Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Quần thể di tích Cố đô Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.45 MB, 55 trang )

Quần thể di tích Cố đơ Huế, Việt Nam

Thơng tin chung:
 Cơng trình: Quần thể di tích Cố đơ Huế (Complex of Hué Monuments)
 Địa điểm: Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam; (N16 28 9,984
E107 34 40,008)
Thiết kế kiến trúc:
 Quy mơ: Diện tích khu vực Di sản 315ha; Vùng đệm 71,93ha
 Năm xây dựng: Đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20
 Giá trị: Di sản thế giới (1993; hạng mục IV)


Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở trung tâm địa lý của Việt
Nam và gần với biển, từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến, dưới triều nhà
Nguyễn, từ năm 1802 đến 1945.
Hiện tại, Huế có diện tích 7200ha, dân số 0,45 triệu người (năm 2018), là trung
tâm của miền Trung về văn hố, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học...và là một
trong những đô thị lớn nhất Việt Nam.
Vào thế kỷ 17 và 18, khu vực thành cổ Huế đã từng là trung tâm hành chính của
miền Nam Việt Nam.
Là thủ đô của Việt Nam thống nhất vào năm 1802, Huế khơng chỉ là trung tâm
chính trị mà cịn là trung tâm văn hóa và tơn giáo dưới triều Nguyễn, triều đại hồng
gia cuối cùng của lịch sử Việt Nam.
Cố đơ Huế thời bấy giờ được quy hoạch phù hợp theo triết lý phương Đông cổ
đại với việc luôn tôn trọng các điều kiện tự nhiên của địa điểm.
Núi Ngự Bình và sông Hương mang lại cho kinh đô phong kiến độc đáo này vẻ
đẹp tự nhiên tuyệt vời cũng như tầm quan trọng mang tính biểu tượng. Những ngọn
đồi tượng trưng cho tiền án của kinh thành. Các gò đất hai bên tạo thành tả thanh long,
hữu bạch hổ, che chắn các lối vào chính và ngăn xâm nhập của các linh khí độc hại.
Cấu trúc khơng gian của Quần thể di tích Cố đơ Huế khơng chỉ được đặt cẩn
trọng trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của khu vực, mà còn gắn liền với các


yếu tố mang tính đức tin như: Ngũ điểm (Trung tâm, Tây, Đông, Bắc. Nam; Ngũ hành
(Đất, Kim loại, Gỗ, Nước, Lửa) và Ngũ sắc (Vàng, Trắng, Xanh, Đen, Đỏ).
Kinh thành Huế khơng chỉ có chức năng hành chính và qn sự của quốc gia,
mà là nơi bố trí Hồng thành, Tử Cẩm thành và các cung điện hồng gia có liên quan.
Trấn Bình đài (thành Mang Cá) là một cơng trình phịng thủ bổ sung ở góc Đơng Bắc
của Kinh thành, được xây dựng để kiểm soát sự di chuyển trên sông. Một pháo đài
khác, Trấn Hải thành (thành trấn giữ mặt biển) được xây dựng để bảo vệ Kinh thành
chống các cuộc tấn cơng từ biển.
Bên ngồi Kinh thành, có một số di tích quan trọng có liên quan như: Đàn Nam
Giao; Chùa Thiên Mụ; Văn Miếu và Võ Miếu; Điện Hịn Chén; Đấu trường Hồng gia
và đền Voi Ré; Trấn Hải Thành.


Xa hơn về phía thượng nguồn, dọc theo sơng Hương, là lăng mộ hoàng đế của
các triều đại nhà Nguyễn (nhà Nguyễn có 13 vua, nhưng chỉ có 7 lăng được xây
dựng). Kiểu quy hoạch theo triết lý Phong Thủy phương Đông với nguyên tắc sơn
triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ... đã làm cho các lăng này có được kiến
trúc rất đẹp và thơ mộng.
Quần thể di tích Cố đơ Huế là một ví dụ đáng chú ý về quy hoạch và xây dựng
của một kinh thành hoàn chỉnh trong một giai đoạn tương đối ngắn vào những năm
đầu của thế kỷ 19. Tính tồn vẹn của bố cục đô thị và thiết kế kiến trúc các tịa nhà
làm Quần thể trở thành một hình mẫu đặc biệt về quy hoạch đô thị thời kỳ phong kiến
muộn tại Đơng Á.
Quần thể di tích Cố đơ Huế đã chịu tác động của các cuộc chiến tranh cũng như
sự phát triển hiện đại gắn liền với sự mở rộng các khu định cư. Song về cơ bản, Quần
thể di tích được bảo tồn tốt và tính tồn vẹn của địa điểm đã được duy trì.

Sơ đồ Kinh thành Huế trong sách Đại Nam nhất thống chí



Quần thể di tích Cố đơ Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam được UNESCO tôn
vinh là Di sản văn hóa (năm 1993) với tiêu chí (IV): Quần thể di tích Cố đơ Huế là
một ví dụ nổi bật về một thủ đơ phong kiến phương Đơng.

Sơ đồ vị trí 14 hạng mục Di sản trong Quần thể di tích Cố đô Huế


Di sản Quần thể di tích Cố đơ Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các 14
hạng mục Di sản sau:
Kinh thành Huế
Kinh thành Huế (Citadel of Hué ; Hạng mục Di sản 1) bao gồm: Hoàng thành,
Tử Cấm Thành, Kênh đào Hoàng gia, Bảo tàng Huế, Văn Miếu; Hồ Tịnh Tâm…. Khu
vực di sản có diện tích 159,71 ha; Vùng đệm có diện tích 71,93 ha.

Sơ đồ Khu vực Kinh thành Huế - Hạng mục Di sản 1; Màu đỏ: Phạm vi Di sản; Màu xanh lá
cây: Phạm vi vùng bảo vệ.

Kinh thành Huế được xây dựng và hoàn thiện trong suốt 140 năm, từ năm 18051945, nằm trên bờ Bắc sông Hương, quay mặt về hướng Nam (gần Đông Nam).
Kinh thành Huế được vua Gia Long (vị vua sáng lập triều Nguyễn, 8/2.1762 –
3/2/1820) tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn thành


vào năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng (vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, 25/5/1791 –
20/1/1841).
Về mặt phong thủy, tiền án của Kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100m; hai
bên là cồn Hến và cồn Dã Viên tạo thế rồng chầu, hổ phục đề cao vương quyền. Sông
Hương rộng, trải dài giữa hai cồn như một cánh cung mang sinh khí cho Kinh thành.
Kinh thành Huế có diện tích khoảng 520 ha với 3 vịng thành là Thành ngoại,
Hoàng thành và Tử Cấm Thành (Hoàng thành và Tử Cấm Thành còn gọi chung là Đại
nội hay Thành nội). Khu vực Thành ngoại là nơi dân cư sinh sống. Đại nội là nơi làm

việc của triều đình, nơi sinh hoạt, tín ngưỡng, giải trí của Hồng gia nhà Nguyễn.
Vịng thành ngồi, hay vịng thành thứ nhất của Kinh thành Huế, có chu vi gần
10571m, cao 6,6m, dày 21m, ban đầu đắp bằng đất sau đó mới xây bằng gạch.
Vịng thành ngồi được xây dựng theo kiến trúc Vauban (kiểu thành theo hình
mẫu mang tên kỹ sư người Pháp, 4/5/1633 – 30/3/1707), là một phức hợp cơng trình
kiến trúc có giá trị phịng ngự cao như lũy, pháo đài, hỏa mai có chu vi tường ngồi
như hình ngơi sao, phù hợp với các cuộc chiến tranh sử dụng súng. Thành là một sự
kết hợp hài hòa giữa thành lũy truyền thống và thành hào hiện đại của châu Âu thời
bấy giờ.
Bên ngồi vịng thành có hai hệ thống mặt nước bao bọc: Hệ thống hào nước
chạy sát chu vi thành và hệ thống sông tự nhiên, sông đào, gồm: sơng Hương tại phía
Nam; sơng Bạch Yến tại phía Bắc; sơng Đơng Ba tại phía Đơng; sơng Vạn Xn (Kẻ
Vạn) tại phía Tây.
Thành ngoại có 10 cửa chính: Chính Bắc (cửa Hậu, nằm tại mặt sau Kinh thành),
Chính Tây, Chính Đơng (cửa Đơng Ba), Chính Nam (cửa Nhà Đồ), cửa Tây Bắc (cửa
An Hòa), cửa Tây Nam (cửa Hữu), cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn), cửa
Đông Nam (cửa Thượng Tứ) và cửa Đơng Bắc (cửa Kẻ Trài). Ngồi ra tại đây cịn có
một cửa thơng với Trấn Bình đài (thành Mang Cá), hai cửa bằng đường thủy thông
Kinh thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây
Thành Thủy Quan.


Sơ đồ vị trí các cửa ra vào Kinh thành Huế (cửa ra vào Vòng thành ngoại)

Sau năm 1945, trong thời kỳ chiến tranh, một số hộ dân trong Kinh thành đã di
dời tới sống sát theo bờ sông đào và trên cả tường thành tới 1,5 vạn người. Từ năm
2019, chính quyền thành phố Huế đang tiến hành di dân ra khỏi Khu vực Di sản và
Vùng bảo vệ Di sản (theo quy định của UNESCO).



Sơ đồ vị trí các hạng mục cơng trình chính trong Kinh thành Huế

Các hạng mục cơng trình chính trong Kinh thành Huế gồm:


Hồng thành:
Hồng thành (Imperial City) là vịng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế,
có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên
nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia.
Hoàng thành được xây dựng năm 1804 và hoàn thành vào năm 1833 dưới thời
vua Minh Mạng với toàn bộ hệ thống cung điện vào khoảng 147 cơng trình.
Hồng thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m. Tường thành xây
bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính
phía Nam là Ngọ Mơn, phía Đơng là Hiển Nhơn, phía Tây là Chương Đức, phía Bắc
là Hịa Bình. Các hào và hồ được đào chung quanh phía ngồi thành đều có tên Kim
Thủy.
Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố cục theo một trục
đối xứng theo hướng Bắc - Nam, trong đó trục chính giữa bố trí các cơng trình chỉ
dành cho vua.
Các cơng trình ở hai bên trục chính được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực,
tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ". Ngay cả
trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" (bên trái trước,
bên phải sau, lần lượt theo thời gian).
Mặc dù có rất nhiều cơng trình lớn nhỏ được xây dựng trong Hồng thành
nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các
hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Mặc dù quy mơ của mỗi
cơng trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu
"trùng lương trùng thiềm" (hay còn gọi là "trùng thiềm điệp ốc" - kiểu nhà kép hai
mái), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh
hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men

thường gọi là ngói Thanh lưu ly (màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (màu vàng). Các cột
được sơn thếp theo mơ típ rồng-mây. Nội thất cung điện thường được trang trí theo
cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều
bài thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu (theo quan
niệm của đạo Phật: bánh xe, loa ốc, tán, trướng, hoa sen, bình, song ngư, sợi dây liên
hoàn) hay theo đề tài tứ thời. Con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc, được
cho là tuân theo Dịch lý, những con số này phù hợp với vận mạng của thiên tử.


Phối cảnh tổng thể Khu vực Đại Nội trong Kinh thành Huế
Các khu vực bên trong Hoàng Thành gồm:
 Khu vực phịng vệ: gồm vịng thành bao quanh bên ngồi, cổng thành, các hồ
(hào), cầu và đài quan sát.
 Khu vực cử hành đại lễ, gồm các cơng trình: Ngọ Mơn, cửa chính của Hồng
Thành, là nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân
khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới); Điện Thái Hòa, là nơi cử hành các cuộc
lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ
Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh...
 Khu vực miếu thờ tổ thờ các chúa Nguyễn và các vị vua nhà Nguyễn: được
bố trí ở phía trước, hai bên Ngọ Môn.
 Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống cung
Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành cho
các Hoàng Thái hậu).
 Khu vực dành cho các hồng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện
Khâm Văn... (phía sau, bên trái). Ngồi ra cịn có kho tàng (Phủ Nội vụ) và các
xưởng chế tạo đồ dùng cho hồng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)
 Khu vực Tử Cấm thành nằm trên cùng một trục Bắc - Nam với Hoàng thành
và Kinh thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện



như: Điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều); Điện Càn Thành (chỗ
ở của vua); Điện Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi); Điện Kiến Trung
(từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương); Nhà đọc sách và
các cơng trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như
Thượng Thiện đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị đường (nhà hát hoàng
cung)...
Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm cơng trình kiến trúc ở Đại nội
chỉ cịn lại ít ỏi chiếm khơng đầy một nửa số ban đầu.

Sơ đồ các cơng trình trong Đại Nội Huế:


1. Ngọ Môn; 2. Hồ Thái Dịch; 3. Cầu Trung Đạo; 4. Sân Đại Triều; 5. Điện Thái
Hoà; 6. Đại Cung môn; 7. Tả vu, Hữu vu; 8. Điện Cần Chánh; 8a. Điện Võ Hiển; 8b.
Điện Văn Minh; 9a. Điện Trinh Minh; 9b. Điện Quang Minh; 10. Điện Càn Thành;
11. Điện Khôn Thái; 11a. Viện Thuận Huy; 11b. Viện Dưỡng Tâm; 12. Lầu Kiến
Trung; 13. Thái Bình Lâu; 14. Vườn Ngự Uyển; 15. Vườn Cơ Hạ; 16. Phủ Nội vụ; 17.
Triệu Miếu; 18. Thái Miếu; 19. Cung Trường Sanh; 20. Cung Diên Thọ; 21. Điện
Phụng Tiên; 22. Hưng Miếu; 23. Thế Miếu; 24. Cửu Đỉnh 25. Hiển Lâm các; 26. Cửa
Hiển Nhơn; 27. Cửa Hồ Bình; 28. Cửa Chương Đức; 29. Ngự Tiền Văn phòng; 30.
Lục viện 31. Điện Minh Thận. Trong đó, thuộc phạm vi Tử Cấm thành gồm các cơng
trình ký hiệu: 6,7,8,9,10,11,12,13,14, 29,30.

Một số hạng mục cơng trình chính trong Hồng thành:

 Ngọ Mơn (hình vẽ ký hiêu 1)
Là cổng chính phía Nam của Hồng thành Huế được xây dựng vào năm 1843, là
cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hồng thành Huế. Ngọ Mơn có hai phần chính
là: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng.
Phần đài - cổng có mặt bằng hình chữ U, dài 57,77m rộng 27,6m, diện tích

khoảng 1560m2. Thân đài có 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Mơn, chỉ dành cho vua
đi. Hai lối bên là Tả Giáp môn và Hữu Giáp môn, dành cho quan văn, võ theo cùng
trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch môn
và Hữu Dịch mơn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu. Đài cao gần 5m, được
xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau.
Lầu Ngũ Phụng là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngồi phần thân đài, lầu
cịn được tơn lên bởi nền cao 1,15 m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai
tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẳn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối
liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hành lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ,
với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tịa lầu trơng
rất nhẹ nhàng, thanh thốt. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu
vàng, tám bộ cịn lại lợp ngói lưu ly màu xanh.


 Điện Thái Hịa (hình vẽ ký hiệu 5)
Là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Điện
Thái Hòa cùng với sân Đại Triều Nghi (sân chầu, hình vẽ ký hiệu 4) là địa điểm được
dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật
vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần
vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến, cung điện này
được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 và được xây
dựng lại vào năm 1833, trên nền cao 1m với diện tích xây dựng khoảng 1360m2. Mái
điện lợp ngói hồng lưu ly, có cấu trúc theo dạng mái “chồng diêm”. Giữa hai lớp mái
là một bức tường chạy bốn mặt của nhà, được chia thành các ơ để trang trí hình vẽ và
thờ văn trên các tấm Pháp lam theo lối nhất thi nhất họa.


Điện Thái Hòa



 Đại Cung mơn (ký hiệu 6) là cửa chính được xây vào năm 1833, hiện đã bị phá
hủy hoàn toàn.
 Cung Trường Sanh (Trường Sinh, Trường Ninh, ký hiệu 19), nằm tại phía
Tây Bắc Hồng thành, là nơi sinh hoạt của một số hoàng thái hậu và thái hoàng
thái hậu. Cung được xây dựng vào năm 1821, được trùng lớn vào năm 1846, và
được xây dựng bổ sung vào năm 1923.

Cung Trường Sanh
 Cung Diên Thọ (Trường Thọ, Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ, ký hiệu 20)
Được xây dựng vào năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng thái hậu của triều
Nguyễn. Cơng trình nằm tại góc Tây Bắc của Hồng Thành. Cung Diên Thọ có kích
thước dài 138,5m, rộng 126,4m với diện tích 17500m2, bao gồm 20 cơng trình kiến
trúc lớn nhỏ với nhiều loại hình và đa dạng phong cách kiến trúc. Trải qua nhiều lần bị
phá hủy và tu sửa, khu vực cung Diên Thọ chỉ cịn tồn tại một số cơng trình như: Diên
Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, lầu Tịnh Minh, Trường Du Tạ, Khương Ninh Các.
Các cơng trình này được nối kết với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che.


Một góc Cung Diên Thọ

 Điện Phụng Tiên (ký hiệu 21)
Là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước cung Diên Thọ, được
xây dựng để thờ cúng các vủa triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này tuy cũng
thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây
cúng tế. Ngồi ra, nó cịn là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhiều đời vua nhà Nguyễn.
Năm 1947, tọàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng
tường thành còn tương đối nguyên vẹn.

 Cửu Đỉnh (ký hiệu 24)
Là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu (ký

hiệu 23), phía Tây Nam Hồng thành, được đúc ở Huế vào năm 1835 - 1837. Mỗi
đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế triều Nguyễn với trọng lượng khác
nhau và hình chạm khắc bên ngồi đỉnh cũng khác nhau: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh,


Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền
Đỉnh. Cửu đỉnh hiện là Bảo vật quốc gia cùng với bộ Cửu vị thần công và Đại Hồng
Chung tại chùa Thiên Mụ.

Cửu Đỉnh

 Hiển Lâm Các (ký hiệu 25) được xây dựng vào năm 1821 – 1822, nằm trong
khu vực miếu thờ trong Hồng thành. Cơng trình cao 17m và là cơng trình kiến
trúc cao nhất trong Hoàng thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ cơng
tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có cơng lớn của triều đại.


Hiển Lâm Các

 Cửu vị thần công
Là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia
Long, vào năm 1803 – 1804, đặt dưới chân Hồng thành trước cửa Ngọ mơn. Mỗi
khẩu thần cơng dài 5,1m, nặng khoảng 17 tấn. Phía dưới các khẩu thần công là giá
súng và bệ súng cũng được chạm trổ cực kỳ công phu và tỷ mỉ. Tất cả chín khẩu đều
được phong "Thần Oai vơ địch thượng tướng quân". Phong vị và nội dung bài sắc
phong đều được khắc trực tiếp trên thân thần công.
Sang đầu thế kỷ 20, các khẩu thần công được chuyển vào bên trong, phía Nam
thành, xếp thành hai nhóm. Nhóm bên tả xếp phía sau cửa Thể Nhơn gồm 4 khẩu,
được đặt tên theo bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông; nhóm bên hữu xếp phía sau cửa
Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ.

Cửu vị thần công hiện là Bảo vật quốc gia cùng với bộ Cửu đỉnh và Đại Hồng chung
tại chùa Thiên Mụ.


Cửu vị thần công

 Khu vực các miếu thờ trong Hồng thành nằm hai bên Ngọ Mơn, gồm :
Triệu Tổ Miếu còn gọi là Triệu Miếu (ký hiệu 17) là miếu thờ Nguyễn Kim, thân
sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nằm bên phải Ngọ Mơn.
Thái Tổ Miếu cịn gọi là Thái Miếu (ký hiệu 18) là miếu thờ các vị chúa Nguyễn,
từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần, nằm bên phải Ngọ Môn, đối xứng với
Thế Tổ Miếu.
Hưng Tổ Miếu cịn gọi là Hưng Miếu (ký hiệu 22) là ngơi miếu thờ cha mẹ vua
Gia Long, nằm bên trái Ngọ Mơn
Thế Tổ Miếu cịn gọi là Thế Miếu (ký hiệu 23), là nơi thờ các vị vua triều
Nguyễn, nằm bên trái Ngọ Mơn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố,
nữ giới trong triều (kể cả hồng hậu) khơng được đến tham dự các cuộc lễ này.


Ngồi những cơng trình chính trên được sắp đặt trên một đường thẳng sau cửa
Đại Cung và Tử Cấm thành cịn có những cung điện, lầu tạ khác hai bên tả hữu là khu
vực phục vụ việc ăn uống, sức khỏe và giải trí của vua và hồng gia như: Thượng
Thiện đường, Thái Y viện, Duyệt Thị đường (nhà hát tuồng cổ nhất Việt Nam), vườn
Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển, gác Đông Các, Tu Khuê tơ lầu, điện Quang Minh
(chỗ ở của Đơng Cung hồng tử), điện Trinh Minh (chỗ ở của các bà thứ phi), viện
Thuận Huy (chỗ ở của các bà tần ngự)...Ngồi ra, cịn có một số cơng trình kiến trúc
khác dành cho tín ngưỡng tâm linh như chùa, miếu.

Tử Cấm Thành
Tử Cấm thành (Purple Forbidden City) là vịng tường thành thứ 3 của Kinh đơ

Huế, nằm trong Hoàng thành, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và
hoàng gia.
Tử Cấm Thành có mặt bằng hình chữ nhật, dài 324m x 296,68m, chu vi
1241,36m, thành bao quanh cao 3,72m, dày 0,72m, xây bằng gạch vồ. Tử Cấm thành
có 7 cửa ra vào, bên trong phân chia thành nhiều khu vực với khoảng 50 cơng trình
kiến trúc.
Các hạng mục cơng trình chính gồm:
 Điện Cần Chánh (hình vẽ ký hiệu 8) phía sau Đại Cung môn, là nơi vua làm
việc và thiết triều, đã bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1947.
 Nhà Tả Vu, Hữu Vu (ký hiệu 7) bố trí hai bên điện Cần Chánh, nơi các vị quan
chờ và sửa sang, chỉnh đốn quan phục trước khi thiết triều. Tả Vu dành cho
quan văn, Hữu Vu dành cho quan võ. Giữa sân là một chiếc vạc đồng, là một
trong số 15 chiếc vạc đồng thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời
vào thời Nguyễn. Chái Bắc Tả Vu là viện Cơ Mật, chái Nam là phòng Nội Các,
là nơi tập trung bản tấu của các Bộ, nha trình vua ngự lãm.
 Sau lưng điện Cần Chánh trở về Bắc là phần Nội Đình, khu vực ăn ở, sinh
hoạt của vua và gia đình cùng những người phục vụ. Tại đây có:
 Điện Càn Thành (ký hiệu 10) là nơi vua ở, trước điện có sân rộng, ao sen và
bức bình phong chắn điện Càn Thành và điện Cần Chánh.
 Cung Khôn Thái (Khôn Đức, ký hiệu 11) nằm ở phía Bắc điện Càn Thành, bao
gồm điện Khôn Thái, điện Trinh Minh... là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng quý


phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung; Phía sau cung Khơn Thái là lầu Kiến
Trung (Minh Viễn). Các cơng trình trên đã bị phá hủy, chỉ cịn nền móng.
 Thái Bình Lâu (ký hiệu 13) được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1919,
hoàn thành năm 1921, là nơi vua nghỉ ngơi, đọc sách, viết văn, làm thơ và thư
giãn.

Mặt cắt ngang ĐIện Cần Chánh - Phương án phục dựng



Nhà Hưu Vu

Nhà Tả Vu


Thái Bình Lâu

Kỳ Đài Huế
Kỳ đài Huế (Cột cờ/Flag Tower) nằm chính giữa mặt Nam của Kinh thành, được
xây dựng vào năm 1807, cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh
Mạng, Kỳ đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ đài gồm hai phần: đài
cờ và cột cờ. Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ
nhất cao hơn 5,5m, tầng giữa cao khoảng 6m, tầng trên cùng cao hơn 6m, tổng cộng
cao khoảng 17,5m. Ðỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1m được trang trí
bằng gạch hoa đúc rỗng. Cột cờ ban đầu bằng gỗ, năm 1948, thay bằng bê tông cốt sắt
với tổng chiều cao 37m.
Phía trước Kỳ đài nằm trên trục chính của Hồng thành là Phu Văn Lâu. Cơng
trình được xây dựng vào năm 1819, là nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà
vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.


Nằm trên trục dọc từ Kỳ Đài ra đến Phú Văn Lâu là Nghênh Lương Đình
(Nghênh Lương Tạ). Cơng trình, được xây dựng vào năm 1852, dùng làm nơi nghỉ
chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng
mát.

Kỳ Đài Huế
Trường Quốc Tử Giám

Quốc tử giám (National University) nằm tại phía Đơng của Hoàng thành. Năm
1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện
Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn
Miếu. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn.
Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành.
Trường Quốc Tử Giám là nơi đào tạo 500 vị đại khoa (tiến sỹ và phó bảng) của triều
Nguyễn.


Quốc Tử Giám
Điện Long An
Điện Long An (Long An Palace) nằm tại phía Bắc Quốc tử giám, được xây dựng
vào năm 1845, là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền mỗi đầu xuân. Điện
hình chữ nhật dài 35,7m, rộng 28m, nền cao 1,1m. Diện tích phần mái rộng đến
1.750m2, được chống đỡ bằng hệ thống 128 cột gỗ lim. Ðây là tòa nhà kép kiểu
"trùng thiềm điệp ốc". Nhà trước 7 gian với 8 bộ "vì kèo chồng rường giả thủ". Nhà
sau 5 gian với 6 bộ "vì kèo cánh ác". Điều khác biệt với các ngôi điện khác là những
chi tiết gỗ không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng các kỹ
thuật chạm trổ tinh xảo theo dạng "lưỡng long triều nguyệt", "long, lân, quy, phượng"
và các bức chạm khắc nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị.
Hiện tại, điện Long An được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
(Museum of Hue). Tại đây trưng bày hơn 300 hiện vật quý bằng vàng, sành, sứ, ngự y,
ngự dụng, trang phục của Hoàng thất, đặc biệt là Pháp lam Huế (là một loại vât kiến
trúc, cốt bằng đồng, bên ngồi có tráng nhiều lớp men màu, được sử dụng để trang trí
hình khối gắn trên đầu mái đao, bờ nóc…của các cung điện; hoặc là các mảng trang
trí có vẽ hình phong cảnh, hoa cỏ, chim mng, chữ…gắn trên các bờ nóc hay bờ mái
cung điện, phía trên các cửa trong hoàng cung và lăng tẩm các vua triều Nguyễn tại



×