Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Tài liệu Thị trường chứng khoán - Chương 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.43 KB, 25 trang )

2.1 Khái niệm và các đặc trưng
cơ bản của chứng khoán
2.1.1. Khái niệm về chứng khoán
2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chứng
khoán
2.1.1. Khái niệm về chứng
khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn
của tổ chức phát hành. (Luật chứng
khoán)
2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của
chứng khoán
a. Tính sinh lợi.
* Khái niệm: Khả năng tạo ra thu nhập cho người chủ sở hữu trong những kỳ
hạn nhất định.
* Biểu hiện:
b. Tính rủi ro.
* Khái niệm: Là sự cố bất lợi có khả năng xảy ra của chứng khoán đối với
người chủ sở hữu dẫn tới những thiệt hại, tổn thất cho người sở hữu
chứng khoán.
* Biểu hiện:
c. Tính thanh khoản.
* Khái niệm: là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền một cách dễ
dàng.
* Biểu hiện:
=>ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của chứng khoán: tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn các công cụ chứng khoán
thích hợp và hiệu quả nhất
2.2 Các loại chứng khoán


2.2.1. Trái phiếu ( bond)
2.2.2. Cổ phiếu (Stocks)
2.2.3. Chứng chỉ quĩ đầu tư
2.2. 4. Các chứng khoán phái sinh
(Derivatives).
2.2.1. Trái phiếu (bond)
a, Khái niệm
b, Đặc điểm của trái phiếu
c, Phân loại trái phiếu
2.2.1. Trái phiếu
a, Khái niệm
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
* Một số thuật ngữ liên quan
- Thụ trái
- Trái chủ ( Bonders )
- Mệnh gía trái phiếu:.
- Thị giá
- Lợi tức trái phiếu ( trái tức)
- Lãi suất ( trái suất ) Thường gọi là lãi suất coupon ( lãi suất theo
cuống phiếu)
- Thời hạn của trái phiếu
- Kỳ trả lãi
- Giá phát hành:.
2.2.1. Trái phiếu
b, Đặc điểm của trái phiếu
- Trái phiếu là loại chứng khoán nợ
- Thời hạn lưu hành được xác định trước
- Trái phiếu là loại chứng khoán có thu
nhập xác định trước.

- Giá trị danh nghĩa luôn thể hiện trên bề
mặt của trái phiếu
2.2.1. Trái phiếu
c, Phân loại trái phiếu
(1) Theo chủ thể phát hành:
(2) Theo khả năng chuyển nhượng
(3) Theo phương thức trả lãi
(4) Căn cứ vào cơ chế lãi suất
(5) Căn cứ vào thời hạn lưu hành của trái phiếu
* ý nghĩa phân loại: giúp cho chúng ta biết
được kết cấu của trái phiếu theo chủ thể
phát hành để từ đó có thể lựa chọn
2.2.2. Cổ phiếu
a, Khái niệm
b, Đặc điểm của cổ phiếu
c, Phân loại cổ phiếu
2.2.2. Cổ phiếu
a, Khái niệm
Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với một phần
vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
*Một số thuật ngữ liên quan:
- Cổ phần
- Cổ đông
- Cổ tức
- Mệnh giá cổ phiếu
- Thị giá cổ phiếu
2.2.2. Cổ phiếu
b, Đặc điểm của cổ phiếu
- Là một loại chứng khoán vốn ( xác nhận

việc góp vốn vào CTCP)
- Thời hạn lưu hành không xác định trước.
- Là loại chứng khoán có thu nhập không cố
định, thu nhập của cổ phiếu phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh của CTCP
2.2.2. Cổ phiếu
c, Phân loại cổ phiếu
(1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông
(2) Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu
biểu quyết trong Đại hội cổ đông
(3) Căn cứ vào tính chất lưu hành
(4) Các loại cổ phiếu khác
c, Phân loại cổ phiếu
(1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông
- Cổ phiếu thường (Common/Ordinary
shares/stocks)
- Cổ phiếu ưu đãi (Preferred shares/stocks)
(1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ
đông
Cổ phiếu thường (Common/Ordinary shares/stocks)
Cổ phiếu thường (Common/Ordinary shares/stocks)
* Khái niệm: là loại cổ phiếu mà cổ tức không được xác định trước, mức cổ tức và hình thức chi trả phụ thuộc
vào kết quả hoạt động và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành.
* Đặc điểm:
- Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau:
+ Nhận cổ tức theo tuyên bố trả cổ tức của HĐQT.
+ Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.
+ Quyền bỏ phiếu: ứng cử, bầu cử, biểu quyết, kiểm tra hoạt động của công ty
+ Có quyền mua cổ phiếu mới trong những đợt phát hành thêm ( mua với giá thấp hơn giá thị
trường).

+ Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác.
+ Không được ưu tiên chia vốn khi công ty kết thúc hoạt động hoặc phá sản hay giải thể.
+
- Trên chứng chỉ cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức
* Giá trị cổ phiếu thường
- Giá trị thị trường
- Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường
(1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ
đông
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred shares/stocks)
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred shares/stocks)
* Khái niệm: là loại cổ phiếu có cổ tức được xác định trước và mức cổ tức này hầu như
không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty phát hành.
* Đặc điểm:
- Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau:
+ Nhận cổ tức trước cổ phiếu thường theo tuyên bố trả cổ tức của HĐQT
+ Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.
+ Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác.
+ Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty
+ Được ưu tiên chia vốn trước cổ phần thường khi công ty phá sản hoặc hết thời gian hoạt
động.
+ Thông thường cổ đông ưu đãi không được quyền tham gia đại hội cổ đông, ứng cử, đề cử,
bầu cử và biểu quyết.
- Trong điều kiện bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức theo mức đã ấn định. Trong
trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để chi trả hoặc bị thua lỗ thì nó sẽ trả theo khả
năng hoặc tạm thời không thanh toán.
- Trên bề mặt cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá.
* Các loại cổ phiếu ưu đãi :
- Cổ phiếu ưu đãi dự phần : (Participating prefened shares
- Cổ phiếu ưu đãi không dự phần ( Non - participating prefered shares)

- Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ : (Cumulative PS)
- Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ
- Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi
c, Phân loại cổ phiếu (tiếp)
(2) Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu
biểu quyết trong Đại hội cổ đông
- Cổ phiếu đơn phiếu
- Cổ phiếu đa phiếu
- Cổ phiếu lưỡng phiếu
c, Phân loại cổ phiếu
(3) Căn cứ vào tính chất lưu hành
- Cổ phiếu quỹ :
+ Khái niệm là số cổ phiếu mà công ty giữ lại khi phát
hành cổ phiếu hoặc là số cổ phiếu được phát hành do
công ty mua lại trên thị trường chứng khoán.
+ Đặc điểm:
Cổ phiếu này không được quyền bỏ phiếu, không được
hưởng cổ tức và không được mua cổ phiếu mới.
Nguồn mua cổ phiếu được lấy từ lợi nhuận giữ lại và
thặng dư vốn
- Cổ phiếu đang lưu hành = cổ phiếu được phát hành -
cổ phiếu quỹ
c, Phân loại cổ phiếu
(4) Các loại cổ phiếu khác
- Cổ phiếu thượng hạng
- Cổ phiếu tăng trưởng
- Cổ phiếu phòng vệ
- Cổ phiếu thu nhập
2.2.3. Chứng chỉ quĩ đầu tư
* Khái niệm: Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với

một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
* Đặc điểm
- Chủ thể góp vốn
- Chứng chỉ quỹ xác nhận quyền góp vốn của quỹ,
- Khác với cổ phiếu nó không có quyền tham gia bầu cử ứng, bầu cử
- Tuỳ theo mỗi loại quỹ mà nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ có thể rút vốn trực tiếp
hay qua thị trường chứng khoán.
* Các loại quỹ
Quỹ đầu tư bao gồm nhiều loại. Song nếu căn cứ hình thái vận động của vốn, quỹ
bao gồm hai loại :
- Quỹ đóng.
Với các quỹ đóng, các chứng chỉ quỹ hay cổ phần chỉ được phát hành một lần. Đồng
thời khi các chứng chỉ hay cổ phần đã được phát hành cho các nhà đầu tư thì quỹ
cũng không mua lại chúng khi các nhà đầu tư có nhu cầu bán để rút vốn đầu tư.
- Quỹ mở.
Ngược lại với quỹ đóng, quỹ mở thường xuyên phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ
quỹ ra ngoài thị trường để huy động vốn. Đồng thời quỹ mở cũng luôn sẵn sàng mua
lại cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ của các nhà đầu tư khi họ có nhu cầu chuyển
nhượng.
2.2. 4. Các chứng khoán phái
sinh (Derivatives).
a, Quyền mua trước (Rights)- Quyền mua
cổ phiếu- đặc quyền mua
b, Chứng quyền (Warrants)- bảo chứng
phiếu
c, Hợp đồng quyền chọn (Option
contracts)
d, Các chứng khoán khác
2.2. 4. Các chứng khoán phái
sinh (Derivatives)

a,
a,
Quyền mua trước (Rights)- Quyền mua cổ phiếu- đặc quyền mua
Quyền mua trước (Rights)- Quyền mua cổ phiếu- đặc quyền mua
* Khái niệm là chứng nhận của công ty cổ phần cho phép cổ đông hiện hữu mua một số
lượng cổ phiếu phát hành bổ sung theo một mức giá ấn định trước trong một khoảng
thời gian xác định.
* Nội dung cơ bản của quyền
- Tên hàng hoá cơ sở: là tên của loại chứng khoán sẽ được mua theo quyền.
- Thời gian hiệu lực
- Số lượng quyền mua mà cổ đông được hưởng
- Giá được mua theo quyền
- Tỷ lệ quyền mua/ cổ phiếu
* Đặc điểm
- Giá mua theo quyền thường thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu.
Thị giá của cổ phiếu - giá theo quyên mua
Giá bán một quyền mua =
1+ tỷ lệ quyền mua/ 1 cổ phiếu
- Thời hạn hiệu lực của quyền mua cổ phiếu thường là ngắn hạn.
2.2. 4. Các chứng khoán phái
sinh (Derivatives)
b, Chứng quyền (Warrants)- bảo chứng phiếu
* Khái niệm: Chứng quyền là chứng nhận về quyền cho phép
người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng chứng khoán
xác định của một công ty cổ phần với một mức giá xác định
trong một thời hạn nhất định.
* Nội dung cơ bản của chứng quyền
- Tên hàng hoá cơ sở

- Số lượng quyền

- Giá đặt mua theo quyền ( giá chuyển đổi)
- Tỷ lệ quyền/ 1 chứng khoán được chuyển đổi
- Thời gian hiệu lực của quyền.
* Đặc điểm
- Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua cổ phiếu ghi trong
chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ
sở.
- Thời hạn hiệu lực thông thường từ 5 đến 10 năm thậm chí có thể là
vĩnh viễn. - Bao gồm quyền mua cổ phiếu và quyền mua trái phiếu.
2.2. 4. Các chứng khoán phái
sinh (Derivatives)
c, Hợp đồng quyền chọn (Option contracts)
* Khái niệm: là hợp đồng được ký kết giữa 2 bên trong đó cho
phép bên nắm giữ nó được mua (nếu là hợp đồng quyền chọn
mua) hoặc bán (nếu là hợp đồng quyền chọn bán) một khối
lượng hàng hoá nhất định với một mức giá xác định và trong một
thời hạn nhất định.
* Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn:
- Loại quyền ( quyền chọn mua hay chọn bán)
- Tên của hàng hoá cơ sở
- Sối lượng được mua hoặc bán theo quyền.
- Thời hạn hiệu lực của quyền
- Giá hàng hoá cơ sở theo quyền ( giá mua hoặc bán hàng hoá theo
quyền)
- Phí quyền chọn
* Hợp đồng quyền lựa chọn có hai loại: Hợp đồng quyền chọn
mua và hợp đồng quyền chọn bán.
2.2. 4. Các chứng khoán phái
sinh (Derivatives)
c, Hợp đồng quyền chọn (Option contracts) (tiếp)

c, Hợp đồng quyền chọn (Option contracts) (tiếp)
(1). Hợp đồng quyền chọn mua: (call options)
- Khái niệm: là hợp đồng trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua một số cổ phiếu nhất định theo
một giá quy định trong một thời hạn quy định của tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp
đồng một khoản phí chọn mua.
- Đặc trưng:
+ Người mua hợp đồng được quyền lựa chọn 1 trong 2 lựa chọn nếu thấy có lợi
- Thực hiện hợp đồng
- Huỷ hợp đồng
+ Trong hợp đồng có ghi rõ số lượng, chủng loại cổ phiếu mua bán, giá thanh toán hợp đồng, thời hạn hiệu lực và thời hạn thực hiện
hợp đồng
- VD
(2) Hợp đồng quyền chọn bán ( put options)
- Khái niệm: Là 1 hợp đồng trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền bán một số lượng cổ phiếu nhất định
theo giá quy định, trong một thời hạn nhất định. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán một khoản phí chọn
bán (put premium)
- Đặc trưng: tương tự như hợp đồng quyền chọn mua
- Ví dụ
* ứng dụng của hợp đồng quyền chọn:
- Cho phép nhà đầu tư nâng cao được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
- Quyền lựa chọn giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro.
2.2. 4. Các chứng khoán phái
sinh (Derivatives)
d, Các chứng khoán khác
(1) Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
* Khái niệm: là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện
một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai và với
một mức giá được ấn định tại thời điểm ký hợp đồng.
* Đặc điểm:
- Không được định giá hàng ngày

- Ngày thực hiện hợp đồng được xác định tùy theo từng hợp đồng.
- Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá giao hàng, điều này có nghĩa là không có chi phí khi mua bán hợp đồng kỳ hạn.
(2) Hợp đồng tương lai (Future contracts)
* Khái niệm: Là hợp đồng mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá nào đó, tại một thời điểm xác
định trong tương lai, theo một mức giá đã được xác định trước.
* Đặc điểm:
- Được niêm yết trên sở giao dịch. ( hoạt động mua bán được thực hiện theo các tiêu chuẩn mà SGD quy định).
- Xoá bỏ rủi ro tín dụng.
- Được tiêu chuẩn hoá.
- Thường nhật điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng theo mức giá thị trường và thanh toán mức chênh lệch.

×