Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Khi nào khẳng định mắc bệnh đái tháo đường? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.44 KB, 6 trang )

Khi nào khẳng định mắc bệnh
đái tháo đường?

Để biết một người bị đái tháo đường hay không, không nhất thiết cần
tiêu chuẩn có đường trong nước tiểu. Người nghi ngờ có bệnh buộc phải làm
xét nghiệm đường máu hoặc làm nghiệm pháp tăng đường máu.

Phải xét nghiệm rất kỹ mới khẳng định được mắc đái tháo đường.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tǎng
đường máu, do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc do có sự suy yếu
trong bài tiết và hoạt động của insulin. Trên thực tế, khi người bệnh có đường
trong nước tiểu cũng là lúc bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhiều khi đã có biến chứng,
nhất là đối với những người mắc bệnh ĐTĐ type 2.

Xét nghiệm đường máu là rất cần thiết để phát hiện mắc ĐTĐ
Tổ chức Y tế Thế giới quy định 3 tiêu chí để chẩn đoán bệnh ĐTĐ như
sau:
- Đường huyết tương lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau khi ǎn) >7mmol/L (>
126mg/dl).
- Đường huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tǎng đường máu >
11,1mmol/L (>200mg/dl).
- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ >11,1 mmol/L (>200mg/dl), nhưng
kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều và gầy sút.
Như vậy để biết mình có bị ĐTĐ hay không, nhất thiết phải đến các cơ sở y
tế để các thầy thuốc (nhất là các bác sĩ chuyên khoa) thǎm khám, đặc biệt phải làm
xét nghiệm đường máu mới có thể kết luận chính xác được.
Biến chứng
Biến chứng của bệnh ĐTĐ là không thể tránh khỏi và được chia thành 2
loại:
- Biến chứng cấp tính: Hạ đường huyết, nhiễm toan xêtôn và hôn mê nhiễm
toan xêtôn, hôn mê do tǎng đường máu hay hôn mê tǎng áp lực thẩm thấu, hôn mê


nhiễm toan lactic Những biến chứng này xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu
chứng lâm sàng đa dạng và phong phú. Những biến chứng này đe dọa đến mạng
sống của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Biến chứng mạn tính: Tổn thương các mạch máu lớn, gây bệnh tim -
mạch, hoại tử chi; tổn thương mạch máu nhỏ gây mù lòa, bệnh lý cầu thận, hủy
hoại các dây thần kinh; giảm khả nǎng chống lại các bệnh nhiễm trùng ). Đây là
những biến chứng xảy ra liên tục và kín đáo nên không dễ nhận ra, thường khi
phát hiện được thì chúng đã ở giai đoạn muộn.
Tuy không thể tránh được các biến chứng, nhưng thầy thuốc chuyên khoa
vẫn có thể làm chậm sự tiến triển và mức độ trầm trọng của bệnh bằng cách quản
lý tốt bệnh nhân. Ngoài ra cũng cần lưu ý, biến chứng xuất hiện sớm hay muộn
còn phụ thuộc vào typ ĐTĐ. Ví dụ biến chứng mạch máu nhỏ, thường xảy ra ở
bệnh nhân ĐTĐ typ 1 sau 5 nǎm mắc bệnh, nhưng lại có ngay từ khi bệnh mới
được chẩn đoán ở người ĐTĐ typ 2.
Lưu ý
- ĐTĐ có thể là một bệnh, nhưng cũng có thể là một triệu chứng của một
bệnh nội tiết khác. Trong trường hợp là triệu chứng của một bệnh (chẳng hạn một
trong những triệu chứng của bệnh nhiễm độc giáp hay hội chứng Cushing là tǎng
đường máu) thì khi chữa khỏi bệnh đó, triệu chứng ĐTĐ cũng sẽ khỏi hẳn.
- Thứ hai, ĐTĐ có nguyên nhân là thiếu insulin, nhưng cũng có thể do
nguyên nhân khác như khả nǎng hoạt động của insulin bị suy giảm, hay tình trạng
bệnh lý tại thụ thể (nơi tiếp nhận glucose được insulin hoạt hóa), hoặc bệnh lý bên
trong tế bào, hoặc do sự kháng lại insulin ở mô đích Trong những trường hợp
này, lượng insulin lại không thiếu, vì thế cách điều trị bệnh sẽ không giống nhau.
Hay nói cách khác, người ta phân biệt có hai loại ĐTĐ: ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type
2.
Trong ĐTĐ type 1 (còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin), do hậu quả của quá
trình tự miễn dịch mạn tính, các tế bào bêta (tế bào tiết ra insulin) của đảo tụy
Langerhans bị hủy hoại, dẫn đến tình trạng thiếu hoặc không còn insulin trong
máu. Do vậy khi điều trị ĐTĐ type 1 buộc phải dùng insulin hay có nghĩa là cần

phải đưa vào cơ thể một lượng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa bình thường
của cơ thể.
Ngược lại, bệnh nhân ĐTĐ type 2 thường không phụ thuộc vào việc tiêm
insulin. Tuy nhiên, sau một thời gian nhiều người trong số họ có biểu hiện giảm
sản xuất insulin và đòi hỏi có insulin bổ sung, đặc biệt khi bị cǎng thẳng (stress)
hoặc ốm đau. Các nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, mỗi nǎm tuyến
tụy mất đi 4 % các tế bào sản xuất insulin.
Ai dễ bị ĐTĐ?
Ngày nay, người ta biết ĐTĐ type 2 có thể phòng ngừa được. Nhiều nghiên
cứu cho thấy nếu bệnh được phát hiện từ khi còn là yếu tố nguy cơ thì có thể sử
dụng chế độ ǎn, chế độ luyện tập để làm giảm một cách đáng kể tỷ lệ người mắc
bệnh.
Các yếu tố nguy cơ đó là:
- Thừa cân hoặc béo phì (chỉ số trọng lượng cơ thể BMI >23).
- Tǎng huyết áp vô cǎn.
- Trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở thế hệ F1.
- Tiền sử có ĐTĐ thai nghén hoặc khi sinh, con có cân nặng trên 4kg.
- Các đối tượng có nguy cơ cao: Người từ 45 tuổi trở lên, người được chẩn
đoán là có rối loạn đường máu lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose, người được
chẩn đoán có rối loạn chuyển hóa lipit, đặc biệt khi có HDL - cholesterol thấp
(<0,9 mmol/L và tryglicerid máu cao (từ2,2 mmol/L trở lên), người gốc châu Á,
Phi đến sống ở nước công nghiệp phát triển, hoặc dân cư ở các nước đang có sự
thay đổi nhanh chóng về lối sống như ít hoạt động thể lực, ǎn thừa calori


×