Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.12 KB, 4 trang )

SỞ VĂN HĨA VÀ THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHÀ HÁT A

Số:

/BC-NHA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

BÁO CÁO
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực văn hóa – nghệ thuật
Căn cứ Kế hoạch Giám sát số .../KH-HDND ngày .../.../... của Hội đồng
Nhân dân Thành phố; Thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao, Nhà hát A
báo cáo tình hình cơng tác đào tạo nguồn nhân lực như sau:
Hằng năm Nhà hát đều xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực, tạo điều kiện cho viên chức, người lao động của đơn vị tham gia học
tập, mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, kỹ năng
quản lý để đẩy mạnh chất lượng hoạt động, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực ở lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật của thành phố trong tình hình
mới,
Trên cơ sở chủ trương chấp thuận của Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban
nhân dân Thành phố, Nhà hát thực hiện xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia
nước ngoài về giảng dạy và biểu diễn chung với nghệ sĩ của Nhà hát, các chuyên


gia được mời đến từ các nước có nền âm nhạc cổ điển lâu đời như: Đức, Tây Ban
Nha, Pháp, Macedonia, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga… Song song đó, Nhà hàt cử
nghệ sĩ có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực tham dự các lớp đào tạo chuyên
ngành trong và ngoài nước.
Năm 2015, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố (theo
Quyết định số 6492/QĐ-UBND ngày 05/12/2015 của Ủy ban nhân dân Thành
phố), Nhà hát đã cử anh Lâm Văn B – cộng tác viên, học chương trình Cử nhân
Âm nhạc – Khoa Clarinet và chị Nguyễn Thị C đào tạo đại học Violon tại
Maastricht, Hà Lan. (tổng kinh phí được cấp: 923.325.606 đồng). Năm 2018,
anh Lâm Văn B đã hồn thành chương trình đào tạo cử nhân với thành tích xuất
sắc và nhận được những nhận xét đánh giá rất tích cực của Hội đồng giám khảo,
đồng thời Nhạc Viện Maastricht còn đề nghị cho anh Lâm Văn B được tiếp tục


theo học chương trình Thạc sĩ Âm nhạc – Khoa Clarinet tại đây. Năm 2016, Nhà
hát cử nghệ sĩ Trần Văn D – diễn viên hợp đồng tham gia học lớp đào tạo Cử
nhân kèn Cor tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, Tiếp tục thực
hiện cơng tác nâng cao trình độ cho nghệ sĩ, Nhà hát cử nghệ sĩ Lê Phạm E, tham
gia khóa đào tạo ngắn hạn Piano tại Đức. Kinh phí thực hiện là 72.455.780 đồng.
Góp phần bồi dưỡng trình độ, kỹ năng biểu diễn trong các đồn chun
mơn; từ nhiều năm qua Nhà hát thực hiện chương trình đào tạo tại chổ bằng việc
xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và biểu diễn
chung với nghệ sĩ của Nhà hát. Các chuyên gia được mời đến từ các nước có nền
âm nhạc cổ điển lâu đời như: Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Macedonia, Mỹ, Nhật,
Hàn Quốc, Nga, Ý, Phần Lan, … Năm 2016, mời 09 chuyên gia nước ngồi,
tổng kinh phí được cấp: 937.331.720 đồng; Năm 2017, mời 10 chun gia nước
ngồi, tổng kinh phí được cấp: 679.811.803 đồng.
Năm 2018 và năm 2019, Nhà hát cũng tiếp tục xây dựng kế hoạch mời
chuyên gia về đào tạo cho các nghệ sĩ (năm 2018 mời 21 chuyên gia, kinh phí
1.331.000.000đ; năm 2019 mời 15 chuyên gia, kinh phí: 1.028.000.000 đồng)

tuy nhiên, do áp dụng các quy định của Thông tư 36/TT-BTC ngày 30 tháng 3
năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự tốn, quản lý và sử dụng kinh
phí dành cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức vào
“Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật – thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh”
nên Nhà hát khơng có kinh phí để triển khai kế hoạch đào tạo tại chỗ.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần đáp ứng yêu
cầu về nguồn nhân lực cho đơn vị nói chung, lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật của
thành phố nói riêng. Đội ngũ nhân lực đảm bảo trình độ đã tạo nên những sản
phẩm nghệ thuật chất lượng, phục vụ tốt nhất nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ
thuật ngày càng cao của công chúng.
Mặt được:

2


Việc cử viên chức tham gia học tập tại những nước có nền âm nhạc cổ điển
lâu đời khơng chỉ tạo điều kiện cho các diễn viên nâng cao trình độ, cọ sát thực
tiễn làm việc với nghệ sĩ quốc tế mà còn là cơ hội tăng cường mở rộng hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật với các nước.
Mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và biểu diễn là một trong
những giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay, vừa thuận lợi cho cơng tác
điều hành quản lý, tiết kiệm kinh phí đào tạo nguồn nhân lực vừa đảm bảo được
mục tiêu kế hoạch đề ra cũng như tăng cường mở rộng giao lưu văn hóa nhất là
trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy là những khóa bồi dưỡng, ngắn hạn, nhưng qua
q trình luyện tập và biểu diễn cùng các chuyên gia nước ngoài tại Nhà hát,
nghệ sĩ của 3 Đoàn đã được bổ sung thêm kiến thức, nâng cao được trình độ
chun mơn, kỹ năng biểu diễn tự tin và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, việc các
nghệ sĩ nước ngoài tham gia vào các chương trình biểu diễn đã mang đến những

chương trình nghệ thuật chất lượng cao, thu hút đông đảo lượng khán giả và
người hâm mộ đến thưởng thức, góp phần làm cho thương hiệu HBSO của Nhà
hát dược công chúng biết đến nhiều hơn.
1. Hạn chế:
- Thông tư 36/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn lập dự tốn, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức vào “Chương trình nâng cao chất lượng,
phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật – thể dục,
thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh” thực sự gây cản trở cho việc thực hiện kế
hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật. Đặc thù đào tạo ở lĩnh
vực nghệ thuật thường đòi hỏi các ứng viên phải được phát hiện và đào tạo khi
tuổi đời cịn nhỏ, do đó rất khó khăn cho Nhà hát trong cơng tác xây dựng Kế
hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Cũng do việc áp dụng Thông tư 36/TT-BTC, kế hoạch mời chuyên gia
huấn luyện cho các nghệ sĩ năm 2018 và năm 2019 của Nhà hát không được
duyệt, Nhà hát khơng được cấp kinh phí nên hoạt động của Nhà hát vơ cùng khó

3


khăn, ngoài việc ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động chun mơn, lịch tập, lịch
diễn, tình hình tài chính của Nhà hát càng thêm eo hẹp.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐẾN NĂM
2020
- Bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực Nhà hát đã xây
dựng từ năm 2018 để nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật, góp phần nâng
cao chất lượng các chương trình biểu diễn..
- Tiếp tục xây dựng Kế hoạch mời Chuyên gia sang huấn luyện chuyên môn
cho các diễn viên của 3 đồn.
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

- Đề xuất Sở Văn hóa và Thể thao kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố
xem xét việc phê duyệt đối tượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ
thuật theo cơ chế đặc thù nghề nghiệp để phù hợp với lĩnh vực đào tạo này;
- Đề xuất xem xét bổ sung thêm các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ như
kỹ năng điều hành quản lý, marketing, tổ chức sự kiện,....bên cạnh các lớp bồi
dưỡng về chuyên môn trên nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho Nhà hát trong
tương lai đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển ngành văn hóa – nghệ
thuật trong giai đoạn mới./.
Nơi nhận:
- Ban Giám đốc Sở;
- Phòng Tổ chức – Pháp chế;
- Lưu: VT

GIÁM ĐỐC

4



×