Phòng, trị bệnh đái tháo đường
Tổn thương bàn chân ở những bệnh nhân bị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường hay mắc phải sai lầm là ăn
trước rồi uống thuốc sau, làm đường trong máu tăng lên rất
cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Sau 65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là 16%
và bệnh ĐTĐ ở người lớn tuổi thường xuất hiện nơi những
người dư cân hoặc béo phì. Tỉ lệ bệnh ĐTĐ ở người bị
bệnh béo phì cao gấp 4 đến 30 lần so với người không bị
béo phì.
Gây tổn thương nhiều cơ quan
Bệnh ĐTĐ có các triệu chứng sớm như kiến bu vào những
giọt nước tiểu rơi vãi bên ngoài cầu, bệnh nhân bỗng nhiên
uống nhiều, tiểu nhiều (cả về lượng nước tiểu lẫn số lần đi
tiểu), ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất
ngủ, rụng tóc (thường gặp ở phụ nữ), rối loạn kinh nguyệt,
viêm âm đạo, mờ mắt, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiểu tái
đi tái lại... Nhưng trong thực tế , ĐTĐ là bệnh diễn tiến
tương đối âm thầm, có khi không có biểu hiện gì cho đến
khi xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng nề.
Biến chứng cấp tính liên quan đến lượng đường trong máu
như lượng đường trong máu tăng quá mức hay hạ thấp quá
mức dẫn đến hôn mê. Các biến chứng lâu dài khá thường
gặp, diễn tiến chậm chạp và ít có biểu hiện triệu chứng
sớm.
Người bệnh ĐTĐ dễ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết
áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt
ngực, loét chân, hoại thư chân... Còn nhóm biến chứng do
hư hỏng các mạch máu nhỏ li ti ở não, mắt, thận làm cho
các cơ quan này bị tổn thương thì rất đa dạng. Ngoài ra, sức
đề kháng của người bệnh ĐTĐ cũng suy giảm và tình trạng
đường trong máu cao cũng rất dễ bị nhiễm trùng, nhất là
nhiễm lao như lao phổi hay nhiễm nấm phổi.
Những người mắc bệnh ĐTĐ cần đặc biệt lưu ý triệu chứng
rối loạn thần kinh cảm giác ở chân, biểu hiện bởi bàn chân
giảm cảm giác. Trên thực tế, người bệnh ĐTĐ điều trị
không được tốt thường dễ có biến chứng rối loạn thần kinh
cảm giác ở chân. Vết thương ở bàn chân rất khó lành, thậm
chí có thể gây nguy hiểm tính mạng hoặc cắt cụt chân để
xử trí những trường hợp vết thương lan tràn quá nặng nề.
Kiểm soát chế độ ăn, chuyện không nhỏ
Ai cũng biết bệnh ĐTĐ liên quan đến chế độ ăn có quá
nhiều chất ngọt, tinh bột. Và việc thay đổi thói quen ăn
uống là việc không dễ dàng, thậm chí rất khó khăn vì thói
quen ăn uống hình thành từ lúc còn nhỏ tuổi. Trong khẩu
phần ăn hằng ngày, thường chủ yếu là cơm, thêm chút
canh, rau, vài miếng thịt... và hay uống nước ngọt để giải
khát.
Khi bị ĐTĐ, người bệnh phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn
uống, giảm ăn chất bột (cơm, phở, bánh mì...), ăn không
quá một chén cơm mỗi buổi và phải ăn thế vào đó nhiều
rau, cải, thịt, kiêng ăn mỡ động vật, kiêng cữ các chất ngọt
có đường như chè, nước ngọt, nhiều loại trái cây ngọt.
Suy nghĩ sai lầm mà người bệnh ĐTĐ hay mắc phải là cứ
ăn trước rồi uống thuốc sau làm đường trong máu có lúc
tăng lên rất cao, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tập thể dục rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Khi luyện
tập vận động, cơ thể sẽ tăng sử dụng đường làm giảm
đường trong máu. Nhưng cũng cần phòng ngừa biến chứng
hạ đường trong máu lúc đang luyện tập.
Còn điều trị, có thể là thuốc uống hay thuốc tiêm. Khi
dùng, cần chú ý tác dụng phụ hạ đường trong máu của
thuốc. Khi bị hạ đường trong máu, người bệnh có cảm giác
xây xẩm muốn xỉu, vã mồ hôi, nặng hơn là hôn mê. Lúc
này chỉ cần cho uống vài hớp nước đường hay nước ngọt,
người bệnh sẽ tỉnh lại ngay.