Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Bạn có bị tiểu đường không? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.42 KB, 7 trang )

Bạn có bị tiểu đường không?

Nếu bạn hoặc người quen tuy chưa biết mình có bị đái tháo đường hay
không nhưng lại có bất kỳ một triệu chứng nghi ngờ nào của đái tháo đường, hãy
đến gặp bác sĩ ngay khi có thể. Khi đến khám, bạn nên nói cho bác sĩ biết mối lo
lắng của bạn về đái tháo đường để ông/cô ta có thể cho bạn đi làm những xét
nghiệm cần thiết về đường huyết.
Nếu một bệnh nhân đã biết mình đang bị đái tháo đường, hãy đến khám
ngay lập tức nếu như có những triệu chứng sau:
Xuất hiện những triệu chứng của đái tháo đường. Điều này có nghĩa là mức
đường huyết của bạn đang không được kiểm soát dù đang điều trị.
Nồng độ đường huyết cao hơn 200 mg/dL. Nồng độ đường huyết cao kéo
dài là nguồn gốc của tất cả những biến chứng do đái tháo đường.
Nồng độ đường huyết của bệnh nhân thấp (dưới 60 mg/dL). Điều này có
nghĩa là bệnh nhân đã được điều trị quá mức cần thiết. Nó cũng có thể là dấu hiệu
của nhiễm trùng hoặc những stress khác của hệ thống như suy thận, suy gan, suy
tuyến thượng thận, hoặc do tác dụng của những loại thuốc khác đang được sử
dụng cùng lúc.
Bệnh nhân bị vết thương ở bàn hay cẳng chân, dù nhỏ. Ngay cả một vết cắt
nhỏ nhất hay một vết bỏng cũng có thể trở nên rất nghiêm trọng ở những bệnh
nhân đái tháo đường. Chẩn đoán và điều trị sớm cùng với chăm sóc chân tốt là yêu
cầu cần thiết để bảo tồn chức năng của chân và tránh cho bệnh nhân khỏi phải bị
cắt cụt chân.
Bệnh nhân bị nôn, hoặc buồn nôn nhưng cố gượng lại được. Nôn ói kéo dài
có thể là dấu hiệu của nhiễm ceton acid, một tình trạng đe dọa đến tính mạng,
cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nặng nề khác.Bệnh nhân bị sốt nhẹ
(thấp hơn 38.5°C). Sốt là dấu hiệu của nhiễm trùng. Ở những bệnh nhân đái tháo
đường, những nhiễm trùng thông thường có thể sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với
những người bình thường. Lưu ý đến bất kỳ triệu chứng nào, chẳng hạn như tiểu
rát, đỏ hay sưng phồng da, đau bụng, đau ngực, hay ho, đó có thể là những dấu
hiệu chỉ điểm vị trí của nhiễm trùng.



Bệnh nhân có một vết loét ở bàn hay cẳng chân. Bất kỳ một vết loét nào ở
bàn hay cẳng chân của người bị đái tháo đường cũng cần phải được đưa đến khám
ngay lập tức. Một vết loét ngắn hơn 2.5 cm, không chảy mủ và không để lộ những
mô bên dưới hoặc xương ra ngoài có thể được đánh giá một cách an toàn bởi bác
sĩ nếu bệnh nhân không bị sốt và đường huyết vẫn được kiểm soát tốt.
Khi đến khám bệnh, hãy nói với bác sĩ rằng bạn đang bị đái tháo đường
hoặc đang nghi ngờ về điều đó.
Có thể bạn sẽ được đưa đến chỗ một y tá và người này sẽ hỏi bạn một số
câu hỏi và cho bạn một số lời khuyên về những việc nên làm.
Hãy chuẩn bị tốt cho cuộc trao đổi này. Lập ra một danh sách những loại
thuốc bạn đang uống, những vấn đề về sức khỏe mà bạn gặp phải, những loại
thuốc bạn bị dị ứng, và nồng độ đường huyết bạn đo được hằng ngày.
Y tá có thể sẽ cần một số hoặc tất cả những thông tin trên để quyết định
xem mức độ nguy cấp của bệnh và cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề của bạn.
Những tình trạng cấp cứu
Bệnh nhân bị biến chứng nặng do đái tháo đường cần phải được đưa đến
phòng cấp cứu ngay lập tức.
Nên để một người đi theo để trao đổi với bác sĩ nếu bệnh nhân không thể
nói được.
Mang kèm một danh sách những loại thuốc đang uống, những vấn đề về
sức khỏe gặp phải, những loại thuốc bị dị ứng, và nồng độ đường huyết đo được
hằng ngày của người bệnh theo đến phòng cấp cứu. Những thông tin này sẽ giúp
các bác sĩ chẩn đoán được bệnh và điều trị đúng.
Dưới đây là những tình trạng cần phải đến phòng cấp cứu ngay lập tức:
Thay đổi trạng thái tâm thần: ngủ mê, lo âu, hay quên, hoặc là những hành
động lạ cũng có thể là biểu hiện của mức đường huyết xuống quá thấp hay lên quá
cao.
Nếu đã biết người bệnh bị đái tháo đường, thử cho người bệnh ăn trái cây
(khoảng 170 gr) hoặc bánh nếu bệnh nhân đủ tính táo để nuốt thức ăn bình thường

mà không bị nghẹn. Tránh cho bệnh nhân ăn những thức ăn cứng như kẹo do nó
có thể nằm lại bên trong cổ họng. Bác sĩ có thể sẽ cho ăn những loại bánh đường
có thể tan được dưới lưỡi.
Nếu bệnh nhân không thể tỉnh dậy và có ý thức bình thường được trong
vòng 15 phút, hãy gọi cấp cứu.
Nếu không biết người bệnh có bị đái tháo đường hay không, những triệu
chứng trên có thể là dấu hiệu của đột quỵ, ngộ độc thuốc, ngộ độc rượu, thiếu oxy
và một số tình trạng nguy hiểm khác, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Buồn nôn hoặc nôn: nếu bệnh nhân không thể nuốt thức ăn, thuốc, các chất
lỏng xuống dạ dày, có thể đây là dấu hiệu của nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp
lực thẩm thấu, hoặc những biến chứng khác của đái tháo đường.
Nếu bệnh nhân đã được dùng liều insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo
đường đủ, không nên cho thêm mà không có ý kiến của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết, cho thêm liều insulin hoặc thuốc đái
tháo đường sẽ chỉ làm cho mức đường huyết hạ xuống thấp hơn nữa, có thể là
xuống đến mức nguy hiểm.
Sốt cao hơn 38.5°C: đưa bệnh nhân đái tháo đường đến phòng cấp cứu nếu
bị sốt cao. Lưu ý bất kỳ một triệu chứng nào khác, chẳng hạn như ho, tiểu rát, đau
bụng hoặc đau ngực.
Mức đường huyết tăng cao: khi mức đường huyết tăng lên cao quá 400
mg/dL. Mức đường huyết tăng quá cao có thể là dấu hiệu của nhiễm ceton acid do
đái tháo đường hoặc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, tùy thuộc vào type đái tháo
đường nào mà bạn bị. Cả hai tình trạng trên đều có thể gây tử vong nếu không
được điều trị đúng cách.
Vết loét lớn ở bàn chân hay cẳng chân: nếu bệnh nhân bị đái tháo đường có
vết loét với đường kính lớn hơn 2.5 cm có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng chi
dưới.
Những dấu hiệu và triệu chứng khác cần phải được cấp cứu là những vết
thương lộ xương và mô bên dưới, một khu vực lớn xung quanh bị đỏ tấy, nóng,
sưng và đau nhiều ở bàn hay cẳng chân.

Nếu không điều trị thì có thể sẽ buộc phải cắt cụt chi dưới.
Đau ngực: nếu bệnh nhân đái tháo đường bị đau ngực nặng nề, đặc biệt là ở
giữa hoặc ở ngực trái, hãy đến khám bệnh ngay lập tức.
Bệnh nhân bị đái tháo đường dễ bị cơn suy tim cấp hơn là những người
bình thường, có thể có đau ngực hoặc không.
Nhịp tim bất thường hoặc nhịp thở ngắn không rõ nguyên nhân cũng có thể
là dấu hiệu của cơn suy tim cấp.
Đau bụng nặng nề: tùy thuộc vào vị trí đau, đây có thể là dấu hiệu của cơn
suy tim cấp, phình động mạch chủ bụng, nhiễm ceton acid, máu không đến được
ruột.
Tất cả những tình trạng trên thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường hơn ở
người bình thường và có khả năng đe dọa mạng sống.
Những người bị đái tháo đường cũng có thể bị đau bụng do những nguyên
nhân hay gặp khác như viêm ruột thừa, loét thủng, viêm và nhiễm trùng túi mật,
sỏi niệu, tắc ruột.
Đau nặng ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể cũng đều là dấu hiệu báo động cần
phải đi khám bệnh.


×