Tải bản đầy đủ (.pptx) (7 trang)

Đề đọc hiểu cuối kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.36 KB, 7 trang )

I. ĐỌC – HIỂU (5,0 ĐIỂM)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác khơng để rơi vãi một hột cơm,
ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn cịn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục
vụ…”
(Ngữ văn 7, NXB Giáo dục)
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm). Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối
sống”.
Câu 4 (1,0 điểm). Tìm và phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục
vụ…”
Câu 5 (1,0 điểm). Từ cách cảm nhận của Bác, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị trong cuộc sống.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 ĐIỂM)
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.


I.

ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
“Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như
vậy, bởi vì Người sống sơi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp
với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
Câu 1.
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?
Câu 2. Phân tích cụm chủ - vị trong câu: Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích trên?


Câu 4. Đặc sắc trong nghệ thuật của bài văn này là gì?
Câu 5. Qua bài văn, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của đức tính đó trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN (5,0 điểm): Hãy giải thích câu Một mặt người bằng mười mặt của.


Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu,
tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng khơng có gì là quá đáng.
Câu 1. - Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
- Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào nào và hãy nêu tác dụng của nó
Câu 3. Dấu chấm phẩy trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 4. Phân tích cấu tạo và cho biết câu có mở rộng thành phần nào: Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa
cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng
suối nghe mới hay.
II. LÀM VĂN: Hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”


Cho đoạn văn:
“Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng...thuộc phủ... xem chừng
núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, khơng khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ
chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn
lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.Tình cảnh trơng thật thảm.”
Câu 1
Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.
Câu 3 Tác dụng của việc sử dụng dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên?
Câu 4. Nêu nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn 7-10 dịng nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh của người dân trong

đoạn văn trên.
II. LÀM VĂN
Hãy giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi sau:
Trong đình đèn thắp sáng trưng nha lệ lính cháng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng . Trên sập,mới kê ở gian giữa
có 1 người quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi . Tay trái dựa gối xếp ,chân phải duỗi thẳng ra để chi tên
người nhà quỳ ở dưới gãi một tên lính lệ đứng bên cầm cái quạt lông chốc chốc sẽ phẩy . Tên nữa đứng khoanh
tay chực hầu đếu đóm .Bên cạnh ngài, mé tay trái bát yên hấp đường phèn để mong khay khảm khói bay nghi
ngút tráp đồi mồi chữ nhật để mở trong ngawn bạc đầy những trầu vàng .
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu: Bên cạnh ngài, mé tay trái bát
yên hấp đường phèn để mong khay khảm khói bay nghi ngút tráp đồi mồi chữ nhật để mở trong ngăn bạc đầy
những trầu vàng .
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?


Đọc đoạn trích sau :
“Ngồi kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang
vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng
nghi vệ tơn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa:“Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này:
“Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Thật là tơn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh.”
(Theo Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1:
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Câu 2: Đọc kĩ câu sau câu: “Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng”.
a. Xác định trạng ngữ trong câu trên.

b.Nêu ý nghĩa và công dụng của trạng ngữ có trong câu văn trên.
Câu 3: Đặt 1 câu có trạng ngữ đứng ở giữa hoặc cuối câu. Gạch chân trạng ngữ đó.
Câu 4: Nêu nội dung của đoạn văn trên


Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi :
Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào áo như thác chảy xiết ; rồi có tiếng gà, chó, trâu, bị
kêu vang tứ phía.
Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nơn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy
xông vào thở không ra lời :
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng :
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết khơng ?... Lính đâu ? Sao bay dám để
cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Khơng có phép tắc gì nữa à ?
 
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?
Câu 2.Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích ? Hãy ghi lại những câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật đó ?
Câu 3. Dấu chấm lửng trong câu sau dùng để làm gì?
Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
Câu 4: Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?
Lại có tiếng ào áo như thác chảy xiết ; rồi có tiếng gà, chó, trâu, bị kêu vang tứ phía.



×