Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 110 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Lê Quang Thịnh


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI (INSECTA:
ISOPTERA) VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LOÀI GÂY HẠI
CHÍNH CHO DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




Hà Nội – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Lê Quang Thịnh


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI (INSECTA:
ISOPTERA) VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LOÀI GÂY HẠI
CHÍNH CHO DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Quốc Huy
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quốc
Huy, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
và PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng, Bộ môn Động vật không xương sống, Khoa
sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
những người thầy đã tận tình chỉ dẫn, bồi dưỡng tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các cá nhân và tập thể Ban Giám hiệu; Phòng Sau Đại
học; Ban Chủ nhiệm Khoa sinh học; cùng các thầy cô Bộ môn Động vật
không xương sống, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà

Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo
nhiều thận lợi trong quá trình học tập của Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và
Bảo vệ công trình, đặc biệt Viện trưởng PGS. TS. Trịnh Văn Hạnh.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Viện Sinh thái
và Bảo vệ công trình, các cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, điều tra khảo sát để có số
liệu viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn vợ, các con và người thân trong gia đình đã
dành những tình cảm, sự quan tâm và kích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Học viên


Lê Quang Thịnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu mối trên thế giới 4
1.2. Tình hình nghiên cứu mối ở Việt Nam 11
1.3. Tình hình nghiên cứu mối ở Thừa Thiên Huế 19
CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 22
2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
2.2. Vị trí địa lý, địa hình và đặc điểm tự nhiên khu di tích Cố đô Huế 23
2.2.1. Vị trí địa lý 24
2.2.2. Đặc điểm địa hình 24

2.2.3. Khí hậu 25
2.2.4. Tiềm năng du lịch 25
2.3. Thời gian nghiên cứu 27
2.4. Nội dung nghiên cứu 27
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
2.5.1. Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật
27
2.5.2. Phương pháp phân tích, định loại mẫu vật 30


2.5.3. Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của mối và xác định loài gây
hại chính 30
2.5.4. Một số phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của
mối Coptotermes 32
2.5.4.1. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc tổ mối Coptotermes. 32
2.5.4.2. Phương pháp xác định tỉ lệ đẳng cấp quần tộc mối Coptotermes
kiếm thức ăn. 32
2.5.4.3. Phương pháp nghiên cứu quá trình lan truyền thức ăn trong quần
tộc mối Coptotermes. 33
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu 34
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đặc điểm thành phần loài và phân bố của mối trong khu di tích Cố
đô Huế 35
3.1.1. Thành phần loài mối trong khu di tích Cố đô Huế 35
3.1.2. Đặc điểm phân bố của mối trong khu di tích Cố đô Huế 41
3.1.2.1. Đặc điểm phân bố của mối theo điểm nghiên cứu 41
3.1.2.2. Đặc điểm phân bố của mối theo sinh cảnh 44
3.2. Xác định loài mối gây hại chính cho khu di tích Cố đô Huế 51
3.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái học loài Coptotermes gestroi 53
3.3.1. Đặc điểm hình thái của Coptotermes gestroi 53

3.3.2. Đặc điểm bay phân đàn của Coptotermes gestroi 54
3.3.3. Cấu trúc tổ của loài mối Coptotermes gestroi 57
3.3.4. Tỉ lệ đẳng cấp trong quần tộc Coptotermes gestroi kiếm ăn 59


3.3.5. Quá trình lan truyền thức ăn trong quần tộc Coptotermes gestroi 62
3.4. Đề xuất biện pháp phòng trừ mối cho các công trình di tích trong
khu di tích Cố đô Huế 64
3.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp đề xuất 64
3.4.1.1. Xu hướng phòng trừ mối cho công trình kiến trúc ở Việt Nam và
Thế giới 64
3.4.1.2. Các biện pháp phòng trừ mối Coptotermes đã áp dụng cho các
công trình di tích thuộc khu di tích Cố đô Huế 66
3.4.1.3. Những ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ mối cho các
công trình di tích thuộc khu di tích Cố đô Huế 68
3.4.2. Biện pháp đề xuất phòng trừ mối Coptotermes gestroi cho các công
trình di tích trong khu di tích Cố đô Huế 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1
Các tiêu chí đánh giá dùng để xác định điểm số gây hại
của mối cho công trình di tích
31

Bảng 3.1
Thành phần loài mối trong khu di tích Cố đô Huế
35
Bảng 3.2
Cấu trúc thành phần các họ mối trong khu di tích Cố đô Huế
37
Bảng 3.3
Tỉ lệ % số lượng mẫu của các giống mối trong khu di
tích Cố đô Huế
39
Bảng 3.4
Tỉ lệ % số loài thuộc các giống mối tại các điểm nghiên cứu
42
Bảng 3.5
Tỉ lệ % số loài thuộc các giống mối tại các sinh cảnh trong
khu di tích Cố đô Huế
45
Bảng 3.6
Tỉ lệ % số lượng mẫu của các giống mối ở các sinh cảnh
trong khu di tích Cố đô Huế
48
Bảng 3.7
Các loài mối và số lượng mẫu của chúng thu được trong
sinh cảnh công trình kiến trúc trong khu di tích Cố đô Huế
50
Bảng 3.8
Điểm số mức độ gây hại của các loài mối tại các điểm
nghiên cứu trong khu di tích Cố đô Huế
52
Bảng 3.9

Tỉ lệ % mối thợ, mối lính và mối non trong đàn mối
Coptotermes gestroi kiếm ăn
60
Bảng 3.10
Tỷ lệ % cá thể mối Coptotermes gestroi có thức ăn được
đánh dấu trong ruột trong tổng số 200 cá thể sau những
khoảng thời gian thí nghiệm khác nhau
62


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 2.1
Sơ đồ vị trí các điểm nghiên cứu
22
Hình 2.2
Sơ đồ Đại Nội thuộc Kinh thành Huế
23
Hình 2.3
Điều tra, thu mẫu trong sinh cảnh công trình kiến trúc
28
Hình 2.4
Điều tra, thu mẫu trong sinh cảnh thảm cỏ, đất trống xung
quanh di tích
28
Hình 2.5
Điều tra, thu mẫu trong sinh cảnh cây trồng
29

Hình 3.1
Tỉ lệ % số lượng của 3 họ mối thu được trong khu di tích Cố đô
Huế
38
Hình 3.2
Tỉ lệ % số loài của các giống mối bắt gắp trong khu di tích Cố
đô Huế
38
Hình 3.3
Số lượng loài mối thu được tại các điểm nghiên cứu
42
Hình 3.4
Giao động của tỉ lệ % số lượng loài trong các họ mối tại các điểm
nghiên cứu
43
Hình 3.5
Số lượng các taxon thuộc các bậc phân loại khác nhau ở 3 sinh
cảnh trong khu di tích Cố đô Huế
46
Hình 3.6
Số lượng mẫu mối của 3 họ mối ở 3 sinh cảnh trong khu di tích
Cố đô Huế
47
Hình 3.7
Đầu mối lính Coptotermes gestroi nhìn từ nhiều phía
54
Hình 3.8
Đặc tính hướng quang của mối cánh Coptotermes gestroi trong
quá trình bay giao hoan phân đàn.
56

Hình 3.9
Tổ mối Coptotermes gestroi trong gốc cây chết ở lăng Tự Đức
57


Hình 3.10
Tổ phụ rỗng của mối Coptotermes gestroi trong lăng Tự Đức
58
Hình 3.11
Một phần tổ mối Coptotermes gestroi thu được trong khu vực
Đại Nội
59
Hình 3.12
Giao động của tỉ lệ % các đẳng cấp ở đàn mối Coptotermes
gestroi kiếm ăn
61
Hình 3.13
Biến thiên tỷ lệ % cá thể mối Coptotermes gestroi có thức ăn
được đánh dấu trong ruột theo thời gian thí nghiệm
63
Hình 3.14
Hệ thống trạm phòng chống mối được thử nghiệm tại lăng Tự
Đức
67
Hình 3.15
Công tác phun tẩm hóa chất vào các cấu kiện gỗ trước khi đưa
vào thi công
68
Hình 3.16
Công tác khoan tạo hàng rào hóa chất xung quanh công trình

70
Hình 3.17
Hộp nhử mối được đặt tại chân cột trong công trình thuộc lăng
Minh Mạng
71
Hình 3.18
Hình ảnh trạm nhử mối bằng plastic chôn dưới đất
75
Hình 3.19
Một số hình ảnh sử dụng trạm nhử mối bằng plastic đặt dưới
đất xung quanh công trình
75
Hình 3.20
Hình ảnh trạm nhử mối bằng plastic đặt áp chân tường, xung
quanh công trình
75
Hình 3.21
Hình ảnh sử dụng trạm nhử mối bằng plastic đặt góc tường
công trình
75

1

MỞ ĐẦU

Mối là côn trùng xã hội, có sự phân hóa hình thái và chức năng giữa các
nhóm cá thể trong quần tộc. Trong một quần tộc mối có các đẳng cấp khác
nhau: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối thợ, mối lính, mối non … Với khả
năng phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulose và là nguồn thức ăn
cho động vật hoang dã nên mối có vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái

tự nhiên.
Với con người, mối được xếp vào nhóm côn trùng gây hại. Do thức ăn
của mối là các vật liệu có nguồn gốc xenlulose nên đối tượng gây hại của mối
là các công trình kiến trúc (nhà cửa, kho tàng, di tích lịch sử, văn hóa v.v.);
các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện (đê, đập đất); các loại cây trồng (cây nông
nghiệp, cây công nghiệp, cây cổ thụ, cây xanh đường phố)…. Mỗi đối tượng
có một loài hay một nhóm loài gây hại chính. Ví dụ: giống mối Coptotermes
gây hại chủ yếu cho công trình kiến trúc, giống mối Odontotermes gây hại
trên các công trình thủy lợi hoặc cây trồng.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối tập trung
chủ yếu theo hai hướng chính: điều tra đa dạng sinh học của mối và nghiên
cứu các giải pháp phòng trừ các loài mối gây hại trên các đối tượng cụ thể. Đã
có nhiều nghiên cứu về điều tra đa dạng sinh học mối được tiến hành như:
Nguyễn Đức Khảm (1976) [10], Lê Trọng Sơn (1996) [23], Nguyễn Tân
Vương (1997) [40], Nguyễn Văn Quảng (2003) [18], Ngô Trường Sơn (2009)
[28], Nguyễn Quốc Huy (2010) [8], v.v. Các nghiên cứu thường tập trung vào
môi trường tự nhiên như vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Những
dẫn liệu về thành phần loài mối vùng đồng bằng, thành phố đặc biệt là tại các
khu di tích lịch sử, văn hóa còn ít và tản mạn. Theo hướng nghiên cứu giải
2

pháp phòng trừ mối trên các đối tượng ở Việt Nam có thể kể đến những công
trình của Trịnh Văn Hạnh (2002, 2005, 2008, 2011) [3, 4, 5, 6], Ngô Trường
Sơn (2009) [28], Nguyễn Quốc Huy (2010) [8], Nguyễn Tân Vương (2005,
2008, 2010) [41, 42, 43] v.v. Trong đó, biện pháp lây nhiễm sử dụng bả độc
được áp dụng có hiệu quả cao đối với giống mối Coptotermes gây hại công
trình kiến trúc.
Khu di tích Cố đô Huế bao gồm một quần thể các di tích lịch sử - văn
hoá do triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến
nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành

phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn các di
tích thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và
được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng
12 năm 1993. Hiện tại, Cố đô Huế đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào
danh sách xếp hạng 23 di tích Quốc gia đặc biệt. Quần thể di tích Cố đô Huế
được phân chia thành các cụm công trình bao gồm các cụm công trình ngoài
Kinh thành Huế và các cụm công trình trong Kinh thành Huế. Trong Kinh
thành Huế bao gồm Đại Nội và Thành Nội.
Các di tích trong khu di tích Cố đô Huế được cấu thành từ rất nhiều cấu
kiện bằng gỗ và các vật liệu có nguồn gốc xenlulose nên thường xuyên bị mối
xâm nhập gây hại. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thành
phần loài mối trong khu di tích Cố đô Huế. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
còn nhiều hạn chế như chưa điều tra đầy đủ thành phần loài trong các công
trình thuộc khu di tích Cố đô Huế, chưa xác định được loài gây hại chính
cũng như chưa đánh giá được mức độ gây hại của chúng đối với các công
trình trong khu di tích Cố đô Huế…
3

Với nhận thức đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài
gây hại chính cho di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” với nội dung chủ
yếu điều tra, khảo sát thành phần loài mối tại khu di tích Cố đô Huế, xác định
các loài mối gây hại chính và lựa chọn biện pháp phù hợp, có hiệu quả để
phòng trừ các loài mối gây hại chính cho khu di tích Cố đô Huế.
Vì điều kiện thời gian và khả năng hạn chế nên chắc chắn luận văn còn
nhiều điểm khiếm khuyết, rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến
của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
4

CHƢƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu mối trên thế giới
Công trình nghiên cứu của Hagen (1858) được coi là công trình đầu tiên
có tính hệ thống học về mối trên thế giới. Kể từ đó bắt đầu thời kỳ phát triển
mạnh mẽ các nghiên cứu về phân loại học hình thái mối.
Holmgren (1912, 1913) đã nghiên cứu phân loại và một phần sinh học
mối khu hệ Ấn Độ. Müller (1915, 1921) mô tả một số giống mối, trong đó tập
trung chủ yếu về các loài thuộc giống Anoplotermes. Oshima (1919) đã
nghiên cứu khu hệ mối Đài Loan và Philippin. John (1913, 1925) đã tiến hành
nghiên cứu phân loại và sinh học mối ở Ceylon, Malaysia và Indonesia. Muộn
hơn có Light và Wilson với các nghiên cứu về mối ở Trung Quốc và Philippin
(Light, 1929, 1931, 1934 và Light et al., 1936). Kalshoven đã đầu tư một thời
gian khá dài cho việc điều tra và nghiên cứu mối ở Java, các công bố của ông
được đăng tải trong những năm 1930, 1941, 1950, 1952 đến 1960 (dẫn theo
Nguyễn Quốc Huy, 2010) [8].
Giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20 đến nay, các công trình nghiên cứu hệ
thống học về mối đã phát triển khá mạnh mẽ dựa trên các công trình cơ bản
của Snyder, Holmgren và Emerson.
Năm 1949, Snyder liệt kê tổng cộng 1.745 loài mối trên toàn thế giới và
đã cho xuất bản cuốn “Danh lục về mối trên thế giới”, trong đó ông lập được
một danh sách các loài thuộc 5 họ (Mastotermitidae, Kalotermitidae,
Hodotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae) với 130 giống, bao gồm cả
những loài hoá thạch [78]. Constantinho (2007), tổng hợp lại và công bố tổng
5

số loài mối được phát hiện trên toàn thế giới là 2.858 loài, thuộc 286 giống
[57].
Trong gần 3.000 loài mối được phát hiện thì các loài mối thuộc giống
Coptotermes trong phân họ Coptotermitinae và các giống Macrotermes,

Odontotermes và Hypotermes trong phân họ Macrotermitinae là các taxon
quan trọng, có ý nghĩa kinh tế lớn trong đời sống.
Các danh mục thành phần loài của bộ Cánh đều hoặc của một họ mối
cho từng khu vực cũng lần lượt được công bố, phần lớn các công trình này
đều kèm theo khoá định loại riêng và mô tả cho từng loài. Ahmad (1958) [47]
đã nghiên cứu và phát hiện 397 loài thuộc 48 giống 4 họ trong khu hệ mối
Đông Phương; Năm 1965, tác giả nghiên cứu khu hệ mối ở Thái Lan và đã
phát hiện có 74 loài, 28 giống và 3 họ [48]. Tuy nhiên, đến 2004, Yupaporn
Sornnuwat đã tổng hợp các nghiên cứu về thành phần loài mối ở Thái Lan và
công bố có 199 loài [83].
Krishna (1965) [64] công bố thành phần loài mối tại Burma gồm 103
loài. Sen-Sarma (1974) [77] đã mô tả và ghi chú về phân bố địa lý của 20 loài
mối ở Pradesh, Ấn Độ. Thapa (1981) [82] đã tiến hành nghiên cứu mối ở
Malaysia. Những nghiên cứu mối ở khu vực Đông Phương về sau tập trung
vào các vấn đề phân loại học, địa động vật học cũng như vai trò đối với kinh
tế của từng họ hoặc phân họ, cụ thể như Thakur (1979, 1980) [80, 81] , tiến
hành nghiên cứu về mối gây hại cho cây rừng và các vườn ươm ở Ấn Độ.
Những nghiên cứu về phân loại cũng được tiến hành ở Bắc Kinh,
Thượng Hải và Quảng Châu. Gần đây nhất, Huang Fu Sheng và cs. (2000) đã
công bố thành phần loài mối ở Trung Quốc gồm có 476 loài, 44 giống và 4
họ, tất cả các loài đều có mô tả và có khóa định loại tới loài [62].
6

Nghiên cứu về phân loại mối chủ yếu dựa trên những đặc điểm về hình
thái ngoài của mối lính và mối cánh. Tuy nhiên, mối thợ cũng đã được nghiên
cứu sử dụng trong phân loại như ở trong công trình nghiên cứu của Ahmad
(1950) [46]. Trong nghiên cứu này ông đã sử dụng đặc điểm hàm trên của
mối thợ làm đặc điểm chẩn loại, theo ông đây là một đặc điểm khá tốt khi sử
dụng phân loại đến giống.
Quy cách chuẩn đo các chỉ số hình thái ngoài của mối để phục vụ công

tác mô tả và định loại đã được Roonwal (1969) [70] đưa ra. Cho đến nay,
phương pháp định loại mối đựa trên các đặc điểm hình thái ngoài vẫn là
phương pháp phổ biến. Một số nghiên cứu về sự biến đổi hình thái của mối đã
được thực hiện bởi Akhtar (1974) [50], Chootani và Das (1979) [55], Akhtar
và Ahmad (1991) [51] v.v dựa trên những nghiên cứu về vị trí và góc của
răng hàm trên bên trái mối lính và hình dạng của đầu như chỉ số giữa chiều
rộng nhất của đầu và chiều rộng đầu ở gốc hàm (ở mối lính), số đo của chiều
dài và rộng của môi trên (ở mối cánh).
Một công trình tiêu biểu khác về phân loại học mối phải kể đến là của
Manzoor Farkhanda (2002). Tác giả đã nghiên cứu về sự biến đổi hình thái
giữa 52 loài mối thuộc giống Odontotermes từ những nước như Bangladesh,
Burma, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan…. Tác giả đã lựa chọn đo
đạc và thống kê 10 thông số hình thái của 52 loài mối này [66]. Sự biến thiên
về kích thước của mỗi loài đã được tác giả mô tả khá rõ.
Tuy nhiên, có những loài mối có tập tính sinh học khác nhau nhưng hình
thái rất giống nhau, như các loài thuộc giống Coptotermes. Các đặc điểm này
là nguyên nhân gây khó khăn và nhầm lẫn cho công tác phân loại dựa vào
hình thái. Do đó cần phải có các phương pháp chính xác để bổ trợ. Sands
(1998) [75] đã sử dụng các đặc điểm hình thái của ruột như cấu tạo của van
7

ruột sau, cấu tạo của hệ thống ống Malpighi để phân loại đến giống và lập cây
chủng loại phát sinh của chúng. Tài liệu này là công cụ hữu ích để giải quyết
một số trường hợp các mẫu phân loại có đặc điểm hình thái ngoài phân biệt
không rõ ràng. Belyaeva (2006) [53] sử dụng hình thái cấu tạo cơ quan sinh
dục ngoài của mối cái để phân biệt các loài thuộc họ Kalotermitidae,
Hodotermitidae và Termitidae. Schefffrahn và Nan-Yao Su (2011) [76] đưa ra
một số đặc điểm hình thái đặc trưng của mối lính và mối cánh để phân biệt 2
loài mối Coptotermes formosanus và Coptotermes gestroi.
Phương pháp phân loại dựa trên hình thái ngoài không đòi hỏi nhiều

trang thiết bị phức tạp và có thể được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trên thực
tế có thể có những loài mối đa hình thái, trong đó các cá thể mối cùng một
loài có nhiều dạng khác nhau nhưng các cá thể mối cánh vẫn có thể giao phối
với nhau do có sự tương đồng nhất định về nguồn gốc gen.
Cùng với sự phát triển của sinh học phân tử khi bước sang thế kỷ 21, có
nhiều tác giả đã sử dụng kỹ thuật ADN để xác định mức độ tương đồng về
gen giữa các cá thể có biến dị hình thái để xác định tương đồng loài. Mặt
khác, kỹ thuật này cũng cho phép phân loại một cách chính xác những loài có
hình thái giống nhau. Nghiên cứu của Alliens Szalanski và cs. (2004) đã sử
dụng ADN ti thể làm chỉ thị phân tử để phân loại và xây dựng cây phả hệ của
giống mối Heterotermes ở miền đông Ấn Độ. Chow - Yang Lee và cs. (2005)
[56] đã thẩm tra lại độ tin cậy của phân loại hình thái về các mẫu mối ở
Malaysia bằng cách phân tích phát sinh loài qua chuỗi gen Cytochrome
oxidase II (COII).
Aldrich và cs. (2007) [49] sử dụng phổ xạ sóng cận hồng ngoại (near
infrared) trên lớp hydrocarbon biểu bì để phân tích 4 loài thuộc giống
Zootermopsis và cho rằng phương pháp này có thể định loại nhanh chóng các
8

loài mối thuộc giống này. Theo tác giả, phương pháp này có thể áp dụng rộng
ra cho các loài mối thuộc các nhóm khác do ưu điểm dễ sử dụng, có thể phân
tích trên mối thợ, không cần mẫu mối lính và vẫn sử dụng phương pháp bảo
quản mẫu hiện tại bằng cồn. Beng-Keok Yeap và cs. (2009) [54] đã đưa ra hệ
thống phân loại giống Coptotermes của vùng Đông Á và Úc dựa trên kỹ thuật
sinh học phân tử. Trong tương lai phân loại học phân tử hứa hẹn là phương
pháp bổ sung quan trọng cho công tác phân loại.
Ngoài những nghiên cứu về phân loại, khu hệ và đa dạng mối, những
nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học cũng được quan tâm. Theo
Krishna (1969, 1970) [65], ngay từ năm 1778, Konnig đã mô tả ba loài mối
(Termes vaiarium, Termes convusionnarius và Termes monoceros) được tìm

thấy tại Ấn Độ và Srilanka. Tác giả cũng là người đầu tiên mô tả cấu trúc ụ
nổi và vườn nấm của một loài mối, chú ý đến hoạt động nuôi cấy nấm và các
quả thể nấm tròn trắng trong cấu trúc vườn nấm.
Một nghiên cứu khác về sinh học, sinh thái học của mối cũng được
Noirot tiến hành từ năm 1970. Abe (1979, 1987) [44, 45] đã nghiên cứu một
số đặc điểm sinh thái của mối ở miền Tây Malaysia. Sen-Sarma (1974) [77]
cũng đã công bố công trình nghiên cứu về sinh thái học và địa sinh học của
một số loài mối ở Ấn Độ. Trong công trình này, tác giả đã bàn về đặc điểm
sinh thái học, đặc trưng phân bố của loài mối và mối quan hệ trong quần xã
động vật. So với những tiến bộ ngày nay thì công trình của ông còn mang tính
đại cương, tuy nhiên nó cũng đáp ứng được phần nào mục đích làm sáng tỏ
một số vấn đề còn đang gây tranh cãi thời đó.
Hou-Feng Li và cs. (2013) [63] nghiên cứu về cơ chế cạnh tranh và bảo vệ
vùng lãnh thổ của loài Coptotermes gestroi và Coptotermes formosanus và sử
dụng mô hình phân bố loài để dự đoán môi trường sống phù hợp cho loài
9

Coptotermes gestroi. Kết quả nghiên cứu của tác giả chứng minh rằng vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới là môi trường sống phù hợp hơn với loài Coptotermes gestroi.
Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học đạt được
là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu đưa ra các biện pháp phòng trừ phù
hợp cho từng loài. Các nghiên cứu về phương pháp phòng trừ mối chủ yếu tập
trung theo một vài hướng sau: (i) hướng nghiên cứu sử dụng các phương pháp
vật lý; (ii) hướng nghiên cứu phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học và (iii)
hướng nghiên cứu sử dụng hóa chất diệt mối, trong đó biện pháp sử dụng bả
diệt mối được quan tâm hơn cả bởi những ưu điểm vượt trội so với các biện
pháp khác.
Ở hướng nghiên cứu phòng trừ mối bằng cách sử dụng các phương pháp
vật lý đã có một loạt công bố được cấp bằng sáng chế. Theo Ragon (2007)
[68], các nghiên cứu chủ yếu sử dụng các biện pháp và thiết bị điện, điện từ

để bảo vệ các công trình tự nhiên hay công trình nhân tạo khỏi sự phá hại của
các đàn mối qua việc kiểm soát số lượng và hoạt động của chúng như phát
kiến số 5473386 của Liu; số 5442876 của Pederson và số 5210719 của
Lawrence. Theo Reo David (2003) [69], ứng dụng năng lượng sóng siêu âm
cũng đã được nghiên cứu trong xử lý mối như phát kiến số 5.575.106 của
Martin và cs.; số 5.896.696 của Stockes và cs. và số 6.837.001 của
Amburgey và cs
Phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học là một hướng nghiên cứu mang
nhiều ý nghĩa và đang thu hút được rất nhiều nhà khoa học quan tâm trong
những năm gần đây, khi mà vấn đề về an toàn môi trường đang được đặt lên
hàng đầu. Trong hướng nghiên cứu này, lại được chia ra thành các nhánh như:
sử dụng vật săn mồi, vi sinh vật gây bệnh và dịch chiết từ thực vật.
10

Vi sinh vật gây bệnh được quan tâm nghiên cứu diệt trừ mối trong thời
gian gần đây là các loại nấm. Rosengaus và Traniello (1997) [71] thử nghiệm
tính chất gây bệnh của Metarhizium anisopliae trên những tổ mối
Zootermopsis angusticollis trong phòng thí nghiệm và nhận thấy có mối
tương quan giữa nồng độ và bào tử của dịch phun với phần trăm mối bị tử
vong. Tỷ lệ tử vong trung bình vượt quá 95% trong vòng 11 ngày ở liều lượng
cao nhất. Một số thử nghiệm khác lại cho thấy Metarhizium anisopliae và
Beauveria bassiana ít hiệu quả trong phòng trừ mối ở thực địa. Grace (1993)
[60], Delate (1995) [58] và Mc. Coy (1990) [67] cho rằng cần có một lượng
lớn bào tử tiếp xúc với đàn mối mới có thể thu được kết quả khả quan. Nấm
cũng được sử dụng để làm bả sinh học kiểm soát mối theo phương pháp tiếp
xúc, lây truyền.
Sử dụng hóa chất trong công tác phòng chống mối vẫn được cho là chủ
đạo trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc sử dụng thuốc dạng bả trong
phòng trừ mối rất được ưa chuộng. Các chất hóa học sử dụng chủ yếu trong
các bả gồm có 4 nhóm chính:

- Nhóm chất ức chế sinh trưởng như: Hexaflumuron, Flufenoxuron,
Lufenurong, Diflubenzuron, Noviflumuron và Dimilin…
- Nhóm hormone kích thích sinh trưởng sớm như Methprene,
Pyripproxyfen…
- Nhóm gây độc dạ dày như Sulfluramid, Abemectin, Cryolite, Alkali,
Alkali kết hợp với acid boric…
- Nhóm các loại thuốc trừ sâu tổng hợp: Thiamethoxam, Imidacloprid,
Fipronil…
Những năm gần đây, với xu hướng bảo tồn đa dạng sinh học cũng như
bảo vệ môi trường, biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) sử dụng bả được
11

quan tâm đặc biệt. Biện pháp này dựa trên nguyên tắc duy trì mật độ của các
quần tộc mối ở dưới ngưỡng cho phép cho một khu vực kiểm soát.
Năm 2004, Nan-Yao Su thuộc trường Đại học Florida, Hòa Kỳ đã xây
dựng một chiếc lược quản lý mối Coptotermes cho cả bang New-Orlands,
Hoa Kỳ [79]. Kết quả cho thấy, mật độ mối Coptotermes trong đô thị giảm rõ
rệt và giành được rất nhiều sự đánh giá cao của các nhà quản lý do tiết giảm
kinh phí xử lý, công sức cũng như sự hư hại của các cấu kiện gỗ trong các
công trình. Trong chiến lược này, công tác kiểm soát mối Coptotermes gây
hại được theo dõi định kỳ qua các hệ thống trạm nhử có gắn thiết bị theo dõi.
Do vậy, mối Coptotermes gây hại bị xử lý kịp thời trước khi chúng gây ra bất
kỳ một tổn thất đáng kể nào. Cũng với chiến lược quản lý dịch hại như vậy,
Nan-Yao Su và cs. (2004) [79] đã áp dụng thành công ở Lauderhill, Florida,
Hoa Kỳ. Forschler và Jenkins (2000) [59] đã ứng dụng quy trình quản lý dịch
hại cho cả một vùng nông thôn ở Bắc Mỹ và tác giả đã kết luận rằng, sự thành
công của dự án chủ yếu là các nhờ ứng dụng các hệ thống trạm bả.
1.2. Tình hình nghiên cứu mối ở Việt Nam
Nghiên cứu về phân loại, khu hệ và đa dạng về mối ở Việt Nam được
Bathellier (1927) [52] là người công bố đầu tiên. Ông đã mô tả hình thái của

19 loài mối ở Đông Dương, trong đó có 18 loài có mặt ở Việt Nam.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu mối tại Việt Nam chỉ
được tiến hành rất hạn chế bởi một số tác giả nước ngoài như: Bathellier
(1933); Caresch (1937); Alloward (1947), chủ yếu giới thiệu các bài thuốc
diệt mối, cách phòng trị mối cho cây trồng và công trình kiến trúc (dẫn theo
Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển, 1985) [11].
Sau 1954, ở miền Bắc Việt Nam, đáng chú ý là công trình nghiên cứu
của Nguyễn Đức Khảm. Ông đã tiến hành nghiên cứu về khu hệ và đặc điểm
12

sinh học, sinh thái học của mối ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu của tác giả đã tổng kết khá đầy đủ trong luận án Phó Tiến sĩ. Tác
giả đã ghi nhận 61 loài thuộc 20 giống mối ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có
56 loài lần đầu tiên được tìm thấy trong khu vực nghiên cứu, 8 loài mới cho
khoa học. Năm 1976, ông đã cho xuất bản cuốn sách “Mối miền Bắc Việt
Nam”. Nội dung cuốn sách đã mô tả khá chi tiết về đặc điểm sinh học, sinh
thái học của các loài mối thu được, đồng thời nêu lên những nét khái quát về
địa lý động vật học của khu hệ mối Việt Nam cũng như về vai trò của mối
trong nền kinh tế quốc dân [10].
Harris (1968) [61] đã công bố một công trình điều tra về mối được tiến
hành ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Năm 1971, Patrick Durand và
Lâm Bình Lợi cho xuất bản cuốn sách “Les termites du Vietnam”, đề cập tới
2 nội dung chính: hình thái phân loại, đặc điểm sinh học của 37 loài mối có ở
Việt Nam và kết quả thử nghiệm tính chống chịu của một số loại gỗ đối với
sự phá hại của mối thường gặp ở Việt Nam (dẫn theo Nguyễn Đức Khảm và
cs. , 2007) [12].
Nguyễn Tân Vương (1997) [40] đã tiến hành nghiên cứu về mối
Macrotermes (Isoptera:Termitidae) ở miền Nam Việt Nam. Tác giả đã phát
hiện được 14 loài mối thuộc giống mối Macrotermes ở phía nam đèo Ngang,
trong đó, có 4 loài mới cho khu vực nghiên cứu và 3 loài mới cho khoa học.

Lê Văn Triển và cs. (1999-2003) đã tiến hành điều tra cơ bản các ẩn hoạ
cho đập nói chung, trong đó chú trọng các ẩn hoạ do mối gây ra. Tác giả công
bố các dẫn liệu về thành phần loài mối hại hệ thống đập đất của vùng Bắc
Trung Bộ (2000), vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (2000), vùng Nam
Trung Bộ (2001), vùng Đông Bắc Bắc Bộ (2002) và vùng Tây Bắc (2003)
[32, 33, 34, 35]. Kết quả đã xác định thành phần loài mối hại hệ thống đập các
13

vùng nói trên, nêu rõ các loài gây hại chính và cấu trúc khoang tổ của chúng.
Đồng thời tác giả đã công bố thành phần mối ở môi trường xung quanh đập
của các vùng nghiên cứu.
Nguyễn Quốc Huy (2010) [8] nghiên cứu thành phần loài mối ở Tây
Nguyên. Tác giả đã xác định được 95 loài thuộc 26 giống của 8 phân họ trong
3 họ mối: Kalotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae. Trong danh sách 95
loài có 15 loài bổ sung thêm cho khu hệ mối Việt Nam và có 6 giống, 30 loài
được ghi nhận lần đầu cho khu hệ mối Tây Nguyên.
Phương pháp định loại mối tại Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên các đặc
điểm hình thái. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở các điều
kiện sinh thái khác nhau, mối có những biến đổi về hình thái trong cùng một
loài. Vì vậy, sự sai khác về hình thái trong cùng một loài dễ làm cho các nhà
phân loại gặp khó khăn trong định loại dẫn đến nhầm lẫn, điển hình là việc
định loại 2 loài Coptotermes gestroi và Coptotermes formosanus [79].
Song song với việc nghiên cứu thành phần loài mối, các nghiên cứu về
mối còn tập trung nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài gây hại
chính làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng trừ mối một cách hợp
lý và hiệu quả. Ngoài ra các điều tra nghiên cứu mối đã đi sâu vào từng nhóm
đối tượng bị hại riêng như: mối hại các công trình thuỷ lợi (đê, đập), mối hại
nhà cửa, kho tàng và mối hại cây trồng, hướng tới xác định thành phần loài
mối đặc trưng và các biện pháp phòng trừ phù hợp.
Nghiên cứu sớm nhất về đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối ở

trong nước phải kể đến công trình của Bathellier (1927) [52], tác giả đã giới
thiệu về hình thức tổ chức của một tổ mối.
Cấu trúc tổ mối là đặc điểm rất quan trọng để xác định mức độ gây hại
của loài mối. Nguyễn Đức Khảm (1976) [10] đã mô tả cấu trúc tổ của 61 loài
14

mối phân bố ở miền Bắc Việt Nam, trong số này một số loài có dẫn liệu khá
phong phú về đặc điểm cấu trúc tổ cũng như hình thức xây dựng tổ. Tác giả
đã cung cấp những cơ sở dẫn liệu đầu tiên về cấu trúc của các loài mối, từ
những loài mối gỗ khô với cấu trúc tổ đặc trưng là những khe hẹp có hình
dạng bất định, đến những loài mối gỗ ẩm có dạng khối xốp, mà điển hình là
loài C. formosanus cho đến các loài mối có vườn cây nấm như M. annandalei.
Nguyễn Tân Vương (1997) [40] đã nghiên cứu khá chi tiết thời gian bay
giao hoan, hình thái, cấu tạo vườn nấm đặc trưng riêng cho loài hay nhóm loài
và có thể dùng định loại. Đồng thời nhấn mạnh 2 loài mối M. gilvus và M.
annandalei là những loài phân bố rộng ở các dải độ cao, trong các loại đất và
các sinh cảnh nghiên cứu. Còn các loài M. tuyeni, M. chaiglomi, M.
serrulatus, là những loài phân bố hẹp theo dải độ cao, trong các loại đất và
các sinh cảnh nghiên cứu. Đặc điểm phân bố của Macrotermes còn phụ thuộc
vào địa hình của mặt đất và thành phần độ hạt của đất. Ngoài ra, tác giả còn
đưa ra nhận xét cho rằng, đất thành tổ mối có một số tính chất cơ, lý, lực học
khác biệt so với đất xung quanh thành tổ. Đặc điểm này là cơ sở khoa học
quan trọng trong thực tiễn dùng đất tổ mối vào các mục đích khác nhau. Bên
cạnh đó tác giả đã đưa ra biện pháp phòng trừ tổng hợp hiệu quả đối với
Macrotermes hại đập.
Năm 2001, chất ngoại tiết có tác dụng dẫn đường của một số loài mối
gây hại chính ở Việt Nam đã được Peppuy và cs. nghiên cứu [72]. Các tác giả
đã tìm ra được công thức hóa học của chất này là (Z)-dodec-3-en-1-ol. Đây là
kết quả ban đầu có ý nghĩa quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu áp dụng
vào thực tiến để sản xuất các sản phẩm phòng trừ mối.

Nguyễn Văn Quảng (2003) [18] đã công bố kết quả nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái học của mối Macrotermes Holmgren ở miền Bắc Việt Nam
15

và đề xuất biện pháp phòng trừ. Tác giả đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ
của các yếu tố cấu thành và duy trì cân bằng trong tổ mối như: Tỉ lệ đẳng cấp,
sự phân công lao động giữa các đẳng cấp trong quần tộc, quan hệ giữa mối và
nấm Termitomyces cộng sinh, từ đó định hướng cho công tác phòng trừ mối
Macrotermes đáp ứng với nhu cầu thực tế. Cụ thể là tác giả đã đề xuất bổ
sung biện pháp phòng trừ mối Macrotermes là sử dụng bả độc gây chết chậm,
ít độc cho môi trường, có thể lây truyền trong đàn mối, làm thay đổi tỷ lệ
thích hợp giữa mối và nấm, tạo điều kiện cho nấm lạ phát triển, dẫn đến thay
đổi vi khí hậu trong tổ mối theo hướng bất lợi đối với mối. Diệt mối bằng
cách kiềm chế hoặc diệt nấm Termitomyces trên vườn nấm thông qua việc sử
dụng các chất diệt nấm, gây nhiễu chu trình chế biến thức ăn của mối, cắt đứt
nguồn thức ăn của mối, nhất là mối thợ kiếm ăn. Đồng thời kích thích sự phát
triển nấm lạ vốn có trong vườn nấm, làm thay đổi vi khí hậu trong tổ mối. Tác
giả cũng đã đề nghị tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp sử dụng
bả trong phòng chống mối có vườn cấy nấm nói chung và mối Macrotermes
nói riêng.
Trịnh Văn Hạnh (2008) [5] đã tiến hành nghiên cứu về tỉ lệ mối thợ, mối
lính trưởng thành và mối non ở các điều kiện, vị trí và trạng thái khác nhau
của tổ mối C. formosanus và cho biết, mối thợ trưởng thành của tổ mối C.
forrmosanus chỉ có một loại, chúng đảm nhận cả chức năng kiếm ăn, xây tổ,
chăm sóc các thành phần khác, nên chúng chiếm tỉ lệ rất cao ở nơi kiếm ăn
(84,3%) cũng như trong tổ (86,0%). Do sử dụng thức ăn trực tiếp, trong quần
thể mối kiếm ăn ngoài đẳng cấp mối thợ và mối lính (10,8%) còn có cả mối
non (3,0%). Hầu hết các cá thể trong cùng một tổ của loài này đều luân phiên
ra ngoài tổ đi kiếm ăn và quay trở về tổ. Bằng thí nghiệm sử dụng chất bột
nhuộm màu, tác giả cũng chứng minh được sự lan truyền chất bột màu qua

con đường tiếp xúc và qua đường miệng trong quần tộc mối C. formosanus.
16

Với loài O. hainanensis, do có đặc tính phân công lao động nên trong khi
kiếm ăn, mối thợ lớn là thành phần chủ yếu, chiếm tới 86% và không có mối
non. Nhưng ở trong tổ, nơi tập trung hầu hết số lượng cá thể của tổ thì mối
thợ lớn chỉ chiếm tỉ lệ 8,7%. Mặt khác loài mối này lại có tập tính kiếm ăn
phân tán, hoạt động kiếm ăn theo chu kỳ ngày, mùa khá rõ rệt. Thông qua thí
nghiệm nuôi các tổ mối từ đôi mối cánh bay giao hoan phân đàn có và không
bổ sung vườn nấm, tác giả còn cho thấy khả năng sống sót của tổ mối có bổ
sung vườn nấm là cao hơn hẳn so với tổ không bổ sung vườn nấm. Các tổ mối
nuôi không bổ sung vườn nấm không có tổ nào sống được quá 6 tháng. Như
vậy, vườn nấm có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mối
O. hainanensis
Do mối là đối tượng gây hại nguy hiểm nên nhiều công trình nghiên cứu
về các biện pháp phòng trừ chúng đã được công bố. Có thể chia các nghiên
cứu này thành 3 nhóm sau:
Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối hại cây trồng;
Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối hại đê, đập;
Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối hại công trình kiến trúc.
Trong lĩnh vực mối hại cây trồng, một số công trình nghiên cứu cơ bản
đã được tiến hành để phục vụ cho công tác phòng trừ. Tuy nhiên, do nhiều lý
do khác nhau nên đến nay, các biện pháp phòng trừ đang được sử dụng vẫn là
những biện pháp cũ như phá tổ mối nổi hoặc dùng hóa chất trộn vào đất ươm
trồng cây non, hoặc phun trực tiếp lên cây để diệt mối. Nguyễn Đức Khảm
(1968) [9] đưa ra biện pháp phòng chống mối cho cây sắn. Gần đây, Nguyễn
Tân Vương (2010) [42] sử dụng hệ thống trạm nhử bằng ống tre và bả để xử
lý mối cho cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

×