơn: chi
dài, số đốt sống chậu tăng (ít nhất có
2 đốt) đai vai nhẹ.
Ðặc biệt sọ nhẹ nhờ tiêu giảm các
xương bì để hình thành hố thái dương.
Hố này là chỗ bám của cơ nhai. Các
hố thái dương được hình thành theo 2
cách chủ yếu: một đôi hố thái dương
hoặc 2 đôi hố thái dương. Do đó dựa
vào hố thái dương mà toàn bộ bò sát
có thể chia làm 4 nhóm:
1. Nhóm không cung (Anapsida)
Giáp sọ nguyên vẹn (không có hố thái
dương) gồm thằn lằn sọ đủ và rùa.
Rùa là bò sát cổ nhất ở kỷ Tam diệp
rùa có cấu tạo tương tự như ngày nay.
2. Nhóm một cung trên (Euryapsida)
Giáp sọ có một đôi hố thái dương nằm
ở phía trên cung thái dương được hợp
bởi xương sau ổ mắt và xương vảy
gồm thằn lằn Cổ rắn (Plesiosauria) và
thằn lằn Vây cá (Ichthyosauria). Thằn


lằn cổ rắn dài từ 2,5 - 15m sống ở
biển, có da trần, thân dẹp, chi khoẻ
hình bơi chèo, cổ dài, đầu nhỏ,
đuôi ngắn. Thằn lằn vây cá
chuyển hoá với đời sống ở dưới nước
hơn thằn lằn cổ rắn; dài từ 1 - 14m, có
da trần, hình thoi, cổ không rõ ràng,
đầu dài, đuôi dị hình chi hình bơi
chèo ngắn, chi sau nhỏ hơn chi trước,
ăn cá.
3. Nhóm một cung bên (Synapsida)
Giáp sọ có một đôi hố thái dương nằm
ở trên cung thái dương hợp bởi xương
gò má và xương vuông gồm bò sát
hình thú (Theromorpha) bắt nguồn
trực tiếp từ thằn lằn sọ đủ. Chúng có
bộ hàm khoẻ với cơ hàm phát triển,
răng nằm trong lổ chân răng, song đốt
sống vẫn lõm hai mặt. Ðến cuối kỷ
Permi, xuất hiện bò sát hình thú cao
(Theriodonta), chúng mang nhiều đặc
điểm của thú như bộ răng đã phân hoá
thành răng cửa, răng nanh và răng
hàm, có khẩu cái thứ sinh, lồi cầu
chẩm ngăn đôi, xương răng rất lớn át
các xương khác của hàm dưới.
Có thể kể Cynognathus một dạng
ăn thịt ít chuyển hóa, Inostrancevia
ăn thịt chuyên hoá. Vào cuối kỷ Tam
diệp, các bò sát hình thú bị tiêu diệt

do sự cạnh tranh của các bò sát khổng
lồ ăn thịt. Có lẻ một hay một số loài
hình thú nào đó là nguồn gốc trực tiếp
của lớp thú hiện nay.
4. Nhóm hai cung (Diapsida)
Giáp sọ có hai
đôi hố thái dương, bao gồm tất cả
những loài bò sát hiện nay.
- Chủy đầu (Prosauria) là nhóm bò sát
nguyên thủy được biết từ kỷ Tam
diệp.
Di tích cổ nhất là Hatteria (Sphenodon
punctatus) còn tồn tại đến ngày nay.
- Nhóm Pseudosuchia bắt nguồn từ
chủy đầu, có răng nằm trong lổ chân
răng, đa số vận chuyển bằng chi sau.
Nhóm nầy gồm rất nhiều dạng và
phân hoá thành nhiều nhánh trong đó
có 3 nhánh phát triển mạnh mẽ ở kỷ
Juria và bạch phấn. Ðó là cá sấu (ở
nước), thằn lằn khổng lồ (ở cạn) và
thằn lằn cánh (ở trên không).
+ Cá sấu xuất hiện vào cuối kỷ Tam
diệp, có mõm và khẩu cái thứ sinh
còn ngắn, đốt sống lõm hai mặt. Ðến
kỷ Bạch phấn xuất hiện các dạng cá
sấu như hiện nay.
+ Thằn lằn khổng lồ (Dinosauria)
là nhánh đa dạng nhất thời đó,
kích thước thay đổi từ 1 - 30m, các

thằn lằn khổng lồ nặng đến 40 - 50
tấn, có dạng chuyển vận bằng bốn
chân, có dạng bằng hai chân sau, song
tất cả đều có sọ nhỏ. Thằn lằn khổng
lồ chia làm hai bộ là bộ Hông thằn lằn
và bộ Hông chim khác nhau chủ yếu ở
cấu tạo đai hông.
* Bộ thằn lằn khổng lồ Hông thằn lằn
(Saurischia) khởi đầu gồm các dạng
ăn thịt có kích thước trung bình, di
chuyển bằng hai chi sau, hai chi trước
để bắt mồi hay cầm thức ăn, đuôi
dài là chỗ tựa cho cơ thể, điển
hình là thằn lằn sừng
(Ceratosaurus). Tiếp đó xuất hiện các
dạng ăn thực vật, đi bằng bốn chân
dài bằng nhau có kích thước khổng lồ
như thằn lằn sấm (Brontosaurus) dài
20m, nặng 30 tấn, thằn lằn hai óc
(Diplodocus) dài 26m.
* Bộ thằn lằn khổng lồ Hông chim
(Ornithischia) có đai hông giống
chim, có kích thước không lớn so với
bộ trên nhưng rất đa dạng. Có bộ giáp
phát triển đôi khi kèm theo sừng và
gai. Ða số có răng ở phía sau
hàm, phần trước hàm có lẽ phủ
mỏ sừng. Tất cả đều ăn thực vật. Ðại
diện thằn lằn nhông (Iguanodon) cao
5m - 9m , di chuyển bằng hai chi sau,

thiếu giáp, sau đó xuất hiện đi bằng
bốn chân như thằn lằn gai sống
(Stegosaurus) dài 6 m có hai hàng tấm
xương tam giác dọc sống lưng và
nhiều gai nhọn ở đuôi; thằn lằn ba
sừng (Triceratops) có hình dạng tê
giác, một sừng lớn ở mõm, một sừng
nhỏ phía trên mặt và nhiều mấu nhọn
ở cạnh sau sọ. Thằn lằn cánh
(Pterosauria) giống chim và dơi, đốt
sống gần với nhau, xương lưỡi hái
lớn, xương chậu phức tạp, xương
rỗng. Chi trước dài, có ngón thứ tư
căng một màng da dính bên thân.
Hàm dài có răng hay mỏ. Thằn lằn
cánh có thể ăn cá và sống bờ đá của
các vực nước, có loài cánh giương
rộng đến 7m.
- Các dạng có vảy (Squamala) bao
gồm thằn lằn và rắn. Thằn lằn ở cạn
xuất hiện từ kỷ Jura, còn rắn ở kỷ
Bạch phấn. Bắt đầu chuyển sang kỷ
Ðệ tam khi hầu hết bò sát bị tiêu diệt
thì bộ có vảy đã phát triển và phân
hoá thành nhiều họ còn tồn tại đến
ngày nay.
Quỳnh Hoa

×