Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường:Hãy chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân của bạn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.62 KB, 5 trang )

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường:Hãy
chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân của bạn


Cần rửa và kiểm tra bàn chân hàng ngày, nhất là các ngón chân
Bệnh lý bàn chân do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng trở nên phổ
biến và là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh ĐTĐ phải nhập
viện. Chăm sóc bàn chân tốt sẽ giúp cho người bệnh ĐTĐ tránh được các biến
chứng nguy hiểm như loét bàn chân hay cắt cụt chi.

Nguyên nhân gây những biến chứng ở bàn chân
Hằng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ
cơ thể, vì thế có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân và các
nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng.
Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu
ngoại vi và nhiễm khuẩn.
- Bệnh thần kinh ngoại vi: Đường huyết cao làm hủy hoại lớp áo ngoài của
các dây thần kinh, là nơi tiếp nhận cảm giác, vì thế người bệnh có thể không cảm
thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân của mình. Họ có thể dẫm phải
đinh hay các vật sắc nhọn, có thể bị bỏng mà không biết. Các bác sĩ gọi đó là hiện
tượng “mất các cảm giác bảo vệ”. Khi đó, một vết thương dù nhỏ cũng có thể bị
loét rộng ra và trở thành trầm trọng.
Bệnh tiến triển dần dần, ban đầu thường là đau hai chân về ban đêm làm
cho người bệnh khó chịu, mất ngủ. Sau đó đau thường xuyên, cả khi nghỉ ngơi, đi
lại khó khăn, cảm giác tức nặng ở hai chân. Dần dần dẫn tới mất cảm giác ở cẳng
chân và bàn chân làm cho bệnh nhân không còn cảm giác đau nữa.
- Bệnh mạch máu ngoại vi: Thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ và hẹp, làm
giảm dòng máu tới chân. Máu mang ôxy tới các mô của cơ thể, giúp cho các mô
có thể sống khỏe mạnh. Sự nghèo tuần hoàn làm cho da trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị
loét và nhiễm khuẩn.
Nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi sẽ


làm vết thương khó liền sẹo, mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi
cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế vết thương có
thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị
đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi là rất cao.
Vì vậy, để phòng tránh viêm loét và cắt cụt chi, người bệnh ĐTĐ cần có
thói quen chăm sóc bàn chân hằng ngày.


Lau khô bàn chân bằng vải mềm.

Phương pháp bảo vệ đôi bàn chân
Ngoài chế độ ăn hợp lý; tập thể dục hằng ngày; bỏ thói quen xấu như hút
thuốc và uống rượu, bạn cần phải dùng thuốc đúng giờ; kiểm soát tốt đường huyết
và kiểm tra bàn chân hằng ngày. Nên chọn thời điểm thích hợp, chọn nơi đủ ánh
sáng để quan sát kỹ bàn chân và các kẽ ngón chân để tìm các tổn thương trên bàn
chân; rửa sạch chân với nước ấm và xà phòng trung tính, không ngâm chân trong
nước quá lâu và trong nước quá nóng; sau khi rửa chân, cần lau chân bằng khăn
bông mềm. Nếu da chân khô có thể dùng kem dưỡng da bôi lên trên mu bàn chân,
tuyệt đối không bôi vào kẽ chón chân. Cần cắt tỉa móng chân theo đường thẳng
hoặc theo đường vòng của ngón, không cắt quá ngắn và không cắt sâu vào các góc
móng, vì dễ gây tổn thương cho ngón chân.
Nếu chân có cục chai, cần trao đổi với bác sĩ để tìm cách điều trị, không
được tự ý dùng dao lam hoặc các biện pháp khác để loại bỏ cục chai. Cần mang tất
bằng chất liệu cotton khi đi giày. Giày bằng chất liệu mềm, vừa chân, đế thấp; nên
đi giày dép ngay cả ở trong nhà để tránh trường hợp dẫm phải vật nhọn có thể làm
tổn thương bàn chân. Bảo vệ bàn chân tránh khỏi ánh nắng.
Hãy đặt chân lên ghế ở tư thế ngang khi ngồi; không bắt chéo chân trong
thời gian dài; không đi tất chật, đàn hồi và có vòng cao su ở quanh cổ chân; tập cử
động các ngón chân trong khoảng 5-10 phút, vài lần trong ngày. Các hình thức
luyện tập như đi bộ, nhảy, bơi lội hoặc đạp xe là những bài tập thể dục tốt và dễ

cho vận động của bàn chân, giúp cải thiện lưu thông mạch máu.

×