Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Bai 6 Chi em Thuy Kieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 18 trang )

Kính chào q thầy cơ giáo!

Chào các em học sinh!


Kiểm tra miệng : (5’)

Câu 1 ( kt bài cũ ) :Tóm tắt ngắn gọn
Truyện Kiều theo ba phần(4đ)? Nêu giá
trị nội dung và nghệ thuật của Truyện
Kiều? (4đ).
Câu 2 (kt nội dung tự học ) : Nêu vị
trí của đoạn trích ?


CHỊ EM THÚY KIỀU
TrÝch “Trun KiỊu” – Ngun
Du


I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:

1.Đoạn
Vịtrích
trínằm
đoạn
trích
:
ở phần đầu Truyện Kiều (Gặp gỡ
và đính ước)


- Gồm 24 câu thơ: từ câu 15 đến câu
38 trong số 3254 câu thơ toàn tác phẩm
2. Đại ý: Vẻ đẹp của chị em Kiều



Bố cục: 4 phần
- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em
Thúy Kiều.
- Bốn câu tiếp theo: Miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân
-Mười hai câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp và tài năng
của Thuý Kiều
- Bốn câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống
của hai chị em.
Kết cấu chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả tinh tế ( tả Thuý
Vân trước để làm nổi bật Thuý Kiều. Tác giả chỉ dành 4 câu
để tả Thuý Vân nhưng để tả Thuý Kiều phải đến 12 câu. Vẻ
đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình cịn Kiều là cả nhan sắc,
tài năng lẫn tâm hồn)


II. Đọc- Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu hai chị em Thuý Kiều

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.



Bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều
và Thúy Vân.
- “Đầu lòng hai ả tố nga” chỉ một người con gái đẹp ở thời
xưa. Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt, điển cố
văn học Trung Quốc khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa
trang trọng.
- Vóc dáng thanh mảnh như cây mai và có lịng trắng trong
như tuyết đầu mùa. Biểu tượng ẩn dụ truyền thống mai tượng
trưng cho sự thanh nhã, tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong
trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như
“mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.
 Bút pháp ước lệ, tác giả đã hé mở cho chúng ta biết vẻ
đẹp của hai thiếu nữ - Thuý Kiều, Thuý Vân. Mỗi người một
vẻ đẹp mười phân vẹn mười” vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao,
trong trắng của hai người thiếu nữ; Vẻ đẹp chung và vẻ đẹp
riêng của từng người đều lý tưởng.


2. Vẻ đẹp của Thuý Vân. (câu 2 SGK)

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.


Với những đường nét thật tỉ mỉ qua bút pháp miêu tả ước lệ
tượng trưng quen thuộc của văn học cổ, miêu tả tỉ mỉ chi
tiết từ khuôn mặt, đôi mày, làn da, nụ cười, giọng nói..
Khn mặt xinh đẹp đầy đặn như ánh trăng đêm rằm đầy

đặn, phúc hậu.
Lông mày đậm như con ngài, nét người nở nang, miệng cười
tươi thắm như hoa, tiếng nói trong và đẹp như ngọc.
Tóc đen, dài mượt mà như những áng mây lướt thướt trơi và
da thì trắng hơn tuyết.
Lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp
của con người, kết hợp với so sánh, nhân hố một cách
thần
Néttình.
đẹp hồn hảo, cao đẹp trên đời, tưởng như nàng là kết
tinh của các thứ cao đẹp, quý giá ấy.
Nét đẹp hoàn hảo, vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, nàng là kết
tinh của các thứ cao đẹp, quý giá – một vẻ đẹp mà thiên nhiên
sẵn lòng nhường nhịn như báo trước một cuộc đời, một số phận
êm ấm, trịn trịa, bình n.


3. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều .(câu 3, 4 SGK/83)
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành địi một tài đành họa hai.
Thơng minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai


Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên cái nền của Thúy Vân.
Cũng giống như khi tả Thuý Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp
so sánh, ẩn dụ và ước lệ.
Khéo léo sử dụng thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp
của Kiều
Vẻ đẹp của Kiều được khắc họa một cách chấm phá chứ
khơng miêu tả tồn diện như Vân, đó là cách tạo điểm nhấn
rõ rệt
“Mặn mà” là cái đẹp của tâm hồn vừa nồng thắm của cung
cách vừa sâu sắc của trí tuệ và tài năng; ánh mắt trong trẻo, dịu
dàng như mặt nước hồ thu (làn thu thủy) trong ngày gió lặng.
Chân mày cong vút như dáng núi mùa xuân (nét xuân sơn)
tràn đầy sức sống. Toàn thân nàng tốt lên sức cuốn hút đến
mê mị lịng người.
Vẻ đẹp ấy đã khiến cho hoa ghen tức vì “thua thắm”, liễu hờn
giận vì “kém xanh”.


Các động từ chỉ sự ghen ghét , đố kị, nó mang một sắc thái
mạnh biểu thị thái độ ghen tức của thiên nhiên đối với vẻ đẹp
của Thúy Kiều, vẻ đẹp làm thành nghiêng nước mất, tiềm tàng
tai họa.
Ở Thúy Vân, tác giả chỉ dừng ở việc miêu tả sắc đẹp thì ở
Thúy Kiều hội tụ cả sắc lẫn tài:

Tài năng xuất sắc đến nỗi trên đời này phải chăng có người
thứ hai sánh bằng: cầm , kì, thi, họa đủ cả, khơng những biết mà
cịn đạt đến trình độ khiến người khác phải nể phục. Đặc biệt nổi
trội về “ cầm” . Cung đàn được vang lên đa sầu đa cảm, bản
nhạc mà Kiều sáng tác ở tuổi thanh xuân lại là một thiên bạc
mênh, dự báo trước một tương lai không chút êm đềm.
Thúy Kiều là sự kết hợp hài hịa giữa tài, tình và sắc. Đó là vẻ
đẹp tuyệt thế gian nhân, là tài năng tuyệt đỉnh, là tâm hồn đa
cảm nhiều tâm tư trắc ẩn. Đó là chân dung mang tính cách số
phận bởi sắc đẹp và tài năng của Kiều quá nổi trội mà thiên
nhiên, tạo hóa


5. Có ý kiến cho rằng đằng sau bức chân dung xinh đẹp
của Thúy Kiều và Thúy Vân là những dự báo về số phận của
hai nàng. (câu 5 SGK/83)
Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách,
chân dung thể hiện số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa
phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác trong tự nhiên phải đố kị “hoa
ghen” “liễu hờn”. Đây là những dự báo số phận nàng sẽ éo le,
đau khổ.
6. So sánh hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều: câu
6 SGK/83)
Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức
chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được
miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều
sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó
dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân
chủ yếu là ngoại hình cịn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài
năng và tâm hồn.



7. Nghệ thuật
- Bút pháp ước lệ,hình ảnh tượng trưng, nghệ
thuật so sánh, ẩn dụ, liệt kê,…
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
- Nghệ thuật lí tưởng hố, quan niệm thẩm mĩ
phong kiến.
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
8 .Ý nghĩa : Đoạn trích thể hiện tài năng nghệ
thuật và cảm hứng nhân văn ca ngợi vẻ đẹp và tài
năng của tác giả Nguyễn Du.


III. Luyện tập:


HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Bài vừa học :
- Học thuộc lịng đoạn trích
- Vẽ bức chân dung Thúy Kiều hoặc Thúy Vân theo
cảm nhận của em
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai nhân vật
2. Bài sắp học : Trả bài tập làm văn số 1
Ôn tập về văn thuyết minh có kết hợp các yếu tố
miêu tả, một số biện pháp nghệ thuật


Xin chân thành


cảm ơn!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×