Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Vai trò và ý nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.1 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN
Môn: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam
Đề
tài:

“Đặc điểm và ý nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt”

Giảng viên:
Người thực hiện:
MSSV:
Lớp:

Năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................... 5
1.1. Các khái niệm...................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm tiếp xúc, giao lưu văn hóa............................................................ 5
1.1.2. Khái niệm từ Hán Việt................................................................................... 6
1.1.3. Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Quốc................................ 7
1.2. Mối liên hệ giữa sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa với từ Hán Việt....................... 8
CHƯƠNG 2. TỪ HÁN VIỆT........................................................................................... 9
2.1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của từ Hán Việt.......................................... 9
2.1.1. Nguồn gốc...................................................................................................... 9


2.1.2. Sự phát triển của từ Hán Việt...................................................................... 10
2.2. Đặc điểm từ Hán Việt........................................................................................ 11
2.2.1. Đặc điểm về cấu tạo..................................................................................... 11
2.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa................................................................................ 14
2.3. Phân loại từ Hán Việt........................................................................................ 17
CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT.....................19
3.1. Giá trị phong cách của từ Hán Việt.................................................................... 19
3.2. Ý nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt........................................................... 22
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 25


LỜI MỞ ĐẦU
Những đặc điểm về địa lí, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội… đã dẫn đến sự tiếp
xúc ngôn ngữ Việt – Hán lâu dài và liên tục. Kết quả của q trình tiếp xúc đó làm nảy
sinh nhiều hiện tượng ngôn ngữ, đặc biệt là sự hình thành lớp từ Hán Việt. Từ Hán Việt là
một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt. Lớp từ này đã làm cho tiếng Việt
thêm giàu có, tinh tế, uyển chuyển. Hiểu nghĩa, ghi nhớ và sử dụng chuẩn xác vốn từ Hán
Việt sẽ góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Các từ có nguồn gốc từ tiếng Hán đã hịa mình vào với các từ ngữ thuần Việt đưa
tiếng Việt phát triển, ngày một phong phú và tinh tế hơn. Không chỉ vay mượn đơn thuần,
với lịng tự tơn dân tộc người Việt đã khơng ngừng Việt hóa từ gốc Hán và một phần lớn
trong đó đã trở thành lớp từ Hán Việt. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ,
lớp từ Hán Việt chiếm khoảng 70% khối lượng từ vựng tiếng Việt, bộ phận này mang sắc
thái trang trọng, cổ kính xuất hiện thường xuyên trong văn chương, trong các văn bản
hành chính, trong đời sống sinh hoạt,… của người dân Việt Nam. Có thể nói từ Hán Việt
là nét tinh hoa văn hóa của Việt Nam chắt lọc từ q trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với
Trung Hoa. Tìm hiểu về từ Hán Việt là một cách để các học giả một lần nữa nhìn lại hành
trình phát triển văn hóa của dân tộc cũng như cách người Việt giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt để từ đó, mỗi người cảm thấy thêm yêu tiếng nói của mảnh đất Việt hơn.

Để hồn thành tiểu luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên phụ
trách mơn học - TS Nguyễn Thị Hồi Phương, người đã tận tình giảng dạy để trang bị
kiến thức cho chúng tôi thực hiện tiểu luận. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên
cứu đề tài cũng như kiến thức cịn hạn chế, bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót và chưa hồn thiện. Rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của cơ.
Xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên dải đất hình chữ S, người dân Việt Nam đã trải qua biết bao biến cố lịch sử,
đã chứng kiến bao thăng trầm của dân tộc. Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước là
bốn nghìn năm đầy gian khổ nhưng oai hùng. Trong bốn nghìn năm, người Việt Nam
đã kề vai sát cánh bên nhau để chống lại gần một nghìn năm bị giặc phương Bắc cai trị
và đô hộ. Thế lực phong kiến phương Bắc nô dịch nhân dân ta về mọi mặt trong đó có
lĩnh vực văn hóa, đời sống, phong tục tập quán... Trong suốt thời gian đó, người dân
Việt Nam vẫn ra sức giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa
của dân tộc mình. Mặc dù vậy, khi tiếp xúc với ngôn ngữ Hán của người phương Bắc,
người Việt cũng không thể tránh khỏi hiện tượng vay mượn ngôn ngữ giống như một
số các quốc gia khác trên thế giới. Do hồn cảnh địa lí và điều kiện lịch sử, từ gốc Hán
nói chung và từ Hán Việt nói riêng được du nhập vào nước ta bằng những con đường
khác nhau, trong những thời kì khác nhau, phong phú về số lượng, góp phần tạo nên
tính đa dạng của vốn từ tiếng Việt. Từ Hán Việt đã tham gia vào quá trình đồng hố
ngữ nghĩa. Từ Hán Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ tiếng Việt và đóng một vai trị
hết sức quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Nhận thấy giá trị của từ Hán Việt được
hình thành qua quá trình giao lưu, tiếp xúc cùng niềm tự hào về ngôn ngữ dân tộc, tôi
chọn đề tài “Đặc điểm, ý nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt” cho bài nghiên cứu
của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến thời điểm hiện tại đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về từ Hán Việt, mỗi cơng
trình lại đi theo những hướng nghiên cứu, khai thác khác nhau.
Phương diện được nhiều tác giả lựa chọn khi nghiên cứu từ Hán Việt đó là nghiên
cứu từ Hán Việt ở mặt cấu trúc – hệ thống: đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong
cách. Có thể kể tên một số cơng trình như: Nguyễn Văn San và Hoa Bằng Trúc Lâm đã lí


giải về cách đọc từ Hán Việt trên Nam Phong tạp chí (số 5, 1929) vào thế kỉ XX, đây có
thể coi là một trong những người nghiên cứu đầu tiên về từ Hán Việt. Tiếp đó, có thể kể
đến Trúc Khê Ngô Văn Triện khi ông đăng bài nghiên cứu về từ Hán Việt trên tạp chí Tri
Tân (số 7, 1941). Là những người tiên phong nghiên cứu về từ Hán Việt – một công việc
không dễ dàng, nên các cơng trình này cịn hạn chế việc đưa ra những dẫn chứng, số liệu
cụ thể, thiên nhiều về tính suy diễn, lập luận. Ngồi ra cịn phải kể đến cơng trình “Mẹo
giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” của GS. Phan Ngọc (NXB Thanh Niên, 2000)
[9] đã nghiên cứu về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán Việt, đặc điểm phong cách, sắc thái
tu từ, các phương thức giải nghĩa, các công thức, các quy tắc để người đọc có thể nhận
diện về từ Hán Việt một cách dễ dàng. Đặc biệt, không thể không kể đến các giáo trình từ
vựng học tiếng Việt như: Từ vựng học tiếng Việt của GS. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng
ngữ nghĩa tiếng Việt của GS. Đỗ Hữu Châu [4]…đã có đóng góp đáng kể vào việc nghiên
cứu lớp từ Hán Việt.
Phương diện nghiên cứu tiếp theo được quan tâm đó là từ Hán Việt gắn với nguồn
gốc, lịch sử của tiếng Việt. Cơng trình được đánh giá cao của GS. Nguyễn Tài Cẩn đã
nghiên cứu từ Hán Việt một cách sâu sắc trong chuyên luận “Nguồn gốc và quá trình hình
thành cách đọc Hán Việt” vào năm 1979 [3]. Những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt và cách
đọc từ Hán Việt lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống trong cơng trình này.
Cơng trình đã cho người đọc biết được cách đọc từ Hán Việt, biết được những nhân tố
ảnh hưởng đến việc tiếp xúc lâu dài, mạnh mẽ của tiếng Hán và tiếng Việt. “Tìm hiểu
tiếng Việt lịch sử” (Nguyễn Ngọc San, Nxb ĐHSP, 2013) [11] cơng trình này đã cho ta
thấy được mối quan hệ giữa ngữ âm lớp từ Hán Việt và lịch sử phát triển của tiếng Việt…

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lý luận: Tìm hiểu được nguồn gốc ra đời của từ Hán Việt, quá trình phát
triển theo thời gian và chỉ ra được giá trị của từ Hán Việt đối với tiếng Việt. Từ đó làm
nổi bật nên được sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Trung
Quốc.


Mục tiêu thực tiễn: Hiểu biết thêm về từ Hán Việt nói riêng và tiếng Việt nói chung.
Giúp ích cho việc học và tìm hiểu tiếng Trung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của từ Hán trong tiếng Việt
Phạm vi nghiên cứu: Từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt Việt hóa và từ Hán Việt
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn: đây là phương pháp cơ bản trong
nghiên cứu khoa học, bản chất của nó là dựa trên các thơng tin đã có, bằng thao tác
tư duy logic để rút ra kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng để thu
thập nguồn tư liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, cơ sở lí thuyết của đề tài.

-

Phương pháp thống kê, phân loại: thông qua sách các tài liệu tham khảo, tôi sẽ đi
khảo sát, thống kê từ Hán Việt trong các tác phẩm văn học, ngôn ngữ hàng ngày và
phân loại theo hệ thống các từ Hán Việt đơn tiết, đa tiết.

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp phân tích và tổng hợp đã giúp
tơi phân tích được giá trị của từ Hán Việt được sử dụng trong các tác phẩm văn học

và ngôn ngữ hàng ngày, tổng hợp khái quát để đưa ra những kết luận chính xác
nhất.

-

Thủ pháp so sánh, đối chiếu: để thấy được hiệu quả của việc sử dụng từ Hán Việt
trong các văn bản hành chính, văn học và trong các trường hợp chuộng sử dụng từ
Hán Việt.

6. Bố cục
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Từ Hán Việt
Chương 3: Ý nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt
1.1. Các khái niệm


C
H
Ư
Ơ
N
G

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1
.
1.1.1. Khái niệm tiếp xúc, giao lưu văn hóa
Trong lý thuyết và khái niệm của tiếp xúc và giao văn hóa có rất
nhiều khái niệm để định nghĩa. Nhưng sau khi được tham gia môn học Tiếp

xúc và giao lưu văn hóa ở Việt Nam. Tơi trình bày theo ý hiểu như sau: Đây
là hiện tượng xảy ra khi những người, nhóm người, tộc người có văn hóa
khác nhau có sự tiếp xúc lâu dài và trực tiếp với nhau tạo ra sự biến đổi về
mô thức văn hóa ban đầu của một hoặc hai nhóm nguời ấy.
Thuật ngữ của nó có thể là tiếp xúc văn hóa, trao đổi văn hóa, giao
lưu văn hóa. Tiếng anh là Acculturation ( có thể hiểu là văn hóa hóa, đan
xen văn hóa, hỗn dung văn hố, giao thoa văn hóa, … )
Đặc điểm của tiếp biến văn hóa của nó sẽ diễn ra từ trung tâm văn
hóa lớn từ đó nói sẽ lan tỏa dần dần ra các nền văn hóa nhỏ và trẻ hơn. Khi
đó khơng gian văn hóa nhỏ hơn sẽ có sự tiếp nhận, tiếp xúc với nền văn hóa
lớn. Và từ đó sẽ có sự ảnh hưởng và tự chuyển biến theo hướng mô phỏng
những đặc trưng của nền văn hóa lớn. Nó có thể là phản ứng thuận tức là
học theo mô phỏng lại với nền văn hóa lớn hoặc phản ưng nghịch là từ chối,
bài trừ, khơng chấp nhận nền văn hóa đấy.
Tiếp xúc và giao lưu văn hóa là sự vận động thường xuyên diễn ra của
văn hóa và xã hội nó đi cùng với sự phát triển của văn hóa và xã hội. Nó là
quy luật phát triển tự nhiên của văn hóa ln ln xảy ra trong mọi thời
điểm.


Các dạng tức của tiếp xúc và giao lưu văn hóa được thể qua mối quan hệ
giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh dưới các dạng thức cơ bản sau đây:
 Yếu tố nội sinh lấn át


 Yếu tố ngoại sinh lấn át
 Sự dung hòa và kết hợp giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Trong tiếp xúc và giao lưu văn hóa có hai hình thức cơ bản đó là: Tự
nguyện tiếp nhận và không tự nguyện (cưỡng bước) tiếp nhận.



Tự nguyện tiếp nhận ở đây có thể hiểu là nền văn được tiếp nhận có

phản ứng thuận với nền văn hóa lớn hơn. Ví dụ như là sự trao đổi về kinh
tế, hơn nhân, đời sống xã hội.


Không tự nguyện (cưỡng bước) tiếp nhận là sự chối từ không đồng ý

tiếp nhận từ nền văn hóa lớn thường hình thức này xảy ra trong việc xâm
lược và đô hộ của các nền văn hóa lớn với nền văn hóa nhỏ.
1.1.2. Khái niệm từ Hán Việt
Về khái niệm từ Hán Việt, các nhà nghiên cứu ngơn ngữ đã có rất
nhiều quan điểm khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu đưa ra nhận định của
mình dựa trên những tiêu chí, khía cạnh, góc nhìn và cách giải quyết riêng.
Tác giả Nguyễn Như Ý - “Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ
học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003 [12]: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ
tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của
các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ
Việt gốc Hán”. [tr 369]
Tác giả Nguyễn Văn Khang - “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, Nxb
Giáo dục, 2007 [8]: “Tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít
nhất một lần sử dụng trong tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn
cảnh giao tiếp thì đều được coi là từ Hán Việt”. [tr 131]
Tác giả Phan Ngọc - “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính
tả”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000 [9]: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán
Việt làmột từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại
phát âm theo cách phát âm Hán Việt, người Việt vẫn dùng để đọc mọi văn
bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của người Hán hay của người Việt. Xét về



chữ, thì chỉ có chữ Hán mà khơng có chữ Hán Việt. Hán Việt chỉ là cách
phát âm riêng của người Việt về chữ Hán”. [tr 11]
Tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến - “Cơ
sở ngơn ngữ học và tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005 [5]: “Từ Hán
Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2 (từ đời
Đường trở về sau) mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng
theo hệ thống ngữ âm của mình”. [tr 214]
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về từ Hán Việt. Trước
hết, tác giả luận văn hoàn tồn nhất trí với những quan điểm trên. Bởi nó
được xuất phát từ những khía cạnh, góc nhìn và cách giải quyết khác nhau.
Từ đó, chúng ta có thể phát biểu một cách khái quát về khái niệm từ Hán
Việt như sau: Từ Hán Việt là những từ mượn Hán, được đọc theo cách đọc
Hán Việt và nhập vào kho từ vựng tiếng Việt.
1.1.3. Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Quốc
Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Quốc có lịch sử tiếp
xúc lâu dài và thường xuyên đến tận bây giờ. Với vị trí địa lý hai nước tiếp
giáp nhau dù đia giới hai nước có thay đổi theo thời gian nhưng không thể
phủ nhận được sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc nên nền văn hóa
Việt Nam. Sự tiếp xúc và giao lưu của cả hai nền văn hóa tồn tại cả hai
hình thức tiếp xúc: cưỡng bức và tự nguyện.
Giao lưu cưỡng bức được diễn ra qua việc người Trung Quốc đã
sang xâm chiếm và đô hộ người Việt diễn ra suốt 1000 năm Bắc Thuộc và
từ 1407 đến 1427 khi mà bị nhà Minh xâm lăng được gọi là Minh thuộc.
Tuy là trong thời gian bị cưỡng bức phải tiếp nhận nhưng người Việt vẫn
luôn giữ được bản sắc của mình và khơng để bị đồng hóa. Nhưng người
Việt cũng khơng bài trừ mà là biết lựa chọn, linh hoạt tiếp nhận và cải biến
những giá trị văn hóa đáng để học hỏi và biến cái văn hóa của họ thành văn
hóa của mình.



Giao lưu tự nguyện diễn ra vào thời gian đất nước đã độc lập và tự
chủ khơng cịn bị cai trị nữa lúc này sự tiếp xúc văn hóa diễn ra tự nguyện.
Qua thời gian này đã du nhập rất nhiều những thể loại văn hóa vào nước ta.
Từ đó tạo ra sự tương đồng nhất định giữa nền văn hóa của hai nước.
Với sự thuận lợi về mặt địa lí cùng lịch sử phát triển cai trị cùng thời
gian giao lưu khi độc lập văn hóa của Trung Quốc đã ảnh hưởng khơng ít
đến văn hóa của Việt Nam. Về mọi mặt như đời sống, con người, thời trang,
đồ ăn, … Nhưng cái mà thể hiện rõ nét mà có lẽ mọi người đều dễ dàng
nhận ra và được tiếp nhận từ lúc đầu đến tận ngày nay đó là ngôn ngữ.
1.2.

Mối liên hệ giữa sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa với từ Hán Việt
Với sự giao lưu trên nhiều bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa

các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Hán được du nhập và
phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán mà được một số dân tộc
lân bang đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ, trong số đó có người
Việt, người Triều Tiên, và người Nhật. Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau
mà cũng khơng thuộc họ ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã mượn chữ Hán một
cách quy mô.
Đối với người Việt sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi
phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngơn ngữ, tuy người Việt
vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính
trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều.
Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ này bắt đầu từ khi nhà Hán bắt đầu xâm
chiếm nước ta. Trong q trình tiếp xúc văn hóa, hệ thống từ vựng tiếng Việt tiếp
nhận một khối lượng từ ngữ lớn của tiếng Hán, hiện tượng tiếp nhận từ ngữ tiếng
Hán diễn ra khơng giống nhau qua các thời kì cả về hình thức và mức độ. Vào đời
Đường, tiếng Việt đã tiếp nhận có cách hệ thống một lượng từ ngữ tiếng Hán rất

lớn bằng con đường sách vở, những từ này nhập vào tiếng Việt dưới dạng ngữ âm
đời Đường.


CHƯƠNG 2.
TỪ HÁN VIỆT
2.1.

Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của từ Hán Việt
2.1.1. Nguồn gốc
Từ thời nhà Tần, Tần Thuỷ Hồng đã nhịm ngó và xâm lược đất
nước ta, sau đó là cuộc tấn cơng và thơn tính nước Âu Lạc của Triệu Đà
(năm 179 TCN). Việc này đã mở đầu cho các cuộc xâm lược và chiếm
đóng liên tiếp của các triều đại phong kiến phương Bắc. Chúng ln tìm
cách đồng hố dân tộc Việt Nam về văn hố, ngơn ngữ, biến Việt Nam trở
thành một địa phương của chúng.
Nhằm xâm lược Việt Nam, hàng chục vạn binh lính đã được huy
động sang sống ở Giao Châu; thêm nữa là hàng vạn người Hán bao gồm:
thương nhân, người nhà của binh lính, người tị nạn chính trị tràn qua biên
giới. Họ cư trú nhiều đời trên đất Giao Châu và thâm nhập vào các mặt hoạt
động quan trọng của xã hội Việt Nam. Tình hình đan xen dân cư như trên
đã dẫn đến sự tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
Ra đời cách đây hơn 3000 năm, đến nay chữ Hán vẫn là một trong
những văn tự có số lượng người sử dụng đơng nhất. Chữ Hán đã du nhập
vào một số quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và trong nhiều
thế kỉ nó trở thành văn tự chính thống được sử dụng trong hành chính, sáng
tác văn chương.
Từ những năm đầu Cơng ngun đến thế kỉ X, chữ Hán theo đoàn
quân xâm lược ồ ạt tràn vào đất nước ta, tuy nhiên sức ảnh hưởng của nó
đến đời sống tinh thần của người dân Việt hết sức mờ nhạt. Đến giai đoạn

từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, giai đoạn đất nước ta đã giành được độc lập tự
chủ, việc học tập ngơn ngữ văn tự Hán có tổ chức, hệ thống và quy củ hơn,
tiếng Hán được người Việt dùng trong sáng tác văn thơ, trong văn bản hành
chính.


2.1.2. Sự phát triển của từ Hán Việt
Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt
một tỉ lệ lớn các từ vay mượn của tiếng Hán, gọi là từ gốc Hán hay từ HánViệt. Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng 70% số từ của tiếng Việt là từ
vay mượn của tiếng Hán. Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt
đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng
Việt. Đó gọi là cách đọc Hán-Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ
khoảng thế kỉ X- XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điều đó có
nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ –
âm tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ
thống ngữ âm tiếng Việt. Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì
khác nhau, cách phát âm của các từ đã thay đổi nhiều. Điều này giải thích
tại sao từ tiếng Trung hiện đại và từ Hán-Việt có cách đọc khơng giống
nhau. Ví dụ: từ dìfēng của tiếng Trung được người Việt đọc là địa phương.
Mặt khác, các từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng có sự khác biệt về nghĩa và
cách sử dụng so với từ tương đương trong tiếng Trung hiện nay.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ngoại ô được dùng để biểu thị ý
nghĩa ‘lãnh vực bên ngoài thành phố’ nhưng tiếng Trung lại dùng thị giao,
thành giao để biểu thị ý nghĩa này. Không những thế, tiếng Việt còn dùng
các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu
đoàn, đại đội, hoặc kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt
để tạo ra từ mới, ví dụ: binh lính, tàu hỏa, đói khổ. Ngồi ra, trong tiếng
Việt cịn có một số từ gốc Hán nhưng khơng đọc theo âm Hán-Việt, ví
dụ: rồng – long; sức – lực, xin – thỉnh, hoặc các từ gốc Hán mượn qua khẩu
ngữ, ví dụ: mì chính, xì dầu…



2.2.

Đặc điểm từ Hán Việt
2.2.1. Đặc điểm về cấu tạo
Căn cứ vào số lượng âm tiết từ ngữ Hán Việt được chia thành 2 loại: Từ đơn âm
tiết và từ đa âm tiết.
2.2.1.1.

Từ Hán Việt đơn âm tiết
Từ Hán Việt đơn âm tiết là những từ được biểu thị bằng một
từ (một văn tự bằng ngữ âm) chiếm một số lượng lớn trong hệ thống
từ Hán Việt.
Những từ Hán Việt đơn âm tiết thường có nghĩa từ vựng gọi
tên những sự vật, đặc điểm, tính chất mà tiếng Việt chưa có để gọi
tên, nên khi đi vào kho từ vựng tiếng Việt chúng vẫn giữ được khả
năng hoạt động tự do. Những từ Hán Việt đơn tiết khi vào tiếng
Việt, tuy cũng gặp những xung đột đồng âm và đồng nghĩa với từ
tiếng Việt, nhưng vẫn trở thành từ hoạt động tự do bên cạnh từ tiếng
Việt là không nhiều và phần lớn các đơn vị đó đã có sự phân cơng
hoặc thay đổi ít nhiều về nghĩa để tạo ra giá trị riêng.
Đại bộ phận từ Hán Việt đơn tiết trong tiếng Việt là danh từ:
Danh từ chỉ người: ông, bà, quan, dân, ...
Danh từ chỉ động vật: hổ, báo, phượng,...
Danh từ chỉ thực vật: tùng, trúc, cúc, mai,...
Danh từ chỉ đồ vật: quần, áo, sách, bút,...
Cịn những tính từ và động từ loại này khi đi vào tiếng Việt,
khả năng hoạt động độc lập rất ít. Những từ Hán đơn tiết nêu trên
trở thành từ Hán Việt đơn tiết hoạt động tự do trong tiếng Việt như

đã nêu trên, nhìn chung chúng rất quen thuộc, cho nên cảm thức tự
nhiên của người Việt thường cho các từ đó là thuần Việt.

2.2.1.2.

Từ Hán Việt đa âm tiết
Trong lớp từ Hán Việt xét về mặt số lượng các yếu tố cấu tạo, từ đa
âm tiết chiếm số lượng lớn hơn hẳn so với từ đơn tiết (mà phần lớn


là từ song tiết). Dựa vào phương thức cấu tạo, từ đa âm tiết Hán
Việt được chia thành hai loại từ ghép và từ láy.
a. Từ ghép
Có hai cách cấu tạo từ ghép Hán Việt: ghép phân nghĩa (ghép
chính phụ); ghép hợp nghĩa (ghép đẳng lập)
- Từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ). Đây là loại từ
ghép mà nghĩa của thành tố này quy định, hạn chế, bổ sung
nghĩa cho thành tố kia để tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh.
Các nét nghĩa của hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau.
Từ ghép chính phụ gồm hai loại:
+ Từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng
VD: ái quốc, thất vọng, tận tâm, tận lực,...
Những từ ghép loại này có số lượng ít, yếu tố chính đứng
trước có các tính chất từ loại khác nhau:
o Yếu tố chính là tính từ: nhiệt tình, n thân, khổ
tâm, khốn cực,...
o Yếu tố chính là động từ: tận tâm, tốt nghiệp,
khai sinh, thưởng thức,...
+ Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng
sau. VD: thanh niên, tác phẩm, tối tân, ưu đãi, ác

nghiệt,...
Những từ ghép loại này có số lượng rất lớn, yếu tố chính
đứng sau có các tính chất từ loại khác nhau:
o Yếu tố chính là danh từ: học sinh, nhân loại, tác
phẩm, quốc ca, quốc kỳ, hải quân,...
o Yếu tố chính là tính từ: tối tân, tương phản, tàn
nhẫn, bạo tàn, tương tự,..
o Yếu tố chính là động từ: cao hứng, hoan nghênh,
lợi dụng, bình phục, du kích


-

Từ ghép hợp nghĩa (ghép đẳng lập). Là loại từ ghép
được tạo thành bởi các thành tố cùng tính chất từ loại,
theo quan hệ bình đẳng, để biểu thị ý nghĩa khái quát,
tổng hợp và trừu tượng. Đây là loại từ ghép mà nghĩa
của thành tố này bổ sung nghĩa cho thành tố kia để tạo
nên một nghĩa hoàn chỉnh. Trong từ Hán Việt, cấu trúc
đẳng lập các yếu tố kết hợp tạo nên từ có thể mang tính
chất danh từ, động từ hoặc tính từ.
+ Các yếu tố tạo từ có tính chất danh từ như: thảo mộc,
nhi đồng, phụ nữ, gia thất, phụ mẫu,…
+ Các yếu tố tạo từ có tính chất động từ như: tiêu diệt,
chế tạo, đấu tranh, đình chỉ, cung cấp,…
+ Các yếu tố tạo từ có tính chất tính từ như: vĩ đại,
dũng mãnh, cùng khổ, kì quái, độc ác,…
Trật tự của các yếu tố trong từ ghép đẳng lập
Hán Việt là cố định, vững chắc, nếu thay đổi vị trí các
yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi về nghĩa của từ. VD:

vãng lai – lai vãng…
Tuy trật tự các yếu tố khó thay đổi nhưng có
một số ít trường hợp đảo lộn vị trí các yếu tố cho nhau
thì ý nghĩa các từ vẫn giữ nguyên như: chung thủy –
thủy chung, giản đơn – đơn giản,…

b. Từ láy
Theo quan niệm hiện tại thì một từ được coi là từ láy phải thỏa
mãn những điều kiện sau:
- Phải gồm từ hai thành tố trở lên (chủ yếu là hai thành tố)
- Các thành tố trong từ láy có quan hệ về ngữ âm với nhau.
- Nghĩa của từ láy có giá trị gợi tả, biểu cảm
Tuy nhiên thực tế cịn có rất nhiều từ ít nhiều gợi lên
mối quan hệ ngữ âm như: hoang mang, ấm ức, khổ sở, an ủi,


đường hồng,… cũng có vẻ như là từ láy. Vì tuy khơng lặp lại
bộ phận (hay tồn bộ) ngữ âm, nhưng các từ này lại “gây cảm
tưởng có sự lặp lại về âm”.
Từ láy Hán Việt cũng vậy. Bên cạnh những từ mà quan
hệ ngữ âm giữa các thành tố khơng có sự lặp lại tồn bộ (hay
bộ phận) mà chỉ gợi lên mối quan hệ ngữ âm như: đường
hoàng, bàng hồng, an ủi,… chúng ta cịn bắt gặp ở đó những
từ láy mà cả hai yếu tố đều có nghĩa trong thụ cảm của người
hiểu biết tiếng Hán.
Những từ được gọi là từ láy Hán Việt phải thỏa mãn
một điều kiện trước tiên là: các thành tố tạo nên từ láy là yếu
tố Hán Việt. Đó có thể là:
- Cả hai thành tố là Hán Việt: đinh ninh, lâm li, độc đốn,
đường hồng, lam lũ, khang trang, tư lự, do dự,…

- Có thể chỉ có một thành tố là yếu tố Hán Việt: biền biệt, khô
khốc, hậu hĩ, não nùng, bạc bẽo, nhục nhã,...
Hầu hết những từ láy Hán Việt mà cả hai thành tố là Hán Việt
thì đều là những từ mượn nguyên khối từ tiếng Hán.
2.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa
Trước tiên vì là từ vay mượn cho nên các từ Hán Việt thường giữ
nguyên nghĩa của từ gốc Hán. Nhưng khi các từ Hán Việt trở thành một bộ
phận của từ vựng tiếng Việt, buộc từ Hán Việt phải tuân thủ theo các quy
luật của tiếng Việt và bị Việt hóa. Chính vì vậy ngữ nghĩa của các đơn vị
gốc Hán khi vào tiếng Việt có thể thay đổi so với tiếng Hán, cụ thể xuất
hiện một số trường hợp sau: thu hẹp nghĩa , mở rộng nghĩa , biến đổi nghĩa.
Các hiện tượng trên cho thấy sự linh hoạt trong tiếp biến ngôn ngữ và từ
ngữ vay mượn được thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của người sử
dụng .
a. Hiện tượng thu hẹp nghĩa của từ Hán Việt


Thu hẹp nghĩa có thể được hiểu là các từ Hán Việt chỉ còn được
dùng với một hoặc vài nghĩa trong số nhiều nghĩa của bản thân chúng
vốn có trong tiếng Hán. Hiện tượng thu hẹp nghĩa còn được gọi là giáng
cấp ngữ nghĩa.
Trong từ Hán Việt đơn tiết việc thu hẹp nghĩa xảy ra tương đối phổ
biến. Từ Hán đơn tiết trong tiếng Hán thơng thường nhiều nghĩa vì việc
sáng tạo ra chữ theo khối vng tượng hình rất khó khăn nên một chữ
Hán phải đảm nhiệm rất nhiều nghĩa. Từ Hán Việt đơn tiết đã tồn tại
trong tiếng Việt với một lịch sử lâu dài, được người Việt coi như từ
thuần Việt cho nên sử dụng theo thói quen, nhu cầu ngơn ngữ của mình,
khơng sử dụng q nhiều nghĩa trong một từ đơn tiết. Ví dụ từ “khinh”
nguyên gốc trong tiếng Hán có 14 nghĩa, từ điển Hán Việt của Thiều
Chửu chỉ còn đưa ra 8 nghĩa nhưng trong 8 nghĩa đó những nghĩa:

“giản dị”, “hơi một chút”, “rẻ rúng”, “lanh chanh”... là người Việt
hiện không sử dụng. Từ “khinh” đơn tiết trong tiếng Việt chủ yếu nghĩa
coi thường , xem nhẹ , không tôn trọng.
Từ Hán Việt song tiết cũng có hiện tượng thu hẹp nghĩa nhưng mức
độ không cao như từ Hán Việt đơn tiết. Ví dụ: “Bảo lưu” có các nghĩa
“giữ như cũ khơng thay đổi”, “tỏ ý không tán thành”, “không lấy ra”.
Nhưng khi trở thành từ song tiết trong tiếng Việt nó chỉ cịn có nghĩa
“giữ như cũ, khơng thay đổi”. Việc thu hẹp nghĩa của từ Hán Việt đồng
thời cũng là hạn chế phạm vi sử dụng từ Hán Việt với nghĩa cụ thể.
b. Hiện tượng mở rộng nghĩa của từ Hán Việt
Trường hợp mở rộng nghĩa của từ Hán Việt so với từ gốc Hán cũng
khá phổ biến. Mở rộng nghĩa có thể hiểu là trên cơ sở nghĩa mượn để
mở rộng nghĩa mới. Việc mở rộng nghĩa có thể là sáng tạo thêm nghĩa
mới cho từ hoặc các nét nghĩa được mở rộng cách dùng.


Hiện tượng mở rộng nghĩa trong từ Hán đơn tiết xuất hiện khơng ít.
Ví dụ như: từ “khủng” nghĩa trong tiếng Hán là “sợ hãi” và “làm cho
người ta sợ hãi”, nghĩa trong tiếng Việt ngoài hai nghĩa đã nêu trên thì
cịn có nghĩa “chỉ sự vật có quy mơ lớn hoặc đem lại cảm giác mạnh”.
Từ song tiết Hán Việt như từ “khẩn trương” trong tiếng Việt có nghĩa:
1.Căng thẳng, 2.Cần được tiến hành, giải quyết gấp, 3.Tranh thủ thời
gian và tập trung tối đa, trong tiếng Hán nó chỉ có nghĩa: “căng thẳng”,
“hồi hộp” , “thấp thỏm .
Việc mở rộng và phát triển nghĩa của từ Hán Việt rất phong phú,
điều này góp phần làm cho tiếng Việt thêm đa dạng hơn .
c. Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ Hán Việt
Một số từ tiếng Hán khi trở thành từ Hán Việt nghĩa của chúng đã bị
thay đổi hồn tồn hoặc có trường hợp nghĩa bị biến đổi rất xa so với
nghĩa gốc.

Ví dụ: từ “phương phi” theo nghĩa gốc Hán là: “thơm tho”, “tươi tốt”
nhưng vào tiếng Việt mang nghĩa là: “béo tốt”. Từ “bồi hồi” theo nghĩa
gốc Hán vốn có nghĩa là “đi đi lại lại”, vào tiếng Việt lại có nghĩa là
“bồn chồn, xao xuyến, xơn xao trong lịng” (lịng dạ bồi hồi).
Một từ Hán Việt điển hình cho sự biến đổi ngữ nghĩa này là từ “khốn
nạn”. Theo “Hán - Việt từ điển” của Đào Duy Anh thì từ “khốn nạn”
đều mang cùng một nghĩa là “khó khăn, lúng túng”. Nhưng hiện nay
tuyệt đại đa số mọi người dùng từ “khốn nạn” này với nghĩa “miệt thị
và đánh giá về tư cách đạo đức của một người” (ví dụ như nói “ Thằng
này thật là khốn nạn” nghĩa là đối tượng được đề cập đến có tư cách đạo
đức khơng tốt). Căn ngun của sự biến đổi này thật khơng rõ, nhưng có
lẽ chính vì cái sự khốn khó mà con người ta bị dồn vào cái thể làm
những


chuyện mất tư cách đạo đức, dần dần từ “khốn nạn” được chuyển sang
cái nghĩa chỉ về tư cách đạo đức của một người.
Một từ khác là từ “tử tế”, từ này mang nghĩa là “tinh mật, kĩ càng”
(theo “Hán - Việt từ điển” của Đào Duy Anh), hoặc nghĩa là “chu đáo,
kĩ càng”. Tuy nhiên, từ “tử tế” hiện nay vẫn còn được dùng đúng nghĩa
gốc một phần nào đó, như cụm từ mà người ta hay nói “học hành tử tế”
chính là học hành kĩ càng vậy.
2.3.

Phân loại từ Hán Việt
Các nhà nghiên cứu đã chia tất cả từ Hán Việt thành 3 loại: từ Hán Việt cổ, từ
Hán Việt và từ Hán Việt Việt hóa.
-

Những từ Hán Việt cổ là các từ tiếng Hán được dùng nhiều trong Tiếng

Việt trước thời nhà Đường. Chẳng hạn như : phụ (bố), phiền (buồn), trà
(chè),…

-

Từ Hán Việt được dùng trong tiếng Việt ở đầu thế kỷ 10. Nguồn gốc của
chúng từ tiếng Hán thời Đường. Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hàn trước
thời Đường. Chẳng hạn như: gia đình, tự nhiên hay lịch sử,…

-

Từ Hán Việt mà không nằm trong hai trường hợp trên chính là từ Hán Việt
Việt hóa. Quy luật của chúng biến đổi ngữ âm rất khác nhau. Hiện nay các
nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn:
“gương” trong âm Hán Việt là “kính”, “vợ” trong âm Hán Việt là “phụ”,
“thuê” trong âm hán Việt là “thuế”,…
Ví dụ về các từ tiếng Hán vay mượn
Tiếng Hán
Từ Hán Việt cổ Từ Hán Việt
(thượng cổ > trung cổ)


 *mjəts > mjɨjH

mùi

vị

 *pənʔ > pwonX


vốn

bản

 *wjek > ywek

việc

dịch

 *muks > mawH



mão

 *gre > hɛ

giày

hài

 *kras > kæH

gả

giá

 *bjəʔ > bjuwX


vợ

phụ

 *gjojʔ > gjweX

cúi

quỳ

 *rijʔ > lejX

lạy

lễ

 *pjap > pjop

phép

pháp


CHƯƠNG 3.
Ý NGHĨA CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT
3.1. Giá trị phong cách của từ Hán Việt
Từ Hán Việt thuộc lớp từ vay mượn cho nên một từ Hán Việt có thể có một
hoặc nhiều từ phi Hán Viêt đồng nghĩa. Điều đó dẫn đến trong sử dụng từ bắt
buộc phải có sự lựa chọn và khi đó muốn sử dụng chính xác thì phải nắm
được giá trị phong cách của từ.

Từ Hán Việt có bốn giá trị phong cách: sắc thái cổ kính; trang
trọng; khái quát, trừu tượng và tao nhã.
- Cổ kính:
Từ Hán Việt được vay mượn từ tiếng Hán và có lịch sử du nhập vào
nước ta hàng nghìn năm trước. Lớp từ Hán Việt đã lưu giữ rất nhiều từ cổ
được sử dụng trong các giai đoạn lịch sử trước đây của xã hội Việt Nam
như : hoàng thượng, trẫm, khanh, xa giá, ngự triều, hạ chỉ…
Từ Hán Việt đã góp phần vào việc tạo sắc thái cổ khi tái tạo hình ảnh
các nhân vật và cuộc sống xã hội xưa, đưa người đọc, người nghe về với cái
khơng khí của q khứ.
“… Thánh thượng đang ngự ở đấy, xung quanh có phi tần chầu
chực, nên chưa thể yết kiến. Ta hãy tạm ra ngoài…”
(Lê Hữu Trác - Vào phủ chúa Trịnh)
Từ Hán Việt không chỉ thể hiện lại khung cảnh và khơng khí cổ xưa
trong các văn bản có tính lịch sử mà trong những văn bản hiện đại, sắc thái
cổ của từ Hán Việt giúp cho văn bản thể hiện được chiều sâu ngơn ngữ,
phong cách của tác giả...
…Lúc đó, khơng phải là khơng ai nói về làng xóm dân cày, nhưng
người ta nói năng khác ơng, người ta bàn cải lương hương ẩm, người
ta xoa
xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Cịn Ngơ Tất Tố thì xui
người nơng dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng
truyện như


thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua
ta thì cịn là cái gì nữa…
( Theo Nguyễn Tuân toàn tập, tập 5, Sđd)
- Trang trọng:
Nhiều trường hợp người dùng sử dụng từ Hán Việt vì nó mang sắc

thái trang trọng hơn từ thuần Việt, đặc biệt trong các trường hợp giao tiếp,
lễ nghi.Ví dụ: nói “Ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam” không thể nói
“20/10 là ngày đàn bà Việt Nam”. Trong khi từ thuần Việt đàn bà được
dùng với sắc thái bình dị, thơng tục thì từ Hán Việt tương ứng phụ nữ luôn
được dùng với sắc thái trang trọng, lịch sự. Câu “Người chiến sĩ ấy đã hi
sinh trong trận đánh tại Hải Phòng” sẽ trang trọng hơn “ Người chiến sĩ ấy
đã chết trong trận đánh tại Hải Phòng”. Từ hy sinh trong trường hợp trên
vừa trang trọng và vừa biểu lộ tình cảm kính phục và trân trọng.
Lệ và nước mắt là hai từ đồng nghĩa, do sắc thái của từ Hán Việt nên
lệ được dùng trong trường hợp trang trọng sau:
“… Luận cương đến Bác Hồ. Và người đã
khóc, Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách
gấp, Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin…”
(Chế Lan Viên)
Do sắc thái trang trọng của từ Hán Việt mà người Việt Nam lựa chọn
dùng từ Hán Việt để đặt tên người tên đất, ví dụ như tên người: Sơn, Hùng,
Liên, Thùy, Anh, Hà…; tên đất như: Quảng Nam, Thái Bình, Hà Giang,
Thanh Hóa… Trong lịch sử diên cách địa danh, người Việt đã đổi nhiều địa
danh có tên Việt cổ (tên Nơm) sang tên Hán Việt, một mặt để ghi vào sổ
sách bằng tiếng Hán, mặt khác do muốn thể hiện ước vọng của mình vào
những mỹ từ trang trọng Hán Việt, ví dụ: Kẻ Mọc đổi thành Nhân Mục, Kẻ
Lũ đổi thành Cổ Loa, Kẻ Nguôi đổi thành Đa Phúc...


Để chỉ một số đối tượng con người cụ thể, nếu dùng từ thuần Việt sẽ
tạo cảm giác giản dị, mộc mạc, thậm chí thơng tục, vì vậy trong ngữ cảnh
trang trọng người ta thường dùng từ Hán Việt đồng nghĩa, mang sắc thái
lịch sự.
- Khái quát, trừu tượng:

Từ Hán Việt vì mang tính khái qt nên cơ đọng hàm súc, nhưng do
tính đa nghĩa, chứa đựng nhiều ý tứ trong nó do đó nhiều trường hợp từ Hán
Việt gây cho người đọc sự khó hiểu, khó tiếp cận. Nếu từ thuần Việt tạo
cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thuộc thì từ Hán Việt lại mang đến
cảm giác trừu tượng, nhiều tầng nghĩa, đơi khi dẫn đến khó hiểu.
Trong lớp từ Hán Việt có một số từ mang tính khái quát, trừu tượng
thường được dùng trong văn viết có tính chất học thuật như: thượng phong,
song hành, mơ phỏng, tương tự, hư cấu…đặc biệt là thuật ngữ khoa học mà
từ thuần Việt khơng có hoặc khơng có nghĩa tương đương như: đồng quy,
tiếp tuyến, tích phân (tốn học)... Có thể ví dụ như: từ cửu trùng và từ chín
tầng. Khi nói đến cửu trùng người đọc thấy rất trừu tượng, khó hiểu đơi khi
nghĩ đến những vấn đề liên quan đến vua chúa thời phong kiến nhưng khi
nói chín tầng người đọc sẽ hình dung trước mắt mình một tịa đài, một ngơi
nhà có kiến trúc cao chín tầng…
... Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng
phải để cho mọi người biết rằng cơng việc của mình làm quang minh
chính đại. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài…
(Nguyễn Huy Tưởng- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài)
Vì mang sắc thái khái quát, trừu tượng không dễ dàng hiểu được
nghĩa cho nên từ Hán Việt ít được lựa chọn sử dụng trong ngơn ngữ giao
tiếp. Ví dụ từ Hán Việt thi đàn đồng nghĩa với giới những người làm thơ
trong tiếng Việt, thi đàn vừa ngắn gọn vừa súc tích, có tính học thuật cao,
sử dụng trong văn viết phù hợp hơn khẩu ngữ:
“... Ngày thứ nhất- ai biết đích ngày nào- chữ tơi xuất hiện trên thi đàn
Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ…”


( Hoài Thanh - Một thời đại trong thi ca)
-


Tao nhã:
Từ Hán Việt còn mang sắc thái tao nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn
hoặc gây ấn tượng tục tĩu. Sở dĩ các từ Hán Việt có khả năng giúp người
nói, người nghe tránh được các cảm giác thơ tục hay khiếp đảm là vì từ Hán
Việt thường trừu tượng, trong khi từ thuần Việt thường cụ thể, sinh động,
dễ liên tưởng đến thực tại.
Để tránh sự sợ hãi, kinh khiếp người ta hay dùng từ Hán Việt trong y
học, chỉ bệnh tật như: kiết lị, thổ tả, băng huyết …; để tránh ghê rợn trong
việc chết chóc, tang ma người ta cũng sử dụng từ Hán Việt như: thi hài, hài
cốt, quan tài, liệm… và còn dùng để chỉ các bộ phận cơ thể người, hoạt
động sinh lí của cơ thể để tránh sự thô tục như: khỏa thân, hậu môn, đại
tiện, trung tiện, tiểu tiện…
“…Đến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc
áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một…”
(Vũ Trọng Phụng - Hạnh phúc của một tang gia)
Từ Hán Việt còn được dùng với tư cách là uyển ngữ (nói giảm, nói
tránh) như mãn nguyệt khai hoa, động phòng hoa chúc...

3.2. Ý nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt
Trong các loại từ vay mượn tiếng Hán, từ Hán Việt chiếm ưu thế tuyệt đối.
Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu, từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới
70% vốn từ trong phong cách chính luận, khoa học (Maspéro thì cho rằng,
chúng chiếm tới hơn 60% lượng từ tiếng Việt) [6]
Vì chiếm số lượng lớn nên từ Hán Việt giữ vai trò rất quan trọng đối với
tiếng Việt. Từ Hán Việt xuất hiện ở mọi lĩnh vực, với mọi đối tượng và với
nhiều vai trị khác nhau. Từ Hán Việt đã góp phần làm giàu cho tiếng Việt vì đã
đóng góp một lượng từ rất lớn bổ sung vào những từ mà tiếng Việt còn thiếu.
Hơn nữa, từ Hán Việt còn làm tăng thêm giá trị của ngôn ngữ Việt, rất nhiều từ
Hán Việt cùng nghĩa với từ thuần Việt nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta



×