Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN CÁC VẤN đề VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ở VIỆT NAM GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NƯỚC SẠCH ở HỘ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.6 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN NGỌC HÂN
MÃ SINH VIÊN:20F7540271

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT
NAM. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ NƯỚC SẠCH Ở HỘ GIA ĐÌNH

TÊN HỌC PHẦN: MƠI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
MÃ HỌC PHẦN: 2021-2022.1.KTN1022.013
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ PHƯƠNG CHI

HUẾ, THÁNG 12 NĂM 2021
0


Mục lục
I, PHẦN MỞ ĐẦU
II, NỘI DUNG
1, Khái quát về tài nguyên nước.
2, Vai trò của tài nguyên nước.
3, Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam.
4, Hiện trạng về tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam.
4.1, Ô nhiễm tài nguyên nước.
4.2, Hạn hán.
4.3, Lũ lụt.
4.4, Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm.
4.5, Sự xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước ngầm.


4.6, Biến đổi khí hậu.
4.7, Ý thức của con người.
5, Giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch ở hộ gia đình.
6, Tài liệu tham khảo.
7, Phiếu đánh giá tiểu luận.
III, PHẦN KẾT LUẬN


BÀI LÀM
Tài nguyên nước là vô cùng thiết yếu đối với con người, là nguồn tài nguyên
quý báu của chúng ta, đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống. Nhưng hiện nay,
nước đang xảy ra rất nhiều vấn đề đáng lo ngại và tài nguyên nước đang “cầu
cứu” sự bảo vệ con người. Và đó là lí do em chọn đề tài này. Em hy vọng thông
qua bài viết của em, mọi người có thể thấy được những vấn đề liên quan đến tài
nguyên nước và từ đó cùng nhau bảo vể tài nguyên nước- nguồn tài nguyên quý
của con người.
I, Phần mở đầu
Cuộc sống ngày càng tấp nập, bận rộn, con người ta thường bị vịng xốy của
tiền bạc, công việc,... cuốn theo mà dần quên đi những thứ quan trọng bên chúng
ta cũng hao dần đi theo thời gian, năm tháng. Liệu chúng ta có bao giờ nhìn lại
để một lần quan tâm những vấn đề gần gũi xung quanh ta, quan tâm sự tồn tại
của chúng có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?. Những thứ tưởng
chừng như hiển nhiên ấy lại đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của
mỗi người. Cũng giống như đất, khơng khí, lửa, .... thì nước đang là một thứ
thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Vậy mà hiện nay đang xuất hiện nhiều
vấn đề về tài nguyên nước mà chúng ta cần phải lưu tâm.
II, Phần nội dung
1, Khái quát về tài nguyên nước
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng với mục đích khác nhau [1,4].Tài nguyên nước được chia làm 4 loại: nước

ngọt, nước mặt, nước mặt và nước ngầm . Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước
chứa một lượng tối thiểu các muối hịa tan, đặc biệt là clorua natri (thường có
nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc
tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại
nước mặn và nước muối[1,7]. Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa
một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này
thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm)
hoặc phần trăm (%) hay g/l[1,7]. Nước mặt là nước trong sông, hồ,.. nước mặt
1


được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy ví dụ như mưa, thác và chúng tự
mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống nước[1,8]. Nước mặt tự
nhiên có thể được tăng cường thơng qua việc cung cấp các nguồn nước mặt khác
bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cuối cùng, nước ngầm là một dạng
nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá, đó
cũng có thể là nước đựng chứa trong các tầng ngập nước bên dưới mặt nước
ngầm. [1,9]
2, Vai trò của tài nguyên nước
Nước đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Chỉ
trong cơ thể con người nước chiếm đến 70% khối lượng, ta có thể nhịn ăn vài
ngày nhưng không thể nhịn uống nước. Nước là cội nguồn của sự sống, thiếu
nước thì thế giới hữu cơ khơng thể phát triển được[1]. Bảo vệ nguồn nước chính
là bảo vệ nguồn sống của chúng ta. Nước không chỉ là nguồn sống của con
người mà nó cịn là sự sống của các loài sinh vật, động vật. Dân gian ta có câu:
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai
trị của nước trong nơng nghiệp[1,12]. Mỗi ngành cơng nghiêp, mỗi loại hình
sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước
góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nước luôn là thứ tồn tại
xung quanh chúng ta, nhưng hiện nay lại xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến

tài nguyên nước.
3, Hiện trạng về tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ
ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực
tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của
Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World
Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. [2]
Ở Việt Nam, khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh
kém (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường);
Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những

2


ngun nhân chính là do ơ nhiễm nguồn nước (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ
Tài nguyên & Môi trường); 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo
WHO); khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo
cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường)[5];. Chắc có lẽ khơng ít người vẫn chưa
qn được vụ nhiễm dầu của sông đà gần đây khiến nguồn nước sinh hoạt ở
nhiều nơi tại thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hay cả vụ thảm họa
năm 2008 trên sông Thị Vải (Sông Đồng Nai) do nhà máy sản xuất Vedan xả
thải ra môi trường nước khiến tơm cá chết hàng loạt,…Theo Unicef cho biết,
tình trạng ơ nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung
Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan[12] .Ngoài ra, thực trạng ô nhiễm nước
biển: nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song
Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng song Cửu
Long), dầu và kim loại kẽm.[12]
4, Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam
4.1, Ô nhiễm tài nguyên nước

Như chúng ta đã biết, ô nhiễm tài nguyên nước luôn là một vấn đề nhức nhối
trong đời sống hiện nay. Ô nhiễm tài nguyên nước là hiện tượng các vùng nước
như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các
chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên[1,34].
Ô nhiễm tài nguyên nước xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như sự gia tăng
dân số, những mặt trái của các khu cơng nghiệp hay q trình cơng nghiệp hóa,
nhận thức của con người về ơ nhiễm mơi trường nước cịn chưa cao, chưa có ý
thức trong việc sử dụng nước.
Trong cuộc sống hằng ngày , do tăng dân số ở các đơ thị nên kéo theo đó việc
sử dụng nước trong sinh hoạt cũng tăng theo. Hầu hết các thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh các loại nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình đến

3


các chất thải hóa học của các khu cơng nghiệp, nhà máy đều thải trực tiếp ra các
ao, hồ, sau đó chảy ra các con sơng lớn tại vùng châu thổ sông Hồng, sông Mê
Kông[4]. Hầu hết các nguồn thải chưa được xử lí đều đổ vào hệ thống
sơng.Ngồi ra, ngun nhân dẫn đến ơ nhiễm tài ngun nước cịn bắt nguồn từ
các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn ni. Theo đó, các thức
ăn thừa khơng qua xử lí, phân và nước tiểu của vật ni xả ra những con sông,
con suối, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, bên cạnh đó, việc người dân
cịn sử dụng các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.... vượt quá liều
lượng hoặc sử dụng không đúng cách các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước
mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư. Đặc biệt, tốc độ cơng nghiệp hố và đơ
thị hố khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài
nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công
nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải
rắn[4]. Hơn thế nữa, chính là do ý thức của con người đối với tài ngun mơi
trường, vẫn cịn đó một số bộ phận con người vẫn cịn vứt rác xuống sơng,

xuống hồ,... . xem hành động của mình khơng ảnh hưởng đến mơi trường.
Từ những nguyên nhân đó mà đã sinh ra những hậu quả về ô nhiễm tài nguyên
nước. Ảnh hưởng nặng nề nhất phải nói đến con người, đặc biệt là sức khỏe của
con người. Ô nhiễm nguồn nước làm cho khả năng truyền bệnh cho người qua
thức ăn, nước uống như: tả, lỵ, thương hàn, giun sán… ; tiếp xúc gây viêm da,
ghẻ lở, bệnh Leptospira ...[9]; nguy cơ do chất hóa học, phóng xạ có trong nước
do uống trực tiếp, ăn các loại thực phẩm bị ô nhiễm thủy ngân, thuốc bảo vệ
thực vật, Asen, chì dẫn đến mắc các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, nhiễm độc
mãn tính các kim loại nặng..[8]. Các vi khuẩn có hại trong nước bị ơ nhiễm có
từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt
và thương hàn[8]. Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm
asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Ngồi vấn đề sức khỏe
thì ơ nhiễm nước cịn ảnh hưởng các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp,
đặc biệt là bà con nuôi trồng thuỷ hải sản. Ở Đồng Tháp, theo Hội Nghề cá tỉnh
4


Đồng Tháp, hầu hết các hộ nuôi thủy sản đều khơng có biện pháp xử lý nước
thải, xử lý bùn ở đáy ao, thức ăn tự chế dư thừa… chưa xử lý xác cá chết đúng
quy trình gây ra ơ nhiễm nguồn nước ở các sông, rạch, ảnh hưởng đến nguồn
nước của các hộ dân lân cận[3]. Ngoài ra, hậu quả của ơ nhiễm tài ngun nước
cịn ảnh hưởng đến các sinh vât, thực vật khác và ảnh hưởng đến nền kinh tế của
đất nước khi chi ra nhiều kinh phí để khắc phục ơ nhiễm tài ngun nước.
4.2, Hạn hán
Nước rất quan trọng đối với chúng ta nhưng hiện nay nước ngày càng suy giảm,
nhiều vùng ở nước ta thiếu nước gây khó khăn cho sinh hoạt cũng như sản xuất
dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài. Việt Nam là đất nước chú trọng vào nền
nông nghiệp. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nước ta. Tại Khánh Hịa, tình
trạng nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay khiến mực nước ở các sơng và hồ

chứa trên địa bàn tỉnh nhanh chóng xuống thấp. Hệ thống hồ chứa nước trong đó
có chức năng cung cấp nước sinh hoạt được dự báo sẽ giảm xuống cịn 30% và
lượng dịng chảy trên các sơng suối cũng thiếu hụt từ 40 - 60% so với cùng kỳ
năm trước[6]. Tại Thừa Thiên - Huế, nắng nóng tiếp tục xảy ra, lượng dịng chảy
trên các sơng suy giảm, nguy cơ hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng tới sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân . Hạn hán ở nước ta thường xảy ra ở Miền Trung, Tây
Nguyên gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và kinh tế của người dân nơi đây.
Hơn nữa, chính con người đang sử dụng nước một cách bừa bãi, giờ đây phải
đối mặt với hạn hán. Bạn có nghe tiếng gào thét của thiên nhiên đang thịnh nộ
chúng ta hay không? Hàng trăm cây cối, cảnh vật cũng dần mất đi sức sống, ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội.
4.3, Lũ lụt
Ở Việt Nam , miền Trung chính là nơi ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt đem lại, ảnh
hưởng đến tài nguyên nước. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do phân, rác, nước
thải, bãi thu gom, tập kết xử lý chất thải rắn, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc
bảo vệ thực vật... bị cuốn chung vào nguồn nước. Các cơng trình xử lý nước
5


thải, hệ thống thoát nước thải bị phá hủy làm cho phân, rác, nước thải tồn đọng
từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi tràn trực tiếp ra
môi trường. Do hậu quả của mưa lớn, nước lũ từ nguồn đổ về, dâng cao mang
theo nhiều rác thải từ các loại thân, lá cây và bèo tây lấp đầy các đoạn sơng làm
cản trở dịng chảy, hoặc dạt vào bờ chất thành đống gây ô nhiễm mơi trường.
Lượng rác hình thành sau lũ tăng lên rất nhiều, tràn ngập vườn tược, đường giao
thông, ruộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân,
giao thông đi lại của người dân cũng trở nên khó khăn hơn[10]. Sau mỗi trận lũ,
người dân khơng chỉ mất đi tài sản, tiền bạc mà còn bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm
nguồn nước do lũ lụt gây ra.
4.4, Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm

Ở Việt Nam, nền công nghiệp mới phát triển, các đô thị và khu công nghiệp
cịn ít, hầu như chỉ tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh,.. các
điểm tập trung dân cư chưa nhiều nên lượng nước dùng cho công nghiệp và sinh
hoạt cịn q ít so với trữ lượng trong tự nhiên. Tuy vậy, sự nhiễm bẩn nguồn
nước đã bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp;
lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất,
thực phẩm ; cùng với lượng nước thải do sinh hoạt... đã trở thành một vấn đề
cấp bách cần phải được quan tâm. Các nguồn nước ngọt đang gặp rất nhiều vấn
đề do con người và các nhà máy, khu công nghiệp gây ra.
4.5, Sự xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước ngầm
Sự xâm nhập mặn vào sông xảy ra với quy mô ngày càng cao ở nước ta, đặc
biệt là ở nhiều sơng ở miền Trung, các vùng đồng bằng. Tình trạng cạn kiệt
nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước ngầm hầu hết diễn ra
ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nguyên nhân chính là do con người khai
thái quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải khơng kịp xử lí và cũng do giảm rừng
đầu nguồn , khí hậu thay đổi thấi thường.
4.6, Biến đổi khí hậu
Như chúng ta đã biết, những năm gần đây hiện tượng “biến đổi khí hậu” đã
làm ảnh hưởng đến rất nhiều thứ xung quanh chúng ta, một trong số đó chính là
6


tài nguyên nước. Đối với Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng cực Nam Trung Bộ, do
đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, Ninh Thuận thường xuyên chịu ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai khắc nghiệt. Trong những thập kỷ
gần đây, Ninh Thuận chịu ảnh hưởng lớn của các hiện tượng thời tiết cực đoan
như hạn hán, hoang mạc hóa, khơ nóng, bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt...[7]
Biến đổi khí hậu đã tác động xấu đến số lượng và chất lượng nguồn nước, làm
suy giảm nguồn nước của các sông suối, gây xâm nhập mặn ở một số vùng cửa
sông, ven biển, đồng thời mưa lớn kết hợp với nhiệt độ tăng cao làm tăng nguy

cơ sạt lở đất và gây áp lực lớn lên hệ thống hồ chứa[7]. Bên cạnh đó, biến đổi
khí hậu và gia tăng nhiệt độ, sức gió tăng và độ ẩm lại giảm; làm gia tăng khả
năng gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khơ trong khu vực, thiếu nước sạch
cho tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. Biến đổi khí hậu cùng với nước biển dâng sẽ
làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó khăn[7]. Thiếu hụt nguồn nước
cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và khơng thể kiểm
sốt mơi trường của việc khai thác nước ngầm. Ngồi ra, trái đất nóng lên sẽ làm
cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp ở
đồng bằng sơng Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung
Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1 m, diện tích ngập lụt
là 40.000km2 , chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập
nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.[7]
4.7, Ý thức của con người
Nước là tài nguyên tự nhiên nhưng nó sẽ khơng vơ tận nếu con người sử dụng
nó một cách bất hợp lí. Từ những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất của con
người như vứt rác xuống sơng, hồ, suối dần dần tích tụ gây ra ơ nhiễm nguồn
nước. Ở Việt Nam, bên cạnh cơng nghiệp hóa cịn có nơng nghiệp hóa, và chính
việc sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... cũng gây hại cho
nguồn nước hay là nếu bón phân khơng hợp lí,cũng có thể làm ơ nhiễm nguồn
nước ngầm sâu dưới lịng đất. Nước là nguồn sản phẩm vơ tận nhưng con người
khơng có ý thức , sử dụng một cách tùy tiện thì tương lai của nước cũng dần trở
nên cạn kiệt.
7


Liệu chúng ta có một lần tự hỏi nếu một ngày trên Trái Đất khơng cịn nước thì
chúng ta có thể sống trên Trái Đất xanh được nữa không? Chắc chắn là khơng
phải khơng. Nước chính là nguồn sống, là hơi thở của chúng ta , sao nỡ lòng nào
mà chúng ta lại đối xử với chúng như thế, chúng ta có nghe tài nguyên nước
đang kêu cứu, có nghe chúng đang khóc than?. Ngay từ bây giờ , chúng ta hãy

cùng nhau hành động và nhận thức rõ tầm quan trọng của nước để bảo vệ nguồn
nước- tài sản quý hiếm này.
5, Giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch ở hộ gia đình
Hiện nay, tài nguyên nước đang gặp nhiều vấn đề vì vậy chúng ta cần phải có
những giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch, đặc biệt là từ các hộ
gia đình.
+ Tận dụng nước tối đa: Khi chúng ta rửa rau, củ quả hay rửa bát, …. nên hứng
sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ
rửa hoặc lau nhà, tưới rau, củ[11] . Cịn nước bẩn (khơng có xà phịng) có thể
được dùng để tưới cây, tưới đất hoặc tưới ngồi mặt đường nhiều người đi lại
cho ít bụi…Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thật cần thiết và điều chỉnh vịi
vừa đủ dùng, khơng dùng nước khi khơng cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng
có thể tiết kiệm nước khi nấu ăn, chúng ta nên đặt một chậu nước nhỏ bên cạnh
để sau mỗi lần cắt rau, củ, hành, tỏi…ta rửa tay. Trừ khi cần làm sạch dầu mỡ
cịn thì ta chỉ cần nhúng tay vào chậu nước rồi lau khơ bằng khăn sạch, thay vì
rửa dưới vịi nhiều lẫn gây lãng phí nước. Tiết kiệm nước khi giặt quần áo, khi
giặt quần áo bằng tay, ta nên dùng phèn chua hoặc chanh rửa tay để tiết kiệm
nước[11]. Ta cũng có thể mang găng cao su để hạn chế rửa tay nhiều lần. Khi xả
quần áo lần cuối, ta giữ lại nước này để làm sạch sàn nhà, lau nhà hoặc rửa xe.
Nếu dùng máy giặt thi ta chỉ giặt khi có đủ khối lượng theo công suất của máy
để tiết kiệm nước một cách tốt nhấ[11]t, dùng nước xả của máy giặt để rửa bồn
cầu, sàn nhà vệ sinh; chỉ dùng ½ lượng nước trong bồn cầu xả có thể làm sạch
cầu sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, ta nên tránh chu trình giặt cố định; với mỗi lần
giặt, ta điều chỉnh mức nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt. Chúng ta

8


cũng nên tiết kiệm nước khi tưới cây cảnh, rau củ, nên dùng vòi phun để tưới
cây hoặc lắp các vòi phun nước tự động để vừa phân bố nước đều và tiết kiệm

nước hơn
+ Sử dụng vòi nước hiệu quả: Khi chúng ta sử dụng vịi nước nên khóa kỹ các
vịi nước khi khơng dùng. Nếu có sự nhỏ giọt ở các vịi nước khi đã khóa chặt, ta
phải nhanh chóng sữa chửa hoặc thay thế ngay vì lượng nước nhỏ giọt sẽ “tích
tiểu thành đại” gây lãng phí một lượng nước lớn trong một thời gian dài, nếu
không sửa được thì phải gọi điện ngay cho thợ sửa để kịp thời khắc phục[11].
Không rửa xe, sân hè bằng vịi phun nước thay vào đó chúng ta nên sử dụng xơ
xà phịng để rửa xe và chỉ dùng vịi phun nước khi tráng xe. Tốt nhất là sử dụng
hệ thống rửa xe không dùng nước[11]. Nên sử dụng chổi, tránh dùng vòi phun
nước để dọn sạch sân hè. Đặc biệt, chúng ta cũng cần tiết kiệm nước ở trong nhà
tắm, khi tắm chúng ta nên tắt nước khi đang chà xà phịng, khơng nên để nước
một cách phung phí và ta có thể đặt dưới chân một chiếc chậu to và đứng vào
đấy. Lượng nước này được dùng để dội bồn cầu, rửa sàn nhà tắm.
+ Thường xuyên kiểm tra vịi nước, khơng nên để tình trạng rị rỉ nước, hãy luôn
đảm bảo rằng hệ thống nước nhà bạn luôn hoạt động tốt, việc thường xuyên
kiểm tra như thế sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được chỗ rò rỉ, hỏng hóc, kịp thời
sửa chữa[11]; thay thế các loại vòi nước bằng vòi phun, khi dùng vòi phun
chúng ta có thể điều khiển được lượng nước thay vì dụng vịi xả trực tiếp với
khối lượng lớn, vịi phun khơng chỉ giúp bạn thoải mái, tiện lợi trong lúc sử
dụng mà còn tiết kiệm được nước so với sử dụng vịi bình thường.
+ Tận dụng nguồn nước mưa. Nước mưa chính là nguồn nước tự nhiên, trong
lành nhất mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta và đây cũng là cách tiết kiệm
nước hiệu quả và ít tốn kém nhất[11]. Nếu có điều kiện , mỗi gia đình nên xây
bồn chứa hoặc thùng phi để dự trữ nước mưa hoặc khi trời mưa chúng ta nên
dùng các xô, thau để hứng nước mưa để sử dụng trong việc nấu ăn, lau dọn nhà
cửa,...
9


+Sử dụng máy bơm nước hợp lí, mỗi gia đình nên tham khảo dịng máy bơm tự

động[11], có tác dụng kiểm sốt nhờ cơng tắc tự động liên kết với thiết bị, tránh
gây lãng phí nước hoặc bồn chứa bị tràn ; chọn bồn chứa nước có dung tích phù
hợp, không nên dùng bồn quá to nếu không cần thiết.
+ Rửa đồ đúng cách, hầu hết chúng ta thường rửa trực tiếp bát đũa, đĩa,.. trực
tiếp dưới vòi nước, làm như thế sẽ rất lãng phí nước, thay vào đó chúng ta nên
lấy một lượng nước vừa đủ trong bồn rửa, chậu để thực hiện cơng việc của mình;
ở mỗi hộ gia đình cũng nên hạn chế sử dụng bồn tắm vì tắm bồn sẽ tiêu tốn một
lượng nước lớn, để tiết kiệm chúng ta nên dùng bồn tắm định kì hoặc dùng vịi
hoa sen để tắm.
+ Nâng cao ý thức tiết kiệm nước cho mỗi thành viên trong gia đình. Mỗi người
cần có ý thức cao trong việc tiết kiệm nước, một người tiết kiệm, người cịn lại
thì phung phí thì việc tiết kiệm nước cũng khơng có tác dụng gì, đặc biệt trong
mỗi gia đình cần dạy cho con trẻ cách làm sao tiết kiệm nước đúng cách, tạo thói
quen tiết kiệm nước ngay từ khi cịn nhỏ cho trẻ em.

III, Phần kết luận
Tài nguyên nước vô cùng quý giá đối với con người, sinh vật, sự vật xung
quanh chúng ta, nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng nó sẽ khơng vơ tận
nếu chúng ta khơng biết cách sử dụng nguồn tài nguyên này và hiện tại đã có rất
nhiều vấn đề xảy ra đối với tài nguyên nước. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta ,
đặc biệt là các bạn sinh viên cần nâng cao ý thức hơn nữa trong việc sử dụng và
tiết kiệm nước, cần tuyên truyền, lan tỏa những thông điệp tiết kiệm nước đến
mọi người và cộng đồng để chúng ta cùng chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên
nước- nguồn tài nguyên quý báu.
10


Các tài liệu tham khảo
Tiếng Việt:
[1] Võ Dương Mộng Huyền, Trần Thị Trà My, Trần Thị Liên, Trần Thục

Khánh Hậu, Võ Thị Ngọc Luyến, Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Phương Thùy
(4/2013) . Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước .
/>hien%20trang%20su%20dung%20nuoc.pdf
[2] Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(6/9/2020)
Báo động về nguồn ô nhiễm nước tồn cầu.
[3]Báo cơng an nhân dân online. Đồng Tháp-Ơ nhiễm nguồn nước do nuôi thủy
sản.
[4] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên nhân, giải pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường nước
[5] Bộ Tài nguyên và mơi trường, Cục quản lí tài ngun nước. Tiếp tục báo
động an ninh nước sạch.
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục khí tượng thủy văn. Từ nay đến cuối
năm cịn 1-2 đợt nắng.
[7] Bộ Tài ngun và Mơi trường Tổng cục khí tượng thủy văn. Mối quan hệ
giữa “ Nước và biến đổi khí hậu”- “Khí hậu và nước” tại Ninh Thuận.
[8] cuocsongantoan.vn. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và những tác hại đối với
đời sống người dân.
[9] Trang thông tin điện tử Trung tâm y tế Quận 2- Sở y tế thành phố Hồ Chí
Minh. Ơ nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
[10] Theo báo lao động. Miền Trung ngổn ngang sau lũ dữ: Người dân đối mặt
với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
[11] Theo cơng ty cổ phần cấp thốt nước Phú Yên. Các giải pháp tiết kiệm
nước sạch trong gia đình.
[12] Trungtammoitruong.vn. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
HỌC KỲ: I NĂM HỌC: 2021-2022
Cán bộ chấm thi 1

Cán bộ chấm thi 2

Nhận xét:............................................

Nhận xét:............................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................


.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Điểm đánh giá của CBChT1:

Điểm đánh giá của CBChT2:

Bằng số:...............................................


Bằng số:...............................................

Bằng chữ:.............................................

Bằng chữ:.............................................

Điểm kết luận: Bằng số.........................Bằng chữ:................................................
Thừa Thiên Huế, ngày......tháng.......năm 20......
CBChT1

CBChT2

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

1



×