Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Rủi ro trong đầu tư hay khi đi làm công? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.5 KB, 4 trang )

Rủi ro trong đầu tư hay khi đi làm công?
Trong một giờ giảng cho sinh viên ban Cao Học Quản Trị Kinh Doanh (Master of
Business Administration) của trường đại học Harvard, vị giáo sư hỏi: "Các bạn
hãy định nghĩa chữ rủi ro trong việc kiếm tiền." Phần lớn các sinh viên trả lời:
"Đầu tư." Người thầy trả lời gọn một tiếng, ngọt như dao chém vào thân chuối:
"Không phải. Kiếm tiền bằng một đầu lương."
Phần lớn ai cũng cho rằng đầu tư đồng nghĩa với rủi ro; buôn chứng khoán đồng
nghĩa với cờ bạc. Ít có ai nhận xét rằng đi làm thuê mang nhiều rủi ro nhất. Có ai
biết được ông chủ của mình đang tính toán gì? Có ai biết được công ty mình đang
làm việc sẽ đi về đâu? Làm một công việc mà mình hoàn toàn không có tự chủ,
hoàn toàn không có quyền quyết định ngày nào mình đi làm, ngày nào mình nghỉ.
Làm việc mà không có quyền chọn lựa giờ làm việc, và còn tệ hơn nữa, việc làm
hôm nay không biết còn đến ngày mai hay không, như vậy không gọi là rủi ro thì
gọi là gì hả các bạn?
Đầu tư mang không ít rủi ro, bạn đừng để bất kỳ ai nói với bạn là đầu tư không có
rủi ro. Bất cứ làm việc gì cũng có rủi ro cả, mà cho dù không làm gì đi nữa thì vẫn
có rủi ro như thường.
Nếu rủi ro là một yếu tính không thể tránh được với cuộc sống mỗi người trên trái
đất, thì chẳng thà cầm lấy vận mạng mình trong tay, còn hơn . . . nạp mạng mình,
gia đình mình trong tay người khác và trông nhờ vào sự rủi ro của họ, phải không
các bạn? Não trạng đó lẽ ra phải là sự lý luận thường tình của mọi người. Tiếc
thay, chỉ có giới chủ và 5% dân chúng nghĩ như vậy. Đó là 5% những người giầu
có nhất thế giới.
Các bạn hẳn đang muốn làm giầu, hoặc đã giầu mà còn muốn giầu hơn. Muốn vậy,
chúng ta phải nắm lấy vận mạng mình trong tay mình, dám chấp nhận bất trắc, lèo
lái bất trắc để trở nên thành phần trong số 5% nói trên.
Nếu rủi ro không thể tránh được, thì ta cần biết rõ rủi ro ở đâu, và làm sao để giảm
thiểu rủi ro. Trở về chuyện đầu tư, người ta có thể kể ra những bất trắc và rủi ro
sau đây:
1 - Rủi ro mất vốn: Khi mua chứng khoán của một công ty bạn là một phần chủ
nhân của công ty ấy. Bạn cùng chung số phận với tất cả các chủ nhân của công ty.


Nếu công ty "ăn nên làm ra" thì bạn được chia số lợi nhuận của công ty. Còn
ngược lại công ty làm ăn thua lỗ, thì số tiền vốn bạn đầu tư vào đó cũng xuống
theo. Theo luật đầu tư chứng khoán, bạn chỉ mất tối đa bằng với số tiền bạn mua
cổ phiếu của công ty mà thôi. Để giảm thiểu sự mất vốn, bạn nên tìm mua cổ
phiếu của những công ty có phẩm chất tốt, làm ăn bề thế, có được sự tin cậy của
nhiều người, công ty làm ăn trên đà phát triển, sản phẩm của công ty có sức cạch
tranh với các đối thủ khác trong thị trường; Công ty đầu tư vào các ngành đang
phát triển hay có tiềm năng cao, ban quản trị có tài. Hơn nữa không nên đổ tiền
vào một công ty duy nhất và cũng không nên đầu tư vào một nhóm duy nhất.
2 - Rủi ro tiền lời: Rủi ro tiền lời thường hay đi liền với bonds- trái phiếu. Một
khi tiền lời giảm, các công ty phát hành trái phiếu mua lại hay còn gọi là "call" các
trái phiếu cũ có phân lời cao, và phát hành trái phiếu mới với phân lời thấp hơn.
Khi tiền lời tăng, giá công phiếu giảm, nếu lúc đó chủ nhân trái phiếu phải bán trái
phiếu ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào. Để giảm thiểu giảm thiểu rủi ro tiền lời
người mua trái phiếu nên biết trái phiếu đó có bị "call" hay không, và cũng giống
như rũi ro mất vốn, không nên mua một trái phiếu duy nhất của một người phát
hành duy nhất.
3 - Rủi ro lạm phát: Lạm phát hay còn gọi là vật giá leo thang, trong một lúc thời
điểm kinh tế phát triển thịnh vượng, giá nhà cửa, đồ ăn, đồ dùng cùng nhau lên
giá. Đồng tiền không còn đủ giá trị để mua những vật dụng cần thiết trong cuộc
sống hằng ngày. Rủi ro lạm phát thường đi liền với những món tiền đầu tư vào
quỹ tiết kiệm, và CD với một số tiền lời quá khiêm nhượng. Là vì, quĩ tiết kiệm và
CD có phân lời quá thấp, nhiều khi không vượt quá chỉ số lạm phát.
4 - Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường là do thị trường "đông lạnh", không có kẻ
mua, người bán, thường là không có người mua. Tiêu biểu nhất của rủi ro thị
trường là bất động sản. Một miếng đất, một căn nhà muốn bán được trong lúc thị
trường bình thường cũng đã mất cả tháng; Huống hồ trong thị trường "nguội", có
khi cả năm vẫn chưa bán được nhà. Chắc hẳn bạn còn nhớ đầu thập niên 90, thị
trường địa ốc ở California bị đông lạnh, một căn nhà muốn bán thì phải mất đến 6
tháng mới may ra bán được.

5 - Rủi ro thuế vụ: Thuế vụ cũng là rủi ro trong đầu tư à? Có chứ, còn rất nhiều
nữa là khác. Đa số người đầu tư lợi dụng những kẽ hở của luật thuế để sinh lợi
nhiều hơn. Câu nói mà phần lớn ai sinh sống ở Mỹ đều biết là: "Cuộc sống ở Mỹ
này có 2 điều chắc chắn xảy ra, một là sự chết, hai là đóng thuế." Có người còn
mạnh dạn nói rằng, cách làm giàu nhanh nhất là trốn thuế. Hằng năm có biết bao
nhiêu đổi thay về luật thuế. Đầu tư mà không tính toán rủi ro thuế vụ là một điều
thiếu sót vô cùng lớn lao.
5 - Rủi ro chính trị và chính quyền: Chính trị và chính quyền mang không ít rủi
ro cho người đầu tư. Nếu chính phủ liên bang Hoa kỳ không còn miễn thuế liên
bang đối với những loại công phiếu do tiểu bang và thành phố ấn hành, tình trạng
này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giới đầu tư trong 2 loại công phiếu ấy. Hoặc, nếu
chính phủ đánh thuế khi gởi email hoặc mua bán qua Internet, luật thuế này sẽ gây
một tác động mãnh liệt đến các công ty trước nay vốn thâu lợi lớn qua việc tiếp thị
miễn phí bằng email và buôn bán không đóng thuế trên Internet. Cuối cùng, các cổ
đông của các công ty đó sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro chính trị và chính quyền là loại
rủi ro lớn nhất cho những người đang đầu tư ở các nước kém phát triển, và các
nước luật pháp đầu tư không rõ ràng.
6 - Rủi ro kinh tế, xã hội, và ngoại tệ: Lại một lần nữa, rủi ro đi liền với các mối
đầu tư nước ngoài, và nhất là các nước đang phát triển. Tiền tệ của một quốc gia
mà không được ổn định thì cho dù đầu tư có lời đi nữa vẫn bị rủi ro nhiều.
LÀM GÌ ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO?
Để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, thứ nhất, người đầu tư không nên chỉ đầu tư vào
một lãnh vực, hay khu vực nào duy nhất cả. Tỷ dụ khi đầu tư vào chứng khoán,
người đầu tư nên đầu tư vào nhiều khu vực khác nhau như khu vực y tế, năng
lượng, họăc máy móc. Khi đầu tư vào trái phiếu, công phiếu, người đầu tư nên trải
tiền ra mua một số công phiếu của liên bang, một số của tiểu bang, một số của
công ty. Người đầu tư, cũng không nên chỉ chăm chú vào thị trường nội địa mà
còn nên hướng ngoại, có nghĩa là nên đầu tư vào cả thị trường nước ngoài; các
nước đang có tiềm năng phát triển rất mạnh như Trung Quốc.
Để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa, và mang lợi nhuận về một cách tối đa, đầu tư

cần phải được trải rộng ra bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều khu vực đầu tư
khác nhau, và cũng như nơi chốn khác nhau. Bạn hãy làm như người đi buôn trứng
vậy, không bao giờ bỏ tất cả trứng vào chung một giỏ. Còn việc đầu tư bao nhiêu
vào khu vực nào thì còn tùy thuộc vào từng cá nhân, và từng trường hợp khác
nhau.


×