Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI PVFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.85 KB, 33 trang )

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ
CHỨNG KHOÁN TẠI PVFC
3.1. Chiến lược phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán
Dựa trên nền tảng là chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt nam, với mục tiêu phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở
thành một Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí quan
trọng, hoàn chỉnh, hoạt động trong và ngoài nước.
Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí từ nay đến năm 2025
dự kiến 41 tỷ USD, giai đoạn từ nay đến năm 2015 khoảng 20 tỷ USD, giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2025 là 21 tỷ USD.
Riêng đối với hoạt động đầu tư tài chính, PV đã đặt mục tiêu Đầu tư tài
chính vào các lĩnh vực, dự án dầu khí đảm bảo nền tài chính của
PetroVietnam được cân đối, ổn định.
PVFC đã xây dựng chiến lược phát triển cho mình dựa trên quan điểm
chủ đạo:
Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn
Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa
trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính
mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí.
Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn
Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm
vụ chính sau:
Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu
khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí.
Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập
đoàn
1
Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị
trường vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam.
Riêng đối với hoạt động đầu tư chứng khoán, PVFC xác dịnh đây là sản
phẩm dịch vụ mũi nhọn, với định hướng:


Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động
"PVFC là một nhà đầu tư chiến lược"
Phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng
vốn uỷ thác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực Dầu khí, năng lượng, khoáng
sản, du lịch cao cấp, vật liệu xây dựng và tham gia đầu tư một số lĩnh vực
ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm abảo an toàn vốn đầu tư.
Nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng. Đầu
tư song song với cung cấp các dịch vụ tài chính của PVFC.
Bảng 7: Dự kiến kế hoạch đầu tư chứng khoán giai đoạn 2007-2011
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Tổng vốn đầu tư (bao gồm vốn
PVFC và vốn nhận UTĐT)
10.500 25.220 36.800 48.390
Tỷ trọng vốn đầu tư/tổng nguồn vốn 14.89% 21.22% 26.82% 30.29%
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại
PVFC
3.2.1. Xây dựng nền tảng nguồn nhân lực cho hoạt động đầu tư chứng
khoán
Yếu tố nhân lực luôn là yêú tố quan trọng hàng đầu, xác định thành bại
cho mỗi hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong đầu tư chứng khoán.
Để có thể thu hút được các nguồn nhân lực, bên cạnh các chính sách
nhân viên, các chế độ lương thưởng hợp lý thì việc tạo ra các nền tảng văn
hoá, nhân văn trong môi trường làm việc là hết sức quan trọng. PVFC là một
trong những đơn vị có ưu tín và thể mạnh trong chính sách tuyển dụng nhân
2
sự, bằng chứng là PVFC đã được xêp vào “100 nhà tuyển dụng ưu tín” của cả
nước. Tuy nhiên, chính sách tuyển dụng của PVFC mới chỉ hướng đến thị
trường tuyển dụng nội địa. Trong khi đó, hoạt động đầu tư chứng khoán đòi
hỏi chúng ta phải có những kinh nghiệm từ bên ngoài, do đó, một trong những
yếu tố có thể làm tăng chất lượng nguồn nhân lực đầu tư, kể cả nguồn nhân

lực cao cấp tại PVFC đó là thuê các chuyên gia, các tổ chức tư vấn nước
ngoài.
Bên cạnh đó, PVFC cũng cần nâng cao nguồn nhân lực hiện có bằng
việc tăng cường các khoá đào tạo trung và dài hạn tại nước ngoài. Hiện tại,
hoạt động đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước được PVFC triển khai tương
đối tốt, nhưng để thực sự các khoá học này chưa đáp ứng được nhu cầu cần
thay đổi về chất lượng của nguồn nhân lực.
3.2.2. Xác định rõ định hướng đầu tư, đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Là một nhà đầu tư có tổ chức, lại là Công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế lớn, việc xác định rõ ngành nghề
đầu tư và theo đuổi, quán triệt định hướng đó sẽ giúp PVFC có thể hạn chế được rủi ro, tránh phân tán nguồn lực đầu tư,
đưa hoạt động đầu tư trong toàn hệ thống được thực hiện đồng bộ và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng là một biện pháp phổ biến nhằm phân tán rủi ro, việc bỏ vốn
đầu tư vào các trái phiếu, cổ phiếu có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ đầu tư không giống nhau trên thị trường để
xây dựng nên một cơ cấu tài sản hợp lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro đầu tư.…
Do đó, một trong những trọng tâm hang đầu của PVFC là xây dựng chiến lược đầu tư vừa có thể giúp thể hiện
được định hướng đầu tư nhưng vẫn có thể phân tán hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Như vậy,cần lưu ý các điểm sau:
- Xác định rõ ngành nghề cần ưu tiên đầu tư, phân định rõ nhưng ngành nghề được phép đầu tư, hạn mức đầu tư
cho mỗi ngành nghề trong từng thời kỳ.
- Phải có kế hoạch đa dạng hoá danh mục đầu tư, trong đó phân bổ tỷ lệ đầu tư cho trái phiếu, cổ phiếu ngắn hạn,
dài hạn cụ thể, đồng thời phân bổ tỷ lệ đầu tư cho toàn hệ thống. Qua đó, các đơn vị đầu tư có thể định lượng được chiến
lược đầu tư của Tổng công ty.
Muốn vậy, hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:
+ Phải cân đối giữa nguồn vốn đầu tư chứng khoán với chiến lược đầu tư của Tổng công ty. Do thị trường chứng
khoán còn non trẻ, các họat động đầu tư bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, do đó, để tránh những rủi ro dẫn đến đổ vỡ,
mất vốn, việc quản trị nguồn vốn cho hoạt động đầu tư là rất quan trọng. Chúng ta cần phải xác định hạn mức đầu tư dài
hạn dựa trên nguồn vốn huy động dài hạn, hạn mức đầu tư ngắn hạn dựa trên nguồn vốn huy động ngắn hạn. Và trong việc
điều hành, ra quyết định đầu tư, cơ cấu khoản đầu tư cần phải tuyệt đối tôn trọng hạn mức này. Có như vậy, ta mới có thể
chủ động trong hoạt động đầu tư của mình, và không chịu sức ép của thị trường.
3
+ Đối với việc lựa chọn ngành nghề đầu tư, cần có những phân tích, đánh giá cụ thể, có số liệu thống kê và có

những dự báo tin cậy, để từ đó có cái nhìn tổng thể về ngành nghề đâu tư. Mặt khác, PVFC cũng cần linh hoạt trong việc
xác định ngành nghề đầu tư. Trừ một số ngành nghề mũi nhọn, chúng ta cũng cần điều chỉnh định hướng đầu tư cho phù
hợp với từng thời kỳ, phù hợp với triển vọng phát triển của ngành nghề đó. Muốn vậy, PVFC cần quan tâm phát triển hơn
nữa hoạt động nghiên cứu, dự báo, để có thể đưa ra những phân tích chính xác, hợp lý về các chính sách vĩ mô, các ngành
nghề kinh tế…
3.2.3. Quản lý và kiểm soát rủi ro
Song song với việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao đồng thời hạn chế
đến mức thấp nhất rủi ro trong đầu tư CK, vấn đề đặt ra đối với PVFC là phải quản lý được mức rủi ro này.
Vấn đề quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thông thường,
quản lý rủi ro được chia thành 5 bước:
- Bước 1: Nhận dạng rủi ro. Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách
đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro. Cách làm rõ bản chất của
rủi ro là:
+ Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ: yếu tố lãi suất, lạm phát,
tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế,…
+ Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ: việc Ngân hàng Trung ương tăng
lãi suất sẽ tác động đến giá cả CK như thế nào?.
+ Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay
không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng,…
- Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro. Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với
các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì
công ty được gì và mất gì.
- Bưóc3: Đánh giá tác động của rủi ro. Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và
lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần
phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực
hiện nó hay không.
- Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro. Để quản lý rủi ro có
2 chiến lược:
+ Thứ nhất: Dựa vào tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro
cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty.

+ Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ CK phái
sinh như chứng quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời xây dựng
một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi
nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản
lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian.
4
- Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp. Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc
xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn,
đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn, swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có tính thanh khoản cao và có hiệu
quả về giá.
Bên cạnh việc quản lý rủi ro, để quá trình đầu tư được thành công đòi
hỏi PVFC thực hiện tốt quá trình kiểm soát rủi ro các khoản đầu tư. Vẫn còn
rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trên thị trường sẵn sàng “ập tới” nếu lơ là mà bỏ qua
giai đoạn này. Các công việc cần thiết để kiểm soát rủi ro như sau:
Thứ nhất, Thực hiện tốt công tác thống kê, tổng hợp số liệu trong từng
hệ thống. Theo dõi sát sao thông tin thị trường về danh mục đầu tư hiện có, để
có thể nắm rõ tình hình hiện tại của danh mục đầu tư và đưa ra những quyết
định phù hợp.
Thứ hai, thường xuyên thu thập thông tin. Nắm thông tin là yêu cầu rất
quan trọng trong quá trình kiểm soát các khoản đầu tư. Có nắm tốt thông tin
mới có thể nhạy bén trước những biến động của thị trường, của nền kinh tế,
tránh khỏi tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Để thực hiện được hiệu quả
việc này, PVFC cần xây dựng một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích và
đưa ra những nhận định từ các thông tin thị trường theo định kỳ từng ngày,
từng tuần. Qua đó, giúp PVFC có thể đánh giá, phân tích chính xác về sự biến
động của TTCK và các cổ phiếu trên thị trường. Từ đó, đưa ra quyết định xem
nên đầu tư vào loại cổ phiếu nào cho hiệu quả và an toàn.
3.3.4. Thực hiện nghiêm túc phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Theo quy trình đầu tư tại PVFC, trước khi quyết định đầu tư, các

chuyên viên thực hiện cần có những phân tích cơ bản về loại chứng khoán
đầu tư cũng như phân tích kỹ thuật về thị trường. Tuy nhiên, để hoạt động
thực sự có hiệu quả, thì kỹ năng và chất lượng các phân tích cần được nâng
cao.
5
Phân tích cơ bản CP nhằm cung cấp thông tin để đánh giá triển vọng tăng
trưởng và lợi nhuận trên cơ sở dự báo tương lai của CP, của ngành hoạt động và của
nền kinh tế. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích cơ bản, bao gồm: chiết
khấu luồng cổ tức/luồng tiền, hệ số P/E và các hệ số tài chính, đánh giá giá trị tài sản
ròng, đánh giá môi trường kinh doanh và các phương pháp kết hợp khác để dự báo
thu nhập tương lai của CP, đánh giá giá trị của CP trên thị trường hiện nay có hợp lý
hay không. Do đó, phân tích cơ bản là phương pháp tiếp cận dài hạn, còn có nhiều
biến số phải tính đến và không biết trước chắc chắn được.
Nếu như phân tích cơ bản là phương pháp nghiên cứu các thông tin tài chính
như cổ tức, lợi nhuận, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán,… nhằm xác định một
giá trị hợp lý của một loại CP hoặc các CP trên thị trường nói chung thì phân tích kỹ
thuật là phương pháp chỉ dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong
quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định thời điểm
thích hợp để mua hoặc bán một loại CP nào đó. Việc xác định thời điểm có ý nghĩa
hết sức quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn thị trường hay biến động và khi thực hiện
chiến lược đầu tư ngắn hạn. Do đó, có thể nói rằng, phân tích cơ bản được dùng để
trả lời câu hỏi “Cái gì?” và phân tích kỹ thuật được dùng để trả lời câu hỏi “Khi
nào?”.
Muốn thực hiện có chất lượng hoạt động phân tích, đòi hỏi PVFC
cần phải trang bị những hệ thống thông tin, công nghệ tin học có chất
lượng, đồng thời đầu tư những hệ thống phần mềm hỗ trợ cho hoạt động
đầu tư chứng khoán, đây là một trong những điểm yếu của PVFC và cần
khắc phục trong thời gian tới.
3.3. Các kiến nghị nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư
chứng khoán tại PVFC

3.3.1. Đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam
Với quan điểm phát triển Tổng Công ty Tài chính Dầu khí dựa trên
cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát
6
triển Tập đoàn Dầu khí, với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, trong đó sản
phẩm đầu tư tài chính là sản phẩm nòng cốt.
Đồng thời, với mục tiêu tổng quát xây dựng Tổng Công ty Tài
chính Dầu khí trở thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Đến
năm 2015 sẽ là Tập đoàn tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong
các định chế tài chính khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng
được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập đoàn, thì việc hỗ trợ Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam là hết sức quan trọng.
Trước hết, đó là sự hỗ trợ về cơ chế hoạt động. Là một tập đoàn
kinh tế hang đầu tại Việt nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Dầu khí,
Năng lượng, thì việc xây dựng các định chế tài chính mạnh, thực hiện
chức năng điều hoà, tăng hiệu quả cho dòng chảy vốn, là hết sức quan
trọng. Riêng với PVFC, để có thể phát huy được hết thế mạnh trong
ngành, cần có cơ chế hoạt động, phối hợp đồng bộ giữa Tập đoàn, các
đơn vị trong ngành và PVFC, giúp cho PVFC có thể tham gia đầu tư vào
các dự án, các đơn vị làm ăn hiệu quả trong ngành, đồng thời, cũng tạo
điều kiện để PVFC có thể cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam
đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực có hiệu quả phát triển trong và
ngoài nước.
Yếu tố nguồn vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng hang
đầu trong hoạt động đầu tư. Để hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC
thực sự hiệu quả và bền vững, cần có sự hỗ trợ của Tập đoàn trong việc
được quản trị và sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của Tập đoàn. Thông qua
các chức năng của mình, như tín dụng, đầu tư….PVFC sẽ góp phần sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đó, đồng thời, đây cũng sẽ tạo nên lợi thế của
PVFC so với các nhà đầu tư có tổ chức khác trên thị trường.

7
Một yếu tố nữa cần sự hỗ trợ to lớn từ Tập đoàn đó là vấn đề con
người. Một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư hang đầu của PVFC là
Dầu khí, Năng lượng và khoáng sản…, đây cũng là lĩnh vực hoạt động
chinh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam và nhiều đơn vị thành
viên. Do đó, PVFC rất cần sự hỗ trợ của tập đoàn về các ý kiến tư vấn
chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng triển khai hoạt động trong các lĩnh
vực này.
3.3.2. Kiến nghị đối với UBCKNN và các cơ quan chức năng
3.3.2.1. Cung cấp hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường
Tăng cung, kích cầu là những vấn đề nhức nhối của cơ quan quản lý từ trước
đến nay. Với đặc điểm của một nền kinh tế mà các DNNN là chủ yếu, hàng hóa cung
cấp cho TTCK trông chờ chủ yếu từ các DNNN này. Do vậy, để nâng cao chất lượng
CK giao dịch, chương trình cải cách các DNNN cần được đẩy mạnh, UBCKNN phối
hợp với Cục Tài chính Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đưa các Tổng công ty Nhà nước, DNNN
có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả trình Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm thực hiện CPH gắn với niêm yết,
chuyển đổi các DN có vốn đầu tư nước ngoài thành CTCP và hướng dẫn các công ty
đó niêm yết trên TTCK.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần hỗ trợ và tạo điều kiện các DN CPH đưa CP lên
niêm yết như: hỗ trợ về thuế, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị DN, sản phẩm,…
đồng thời giúp bản thân DN thấy được lợi ích khi tham gia niêm yết trên TTCK như:
giúp DN tiếp cận với một kênh huy động vốn mới có hiệu quả hơn từ đó tăng thêm
khả năng có được nguồn vốn dài hạn để đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng
bá hình ảnh và thương hiệu đến công chúng đầu tư,…
Nhìn chung, các công ty niêm yết hiện nay trên TTCK chưa phải là những
công ty hàng đầu và ngành nghề của những công ty này chưa bao quát hết toàn bộ
nền kinh tế, do đó nên tăng cường niêm yết CP của các công ty lớn với những ngành
nghề đa dạng và những công ty độc quyền của Nhà nước từ trước đến nay như: bưu
chính viễn thông, dầu khí, hàng không, điện lực… để vừa góp phần tạo sức bật cho
8

thị trường cũng như thu hút nhiều hơn nữa các NĐT trong và ngoài nước, vừa góp
phần xây dựng TTCK trở thành một “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Triển vọng của
TTCK Việt Nam sắp đến sẽ trở nên sôi động hơn bởi sự tham gia của nhiều DN lớn,
làm ăn có hiệu quả và có uy tín như: Vietcombank, BIDV, Incombank, MHB,
Mobifone, Vinafone,… Việc CP của những ngành làm ăn có hiệu quả và mang lại lợi
nhuận cao được tham gia niêm yết và giao dịch trên TTCK tập trung là sự chờ đợi và
kỳ vọng của nhiều NĐT.
Đối với các CTCP mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, hoạt động có
hiệu quả cao và có triển vọng phát triển cần tạo điều kiện khuyến khích tối ưu về cơ
chế để họ dễ dàng niêm yết. Cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu
về thị trường, về lợi ích của việc niêm yết đến các CTCP. Việc phổ cập hóa kiến thức
CK không chỉ diễn ra với đối tượng là các NĐT, mà giám đốc, chủ tịch HĐQT các
CTCP cũng là những đối tượng cần được xóa mù CK ở Việt Nam.
Thị trường CP phát triển đến đâu thì Chính phủ cũng nên quan tâm đến sự
phát triển của thị trường TP. Điều này đáp ứng phần lớn nhu cầu của các NĐT muốn
tham gia thị trường nhưng ngại rủi ro, xem mức độ an toàn của CK là yếu tố quyết
định sự lựa chọn của chính mình. Do đó, cần cải tiến phương pháp phát hành TP
Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương pháp đấu thầu, đa dạng hóa các kỳ hạn
của TP Chính phủ, triển khai phát hành TP Quỹ hỗ trợ phát triển, TP địa phương, TP
công trình, đô thị lên niêm yết và giao dịch trên TTCK.
Tăng cung có chất lượng chính là kích cầu. Tuy nhiên, với đặc trưng TTCK
Việt Nam còn trong thời kỳ sơ khai, cần thận trọng phát triển TTCK bằng những DN
có chất lượng trước, những DN có khả năng tăng trưởng lợi nhuận hàng năm thì giá
CP đương nhiên sẽ tăng qua từng năm, tăng một cách có cơ sở và thực chất. Không
cách gì hấp dẫn các NĐT đến với TTCK một cách hữu hiệu hơn là hạn chế được một
phần rủi ro và gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho họ. Cần giúp NĐT kiếm tiền
trước khi thuyết phục họ đổ những lượng tiền lớn hơn vào thị trường. Muốn hình
thành một tầng lớp NĐT chuyên nghiệp trong mười năm nữa chúng ta phải có một
lượng NĐT tham dự thị trường ngày hôm nay.
9

×