Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu thuyết đoàn minh phượng và biểu hiện tính chủ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.02 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

Văn học là một cuộc hành trình đi tìm cho riêng mình những bản mệnh khác
nhau, tìm cho mình tiếng nói riêng trên những thi đàn nghệ thuật. Trong phê bình
văn học, áp dụng khung lý thuyết hình thái tính chủ thể để tiếp cận văn bản là một
cách tiếp cận tác phẩm trên phạm trù “cái tôi” của nhà văn – tác phẩm – bạn đọc,
đó cũng là quá trình người phê bình đi vào tìm hiểu bản mệnh của tác phẩm, đồng
thời khai phá những giá trị thẩm mĩ được cấu trúc trong văn bản nghệ thuật. Hình
thái tính chủ thể trở thành một dường dẫn nghệ thuật trong q trình truy tìm những
giá trị, từ đó trở thành hạt nhân sinh thành nên những nấc thang giá trị nghệ thuật
mà văn học mang đến. Bởi vì mỗi văn bản đều có những nét nhịe và được ví như
“một sơ đồ chứa nhiều điểm nhìn khơng xác định”. Để rồi từ đó, tính chủ thể này
lại nằm trong nhiều mối liên nhân với nhiều yếu tố “cái khác” tạo nên những tầng ý
nghĩa sâu sắc cho văn chương nghệ thuật.
Trong đề tài “Tính chủ thể trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng qua
khảo sát Và khi tro bụi, chúng tơi sẽ đi sâu vào tìm hiểu bản mệnh của tác phẩm
thơng qua tính chủ thể nhân vật, thấy được cuộc hành trình đi tìm Tơi là ai?, và lối
đi của nhân vật trong những ngã rẽ của thời gian. Hay cịn gọi đó chính là một q
trình khẳng định bản thân, trở về với chính bản thể nguyên thủy của nhân vật, góp
phần tạo sinh nên những ý nghĩa bề sâu từ tác phẩm - “đứa con tinh thần” được chủ
thể sáng tạo “ký thác” vào.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tính chủ thể trong văn học
1.1.1. Khái niệm tính chủ thể
Theo Từ Điển và Danh từ Triết Học của Trần Văn Hiến Minh, chủ thể (sujet)
là danh từ triết học hiện đại, để chỉ tinh thần, có ý thức, có tự do, biết thông cảm.
1


Ngồi ra cịn một nghĩa nữa là đối lập với khách thể, tức là vật chất thuộc ngoại
giới. Còn Chủ thể tính (subjectivité) nghĩa là hành động với tư cách là chủ thể.


Tính chủ thể mang quyền năng xác lập các giá trị thẩm mĩ của văn bản văn
học, hay chính là hạt nhân tạo sinh tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản. Bởi chủ thể tính
“làm cho ta tỉnh ngộ, tự nhận mình là một nhân vị tự do”, nên trong triết học hiện
sinh con người là một nhân vị tự do. Tác giả - chủ thể sáng tạo có ý thức, chủ thể
nhân vật - đối tượng miêu tả được tác giả “gia công” bằng tư duy nghệ thuật của
mình, bạn đọc - chủ thể tiếp nhận, tất cả đều là những cá thể tự do trong trò chơi
nghệ thuật. Do đó khẳng định “Chỉ con người có sự sống nội tâm, chỉ con người có
ý thức tự quy”1, phân biệt với sự vật, đó là biểu hiện của chủ thể tính. Triết hiện
sinh được biết đến là triết con người đã tỉnh ngộ, vì vậy “con người dám nhìn thẳng
vào sự thực”.
1.1.2. Tính chủ thể của nhân vật văn học
Nhân vật văn học là “khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các
phương tiện riêng của nghệ thuật ngơn từ”2. Những con người này có thể được
miêu tả kỹ, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên
hay từng lúc, giữ vai trị quan trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối
với tác phẩm. Khi xây dựng nhân vật, chủ thể nhà văn có mục đích gắn liền nó với
những vấn đề, tư tưởng mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm
hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó,
cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật
muốn thể hiện. Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân
vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc
đáo, không lặp lại. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể
1 Trần Thái Đỉnh (2015), Triết học hiện sinh, NXB Văn học, tr.25.
2 Trần Đình Sử (2005), Lý luận văn học, tập 2, NXB Sư phạm, tr.73.

2


tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau như nội dung tư tưởng hay

phẩm chất nhân vật, góc độ kết cấu, thể loại, chất lượng miêu tả…
Chủ thể nhà văn – chủ thể sáng tạo “ban đầu viết theo chủ ý của mình nhưng
sau đó lại có sự chuyển hóa cho nhân vật một cách vơ chủ ý, để từ đó nhân vật tự
viết nên cuộc sống của chính bản thân trong tác phẩm”3. Nói cách khác, mỗi nhân
vật đều mang chủ thể tính hồn chỉnh. Tính chủ thể của nhân vật được thể hiện qua
nhiều phương diện và khía cạnh khác nhau như ngoại hình nhân vật, lời nói, hành
động nhân vật, đời sống nội tâm và tinh thần bản thể của nhân vật. Tính chủ thể của
nhân vật cịn được thể hiện qua q trình sáng tác có chủ ý của tác giả. Tác giả
trong q trình sáng tác đã vơ chủ ý chuyển hố tư tưởng, tình cảm, quan niệm của
mình vào nhân vật để từ đó nhân vật tự nói lên cuộc sống của chính bản thân mình
trong tác phẩm.
1.1.3. Tác dụng của việc xác lập hình thái tính chủ thể nhân vật
Tính chủ thể của nhân vật góp phần đề cao giá trị tinh thần chủ thể sáng tạo
và khẳng định vị thế xuất hiện của chủ thể tính trong vai trị hạt nhân sinh thành
nên những nấc thang giá trị nghệ thuật. Có nghĩa, thế mạnh tiềm tại và sản sinh
trong chính nội lực của chủ thể nhân vật do chủ thể sáng tạo sáng tạo, hình thành
nên chứ khơng do những yếu tố bên ngoài chủ thể nhân vật tác động vào. Từ đó,
nâng cao vị thế của chủ thể tính tức là việc con người giữ vai trị trung tâm, điều
khiển, tự nhận thức và hành động của mình đối với những yếu tố khách quan khác.
Qua đó, hình thành cho tác phẩm văn học những giá trị tư tưởng, quan niệm thẩm
mĩ.
Bên cạnh đó, chủ thể nhân vật trong mối quan hệ liên nhân với nhiều yếu tố
“cái khác” cịn giúp hình thành nên các tổ chức cấu trúc diễn ngơn mang tính chiến
lược, tạo sinh giá trị ý nghĩa cho bản mệnh văn chương. Mối dây liên hệ, tương tác
của chủ thể nhân vật với những yếu tố bên ngồi ln hàm chứa những giá trị của
3

3



cuộc sống. Nhân vật nhìn nhận, khám phá cuộc sống cùng những yếu tố khách
quan khác theo quan điểm và những nhận thức trong nội tại bản thể của mình. Qua
cách nhìn đó, người đọc có thể nắm bắt được những giá trị về nhân sinh quan của
nhân vật, của tác giả và những tầng lớp ý nghĩa sâu xa của một tác phẩm.
Nhận diện vị thế chủ thể tính còn là con đường khám phá/giải mã/cắt nghĩa
cái gọi là bản chất của những giới hạn trong thẩm quyền diễn ngôn. Đây cũng là
hướng tới tri nhận quyền năng của chủ thể trong hành trình sáng tạo nghệ thuật.
Tính chủ thể của nhân vật thể hiện qua hiện sinh hay nói cách khác, hiện sinh
đã giúp con người tìm lại chủ thể tính và nhân vị tự do của mình. Bao lâu con
người chưa cảm nghiệm hay ý thức một cách sâu sắc về huyền nhiệm của mình, thì
bấy lâu con người vẫn còn bị liệt vào hàng sự vật. Mỗi nhân vật trong “Và khi tro
bụi” của Đoàn Minh Phượng là một tiểu vũ trụ, có suy nghĩ,có tình cảm, có q
khứ, tự quyết định được cuộc đời mình, là một nhân vị hồn chỉnh mang chủ thể
tính.
1.2. Vài nét về tác giả Đoàn Minh Phượng và tiểu thuyết Và khi tro bụi
1.2.1. Về tác giả
Đoàn Minh Phượng sinh ra ở Sài Gòn, cha mẹ của chị gốc gác ở miền Trung.
Năm 1977, chị sang Đức định cư theo diện đoàn tụ sau chiến tranh. Sự nghiệp viết
của Đoàn Minh Phượng tuy chưa dày dặn, nhưng kết quả thì khá ấn tượng. Bộ
phim Hạt mưa rơi bao lâu mà chị vừa là tác giả kịch bản, vừa là đạo diễn đã đoạt
nhiều giải thưởng danh giá: giải Phim Châu Á hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế
Bangkok 2006, giải Phim truyện nhựa hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Las
Palmas, Giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế
Rotterdam 2005 và giải Phim đầu tay hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Kerala
2005 tại Ấn Độ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay Và khi tro bụi được nhận giải thưởng Hội
Nhà văn Việt Nam 2007 – giải thưởng duy nhất cho thể loại văn xi. Năm 2010,
Đồn Minh Phượng tiếp tục ra mắt tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau gây được nhiều sự
chú ý.
4



Văn của Đoàn Minh Phượng nhẹ nhàng mà sâu sắc, trong sáng và có chút
yếu tố của thiền. Đồn Minh Phượng từng chia sẻ: "Bạn đang buồn. Bạn nghĩ rằng
nếu gặp được một người có lý tưởng lớn, một người đã đọc nhiều sách triết, hoặc
đã đi tu, một người viết nhạc giỏi, hoặc làm thơ hay: sự hiểu đời, sự tinh tế của họ
sẽ giúp bạn bớt buồn. Tôi đốn là họ cịn buồn hơn chúng ta". Trong cách viết của
Đoàn Minh Phượng mang hơi hướng của một kẻ xa q đi tìm lại nguồn cội của
mình như chính cuộc đời của chị, xa quê và tha thiết được quay về với những miền
kí ức của một thời quên lãng. Đoàn Minh Phượng là một cây bút tiểu thuyết còn
khá mới mẻ trên văn đàn Việt Nam nhưng những ấn tượng về một lối viết mới lạ
mở ra hướng tiếp nhận hiện đại đối với công chúng độc giả mà chị mang đến là một
điều không thể phủ nhận.
1.2.2. Tiểu thuyết Và khi tro bụi
Và khi tro bụi là tiểu thuyết đầu tiên của Đồn Minh Phượng được cơng
chúng trong nước biết đến. Với tiểu thuyết này, nhà văn đã cho người đọc thấy
được một thế giới thầm kín, đa chiều trong tâm hồn con người. Tác phẩm là cuộc
kiếm tìm về với cái bản thể trong sự cơ đơn lạc lõng của thế giới thực tại. Đồng
thời cũng là cảm thức của những con người xa xứ. Và khi tro bụi vinh dự là tác
phẩm văn xuôi duy nhất đoạt giải thưởng Hội nhà văn năm 2007.
CHƯƠNG 2: TÍNH CHỦ THỂ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
VÀ KHI TRO BỤI
2.1. Từ chủ thể - nhân vật cô đơn
Nhân vật cơ đơn trong văn học chỉ một loại hình nhân vật mà nhân vật đó thể
hiện những đặc tính của con người cơ đơn. Đó có thể là sự buồn bã, sự cơ độc ngay
trong bản thân mình, hay là sự xa lánh, bị bỏ rơi với thực tại bên ngoài, với con
người và xã hội…. Đây thực chất là nói đến kiểu nhân vật tâm lý. Qua kiểu nhân
vật cô đơn, nhà văn đi khai thác vào bên trong trạng thái tâm lý của con người. Đó
5



là nỗi buồn, sự xa lánh, cô độc của con người trước thực tại xã hội và con người
trong thời điểm sống mà họ đang sống.
Mỗi nhân vật trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng là một tiểu vũ trụ,
có suy nghĩ, có tình cảm, có q khứ, tự quyết định được cuộc đời mình, là một
nhân vị hồn chỉnh mang chủ thể tính.Nhân vật An Mi thể hiện rõ chất hiện sinh
trong việc bộc lộ chủ thể tính, cơ là một con người cơ đơn. Trên cả con đường tìm
kiếm hạnh phúc của mình lẫn trong bể nhân sinh, cơ trơi lăn một mình cơ độc.
2.1.1. Cơ đơn trên con đường tìm kiếm hạnh phúc
Nhìn từ bên ngồi thì con người vơ cùng nhỏ bé, song nhìn từ bên trong thì
con người là một thế giới đấu tranh phức tạp. Với sự gợi mở này thì con người
khao khát đi tìm thế giới nội tâm, bản thể nguyên sinh. Con người nhận thức về bản
thể của chính mình, sám hối về mình, ln đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai?
“Tôi đến từ đâu?” và đồng thời khao khát trên hành trình tìm kiếm giá trị, say mê
cái đẹp trong cuộc sống.
Trong Và khi tro bụi một lần nữa ta lại bắt gặp hình ảnh của một con người
tha phương, lạc loài qua nhân vật An Mi. Là một cô bé mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ,
An Mi phải sống một cuộc đời đầy ẩn ức và vô định nơi xứ người. Những tưởng sẽ
có một gia đình hồn chỉnh với người cha nuôi và hạnh phúc bên chồng nhưng số
phận trớ trêu đẩy An Mi đi xa bến bờ hạnh phúc ấy. Cái chết của cha ni rồi sau
đó là cái chết của chồng khiến cơ hồn tồn sụp đổ. Sau cái chết của chồng cơ nhận
ra rằng mình thực sự cơ độc trên cõi đời, một cô gái Việt Nam sống trên đất Đức,
lạc lõng, khơng cịn người thân, khơng q khứ, không hiện tại, không tương lai.
An Mi quyết định đi khỏi nhà, một ngày nào đó sẽ chết trên đường, ở một
nơi chốn không tên. Song, An Mi không phó mặc cho cái chết đến với cơ, cơ sẽ
chết nhưng trước khi chết cơ muốn biết mình là ai trong cuộc đời. Chính vì vậy cơ
đã từng khẳng định “Tơi muốn biết mình là ai để ngày tơi chết tôi biết rằng ai đã
chết”. Nhận thức này của An Mi là yếu tố thể hiện rõ tính chủ thể của nhân vật
6



trong tác phẩm. Theo Triết Học Hiện Sinh, con người có khả năng phản tỉnh, suy tư
và dự tính, hay là có ý thức tự quy (conscience de soi-même), chứ khơng hành
động theo tính cách tất định, lập trình sẵn của sự vật. Chẳng hạn, nói về tính chủ
thể của con người nhà triết học Protagoras có quan niệm rằng: bất kỳ sự vật nào
đập vào mắt tơi thì chủ thể tơi đánh giá và xác định theo lăng kính của tôi, chứ
không phải theo một quy tắc chung ngoại tại nào. Từ trong tơi, tơi có quyền quyết
định giá trị, sự hiện hữu của sự vật. Con người đã ý thức được chủ quyền của mình
trong vai trị kiến tạo vạn vật trong trời đất này. Nó tự mình suy tư, tự mình hình
thành con người của chính mình, không lệ thuộc, dựa dẫm vào bất cứ thần thánh,
tôn giáo, ma thuật nào hết, nhưng tự mình đứng vững trên đơi chân của mình mà thi
hành bổn phận. An Mi chính là một kiểu con người như vậy. Đau buồn, cơ đơn khi
hạnh phúc khơng cịn nhưng cơ khơng muốn tìm đến cái chết theo chồng ngay lập
tức, mà như cơ đã nói, đáng ra cơ phải chết trong vịng hai tuần khi chồng cơ chết,
chết mà khơng cần cái chết phải được hiểu, nhưng cô không chết theo quy luật tất
yếu đó, cơ khơng thể có một cái chết mơng lung, tím ngắt trong bi thảm mà cái chết
của cô phải là sự lựa chọn và cái chết cần được hiểu, cho dù người hiểu chỉ có cơ.
Cơ nhận thức được mình phải làm gì, Cơ trút tất cả các bức ảnh, các đồ vật kỉ niệm
có thể khiến cơ nhớ tới chồng , gói gém chúng, cất đi. Ở đâu cũng được, miễn sao
chúng không thể gợi lại cho cô nhớ về quá khứ đã qua. Cô nhìn nhận chính cuộc
đời và hồn cảnh, cơ suy tư, trăn trở theo bản tính, quan niệm riêng tồn tại trong
chính thế giới tinh thần nội tại của cơ.
Đối với An Mi: “Thế giới không phải là thế giới mà chỉ là cảm nhận của
chúng ta về nó mà thơi”. An Mi đã bác bỏ sự tồn tại khách quan của vạn vật để đề
cao những nhận thức chủ quan của con người. Một cảnh vật đơn giản của thế giới
hiện hữu nhưng đối với An Mi, khi phải luôn mang trong mình nỗi cơ đơn, dằn vặt
và đổ vỡ trên con đường tìm kiếm hạnh phúc thì những thứ tưởng như đơn giản đó
cũng khiến cho bản thân nhân vật An Mi nảy sinh những cảm xúc, suy tư, trăn trở
“Tơi nhìn ra ngồi, thấy một căn nhà bên đường. Có một cái cửa thấp bằng gỗ mở
7



vào sân. Trong sân có mấy bụi cây mùa đơng, lá mang màu xanh ảm đạm. Đèn
trong nhà đã mở màu vàng ấm. Ở thành của sổ tôi thấy mấy chậu hoa, mấy con thú
bằng vải, đôi ba cuốn sách, từ căn nhà ấy một nỗi dịu dàng khẽ khàng loang ra,
khi sự dễ chịu ấy chạm đến tơi nó làm tim tối buốt đi trong vài nhịp”. Có lẽ khơng
phải ngẫu nhiên mà trước cảnh vật đó, An Mi lại có những suy nghĩ và cảm nhận
đặc biệt. Phải chăng đó cũng chính là ngơi nhà mà cơ từng có hoặc đã từng mơ ước
để được sống bên người chồng của mình. Nhưng hạnh phúc đổ vỡ, mong ước
khơng đạt đến đã dấy lên trong cô những cảm quan hết sức nhạy cảm với cuộc đời
trước mắt, để rồi nhìn đâu cơ cũng thấy một màu tang thương, ảm đạm và cô độc.
2.1.2. Cô đơn trong biển nhân sinh
Mồ côi từ nhỏ và phải sống ở một nơi xa lạ, An Mi khơng biết mình đến từ
đâu, cơ khơng có q khứ, tình u, ước mơ, một cái tên, chân dung hay linh hồn
mà đúng như cơ nói “Tơi là một gian nhà trống…tơi khơng có gì để nhớ…tơi khơng
có một câu chuyện nào để sống” những ẩn ức đó tồn tại dai dẳng đã khiến cho cơ
ln mang mặc cảm, ám ảnh bản thể. Chính vì vậy mà cơ ln cảm thấy mình đơn
độc trong cuộc sống. Gía như người chồng cịn sống thì cơ đã có thể bám víu niềm
tin vào đó để có thể tồn tại và hòa nhập trên đất nước với một nền văn hóa xa lạ.
Thế giới khơng chối bỏ cơ, xã hội khơng chối bỏ cơ và cả nền văn hóa xa lạ kia
cũng sẵn sàng để cho cơ có cơ hội thích nghi nhưng chính những mặc cảm của một
người lưu vong cơ đã tự khép mình trước thế giới, tự dựng lên những hàng rào tâm
lí, buộc mình cách li với cộng đồng. Tính chủ thể theo thuyết hiện sinh hướng đến
việc con người luôn cố gắng bằng mọi cách để vượt lên những cái mình đang có.
Phải ln tự xấu hổ với mình khi nhìn vào bản thân mình. Không ngụy biện, bao
che, ẩn dấu bản chất nội tại thực sự của mình. Chính vì vậy, An Mi đã khơng cố
gắng gượng ép mình phải sống cuộc sống của người khác, dù đã có những lúc cơ có
ý định lấy tên của Anita, mơ những giấc mơ của chị, chăm sóc đứa con của chị và
chơi cây đàn của chị nhưng sau đó An Mi nhìn thẳng vào chính mình, nhìn nhận
đúng mong muốn và trở về đúng bản thể riêng biệt của mình mà khẳng định “ Tơi
8



không phải là chị, không thể là chị, muôn đời tơi khơng thể là ai khác. Thân thể tơi,
tâm trí tơi, dù nó vắng ngắt, nó cũng khơng cho hồn ai đến trú ngụ”. Đó là chân lí
của cơ và cô kiên cường đấu tranh để từ chối những giá trị của người khác, cơ tìm
về với đúng giá trị và con người mình dù cho nó chứa đựng đầy những bất hạnh, cơ
đơn, lạc lồi. Giống như nhà triết học Kierkegaard đã từng nói rằng khơng có chân
lý phổ biến khách quan cho tất cả mọi người, chỉ có chân lý của riêng tôi, trong
cảm nhận của tôi, trong hồn cảnh riêng biệt của tơi và từ đó tơi tự do quyết định
chọn lựa cái gì đúng sai, phải trái, được mất phù hợp với chủ thể độc đáo của tôi.
Thà tôi chết với đam mê, con tim lạc mất lối về thiên thai. Còn hơn sống với “một
hai”, của phường luận lý miệt mài bút nghiêng. Danh từ ý niệm vô duyên, gùn ghè
phá đổ vô biên con người. Chân lý chỉ xuất hiện tuỳ theo mục đích chọn lựa của cá
nhân tơi và chỉ có tơi, kẻ trực tiếp nhập cuộc, kẻ dấn mình vào cơ đơn, vào hố thẳm
bằng những vốn liếng của riêng mình, mới hiểu, mới cảm được cảnh bi tráng, sự
phân đôi trong cá thể của tôi. An Mi đã dám sống, dám dấn thân vào đời sống cụ
thể, cô là cô, một con người dám sống với sự cô đơn giữa biển nhân sinh này chứ
không thể là Anita, một cái hồn ma vô tri, vô giác kia. Cô tồn tại và cô phải là một
hữu thể biết lo âu, xao xuyến, bồn chồn, sợ hãi vì mình phải chọn lựa cách thức để
thực hiện vận mạng đời mình chứ khơng phải là hữu thể đã có sẵn chân lý và khn
mẫu chắc chắn để sống rồi, chỉ cần cố gắng sao y bản chính, cúi đầu vâng phục là
coi như hồn thành được cuộc đời của mình.
An Mi cơ đơn giữa cuộc sống khi chính cơ ở đây nhưng khơng thể xác định
sự tồn tại của mình có thực sự khơng. Cơ qn tên khách sạn mà mình đang ở,
người ta có thể mất ba mươi giây để nhớ nhưng cơ thì cần một khoảng thời gian
nhiều hơn. Tâm hồn cơ chơi vơi, vô định và cảm thức này cứ theo cô trong suốt
mạch nguồn của câu chuyện.
Kant cho rằng không gian, thời gian của sự vật khơng cịn đóng vai trị là
khách thể nữa mà nó lệ thuộc vào chủ thể của con người, nghĩa là chính bản chất
của con người làm cho có khơng gian và thời gian. Ơng đã khẳng định rằng không

9


gian và thời gian là hai hình thức tiên thiên trong tri thức của con người, chính chủ
thể của con người, chứ khơng phải cái gì khác, làm cho khơng gian và thời gian có
ý nghĩa hiện hữu, vì khi ta tri thức bất cứ sự vật gì, ta nhất thiết phải đặt nó trong
khơng gian và thời gian. Đối với nhân vật An Mi, chúng ta có thể thấy rõ không
thời gian hiện hữu trước mắt cô không phải nó vốn dĩ vậy mà do chính tâm trạng
của cơ chi phối. Vì là cơ đơn, lạc lõng trước nhân thế do đó trong con mắt của cơ
khơng gian ln nhạt nhịa, cảnh vật hiu hắt, thời gian thì ngắn ngủi, con người ở
chốn ga tàu ai ai cũng có một vẻ nặt buồn buồn, ảm đạm, một khách sạn sạch sẽ,
sang trọng nhưng khơng có cá tính, có những cảnh vật nơi cơ đến khiến cho cơ cảm
thấy mình khơng phải là mình, mọi người khơng phải là mọi người, dịng sơng
khơng phải là dịng sơng, mọi thứ đều trở nên mơng lung và mênh mơng…
Tính chủ thể của nhân vật thể hiện ở việc nhân vật biết lèo lái con thuyền đời
mình, cố gắng thực hiện nó trong hồn cảnh riêng biệt của mình. Soi chiếu trong
tiểu thuyết Và khi tro bụi, có thể thấy chính hồn cảnh cuộc sống đã xô đẩy các
nhân vật vào những cuộc đời và số phận bất hạnh khác nhau đã khiến cho họ luôn
cảm thấy mặc cảm, cô đơn giữa cuộc đời và ở mỗi người họ lại tự tìm cho mình
một con đường mà theo tri nhận của cá nhân, họ cho đó là đúng đắn, phù hợp và
thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của mình. Đó là việc An Mi lựa chọn cái chết để
kết thúc mối dây liên kết với cuộc đời nhưng đó phải là một cái chết rõ ràng, có lựa
chọn và hiểu biết về chính mình, Marcus thiếu một niềm tin đầy đủ và chắc chắn
về ý nghĩa sự tồn tại của chính mình với tư cách là một con người giữa xã hội loài
người. Trước những sang chấn tinh thần, những mặc cảm dằn vặt ấy, các nhân vật
trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng khơng gào thét, khóc lóc, nổi loạn như tâm lí
thường tình. Họ tìm cho mình một lối thốt bằng cách im lặng và ra đi. Đó cũng là
cách trốn chạy của con người đương đại mà chúng ta vẫn hay bắt gặp trong một số
tiểu thuyết của F.Kafka (Lâu đài), Cao Hành Kiện (Linh Sơn), H.Murakami (Kafka
bên bờ biển, Biên niên kí chim vặn dây cót)…

10


Với việc để nhân vật tự thuật lại câu chuyện của mình, tác giả Đồn Minh
Phượng đã thực sự giao quyền năng dẫn dắt câu chuyện cho nhân vật chính. Vì vậy
mà tính chủ thể của nhân vật được phát huy một cách thuận lợi và có hiệu quả.
Nhân vật An Mi được tự do giãi bày những suy tư, cảm nhận, những rung động và
cả những ẩn ức sâu kín trong tâm hồn mình. Đặc biệt, tác giả tận dụng lối độc thoại
và độc thoại nội tâm đã giúp cho nhân vật diễn tả được những những tinh tế, những
biến động cụ thể trong cảm xúc nhân vật, tạo cho văn bản những giá trị khách quan
thiết thực.
2.2. Nhân vật “đi tìm thời gian đã mất”
Bằng việc chứng minh “Cái tơi khơng phải là chủ nhân trong chính ngơi nhà
của nó”, từ trường của vơ thức và những xung năng khoái lạc đã tạo ra lực đẩy
khiến Ý Thức con người (tưởng đã quyền uy nhất) bị tuột khỏi vị trí thống trị. Con
người mất tự chủ, trơ trọi, trống khơng. Khi tìm hiểu thế giới vơ thức và cách thức
giải tỏa nó, Freud đã nói về giấc mơ và những ám ảnh trong bản mệnh của con
người. Do vậy, các nhân vật trong văn chương ln là bóng dáng phản chiếu những
ẩn ức, mong muốn thầm kín của tác giả.
Tác phẩm Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng là đại diện cho những thân
phận tha hương nơi đất khách trong nỗi ám ảnh về bản thể, là sự trốn chạy, cố thoát
khỏi ám ảnh của quá khứ. Đọc tác phẩm này, có thể thấy Đồn Minh Phượng đã
vận dụng lý thuyết phân tâm học để xây dựng nên những nhân vật của mình với đặc
trưng tiêu biểu là đều chứa đựng những ẩn ức.
Hành trình tìm về quá khứ, “đi tìm thời gian đã mất” thể hiện rõ qua nhân vật
“tôi”. Thế kỷ XX với nhiều biến động tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của
con người, dư chấn từ cuộc chiến kéo dài suốt ba mươi năm với bao nhiêu mất mát,
tan vỡ cũng đã để lại nhiều “chấn thương”. Có thể nói, vết thương khó liền miệng
nhất trong những thương tổn mà lịch sử để lại là những ám ảnh hãi hùng về sự hủy
diệt kinh hoàng của chiến tranh. Và khi tro bụi được xem như là đại diện cho dòng

11


văn học chấn thương hiện đại. Nhân vật An Mi mang chủ thể tính trong tác phẩm
thể hiện là một kiểu nhân vật chứa nhiều ẩn ức. Những ẩn ức này của cơ xuất phát
từ những chấn thương tâm lí từ thuở nhỏ tạo nên một thế giới tinh thần bị vây hãm
bởi nỗi ám ảnh về sự bất hạnh, bị bỏ rơi và tách rời với cuộc đời. An Mi là một thân
phận tha hương do chiến tranh, cô được đưa đến Đức năm 7 tuổi sau một trận bom
dội xuống làng quê mình. Và vì thế tất cả những kí ức về Việt Nam đối với cơ chỉ là
những dấu nhịe của thời gian. An Mi có vẻ như khơng nhớ gì đến q hương của
mình ngồi hai dịng ngắn ngủi trong cuốn sổ nhật ký nhỏ: “Tơi là một đứa trẻ mồ
côi” và “Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh”. Xuyên suốt trong tác phẩm,
chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng An Mi đang cố làm mờ đi quá khứ của bản
thân, chối bỏ một đoạn đời hết sức quan trọng của mình mà chính nó lại là chất keo
gắn cơ với cuộc đời.
Con người tha phương An Mi ln cảm thấy mình “mất cả trọng lực”, như
đang “rơi trong khoảng không” và rất “dễ vỡ” bởi vì mặc cảm văn hóa đã làm cô
trở thành “khách lạ ở bất cứ đâu. Con người khơng có q hương giống như một
hạt cỏ đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ”. Mặc
cảm lưu vong đã khiến cơ tự nhận thức được mình là gì giữa cuộc sống xa lạ này và
trong suốt nhiều năm cô chọn sống như một người bản địa, một người không quê
hương tập làm quen với văn hóa Đức. Nhưng cái chết của chồng đã khiến một miền
kí ức của cơ như vỡ ra, ào ạt chảy về trong tâm trí. Quá khứ đã mất của An Mi về
một hình ảnh rất Việt Nam hiện hữu trong giây phút đưa tang chồng: “Ở nơi tôi
sinh ra, màu trắng là màu tang chứ không phải màu đen. Tôi tưởng đã quên điều
này, vậy mà tôi lại nhớ, và khi nhớ lại rồi điều đó trở nên quan trọng”. Mạch
nguồn văn hóa tưởng đã ngủ quên sau bao năm bôn ba ở Đức trong tâm thức An
Mi, một khi được khơi dậy, cũng giống như ngọn lửa nhen nhóm, bùng lên, hừng
hực, thơi thúc, chế ngự lí trí, và để những cảm xúc thiêng liêng điều khiển những
hành vi và ứng xử khác thường. Nên “ngày tang lễ anh tôi mặc một chiếc áo trắng,

12


dài. Lúc tơi bước vào nhà nguyện, mọi người nhìn tơi rồi vội quay đi như tế nhị
tránh nhìn một điều sai sót lớn lao. Tơi nghĩ đừng bắt tơi làm khác, tơi chỉ có một
lần này trong đời để mặc chiếc áo dài trắng dành cho anh”. An Mi cứ ngỡ rằng
mình đã quên đi những gì là văn hóa cộng đồng của dân tộc mình ấy thế mà khơng,
cơ đã làm theo nó, mặc áo tang trắng. Hành động của An Mi đã phạm phải một điều
cấm kị lớn lao đối với gia đình chồng, với nền văn hóa bản địa mà theo Freud thì
nó được gọi là “Hành vi sai lạc”. Freud nói:“Chúng ta có thể gạt bỏ các yếu tố sinh
lí hay vừa sinh lí vừa tâm lí mà chỉ để ý đến những yếu tố tâm lí thơi để tìm xem
hành vi sai lạc có ý nghĩa gì và nói lên được những gì về ý nghĩa của người lỡ lời”
[1]. Và khi tập trung lí giải những phản ứng tâm lí của An Mi, ta mới thấy rằng,
chính hành vi sai lạc này đã chứng tỏ dịng chảy dân tộc vẫn ngấm ngầm trơi dạt,
âm ỉ trong tâm hồn cô. Đây cũng là cái mà C.G.Jung gọi là vô thức tập thể, tiếng
gọi của nguồn cội không bao giờ thôi tắt. [2]
Ám ảnh bản thể được nhà văn thể hiện qua hai khía cạnh: mặc cảm lưu vong
và mặc cảm Oedipe . Nếu An Mi mang trong mình mặc cảm lưu vong thì hình ảnh
cậu bé Marcus lại khiến người đọc liên tưởng đến một trạng thái tâm lí đặc biệt, mà
S.Freud gọi là “mặc cảm Oedipe”. Trong Vật tổ và cấm kỵ, ông viết: “Chính mặc
cảm Oedipe đã làm cho tồn thể nhân loại trong những ngày đầu tiên ý thức được
sự phạm tội của mình, chính sự phạm tội này là nguồn gốc đầu tiên của mọi tôn
giáo luân lý”. Như vậy, Phân tâm học chỉ ra mặc cảm Oedipe có tính di truyền, bẩm
sinh, nó là sự dồn nén những khuynh hướng tác động sâu xa trong vô thức. Cậu bé
Marcus trong vơ thức cũng đã có một sự thù địch, căm ghét bố. Còn người bố cũng
ngấm ngầm ác cảm với con trai. Ơng khơng thể lấp liếm được thái độ dửng dưng,
vơ cảm đó qua cuộc đối thoại với An Mi: “Sophie nói ơn phúc của nó được tơi lo
cho từng ấy năm là hết. Phần số nó được bấy nhiêu”. Cho nên, khi chứng kiến cái
chết của mẹ - người Marcus rất mực yêu thương dưới tay của bố, nỗi căm hờn càng
nhân lên gấp bội. Ở lứa tuổi như Marcus – năm tuổi, sự phát triển tâm – sinh lí

13


chưa được hoàn thiện, và đặc biệt giai đoạn này những ấn tượng xấu của tuổi thơ sẽ
dễ ám ảnh con người trong suốt phần đời cịn lại, mà khơng một thứ mực tẩy nào có
thể xóa nhịa, che lấp được. [2]
Khi thực tại quá sức chịu đựng, con người ta thường có xu hướng trốn chạy
hiện thực để thỏa mãn những khát khao của bản thân. Với An Mi là nỗi khát khao
đi tìm chính bản thể của mình để xác định mình là ai, cái ẩn ức của cô là ẩn ức
mang tên: “Tôi là ai?” đau đáu suốt 25 năm trời tha hương, để đi đến nhận thức:
“Tơi cần biết mình là ai để khi tơi chết tôi biết rằng ai đã chết”. Theo Freud, bản
năng chết là một trong hai bản năng chủ yếu của bộ máy tâm thần con người (bên
cạnh bản năng sống). Theo đó ơng xác nhận chết là mục tiêu cuối cùng của sự
sống. Kể từ khi chồng chết, An Mi sống trong trạng thái vô định chỉ biết sắp xếp
những đồ vật của chồng và khi cơng việc đó hồn thành cũng là lúc nhân vật nhận
ra “tôi sẽ chết theo anh. Nếu sống trong thương nhớ se sắt tôi sẽ sống như một
bóng ma u uất, nhưng tơi cũng khơng thể chịu đựng thêm một sự quên lãng nào
nữa trong đời (...) Tơi khơng cịn gì, hồn tơi chỉ là một đám tro”. Nỗi ám ảnh với
cái chết lớn đến nỗi cơ thấy mình bị bao vây trong hương khí âm u của cõi chết, An
Mi coi mình như là người đã bước vào cõi chết dù có hơi ấm da người chạm vào
mình: “Trong sự kề cận của da người, tơi nghe lống thống làn hơi âm của cái
chết. Nó dâng càng lúc càng đầy, lẫn vào trong hơi thở, lẫn vào những chuyển
động của thân thể đang sửa soạn cho ân ái. Mùi hương ở bên tôi. Mùi hương ở
trong tôi. Mùi hương của cõi âm”. Khảo sát qua tác phẩm, từ “chết” xuất hiện 100
lần, từ “tro bụi” xuất hiện 9 lần, có lẽ với tác giả Đoàn Minh Phượng những ám ảnh
chết là một cách để nhân vật tìm lấy bản thân mình, “Đồn Minh Phượng quan
niệm cái chết là một sự trở về, một sự đoàn tụ” và tro bụi là nơi khởi nguyên sự
sống.
Và vì thế nhân vật sắp đặt một cái chết cho mình, cơ chọn cho mình một
hành trình để nhìn lại mình, để định nghĩa mình là ai trước lúc chết. Hai lần lựa

14


chọn, với An Mi là hai chuyến đi. Một chuyến đi ba tháng để cô chuẩn bị cho cái
chết, và một chuyến đi dài tìm sự thật cũng chỉ mong giải tỏa ẩn ức, tìm thấy một
điều gì đó có thể che giấu những thương tổn trong tiềm thức. Cô cũng không ngờ
rằng chuyến đi ấy lại là cuộc hành hương về cội nguồn, lật xới lại quá khứ đã bị
chính ý thức cơ qn lãng. An Mi ln sống trong sự hoài niệm, khắc khoải, dằn
vặt bởi quá khứ. Cơ khơng có ước mơ ở hiện tại và tương lai. Hiện tại và tương lai
là vơ nghĩa, khơng có thực. Rồi cảm thấy mình lạc lõng, bơ vơ, mất căn cước. Hiện
tại không đủ khả năng an ủi để các cơ có thể chối bỏ q khứ. Hiện tại như là cái cớ
để An Mi đi tìm quá khứ. Q khứ là mục đích sống, nó sẽ hiện diện cùng con
người kể cả khi con người cố tình chối bỏ nó.
Trong suốt chuyến đi có thể thấy An Mi hầu như sống ở quá khứ, về mặt vật
lí chuyến tàu cứ chạy trên những nẻo đường châu Âu xa lạ nhưng thực tế là chạy
ngược về miền quá khứ xa xôi đã bị lãng quên, phong ấn của nhân vật. Cứ một
đoạn đường, gặp một sự việc là An Mi lại nhớ đến những việc đã xảy ra trong quá
khứ, là những cái đã tạo nên một tâm hồn đầy sẹo và ngơ ngác của cô. Nguồn gốc
sâu sa của những ấn ức trong cô là việc chứng kiến quá nhiều cái chết đến nỗi đó là
một sự ám ảnh. An Mi mới 7 tuổi hoảng sợ tới mức “gần chết đi” vì trong tay ơm
xác mẹ mà trên khơng “đạn đang tiếp tục rú những tiếng kinh hồng”, cha nuôi
chết năm 13 tuổi để lại lời buộc tội đầy ám ảnh của mẹ ni rằng chính cơ là lí do
khiến cha tự sát: “tơi đầy sợ hãi (...). Mẹ tơi nói tơi làm cha ni tơi ham muốn tơi,
hai chữ đó sẽ cịn làm tơi hoang mang gần hết cuộc đời”. Và người chồng, tưởng
chừng như là mối dây liên kết cuối cùng giữa cô với nước Đức xa lạ rốt cuộc cũng
chết trong một vụ tại nạn xe. Tất cả những điều đó giống như là một sự va chạm
vượt ngưỡng trong tâm lí khiến nhân vật quyết định tìm chết. Con người An Mi cứ
miệt mài đi tìm ý nghĩa đích thực của chính mình giữa thực tại, và rồi, chính hành
trình tưởng như vơ định, hành trình lật xới q khứ, đã khiến cơ tìm lại ý thức
tưởng như đã bị quên lãng: “Trong lúc ý thức tắt dần, tôi lại nghe tiếng gọi tôi. Bây

15


giờ thì tơi đã nhận ra tiếng gọi của em tôi, không phải từ ngày xưa mà ngay trong
lúc này”. Khoảnh khắc mê man cận kề cái chết, bản năng sống mới thực sự trỗi dậy
trong vô thức của nhân vật, hóa giải bao nhiêu mập mờ, những lằn ranh khó phân
định, để cắt nghĩa sự hiện tồn của con người.
Trong hành trình tìm lại chính mình, An Mi đã mơ. Theo phân tâm học,
Frued định nghĩa: “Giấc mơ là sự thực hiện một ham muốn” hay chính xác hơn:
“Giấc mơ là sự thực hiện (trá hình) một ham muốn (bị dồn nén)”[1]. Thông qua
những giấc mơ, nhân vật tự tìm thấy chính mình hoặc tự đối thoại với chính mình
nhưng trong hình dáng của một người khác, có khi ta chỉ tưởng tượng ra để soi
chiếu chính ta trong đó. An Mi mơ thấy Anita hiện về trong mộng mị, nhưng đó có
phải là Anita khơng hay chỉ là cơ đang tưởng tượng thế thơi. Vì trong mơ, Anita
thậm chí cịn khơng có hình dáng khn mặt và như thế thì khn mặt đó có thể là
Anita, cũng có thể là của An Mi hay bất cứ ai khác. Trong mơ, An Mi đối thoại với
Anita về cái chết, cái thứ đang ám ảnh cô từng ngày từng giờ nhưng có vẻ như nó
đang lung lay vì An Mi vẫn cịn thương thân q, cơ khơng thể chết được nếu cứ
mãi vướng bận với thế giới này. Và An Mi nghe, nghe tiếng kêu gọi cô vọng về ở
một miền xa xơi nào đó. Như vậy, trong vơ thức An Mi đang chống lại cái chết mà
cơ đang tìm kiếm, tiếng kêu đó như là tiếng gọi cơ quay về với thế giới. Vô thức
tiềm tàng trong bản năng của con người, nó là phần bị giấu đi và nhiều khi nó được
bộc lộ trong những khoảnh khắc con người ta khơng kiểm sốt được tiềm thức của
mình. “Hình như trong một giấc mơ ngắn, tôi thấy chị rửa mặt cho Marcus, chị
vuốt mặt em bằng bàn tay đầy nước (...) Có thể là hình ảnh ấy tơi đã thống nhớ từ
một cuốn phim nào đó đã đó, nó chập chờn trong giấc mộng và tôi cho rằng gương
mặt cậu bé ấy là của Marcus, và bản tay là của Anita”. Quá khứ và ảo ảnh chồng
chéo lên nhau khiến An Mi bị xoay vần giữa thực và ảo. Nhân vật đang tiến dần
đến sự thức tỉnh và dần mở ra được cánh cửa chưa đáp án cho câu hỏi: “Tôi là ai?”
thông qua việc giấc mơ tái hiện những ẩn ức bị chôn giấu nhiều năm của An Mi về

16


mẹ, về em gái bằng những hình ảnh mờ mờ cơ khơng thể nào xác định chính xác
được. Đứng ở góc độ của Phân tâm học thì giấc mơ là biểu tượng của một biến cố
xảy ra trong quá khứ, tức là nó đang tái hiện lại những cái đã từng có thật, đã từng
xảy ra. Và nó quay về trong mơ tức là con người ta đang bị ám ảnh bởi cái đã từng
xảy ra đó. An Mi đang chơn giấu một sự thật về thân phận mình đằng sau tấm màn
mà cô tự che lấy và giờ đây trên con đường đi tìm lời giải cho câu hỏi: “Tơi là ai?”
thì q khứ đó lần lượt bị vỡ ra, thốt khỏi tiềm thức của cơ và thâm nhập vào trong
giấc mơ. Nhưng không phải chỉ trong những giấc mơ mà Đồn Minh Phượng kể ra
thì cái ẩn ức đó mới được bộc lộ mà trong suốt câu chuyện nó vẫn cứ quẩn quanh
ám ảnh vì khi đọc tác phẩm ta không phân biệt được rõ ràng lúc này là thực lúc nào
là mơ, An Mi cứ lẫn lộn giữa kí ức quá khứ và thời gian hiện tại và bất cứ một biến
cố dữ dội nào đó của thực tại cũng khiến cho cô nhớ lại một biến cố xa xưa, trong
tuổi thơ của mình. Do đó, nhiều khi ta thấy nhân vật có xu hướng sống trong quá
khứ nhiều hơn là thực tại.
Vận dụng lý thuyết phân tâm học để xây dựng hình tượng nhân vật – tồn tại
như một chủ thể, Đoàn Minh Phượng đã tạo nên một thế giới nhân vật mặc dù
không đông đảo, nhưng lại dễ dẫn dụ người đọc vào “mê lộ” của những mối quan
hệ phức tạp, những ám ảnh, giấc mơ, huyễn hoặc. Những nhân vật trong tác phẩm,
dường như họ khơng thể xác định mình trong những qui ước đơn thuần của đời
sống, trong tọa độ kết nối với cộng đồng. Và như thế, họ khao khát tìm thấy con
người đích thực của mình, con người bản thể khác với thực tại khắc khoải mà họ
đang sống. Nhân vật khiến chúng ta cảm giác như cô đang lạc vào mê cung của
những kỉ niệm, liên tưởng đứt đoạn, đổi hướng đang chảy miên man không thể sắp
xếp được. Hồi ức về người chồng quá cố, về người cha nuôi, về những bức tường
đá lạnh tuổi thơ, về những nốt nhạc, về chiến tranh… dường như cùng lúc sống lại
với hiện tại đổ nát của An Mi.


17


2.3. Đến nhân vật là Con người tự thú trong tác phẩm Và khi tro bụi
2.3.1. Khái niệm con người tự thú
Khái niệm con người tự thú ra đời trong giai đoạn đổi mới của văn học đã
đem đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về những vấn đề ẩn giấu bên trong bản
thể người. Con người tự thú hay còn gọi là con người tự ý thức, con người sám hối
là kiểu nhân vật tự nhận thức và tìm hiểu chính mình thơng qua những va vấp, đổ
vỡ từ chính bên trong tâm hồn. Con người “tự dấn thân vào hành trình tìm kiếm
bản sắc riêng thơng qua việc trả lời các câu hỏi: Tôi là ai? Tơi từ đâu đến? Tơi tồn
tại vì cái gì?, từ đó khẳng định bản thân; tự sám hối, thú tội và khát khao sống, khát
khao phục thiện sửa chữa lỗi lầm”[4]
Hay ta có thể hiểu rằng: Con người tự thú là loại hình nhân vật của tiểu
thuyết Việt Nam nhìn dưới góc độ con người trong cấu trúc bản thể. Con người tự
thú là “con người nhận thức về chính mình, tìm kiếm bản thể “nhân cách” trong
mình, tự sám hối,thú tội và ln khao khát tìm kiếm giá trị đẹp, tình yêu trong cuộc
đời”[4]
2.3.2. Biểu hiện con người tự thú trong tác phẩm Và khi tro bụi
Hiện sinh là triết học về con người, các nhà hiện sinh đề cao nhân vị. Hiện
sinh chỉ xuất hiện khi con người ý thức được bản thể, ý thức được mình là một chủ
thể. Như đã nói ở trên, tiểu thuyết “Và khi tro bụi” mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa
hiện sinh nên vấn đề tồn tại người được thể hiện rõ nét và là cảm hứng chủ đạo để
Đoàn Minh Phượng tạo nên cuộc hành trình cho nhân vật An Mi. Hay có thể nói,
hành trình tìm về bản thân của nhân vật là hành trình hiện sinh những góc khuất,
những sự thật quá khứ bị chôn vùi trong bề sâu linh hồn của nhân vật. Đoàn Minh
Phượng đã xây dựng nhân vật An Mi thuộc kiểu nhân vật con người tự thú, là loại
hình nhân vật tiêu biểu cho triết học hiện sinh mà phạm vi thể hiện của nó là con
người nhận thức về chính mình, tìm kiếm bản thể “nhân cách” trong mình, tự sám
hối, thú tội và ln khao khát tìm kiếm giá trị đẹp, tình yêu trong cuộc đời.

18


2.3.2.1. Câu hỏi : “Tôi là ai?”
Tác phẩm mở đầu bằng cái chết như một “tình huống giới hạn” đẩy nhân vật
vào cuộc hành trình tìm kiếm chính mình mà cơ gọi đó là cái chết được lựa chọn.
Nhân vật An Mi trong tiểu thuyết luôn luôn tự chất vấn, thường xun tự hỏi chính
bản thân “Tơi hiểu gì ?”, “Cái chết ?”. Trong suốt những năm An Mi sống, cô đã
phải chứng kiến quá nhiều sự ra đi của những người thân u. Cơ đã tự lừa dối
mình, trốn chạy quá khứ đau thương về tuổi thơ chiến tranh tàn khóc tại q hương
Việt Nam của mình, tận mắt nhìn thấy cái chết của người mẹ trong căn nhà đổ nát
vì bom đạn chiến tranh, cha ni cũng tự sát năm An Mi 13 tuổi để lại lời buộc tội
của mẹ ni rằng chính cơ đã giết chết ơng; sau này là cái chết của người chồng
thương yêu đã hồn tồn đẩy nhân vật vào nỗi cơ đơn, tuyệt vọng, chỉ cịn lại có
mình cơ cơ đơn, lạc lõng giữa dòng đời. Và trong những nỗi đau đớn cùng cực đó,
An Mi ln chọn cách qn đi q khứ: “Cuộc đời tôi bị chia cắt thành nhiều
đoạn, và cứ ở mỗi khúc quanh, tơi lại xóa đi cái đoạn trước đó”. Sự chạy trốn quá
khứ đã đưa nhân vật vào tình huống qn mất chính mình là ai, cơ ở ngồi rìa của
sự sống và trong suốt 25 năm An Mi chưa từng tìm được cái chất keo kết dính mình
với thế giới của những người đang sống. Vì thế An Mi lên kế hoạch chết đi, trong
một buổi sáng cùng với nỗi nhớ chồng cô chợt nhận ra rằng “tôi sẽ chết theo anh”.
Nhưng nhân vật không lựa chọn cái chết tức thì mà cái cơ cần là cái chết cần được
hiểu cùng với sự nhận thức: “Tôi cần biết mình là ai để khi tơi chết tơi biết rằng ai
đã chết”. Chính vì thế mà cuộc hành trình tìm lại chính mình, tự trả lời cho câu hỏi
“Tôi là ai ?”, “Tôi đến từ đâu?” của nhân vật được cơ lựa chọn trên hành trình
cuộc sống trên những chuyến xe lửa
An Mi đã lang thang trên những toa tàu qua khắp các nẻo đường châu Âu xa
lạ, với những con người xa lạ để thực hiện lý tưởng của mình. Nghe thật lạ lùng
làm sao khi con người muốn tìm về chính bản thể của mình nhưng lại từ chối tất cả
sự tiếp xúc với thế giới xung quanh, nơi đáng lẽ ra sẽ là địa chỉ để cô kết nối với

19


q khứ của chính mình. Đến tận giờ phút này, với lý tưởng hùng hồn rằng cần phải
biết mình là ai của An Mi vẫn bị chính cơ bác bỏ vì thói quen trốn chạy q khứ
trước thực tại. An Mi bị vây hãm trong những mâu thuẫn về thân phận và nỗi đau
cần được tách mình ra khỏi xã hội. Cuộc hành trình đi tìm lời giải cho câu hỏi:
“Tôi là ai?” vẫn cứ quẩn quanh như những đoạn đường ray mà cơ đã đi qua, vịng
vèo và xa lạ. An Mi ý thức được bổn phận của mình trước khi về với hư vô nhưng
cô không biết phải làm cách nào để biến nó thành hành động.
2.3.2.2. Hành trình đi tìm bản ngã (Tơi là ai?) trước khi đặt cái dấu chấm hết cho
cuộc đời mình
Khơng phải ngẫu nhiên mà những năm tháng cuối đời nhân vật An Mi lại lựa
chọn cuộc sống của mình trên những chuyến xe lửa bởi sống trên đó khơng ai quen
biết cơ, họ toàn là những con người xa lạ, nhân vật vẫn chấp nhận cách trốn chạy
quá khứ trước thực tại. Nhưng cơ khơng biết rằng, hành trình đi đến cái chết mà cô
đang đi với vô số người lạ lại là hành trình cho chuyến xe đi về quá khứ để tìm lại
chính mình cùng một hình bóng người quen nơi q hương bom đạn. Đó là cuộc
hành trình, là quá trình tiếp biến của những sự thức tỉnh.
Sự thức tỉnh đầu tiên của nhân vật trong cuộc hành trình là hành động gấp
gáp đi tìm một cuốn sổ ngay giữa đêm khuya. Chỉ trong khoảnh khắc ấy, An Mi
dường như tìm được sự liên kết của mình với thế giới người sống. Trong cái đêm
chạy suốt trên xa lộ với người tài xế xa lạ, sự thôi thúc được khẳng định bản thân
được rót đầy trong những mạch máu, cô trở nên gấp gáp và hưng phấn lạ thường
nhưng rồi cũng chỉ trong khoảnh khắc ấy thôi sự dũng cảm được cơ gom góp sau
phút giây nhận ra mình đang gần với cái chết hơn giờ hết cũng tan biến. Cuốn sổ
được mua về vẫn chỉ vẻn vẹn vài ba dịng gãy gọn về bản thân: “Tơi là một đứa tẻ
mồ cơi”/ “Tơi đến từ một đất nước có chiến tranh” và “Ở Hildesheim, tôi hát
trong ban đồng ca nhà thờ. Tơi khơng nhớ gì về ngơi nhà thờ ấy, ngoại trừ đá và
hơi lạnh từ đá”. Hai câu đầu là manh mối hé lộ thân phận của nhân vật nhưng ngay

20


sau đó cơ liền xóa chúng đi như một sự phủ nhận quá khứ. An Mi vẫn không chịu
thừa nhận đây là một đoạn đời quan trọng mà cô vẫn đang tìm kiếm. Cơ cần một
thứ sự thật cao hơn, “đúng” hơn trong lớp màn mờ mờ của những kí ức bị chính tay
cơ xóa sổ dù rằng nó chính là dữ liệu đúng nhất. Nhưng dù nhân vật muốn hay
không muốn trốn chạy quá khứ, không chịu thừa nhận chính bản thân mình thì tác
giả vẫn tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật, để nhân vật trong vơ thức tìm
kiếm lại bản ngã của chính mình.
Sự thức tỉnh thông qua câu chuyện của người trực đêm khách sạn được viết
trong cuốn sổ: Bước ngoặt quan trọng nhất của tác phẩm là câu chuyện mà An Mi
tình cờ đọc được trong lần cô định vứt cuốn sổ đi, cuốn sổ được xem là “chuyến
tàu đi ngược về những năm tháng”[5]. Tác giả đã sắp xếp một tình huống bất ngờ
để mở đầu cho hành trình quay về thực tại một cách nghiêm túc của nhân vật thông
qua cuộc kiếm tìm sự thật được ghi trong cuốn sổ. Đặt nhân vật trong câu chuyện
của người khác để nhận ra chính mình là cách lần giở đúng đắn nhất những gút mắc
trong tâm thức nhân vật. Nó như một hồi chuông đánh thức những bản năng trong
thân xác của một người đang chờ chết. Nó khơng cho An Mi chết khi chưa tìm
được chính mình. Đó là một sự quay đầu từ trong cõi hư vô để trở về hiện thực. Đối
diện với tình huống, An Mi đã hành động dựa vào bản năng, cơ quyết định đi tìm
sự thật của câu chuyện một cách bất ngờ như một phản xạ tự nhiên trong tiềm thức
của con người. Có thể nói, đâu đó trong tâm hồn cằn cỗi của An Mi đang từ từ sống
lại và cô lại tiếp tục hành trình tìm kiếm chính mình. Từ nỗi đau của những con
người trong đó, An Mi nhận ra được nỗi đau của chính mình chồng chéo trên cuộc
đời của Micheal Kemft, của Maurus, Anita. Khoảng thời gian miệt mài đi tìm sự
thật của câu chuyện đã mở ra biết bao hồi ức mà tự tay cơ đã khóa nó lại. Những
cuộc gặp gỡ với những nhân vật trong cuốn sổ tay đã tác động đến An Mi, buộc cô
nhớ lại quá khứ bị lãng quên của mình. Và từ đây sự thật được hé lộ, lần đầu tiên
An Mi đối diện với quá khứ và thừa nhận nó.

21


Tiếp đó là sự nhận thức về bản thân, kí ức của cơ khơng phải là kí ức bị bỏ
rơi như Marcus mà là kí ức về sự bỏ rơi chính đứa em gái ruột thịt khoắc khoải chờ
chị quay về cứu mình trong đống đổ nát. Lần đầu tiên sau 25 năm, An Mi nhận ra
tiếng gọi: “An ơi, chạy đi” là lời kêu cứu của em gái, đứa em ln ln vâng lời ở
phía sau chị nó 4 bước vì xa hơn thì chị khơng trơng được. Lỗi lầm được nhận ra
muộn màng sau 25 năm đã đẩy nhân vật vào nỗi xót xa, nhục nhã tột cùng trong
giây phút cận kề của cái chết. Thời điểm An Mi nhận thức được đó là lời kêu cứu
kinh hồng của đứa em gái là lúc tất cả sự ảo tưởng về nỗi bất hạnh bị bỏ rơi suốt
cả quãng đời của nhân vật vỡ vụn. Cô chợt hiểu ra vì sao mình chưa bao giờ tìm
được thứ keo gắn kết cuộc đời mình với thế giới lồi người bởi vì ngay trong thời
khắc người khác cần cơ nhất, cơ đã lựa chọn trốn chạy thực tại, lựa chọn quên đi để
bảo vệ chính mình. An Mi tự thú tất cả lỗi lầm của mình và sám hối lỗi lầm trong
lúc sắp chết. Cơ muốn sống để tìm lại em mình, để bù đắp cho nó nỗi kinh hồng bị
bỏ rơi trong chiến tranh bởi chính người chị ruột rà của mình. Đến lúc này, An Mi
phải thừa nhận một sự thật cô là người Việt Nam chứ không phải người Đức. Cơ
đến từ một đất nước có chiến tranh là một sự thật mãi mãi khơng thể xóa bỏ, cơ có
thể thay đổi kẽ tóc, tất cả nhưng cơ khơng thể thay đổi được dịng máu dân tộc đang
chảy trong con người mình, cơ khơng thể cứ trốn chạy mãi với quá khứ, lỗi lầm của
mình. Lỗi lầm của nhân vật An Mi hay phải chăng là lỗi lầm của chiến tranh. Sự trở
về nguồn cội của nhân vật là sự tự đối diện với bản thể thật sự bên trong con người
của mình, là sự thừa nhận thiêng liêng máu mủ ruột rà.
Dù là hành trình đến cái chết hay là hành trình ngược thời gian thì qua những
chuyến tàu, An Mi cũng ngộ ra được nhiều điều để nhận thức được bản thân và
nhận thức cả cuộc sống. Có chăng, đây là cuộc sống bi thuyết của nhân vật An Mi,
cũng như là các nhân vật còn lại họ thấy được sự lạc lồi của khơng gian và thời
gian. Càng sống An Mi càng nhận ra mình phải trả lời được tất cả các câu hỏi
vướng mắc trong lịng, trong con người của mình. Đứng trước sự sống và cái chết

22


An Mi nhận diện được con người vong thân, tức là có người chết đi mà chân tướng
bản thân chưa hiểu ra mình là ai? An Mi gặp một ơng trên chuyến tàu đau khổ nói
về người mình u tham lam đã bỏ chính ơng theo người giàu có hơn. Cuộc đời bi
đát trơi nổi với danh vọng vướng víu, làm sáng lóa con người đến lạ lùng, bởi đồng
tiền phù phiếm, cũng là phép màu để con người phải làm bao nhiêu tội ác vong
thân mang tên "đồng tiền quỷ ám". Trong cái dấu ấn về con người này, An Mi thấy
mình có một cuộc sống ê chề, đỗ vỡ và đầy hồi nghi. Chính vì những sự buồn bã
đấy làm cho An Mi chán chường với cuộc sống hiện tại. Ở gần nhà An Mi có một
cơ, sau khi chồng chết chỉ biết đóng phịng, cửa nhà kín để tự dằn vặt, đau thương
lũi thủi một mình trong đó, khơng tiếp xúc với xã hội, khơng gặp gỡ bạn bè thân
thích. Đó là cảnh con người định tuyệt trước cuộc sống, phải mạnh mẽ vượt lên đi
tìm về sự thật như An Mi để có cái kết thỏa đáng. Đây cũng là sự biểu hiện của con
người bất khả tri, mang đầy ám ảnh phi lí với cái chết. Cuối cùng cơ tự vị xé con
người mình cũng như khát khao giải được cái hoài nghi với hàng nghìn câu hỏi đề
ra, đó là cách để An Mi chuộc lỗi với lại em gái mình, với người chồng yêu quý
nhất của mình.
2.3.2.3. Con người tự thú, sám hối ln kiếm tìm có khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt
với tình yêu và những giá trị đẹp của cuộc đời:
Theo đuổi những đam mê riêng, vượt qua khuôn thước số đông. Khi nhận
thức về giá trị cái tôi, con người cá nhân ln có khao khát đi tìm những giá trị của
đời sống. An Mi là người phụ nữ có học thức, mạnh mẽ, dám làm cuộc phiêu lưu
vạn dặm trong cơ đơn để “trở về” gốc gác chính mình….Cơ tự ý thức được về
nhân vị, bản thể, vượt qua mọi định kiến để đi tìm triết lý nhân sinh.
Hình ảnh Cây đàn của Anita gợi cho An Mi nhớ đến niềm đam mê, khao khát
về âm nhạc một thời của mình. Những ngày tháng cơ đơn tại trại trẻ mồ côi An Mi
sống được là nhờ những nốt nhạc, cơ tìm kiếm cái đẹp cuộc đời trong âm thanh trên
các phím đàn hồ cầm. Bởi An Mi ý thức được sự kì diệu của cái đẹp âm nhạc, chính

23


nó đã cứu rỗi linh hồn những kẻ cơ đơn, bất hạnh như cô, “Cái đẹp của nhạc không
đại diện cho một cái đẹp khác, nó tự tại khơng nương nhờ vào kỉ niệm hay ý
nghĩa”. An Mi yêu âm nhạc bởi những nốt nhạc vang lên thay cho lời muốn nói sâu
kín trong tâm hồn, những lời nói im lặng, khơng lời nên có thể nói âm nhạc cũng là
một cách để An Mi tự thú với chính bản thân mình. Âm nhạc như mối dây tơ nối
giữa cơ và người cha ni đó là “những khoảng khơng ở giữa những nốt nhạc”.
2.4. Những giá trị từ tương tác tính chủ thể trong tiểu thuyết “Và khi tro bụi”
của Đoàn Minh Phượng
Khảo sát tiểu thuyết “Và khi tro bụi” của Đoàn Minh Phượng, chúng ta thấy
xuất hiện sự tương tác giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể nhân vật. Văn bản văn học
là nơi “ký thác” những ý tưởng của tác giả, và nhân vật văn học một linh hồn của
văn bản văn học ấy cũng được tác giả cấp cho quyền năng chủ thể.
Nếu ở các tác giả nam, chẳng hạn trong “Thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Bình
Phương, tác giả rất khéo léo trong việc xây dựng nhân vật và cấp quyền năng cho
nhân vật của mình. Nhân vật Tính được xây dựng là một người điên, yếu tố vô thức
chịu sự chi phối mạnh mẽ con người anh. Tính có lối vui buồn rất riêng của người
điên, thể hiện qua những lời tưởng chừng như vô nghĩa. Câu nói mà Tính ln
miệng lẩm bẩm “Mắt chó vàng như mắt trăng” như thường trực nỗi sợ hãi, hoang
mang trong sâu thẳm tiềm thức, những hoang tưởng mong ước, những nhu cầu
nhục dục, hơn hết là khao khát được hủy diệt tàn sát đến tận cùng: “Đập, đập, đập,
đập!” Đá sống lại này, đá này, đá sống lại này, đá này.” Nhặt nhạnh những mẩu vụn
cảm xúc ấy rồi gắn kết lại, ta thấy được những ẩn ức sâu xa trong con người Tính.
Dịng ý thức trong Tính như một dòng chảy lang thang, bất định, trở thành phương
tiện phá vỡ tính liên tục của mạch truyện.
Cịn Đồn Minh Phượng với “Và khi tro bụi”, tác giả đã đẩy đối tượng miêu
tả vào cõi mịt mù của vô thức, nhà văn đồng thời phải huy động trường từ vựng
diễn tả những thứ mơ hồ, không rõ ràng, phi thực. Sử dụng từ ngữ liên tưởng vô

thức của An Mi trong hành trình trở về với sự sống. Có thể nói, lời văn nghệ thuật
trong tiểu thuyết dịng ý thức được các nhà văn sử dụng ở nhiều góc độ khác nhau.
Đó có thể là lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm, lời đối thoại của nhân vật… tạo
nên sự đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật. Sự gia công ấy đã giúp nhà văn biểu hiện
được những góc độ tâm lý khác nhau trong đời sống nội tâm của nhân vật từ góc
nhìn hiện tại. Tại đó, cuộc sống của nhân vật thể hiện một cách bình đẳng với nhà
văn.
24


Qua dịng ý thức, nhà văn khơng chỉ tái hiện một thế giới mà còn biểu hiện
chân dung tinh thần con người. Nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Nguyễn
Bình Phương, và Đồn Minh Phượng, ... có những điểm gặp gỡ chung, tuy nhiên, ở
mỗi tác giả với những cảm quan cũng như những yếu tố tác động khách quan đã
hướng đến xây dựng cho tác phẩm của mình những nhân vật với những nét độc đáo
riêng biệt. Có thể so sánh nhân vật Chu Quý trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật”
của Tạ Duy Anh và nhân vật An Mi trong “Và khi tro bụi” của Đoàn Minh Phượng.
Cả hai nhân vật đều là những con người vì những tác động khơng mong muốn của
hồn cảnh sống đã để lại cho họ những vết sẹo hằn sâu trong kí ức, những chấn
thương trong tâm hồn. Chu Quý xuất thân từ một gia đình trí thức mà người cha bị
án xử tử, An Mi chứng kiến cái chết của những người thân trong gia đình, cơ sớm
trở thành trẻ mồ cơi, cuộc đời cơ cịn phải nhận lấy cái chết của người cha ni, sự
ốn trách của người mẹ nuôi và đau khổ hơn là cái chết của người chồng . Họ trở
thành những con người mất phương hướng giữa cuộc đời, lạc lõng giữa cõi nhân
sinh để rồi họ cố gắng tìm hiểu sự thực về chính mình, xác định sự tồn tại của mình
trong cuộc sống là gì, là như thế nào và khi gần chạm được mục đích họ lại sực tỉnh
và khơng đủ dũng cảm để bước tiếp, đối với Chu Quý hắn bệnh hoạn, què quặt và
hắn ý thức được bệnh hoạn của mình, hắn muốn tìm hiểu về mình, về căn bệnh của
mình nhưng đến khi gần tới đích, hắn lại bỏ cuộc. Hắn bị dày vò giữa can đảm và
hèn nhát, đối với An Mi, cơ tìm đến cái chết để giải thốt mình nhưng khi đã cận kề

cái chết cơ lại vùng vẫy, gắng gượng để níu kéo sự sống cịn sót lại. Có những nét
tương đồng là vậy nhưng mỗi nhân vật lại được xây dựng theo những chiều kích
khác nhau, qua đó tạo sinh nên những nấc thang giá trị thẩm mĩ khác nhau. Chu
Quý bệnh hoạn trong tâm hồn, hắn nhận thức được điều đó. Vì vậy hắn cố tìm mình
trong gương chiếu hậu, hắn cố bám víu vào tình u nhưng rút cuộc đó là một tình
u có thực hay cũng chỉ là ảo tưởng mà hắn nghĩ ra để an ủi mình. An Mi lại khác,
tâm hồn cơ khơng lành lặn nhưng đó khơng phải là sự bệnh hoạn, xuống cấp, tâm
hồn cô chỉ đang tổn thương và nguội lạnh. Cơ cũng bị dày vị nhưng đó là một sự
dày vị khơng rạch rịi, nó không dữ dội mà âm ỉ trong suốt chặng hành trình tìm
kiếm chính mình. An Mi khơng bám víu, khơng cố gắng để thay đổi thực tại, thay
đổi bản thân mình mà cơ đang cố gắng để bản thân mình trở về với đúng bản thể,
đúng ý nghĩa tồn tại của nó. Chu Quý muốn chữa bệnh nan y cho mình, đó là một
ước muốn hiện hữu và thực tế. Cịn An Mi, cơ lại muốn tìm về chính mình để khi
mình chết cơ sẽ biết rằng ai đã chết, đó là một ước muốn rất tinh thần, trừu tượng.
Sự khác biệt giữa các nhân vật đã tạo nên những nét độc đáo và đặc biệt riêng cho
từng tác phẩm. Nói về “Và khi tro bụi” tác giả Đồn Minh Phượng đã cho nhân vật
chính của mình phát huy tối đa tính chủ thể, làm chủ nhận thức, hành động, hướng
con người tìm về với bản thể, khơng bám víu vào thực tại mà ln trăn trở, tìm hiểu
về sự tồn tại của mình trong thế giới hữu hình. Con người soi chiếu thế giới khách
25


×