Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận phân tích quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu hỏi tiểu luận: "Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về
dân tộc? Liên hệ vấn đề này với việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt
Nam hiện nay đồng thời anh chị cần làm gì để thực hiện tốt vấn đề
này?"(4)

Sinh viên thực hiện: 75. Lương Thị Yến Nhi
Mã sinh viên: 71DCTD22058
Lớp: 71DCTD22
Khóa: 71
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trà

HÀ NỘI– 2021

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..
I. GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC…………………………………………...
II. NỘI DUNG……………………………………………………………..
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về dân tộc……………………
1.1 Khái niệm, đặc trưng cơ bản của của dân tộc………………………...
1.2 Xu hướng khách quan về vấn đề dân tộc……………………………..
1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin bình đẳng……………
2. Liên hệ việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay đồng thời


đưa ra phương hướng để thực hiện tốt vấn đề này………………………...
2.1 Quan điểm dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam…………………...
2.2 Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam ………..…………
2.3 Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc tại Việt Nam hiện nay…
2.4 Những định hướng đưa ra để hoàn thiện chính sách dân tộc………….
2.5 Liên hệ với bản thân…………………………………………………….
KẾT LUẬN…………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

2


LỜI MỞ ĐẦU
Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng
người gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước. Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu
dài do dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều
nhau; do sự khác biệt về lợi ích; về ngơn ngữ, văn hố, tâm lí; do tàn dư tư
tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hịi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong
hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội; do sự thống trị, kích động chia
rẽ của các thế lực phản động …
Với tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong
quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trên thế giới.
Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là việc hết sức nhạy cảm của tất cả
các dân tộc và của các quốc gia trong thời đại ngày nay.
Dựa trên cơ sở tư tưởng của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc em
quyết định lựa chọn đề tài:"Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về
dân tộc. Liên hệ vấn đề này với việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam
hiện nay, đồng thời anh/chị cần làm gì để thực hiện tốt vấn đề này?"
Qua sự tìm hiểu về đề tài này và kiến thức trên giảng đường đã học, em xin
phép viết ra bài tiểu luận để nói lên những hiểu biết của bản thân về quan điểm

của chủ nghĩa Mác- Lênin về dân tộc, từ đó vận dụng vào thực tiễn việc thực
hiện chính sách dân tộc tại Việt Nam hiện nay, để đưa ra những giải pháp phù
hợp nhất.

3


I. GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC
Dân tộc theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc
tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc
trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.1
Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để
giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt
văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hố dân tộc.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngơn ngữ khác nhau, song
do các dân tộc sống xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân
tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với
nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hố riêng của dân tộc
mình.
Song, các dân tộc vốn gắn bó với nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, nay lại càng gắn bó đồn kết với nhau hơn trong công cuộc xây dựng đất
nước. Dưới đây là phần nội dung để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề dân tộc theo
quan điểm Mác- Lênin nói chung và của Đảng, Nhà nước Việt Nam nói riêng.
II. NỘI DUNG
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc
1.1 Khái niệm, đặc trưng cơ bản của của dân tộc
Dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa cơ bản:
Thứ nhất: Dân tộc hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội (quốc
gia) có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế.

- Có lãnh thổ chung ổn định khơng bị chia cắt.
- Có sự quản lý của một nhà nước.
- Có ngơn ngữ chung của quốc gia.
- Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của
nền văn hóa dân tộc.

1

/>
4


Thứ hai: Dân tộc - tộc người. Theo nghĩa này, dân tộc là cộng đồng người
được hình thành lâu dài trong lịch sử và có 3 đặc trưng cơ bản sau:
- Cộng đồng về ngôn ngữ
- Cộng đồng về văn hóa
- Ý thức tự giác tộc người
Tóm lại: Khái niệm dân tộc cần phải hiểu theo 2 nghĩa khác nhau. Thực chất, 2
vấn đề này tuy khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau và khơng thể tách
rời.
1.2 Xu hướng khách quan về vấn đề dân tộc
Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng
dân tộc độc lập.
Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau.
1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin bình đẳng
Một là, Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Hai là, Các dân tộc được quyền tự quyết
Ba là, Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
2. Liên hệ việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay đồng thời

đưa ra phương hướng để thực hiện tốt vấn đề này
2.1 Quan điểm dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng
thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp
nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước, XD và bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu
chia rẽ dân tộc.
- Phát triển tồn diện chính trị, KT, văn hóa, XH và an ninh - quốc phòng trên
địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng KT với giải quyết các vấn đề
XH, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn
5


nhân lực; chăm lo XD đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy
những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp
phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
- Ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập
trung phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo. Khai thác có
hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi
trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của các đồng bào
dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của TƯ và sự giúp đỡ của các
địa phương trong cả nước.
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của tồn Đảng,
toàn dân, toàn quân, của các cấp, cách ngành và tồn bộ hệ thống chính trị.
2.2 Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Về chính trị, thực hiện bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển
giữa các dân tộc. Chính sách DT góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của
cơng dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan
trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các DT, thống nhất mục tiêu chung là độc lập

dân tộc và CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về kinh tế, phát triển KT - XH miền núi, vùng đồng bào của các dân tộc thiểu số
nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách
chênhlệch giữa các vùng, các dân tộc. Thực hiện các nội dung kinh tế thơng qua
các chương trình dự án phát triển kinh tế các vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá
trình phát triển KTTT định hướng XHCN. Thực hiện tốt chiến lược phát triển
KT - XH ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách
mạng.
Về văn hóa, XD nền văn hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn ngữ, XD
đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc.
Đào tạo cán bộ văn hóa, XD mơi trường, thiết kế văn hóa phù hợp với điều kiện
của các tộc người trong quốc gia đa dân tộc. Đồng thời mở rộng giao lưu văn
6


hóa với các quốc gia, khu vực và trên thế giới. Đấu tranh chống tệ nạn XH,
chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng - văn hóa ở nước ta hiện nay.
Về xã hội, đảm bảo an sinh XH trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng
bước thực hiện bình đẳng XH, cơng bằng thơng qua việc thực hiện chính sách
phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý
đến tính đặc thù mỗi vùng, mỗi dân tộc. Phát huy vai trị hệ thống chính trị cơ sở
và các tổ chức chính trị - XH ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Về an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm bảo
ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Phối hợp
chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn. Tăng cường quan hệ qn dân, tạo thế
trận quốc phịng tồn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
=> Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính chất tồn diện, tổng
hợp, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống, liên quan đến mỗi dân tộc và
quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia. Phát triển KT - XH của các

dân tộc là nền tảng để tăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình đẳng dân
tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các dân tộc. Do vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính CM
và tiến bộ, đồng thời cịn mang tính nhân văn sâu sắc. Bởi chính sách đó khơng
bỏ sót bất kì dân tộc nào, khơng cho phép bất cứ tư tưởng kì thị, chia rẽ dân tộc
nào; đồng thời còn phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có
hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước.
2.3 Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc tại Việt Nam hiện nay
*Thuận lợi:
Qua từng giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc ln được sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện sao cho phù hợp với thời kì phát triển của đất nước. Chính sách dân
tộc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng và
nhân dân ta. Được thực hiện dựa trên ngun tắc: bình đẳng, đồn kết, cùng giúp
đỡ trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng nước Việt

7


Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đặc biệt là trong
thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc có một số nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ có tính chiến
lược của cách mạng Việt Nam.
Vì Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (có 54 dân tộc anh em), từ đó bản
sắc văn hóa cũng đa dạng theo; điều này càng làm nổi bật đặc trưng cũng như
diện mạo lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, 53 dân tộc thiểu số
tập trung đông tại các vùng miền núi, các vùng biên giới có địa hình hiểm trở,
kinh tế - xã hội cịn rất khó khăn, nhưng lại chiếm vị trí chiến lược cực kì quan
trọng về an ninh - quốc phòng và kinh tế - chinh trị cả nước. Cho nên việc thực
hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với sự nghiệp
Cách mạng Việt Nam. Hiện nay, vấn đề dân tộc ở nước ta cùng các công tác dân

tộc ngày càng được Đảng bổ sung và hoàn thiện. Các văn kiện Đại hội Đảng qua
từng thời kỳ đổi mới đều khẳng định: vấn đề dân tộc “có vị trí chiến lược’’(tại
Đại hội lần thứ VIII của Đảng); “luôn luôn có vị trí chiến lược’’(tại Đại hội lần
thứ IX của Đảng); “là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn
đề cấp bách hiện nay”2; “có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng
nước ta”3....
Thứ hai, bình đẳng giữa các dân tộc
Trong thời kỳ hồn thiện cơng tác dân tộc và chính sách dân tộc, Đảng ta
cực kỳ quan tâm tới việc thực hiện bình đẳng dân tộc tại Việt Nam. Do cịn
chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các dân tộc, vì vậy, đã có nhiều chủ
trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an
ninh quốc phịng trong cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
Đảng ta đã và đang xây dựng bình đẳng giữa các dân tộc trên nhiều phương
diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đưa ra các chính sách, chủ trương mới
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.34.
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006, tr.121..
8
3


tạo điều kiện để bà con dân tộc miền núi phát triển kinh tế, nâng cao văn hóa,
đời sống vật chất. Lần gần đây nhất, ngày 14/10/2021 Phó Thủ tướng Phạm
Bình Minh đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-20304. Theo đó, việc hồn thiện hệ thống pháp luật nước nhà
cũng là chìa khóa then chốt để thực hiện bình đẳng dân tộc để đảm bảo quyền

ngang nhau của các dân tộc, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, trình độ
văn hóa, dân trí cao hay thấp; bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội…
Thứ ba, cùng tương trợ, giúp đỡ phát triển giữa các dân tộc trên tinh thần
tôn trọng lẫn nhau.
Văn kiện tại Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục hồn thiện các cơ
chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tơn trọng, đồn kết, giải quyết
hài hịa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ
rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu
số (…)”.5 Trong những năm trở về đây, tinh thần “Tương thân tương ái” của dân
tộc ta được biểu hiện rõ qua sự đồng lòng giữa dân với dân, giữa dân với Đảng,
Nhà nước cùng chia sẻ gánh nặng, chung tay ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh
Covid-19 với phương châm “Không bỏ ai lại phía sau”.
*Khó khăn:
Bên cạnh mặt thuận lợi trong thực thi chính sách dân tộc thì vẫn cịn những
mặt bất cập nhất định như sau:
Thứ nhất, thiếu sự đồng bộ giữa các chính sách.
Thứ hai, nội dung chính sách thiếu công bằng.

4

/>
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2016, tr.123-124.
9
5


Thứ ba, chính sách cịn mang tính bao cấp, chưa phát huy được tính tích cực
vươn lên của các hộ khó khăn và gây trở ngại đến phương hướng phát triển bền

vững lâu dài.
Thứ tư, công tác tổ chức, xây dựng chưa phù hợp với đặc thù của từng vùng
miền, nội dung chính sách cịn chồng chéo.
2.4 Những định hướng đưa ra để hồn thiện chính sách dân tộc
Thứ nhất, hồn thiện hệ thống pháp luật về cơng tác quản lý nhà nước nói
chung và phát triển các dân tộc thiểu số nói riêng.
Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước đa dân tộc và thực tiễn ở nước ta, Luật
Hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi cần được ban hành càng sớm
càng tốt để thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển vùng dân tộc thiểu
số. hướng dẫn trong lĩnh vực dân tộc. Việc xây dựng chính sách cần đảm bảo
tuân thủ các quy trình, thủ tục được quy định trong Luật Xuất bản văn bản quy
phạm pháp luật. Chính sách dân tộc thiểu số hiện hành cần được xem xét lại để
thích ứng với u cầu của tình hình mới. Việc tạo ra và hồn thiện hệ thống
pháp luật khơng chỉ bao gồm nội dung về các thỏa thuận phân công trách nhiệm
và quyền lợi giữa các cấp quản lý, các cấp và tổ chức khác nhau mà còn bao
gồm các hướng dẫn về sự sáng tạo và hoàn thiện của các tổ chức và cá nhân; các
tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp địa phương làm công tác dân tộc và hỗ
trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thứ hai, đổi mới cơ chế hoạch định để hồn thiện việc thực thi chính sách dân
tộc.
Tăng cường phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc.
Hệ thống chính sách dân tộc liên quan đến nhiều lĩnh vực, do nhiều ngành chịu
trách nhiệm quản lý nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan,
nhất là các bộ chuyên ngành. Khám phá và đổi mới hệ thống tiêu chí giám sát và
đánh giá chung và cụ thể cho từng chính sách trong dịch vụ giám sát và đánh giá
ở tất cả các cấp; phối hợp thanh tra, giám sát và chia sẻ thông tin giữa các cấp,
các ngành trong việc thực hiện chính sách và sử dụng các nguồn tài chính huy
10



động. Thông tin về tiến độ, kết quả và tác động của việc thực hiện các chủ
trương, chính sách cho các cơ quan quản lý liên quan, các phương tiện truyền
thông để nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng. Đổi mới cách thức thông
tin, phổ biến, quán triệt các chính sách và người dân ở cơ sở.
Thứ ba, đổi mới tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy thực hiện
công tác dân tộc.
Trước hết, cần hoàn thiện và tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan làm
công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương bảo đảm số lượng, chất lượng, đúng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng, tổ chức, thực hiện
và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ cơ sở vùng dân tộc thiểu số. Nhấn mạnh việc rèn luyện, xây dựng lề lối làm
việc cho đội ngũ cán bộ gắn với dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, khắc phục tư tưởng nể nang, quan liêu, cục bộ.
Thứ tư, gắn chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi với
chính sách xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Đặc biệt, hỗ trợ phát triển kinh tế nhằm cải thiện và từng bước nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng
căn cứ mạng, vùng nông thôn. Tạo công ăn việc làm, quan tâm đời sống nhân dân
đời sống xã hội của bà con vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm, thường
xuyên của hệ thống chính trị của các cấp, trong đó cấp cơ sở có trách nhiệm chủ
động, tự phục vụ.
2.5 Liên hệ với bản thân
Với danh nghĩa là một công dân Việt Nam, đồng thời cũng là sinh viên của
trường Đại học Công nghệ GTVT. Bản thân em nhận thấy rằng phải luôn cố
gắng phấn đấu học tập và tu dưỡng đạo đức tốt. Tiếp thu những chính sách của
Đảng về vấn đề dân tộc. Đề cao cảnh giác những hành vi chống phá Đảng và
Nhà nước. Nâng cao tinh thần đoàn kết để cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Luôn
nỗ lực làm trơn trách nhiệm của một công dân.


11


KẾT LUẬN
Nói tóm lại, có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước luôn chú trọng vấn đề xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới như hiện nay,
chính sách dân tộc thường xuyên được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với
thực tại và xu thế phát triển của đất nước. Chính sách dân tộc được đề ra luôn
được cụ thể bằng các văn kiện của Đảng; trong Hiến pháp và các văn bản mang
tính quy phạm pháp luật của nhà nước. Chính sách dân tộc được đề ra mang tính
tổng hợp và bao quát trên tất cả các phương diện.
Việc thực hiện cơng tác đại đồn kết tồn dân và giải quyết vấn đề dân tộc
luôn là trách nhiệm, đồng thời cũng là thách thức lớn với Đảng và Nhà nước về
sự phát triển của đất nước. Thực hiện tốt chính sách dân tộc tạo điều kiện tồn
dân bình đẳng, gắn kết giữa các dân tộc tạo nên khối đại đoàn kết tồn qn,
tồn dân; bảo vệ quyền con người của cơng dân. Sự phối hợp ăn ý của Đảng và
chính quyền các cấp, cùng sự đồng lòng giữa cộng đồng các dân tộc, đã tạo
dựng nên nền móng vững chãi cho cơng tác liên kết tồn dân hướng đến một
Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.
Do khả năng tổng hợp thơng tin cịn hạn chế nên sự thiếu sót trong bài tiểu
luận là điều khó tránh khỏi. Kính mong thầy/cơ bộ mơn đóng góp ý kiến để bài
tiểu luận của em có thể hồn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>
6 />
13




×