Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nguyễn thanh phong tội giết người hồ sơ số 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.35 KB, 13 trang )

1

HỒ SƠ HÌNH SỰ SỐ 12/Bài 3 (TH2) CS1CLC; Bài 1 (TH1,2) CS2CLC
VỤ ÁN NGUYỄN THANH PHONG TỘI GIẾT NGƯỜI
TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN Nguyễn Thanh Phong, sinh năm 1968 và Hồ Minh
Lợi (tự Tràng) sinh năm 1975 cùng ngụ Ấp Chợ Cũ, TT Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên,
tỉnh Sóc Trăng là bạn bè hàng xóm quen biết nhau đã lâu. Vào sáng ngày 01 tháng 9
năm 2018, Phong đi đào đất ở phía sau nhà. Đến 10h Phong nghỉ đào đất, vào nhà lấy
chài cùng với người con gái riêng tên là Nguyễn Hoàng Kiều đi chài cá theo dọc kênh
của xóm. Đến khoảng 11h thì Phong nghỉ chài cá cùng với con gái đem cá về nhà nấu
cơm. Khi về đến nhà thì Phong nghe Nguyễn Thị Lệ Thu là vợ kế (khơng có hơn thú)
do Phong rước về nhà ở chung được hơn 02 tháng báo lại rằng trong lúc Phong đi
chài cá, ở nhà chỉ có một mình Thu thì Lợi đến nhà, trong người đã có sẵn mùi rượu,
Lợi hỏi Thu là Phong có ở nhà không? Khi Thu trả lời là Phong đi chài cá chưa về thì
Lợi bng lời chọc ghẹo, địi giao cấu với Thu nhưng Thu khơng đồng ý thì Lợi lôi Thu
vào buồng đè xuống định cưỡng ép Thu nên Thu la lên thì bà Kính (mẹ của Phong)
đang làm công chuyện ở bên nhà ông Phạm Văn Nghệ nghẹ được mới chạy về nhà la
và đuổi Lợi về, Thấy vậy lợi ra cửa sau bỏ về và hăm dọa Thu nếu nói cho Phong biết
thì sẽ chém chết. Khoảng 11h30 trong lúc Phong, Thu, Kiều đang ăn cơm thì có anh
Phạn Văn Phường ở cùng xóm đến trả cái áo cho Phong và có đem theo một con
chuột rủ Phong uống rượu. Anh Phường đưa cho Thu 2.000đ để mua 1.500đ rượu và
500đ nước đá cục. Còn Phong thì đi làm thịt chuột để làm mồi uống rượu. Phong và
Phường uống rượu đến 12h30 và hết 3 xị rượu thì nghỉ uống. Thu dọn chén bát cho
Kiều rửa rồi pha trà cho Phong và Phường ngồi uống và nói chuyện chơi đến 13h . Lúc
này, Lợi lại đến nhà Phong lần nữa, tại đây Lợi rủ Phong uống rượu nhưng Phong
không uống và mời Lợi ngồi uống nước trà chung với Phong và Phường nhưng Lợi
không uống mà nằm xuống giường chỗ anh Phường đang ngồi uống nước trà, đưa
chân qua giường cặp bên gác chân trên đùi của Thu kêu Thu cho Lợi hơn một cái?
Phong nói “nó là vợ tao, mầy làm gì mà kỳ vậy? Sao hồi sang mầy đến dê nó, lơi nó
vào buồng?” Lợi hỏi Phong ai nói thì Phong nói là Thu vừa kể cho Phong nghe. Nghe
thế Lợi hỏi Thu “mầy nói gì với Phong” đồng thời ngồi dậy dùng tay tát vào mặt Thu


và dùng chân đá một cái vào bụng Thu, Phong can và nói sao mầy đến quậy thì Lợi
nhào sang đánh Phong. Nguyễn Hồng Kiều đang chơi bên nhà ông Ân nghe ở nhà ồn
ào và nghe tiếng Thu khóc mới chạy về và thấy Phong đang bị Lợi đánh và đang được
anh Phường can thì Kiều chay sang nhà ông Phan Văn Nghệ ở kế bên nhờ ông Nghệ
can thiệp, đồng thời Thu cũng chạy theo Kiều qua nhà ơng Nghệ ln. Ơng Nghệ chạy
qua, bà Kính (mẹ Phong, lúc này đang bên nhà ơng Nghệ) cũng theo ông Nghệ chạy
về nhà. Lúc này Phong chạy ra sân , cịn Lợi thì đang rượt theo Phong, Phong nói:
“tao cịn có bà già chứ khơng tao chơi với mày lâu rồi”. Bà Kính về tới nhà thấy Lợi
đang đánh Phong nên hỏi Lợi “con tao làm gì mà mầy đánh con tao” thì Lợi xơ bà


2

Kính té và nhào tới nắm đầu và đánh một cái vào lưng Phong thì được ơng Nghệ và
Phường can ra, Phong chạy vào nhà, ông Nghệ kêu Lợi về nhà nghĩ nhưng Lợi khơng
chịu về. Sau đó Phong cầm dao chạy ra thì Lợi xơ ơng Nghệ ngã té đồng thời xông vào
Phong, Phong vung dao chém trúng phần gáy cổ trái của Lợi, ơng Nghệ nói thơi
Phong nhưng Phong chém thêm một cái trúng đầu của Lợi thì ông Nghệ sợ quá bỏ
chạy về nhà. Còn Phong tiếp tục chém Lợi thêm nhiều nhát nữa rồi dùng dao cắt cổ
Lợi. Sau đó Phong cầm dao đến cơng an thị trấn Mỹ Xuyên tự thú và giao nộp cây dao
gây án vào ngày ngày 3 tháng 9 năm 2018 cơ quan CSĐT Cơng an Tỉnh Sóc Trăng ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự Giết người xảy ra tại Ấp chợ Cũ- TT Mỹ Xuyênhuyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

DIỄN BIẾN VỤ ÁN
Ngày 3 tháng 9 năm 2018 cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh Sóc Trăng
ra Quyết định số 59/QĐ-CSĐT, khởi tố bị can Nguyễn Thanh Phong về tội Giết người
quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ngày 3 tháng 9 năm 2018 cơ quan
CSĐT Cơng an Tỉnh Sóc Trăng ra lệnh tạm giam bị can Nguyễn Thanh Phong thời hạn
04 tháng tại trại giam Cơng An tỉnh SócTrăng. Ngày 5 tháng 11 năm 2018 Cơ quan
cảnh sát điều tra cơng an tỉnh Sóc Trăng ra biên bản kết luận điều tra đề nghị truy tố

bị can Nguyễn Thanh Phong ra trước pháp luật theo tội danh “giết người” theo điều
123 BLHS năm 2015. Ngày 09 tháng 01 năm 2019 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc
Trăng ban hành Bảng Cáo trạng số: 07/KSĐT-TA 2019 đối với bị can Nguyễn Thanh
Phong ra trước Tòa án nhân dân Tỉnh Sóc trăng để xét xử về tội:“Giết người” theo
quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015. Ngày 01 tháng 01
năm 2019, Tịa Án Nhân dân tỉnh sóc Trăng ban hành Quyết định số: 16/QĐXX-TA đưa
vụ án ra xét xử cơng khai tại TAND tỉnh Sóc Trăng lúc 7h ngày 07 tháng 02 năm 2019.
.

CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Cơ quan cảnh sát điều tra cơng an tỉnh Sóc Trăng
-

Đồn Xuân Trường – Đại úy Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra

-

Âu Sơn Vũ – Điều tra viên

-

Trần Văn Trường – Thiếu tá Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra

Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng
-

Lê Minh Thích – Kiểm sát viên
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG


- Bị cáo: Nguyễn Thanh Phong, sinh năm 1968, trú ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên,
huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng hành vi bị truy tố: Tội giết người có tính chất cơn đồ.


3

-Người bị hại: Hồ Minh Lợi, sinh năm 1975, sinh và trú quán ấp Chợ Cũ, Thị trấn
Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Người làm chứng:
-

Nguyễn Thị Thiệt, sinh năm 1959, tại Sóc Trăng.

-

Nguyễn Thị Lệ Thu, sinh năm 1972, tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

-

Phan Văn Nghệ, sinh năm 1972, tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

-

Phạm Văn Phường, sinh năm 1980
Nơi cư trú: Tổ 5, Ấp chợ cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:

-

Trần Thị Kính, sinh năm 1914, tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.


-

Phan Thị Cẩm Lệ, sinh năm 1965, tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

II. PHẦN XÉT HỎI DỰ KIẾN TẠI PHIÊN TÒA
Hỏi bị cáo: Nguyễn Thanh Phong
- Quan hệ giữa anh và anh Lợi như thế nào?
- Nếu anh và anh Lợi có mâu thuẫn thì tại sao khi anh Lợi đ ến nhà anh, anh còn rủ
anh Lợi uống nước trà cùng?
- Khi Lợi đến nhà anh chơi đã nói những gì với anh?
- Anh Lợi có đánh vợ anh khơng?
- Khi thấy vợ bị đánh anh đã làm gì?
- Anh Lợi có đánh anh khơng?
- Anh có đánh lại anh Lợi không?
- Cây dao anh dùng để giết anh Lợi là loại dao gì, bình thường nhà anh dùng dao đó
vào việc gì?
- Lúc cầm dao chém anh Lợi anh có ý định sẽ lấy mạng Lợi khơng?
- Anh đã chém lợi bao nhiêu nhát, nhát đầu tiên như thế nào? (anh hãy mô tả cụ thể:
chém bao nhiêu nhát, chém vào đâu, tư thế chém như thế nào?)
- Sau khi chém anh Lợi gục ngã xuống sân, có ai can ngăn anh khơng?
- Anh có nghe lời ơng Nghệ can anh khơng?
- Anh có tiếp tục chém và cắt cổ anh Lợi không?


4

- Lúc anh chém Lợi thì anh có thấy ai chứng kiến khơng?
- Anh có tiền án, tiền sự gì khơng?
Mục đích: Hỏi Phong để chứng tỏ rằng dù Lợi có làm điều sai trái nhưng việc Phong

có hành vi giết người là do có mâu thuẫn trầm trọng từ trước và hành vi ngày
01/9/2018 thể hiện sự cố ý tước đoạt tính mạng người khác và có tính chất côn đồ.
Hỏi người làm chứng: Nguyễn Thị Lệ Thu
- Chị và anh Phong có quan hệ với nhau như thế nào?
- Chị có biết anh Phong và anh Lợi quan hệ với nhau như thế nào không?
- Trước ngày 01/9/2018 anh Lợi đã có lần nào đến nhà chị và có nói và hành động gì
với chị khơng?
- Chị Thu cho biết ngày 01/9/2018 anh Lợi đến nhà chị mấy lần?
- Anh Lợi có đánh chị khơng?
- Anh Phong đã phản ứng như thế nào? có đánh lại anh Lợi khơng?
- Chị có chứng kiến việc anh Phong dùng dao chém anh Lợi và cắt cổ anh Lợi không?
Thái độ Phong khi đó thế nào?
Mục đích: Làm rõ các mâu thuẫn nghiệm trọng giữa Lợi với Phong dẫn đến động cơ
của việc Phong muốn giết Lợi.
Hỏi người làm chứng: Phan Văn Phường
- Anh có chứng kiến từ đầu sự việc xảy ra tại nhà anh Phong lúc khoảng 13 giờ 30
phút ngày 01/9/2018 không?
- Anh thấy ai là người gây gổ đánh nhau trước?
- Cả hai người cùng xông vào đánh nhau hay 1 người đánh 1 người chạy?
- Anh thấy thái độ của anh Phong lúc đó như thế nào?
- Anh có thấy Phong dùng dao chém anh Lợi khơng?
- Anh Phong có hung hãn khơng?
Mục đích: Để chứng tỏ rằng Lợi và Phong gây gổ với nhau và cùng đánh nhau dẫn đến
việc Phong chém chết Lợi.
Hỏi người làm chứng: Phạm Văn Nghệ
-Ông Nghệ cho biết lý do ông sang nhà anh Phong lúc khoảng 13 giờ 30 phút ngày
01/ 9/2018?


5


- Ơng có thấy anh Lợi đánh anh Phong khơng?
- Anh Phong có đánh lại anh Lợi khơng?
- Khi ơng can thiệp thì thái độ của Phong lúc đó thế nào?
- Khi thấy Phong chém Lợi thì ơng đã can ngăn Phong như thế nào?
- Sau khi bị Phong chém nhát đầu tiên thì Lợi trong tình trạng như thế nào?
- Ông hãy cho biết thái độ của Phong khi chém Lợi?
- Ơng có chứng kiến việc Phong cắt cổ Lợi khơng?
Mục đích: Làm rõ việc Phong cố ý đến cùng trong việc chém chết Lợi, bất chấp sự can
ngăn của người khác.
Hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Huỳnh Thị Hiền (vợ Lợi):
- Ai đã lo mai táng cho Lợi, chi phí mai táng như thế nào?
- Sau cái chết của Lợi, phía gia đình Phong có thăm hỏi, phụ giúp lo việc mai táng cho
Lợi khoản tiền nào khơng?
- Bình thường ai là người thu nhập chính trong gia đình chị?
- Gia đình chị có mấy người? Chị mang thai được mấy tháng rồi?
- Đời sống của gia đình chị hiện nay thế nào?
Mục đích: Để xác định trách nhiệm bồi thường dân sự của bị cáo cho gia đình người
bị hại.

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO NGUYỄN THANH PHONG
Kính thưa HĐXX, Thưa vị đại diện Viện kiểm sát; Thưa vị Luật sư đồng nghiệp và
những người tham dự phiên tịa ngày hơm nay. Tơi là Luật Sư Huỳnh Hồng Đơ, là
Luật sư thuộc Văn phịng Luật sư Cơng Lý ,Đồn Luật sư tỉnh Sóc Trăng. Nhận lời yêu
cầu bào chữa của bị cáo Nguyễn Thanh Phong và được sự chấp thuận của Q Tịa,
tơi có mặt tại Phiên tịa ngày hơm nay với tư cách là Luật sư bào chữa cho thân chủ
tôi là bị cáo Nguyễn Thanh Phong.
Trước khi trình bày lời bào chữa,cho tơi thay mặt bị cáo và gia đình của bị cáo
Phong gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình của người bị hại Hồ Minh Lợi về sự việc
đau lòng này, xin thành thật chia buồn cùng gia đình!

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và phần xét hỏi công khai tại Phiên tịa ngày hơm
nay, tơi xin nêu lại một số nét chính về diễn biến vụ án như sau: Căn cứ tình tiết xảy
ra trong vụ án là ngày 01/9/2018, sau khi đi làm về Phong được vợ là chị Thu cho hay


6

là sáng đó Hồ Minh Lợi đã đến chọc ghẹo và lơi chị vào buồng, địi giao cấu nhưng
được bà Kính can ngăn kịp thời. Chiều ngày cùng ngày, Lợi lại đến nhà Phong và nằm
gác chân lên đùi chị Thu, Phong phản ứng và hỏi lý lẽ với Lợi thì Lợi đã đánh chị Thu
và đánh Phong. Dù anh Phường, ơng Nghệ có mặt lúc đó cố gắng nhưng không can
ngăn được hành vi của Lợi. Và khi bà Kính (mẹ Phong) chạy về nhà Phong để can ngăn
nhưng Lợi đã xơ bà Kính té ngã. Trong lúc khơng kìm chế được hành vi bởi mẹ mình
bị người khác xô ngã, Phong đã chạy về nhà lấy dao ra địi chém chết Lợi. Đúng lúc đó
Lợi xơ ngã ơng Nghệ, xơng đến Phong và có hành vi thách thức Phong chém. Kết quả
sau đó là Phong đã chém Lợi và gây ra cái chết cho nạn nhân.
Theo Cáo trạng số 07/KSĐT – TA 2019 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng
và lời luận tội của vị đại diện Viện Kiểm sát tại Phiên tịa ngày hơm nay, hành vi của
Phong bị truy tố về tội “Giết người” có tính chất cơn đồ theo điểm tại Điểm n Khoản 1
Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2018.
Tơi khơng đồng ý với nội dung Cáo trạng trên, cụ thể:
Về tội danh Viện Kiểm sát truy tố bị cáo về hành vi giết người có tính chất cơn đồ là
khơng có cơ sở, khơng phù hợp với tồn bộ diễn biến của vụ án.
Vấn đề thứ nhất về tội danh:
1.

Về nhân thân bị cáo, tuy bị cáo Phong có 02 tiền sự nhưng chưa hề có tiền án.

2.
Hành vi phạm tội trong lúc đã sau khi uống rượu (uống 3 xị rượu trắng cùng

Ông Phường). Và thực hiện hành vi phạm tội trong lúc người thân bị đánh (vợ và mẹ
ruột)
Từ đó xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo Phong trong trạng thái thái tinh thần bị
kích động mạnh chứ khơng phải trong trạng thái bình thường, nên trong trạng thái
như vậy thì khơng thể nào ý thức đầy đủ và làm chủ được hành vi của mình được.
Trước tình cảnh vợ mình bị ức hiếp, bản thân bị đánh và chính mẹ ruột của mình đã
hơn 80 tuổi cũng bị nạn nhân Lợi xô té ngã, bị cáo Phong đã vùng dậy chạy vào nhà
lấy dao đòi chém Lợi. Lúc đó, Lợi lại xơ ngã ơng Nghệ, xơng và có lời nói thách thức bị
cáo Phong “tao thách mày chém” đã làm cho Phong tức càng thêm tức, giận càng
thêm giận, nỗi căm phẫn, uất hận dồn nén lên đến cực điểm và Phong đã vung dao
chém Lợi. Như một người điên, Phong liên tiếp chém nhiều nhát vào người Lợi,
Phong khơng quan tâm gì đến tình hình xung quanh nữa, khơng nghe thấy lời ơng
Nghệ can ngăn mà tiếp tục chém Lợi và cắt cổ Lợi. Diễn biến sự việc và hành vi của
Phong cho thấy, từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của Lợi, Phong đã bị kích động
mạnh về tinh thần, dẫn đến hành vi chém chết Lợi. Đó là hành vi “Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Theo Đơn xin cứu xét của Đội bảo vệ Dân phòng và Đội bảo vệ dân phố ngày
15/11/2018 gửi cho VKS tỉnh SócTrăng và TAND tỉnh Sóc Trăng, họ cũng nêu rõ:


7

“Nguyên Hồ Minh Lợi, sinh năm 1975 là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về trộm
cắp chuyên nghiệp và đánh người gây thương tích mà anh Nguyễn Thanh Phong là
một trong số những người mà Lợi hành hung man rợ. Khơng những chỉ hành hung
mà Lợi cịn dùng vũ lực ép buộc vợ của Phong , Phong thường ghen tng đánh đập
chị Lệ và Phong có lên tiếng với Lợi nhưng vẫn bị Lợi dùng dao khống chế buộc anh
Phong phải cho y quan hệ tình dục với chị Lệ (vợ trước của bị cáo Phong). Vì quá đau
lòng trước sự việc như thế nên anh Phong phải làm đơn ly dị với vợ vào năm 1998.
Chẳng những thế mà nạn nhân Lợi cịn muốn lấy ln con gái lớn của Phong. Vì

khơng muốn giữa Phong và Lợi có những thành kiến mâu thuẫn lẫn nhau và hiểu
được ý đồ của Lợi nên chị Lệ dắt con gái lớn bỏ ra đi.
Còn lại 3 đứa con nhỏ và một mẹ già nên Phong quyết định lập gia đình với chị
Thu. Những tưởng cuộc sống như thế sẽ được vui vẻ hạnh phúc nào ngờ tên Lợi vẫn
không chịu bng tha cho bị cáo Phong. Mỗi khi Lợi có rượu vào thường la cà đến
nhà Phong coi vợ Phong như vợ của mình, nhiều lần chị Thu đem chuyện này nói cho
bị cáo Phong nghe thì Phong và Lợi có lời qua tiếng lại. “Tại sao vợ của tao mày muốn
lấy hoài vậy”, Lợi liền trả lời: “Tao muốn đánh mầy giờ nào thì đánh chớ nói chi tới vợ
của mày”. Sự việc cứ xảy ra như thế, mỗi lần có rượu vào thì tên Lợi đến nhà Phong
khiêu khích và địi quan hệ tình dục với vợ Phong”.
Kính thưa HĐXX, với sự chứng kiến của người dân, cán bộ địa phương (dân
phòng và dân phố), mọi người đều biết Lợi đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
đối với Phong và người thân của Phong trong thời gian dài. Bị cáo Phong đã sống
trong tâm trạng kiềm chế cảm xúc, kiềm nén ấm ức, bực tức trong thời gian dài. Và
sự việc ngày 01/9/2018 như là “giọt nước làm tràn ly”, làm sự kiềm nén của Phong
bấy lâu nay bộc phát trong một lúc, bị cáo Phong đã bị kích động mạnh và gây ra cái
chết cho Lợi. Hành vi của bị cáo Phong phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 125
BLHDS năm 2015 và hướng dẫn tại điểm b, phần 1, chương II Nghị quyết số 04/HĐTP
ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự: “Tình trạng tinh
thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế
được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới
hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã
âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn
làm cho người bị kích động khơng tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới
này thì khơng coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự
việc thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”.
Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định bị cáo Phong phạm tội “Giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo quy định tại khoản 1 Điều 125 BLHS


8

năm 2015 chứ khơng phải tội “Giết người” có tính chất côn đồ theo truy tố và luận
tội của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
Vấn đề thứ 2: Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Tơi kính xin HĐXX lưu tâm đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với
thân chủ tơi, căn cứ điểm e, điểm r, điểm s Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm
2015. Trước hết, ngay sau khi gây án Phong đã chủ động đến cơ quan công an để tư
thú, giao nộp vật chứng gây án. Trong quá trình điều tra cũng như tại Phiên tịa ngày
hơm nay, bị cáo Phong ln thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Ngoài ra, bị cáo là
lao động chính trong gia đình, có mẹ già và con nhỏ chưa đến tuổi lao động.
Kính mong HĐXX xem xét đây là những tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo theo quy
định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 sau đây.
Về trách nhiệm dân sự Bà Nguyễn Thị Thiệt khơng có u cầu bồi thường về dân
sự, về mai táng phí nên khơng đặt ra đối với bị cáo. Cịn về chị Huỳnh Thị Hiền có u
cầu cấp dưỡng cho con chị. Tuy nhiên, hiện tại chị đang mang thai 07 tháng. Mà theo
quy định tại đoạn 2 điểm b tiểu mục 2.3 mục II Nghị quyết 03/20006/NQ-HĐTP ngày
08/7/2006 hướng dẫn quy định củaBộ luật Dân sự thì chỉ cấp dưỡng đói với “Con
chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động, khơng
có tài sản để tự ni mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ
nuôi dưỡng”. Vì vậy, Luật sư đề nghị HĐXX áp dụng Điều 28 Bộ luật Tố tụng hình sự,
tách yêu cầu cấp dưỡng thành vụ án dân sự để giải quyết riêng theo thủ tục tố tụng
dân sự khi chị Hiền đã sinh con.
Từ những phân tích nêu trên, kính đề nghị HĐXX:
- Tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Phong phạm tội “Giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh” theo quy định tại khoản 1 Điều 125 BLHS 2015;
- Áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e, điểm r, điểm s khoản 1 Điều 51

BLHS 2015; áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS 2015; căn cứ Khoản 1 Điều 65 BLHS 2015
khơng áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo mà áp dụng hình phạt “Cải tạo không giam
giữ”;
- Tách yêu cầu về cấp dưỡng của chị Hiền (vợ của nạn nhân Hồ Minh Lợi) để giải
quyểt riêng theo thủ tục tố tụng dân sự khi chị Hiền đã sinh con xong. Kính mong Hội
đồng xét xử cân nhắc và xem xét để có thể tun một bản án thấu tình tình, đạt lý,
cơng minh và đúng pháp luật
Tôi xin chân thành cảm ơn HĐXX đã lắng nghe!


9

LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ HẠI HỒ MINH LỢI
Kính thưa Hội đồng xét xử ! Thưa vị đại diện Viện kiểm sát Thưa quý luật sư đồng
nghiệp Tôi luật sư Trần Lê Thành Phát, thuộc Công ty Luật Đại Việt, Đoàn luật sư tỉnh
Hậu Giang, theo yêu cầu của gia đình anh Hồ Minh Lợi, được sự đồng ý của Tồ án
nhân dân tỉnh Sóc Trăng, hơm nay tơi có mặt tại đây với tư cách là luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại Hồ Minh Lợi trong vụ án Giết người, bị cáo
là Nguyễn Thanh Phong theo như cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc
Trăng đã truy tố. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, theo dõi cuộc thẩm vấn và phát biểu luận
tội của Đại diện Viện Kiểm Sát, nội dung phát biểu của tôi không dừng lại ở quan
điểm chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị hại, mà cịn có trách nhiệm bảo vệ,
phổ biến và giáo dục pháp luật, phân tích nội dung vụ việc nhằm góp phần cùng cơ
quan tiến hành tố tụng nhận định đúng bản chất sự việc, xác định trách nhiệm cá
nhân khi thực hiện hành vi phạm tội để xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật để
thực hiện ngun tắc mọi cơng dân đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
Trên tinh thần đó, chúng tơi xin đưa ra quan điểm bảo vệ cho thân chủ của tôi
như sau: Trước hết chúng tôi đồng ý với tội danh theo Cáo trạng số 07/KSĐT- TA2002
ngày 09/1/2019 của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng xác định Trần Thanh
Phong là tội phạm trong vụ giết anh Hồ Minh Lợi và truy tố về Tội giết người theo

Điểm n Khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 tội giết ng ười có tính chất cơn
đồ. Chúng tơi đồng ý với quan điểm này vì hành vi của bị cáo đã cấu thành dấu hiệu
của tội giết người theo điều khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố. Trước hết tơi tóm tắt
về ngun nhân xảy ra vụ án: Bị cáo Nguyễn Thanh Phong – sinh năm 1968 và Hồ
Minh Lợi (tự Tràng) sinh năm 1975 cùng ngụ: Ấp Chợ Cũ, TT Mỹ Xuyên, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là chỗ bạn bè quen biết nhau. Vào khoảng 11h30 phút ngày
01/9/2018 bị cáo Phong sau khi đi chơi về, lúc này có Phan Văn Phường đến rủ Hồng
uống rượu, hai người uống hết 3 sị rượu trắng thì nghỉ, đến khoảng 13h Phong,
Phường, Thu (vợ Phong) ngồi trên chiếc giường uống nước, thì Lợi đến, Phong rủ Lợi
uống rượu nhưng Lợi không uống nên Phong kêu Lợi uống nước, Lợi cũng không
uống mà đến nằm trên chiếc giường đồng thời đưa chân gác lên đùi của Thu (đang
ngồi cùng Phong ở giường đối diện) Lợi nói Thu mày cho tao hơn một cái, Phong mới
nói: mày làm gì kỳ nó là vợ tao và Phong nói tiếp: Sao hồi sáng mày đến dê vợ tao, Lợi
hỏi ai nói, Phong trả lời Thu nói thì Lợi nhào tới đánh Thu, Phong căn ngăn thì Lợi
đánh Phong, hai bên xơ xát nhau, Phong chạy ra sân, Lợi rượt theo đánh tiếp, lúc này
có Phường và ơng Phạm Văn Nghệ đến can ra, khi bà Kính (mẹ Phong) về thì Lợi xơ bà
Kính ngã, lúc này Phong chạy vào nhà lấy dao (loại dao chét) ra chém trúng vào vùng
gáy bên cổ trái của Lợi. Ơng Nghệ nói “Thơi Phong, thơi Phong” nhưng Phong chém
thêm một cái trúng vào đầu của Lợi thì ơng Nghệ hoảng sợ chạy ln về bên nhà. Còn
Phong tục chém nhiều nhát vào cơ thể của Lợi cho đến khi Lợi nằm bất tỉnh, Phong
dùng dao cắt đứt cổ họng của Lợi làm Lợi chết ngay tại chỗ, sau khi thấy Lợi chết,
Phong cầm dao lên công an Thị trấn Mỹ Xuyên tự thú về hành vi của mình và bị bắt


10

giữ. Theo biên bản giám định pháp y số 68 ngày 05/9/2018 của Tổ ch ức giám định
pháp y tỉnh Sóc Trăng kết luận: nạn nhân Hồ Minh Lợi tử vong do bị vật sắc chém
ngang cổ đứt toàn bộ khí quản, mạch máu, thần kinh vùng cổ.
Thưa Hội đồng xét xử: Thứ nhất, tôi cho rằng việc anh Phong phạm tội giết người

là không thể chối cãi. Bản thân anh Phong tại phiên tịa hơm nay cũng đã nhận thức
được việc phạm tội của mình. Tơi xin được làm rõ thêm căn cứ để kết tội Phong
phạm tội giết người là có cơ sở.
Cụ thể: - Về mặt lý luận: dấu hiệu bắt buộc của tội giết người phải là nhằm tước
bỏ quyền sống của người khác .
- Về mặt chủ quan của tội phạm: tội giết người được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp,
cũng có trường hợp do lỗi cố ý gián tiếp. Nhưng dù là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp
thì cũng phải thỏa mãn điều kiện nhằm mục đích phải là tước bỏ tính mạng của
người khác. Theo hồ sơ cho th ấy bị cáo đã thể hiện có ý định giết anh Lợi, thể hiện ở
các mặt sau đây:
- giữa nạn nhân và các bị cáo đã có có hiềm khích và mâu thuẫn trầm trọng;
- ý định đó cịn thể hiện trong câu nói của bị cáo “Nếu khơng cịn bà già thì tao đã
chơi mày lâu rồi” Điều này cho thấy cái chết của anh Lợi xảy ra không nằm ngoài ý
muốn chủ quan của bị cáo.
- Về mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội giết người thể hiện ở
hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ
đoạn và phương tiện khác nhau gây h ậu qu ả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi tước bỏ
quyền sống của người khác được thể hiện bằng phương thức: Bắn, chém , đâm…đấm
đá; dùng phương tiện như: súng, dao, gậy, chân, tay…
Qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy bị cáo Phong đã tước bỏ tính mạng của anh Lợi một
cách quá rõ ràng. Hành vi của bị cáo được thực hiện bằng phương thức chém, chém
nhiều nhát và phương tiện là cây dao chét. Điều này đã được bị cáo thú nhận và đã
được cơ quan điều tra làm rõ. Hành vi này này thể hiện tính chất nguy hiểm nghiêm
trọng trực tiếp dẫn đến cái chết của anh Lợi. Một dấu hiệu nữa của mặt khách quan
của tội giết người: là để truy cứu trách nhiệm hình sự của Điểm n Khoản 1 Điều 123
BLHS năm 2018 thì phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và hậu quả xảy ra. Xét trong mối quan hệ nhân quả thì hành vi của bị cáo là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người nêu trên. Điều này phù hợp với
kết quả điều tra là bị cáo không chỉ chém vào mặt, cổ mà còn chém rất nhiều nhát
vào lưng chân, rồi đỉnh điểm là dùng dao cắt ngang cổ nạn nhân. Theo hồ sơ và theo

kết luận giám định pháp y thì anh Lợi do “bị vật sắc chém ngang cổ đứt tồn bộ khí
quản, mạch máu, thần kinh vùng cổ” (BL28-29) Nguyên nhân chết của nạn nhân nói
chung là đã quá rõ ràng và có cơ sở do hành vi dùng dao chém và cắt cổ của bị cáo.


11

Từ những căn cứ nêu trên cho thấy hành vi của các bị cáo dù vì bất cứ lý do gì thì
cũng đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm giết người.
Thứ hai: Chúng tôi đồng ý về xác định hành vi có tính chất cơn đồ theo như bản
cáo trạng của VKS, bị cáo bị truy tố về tội giết người có tính chất cơn đồ và tình tiết
này là để định khung cụ thể tại khoản 1 điều 123. Tôi thấy việc VKS truy tố các bị cáo
này theo tiết là hợp lý và có cơ sở vì: Về mặt lý thuyết, khoa học hình sự xác định:
Giết người có tính chất cơn đồ là trường hợp giết người có tính hung hãn cao độ, coi
thường tính mạng của người khác; giết người một cách hung hăng, tàn bạo...Căn cứ
vào kết quả điều tra thì thì hành vi của bị cáo thỏa mãn yếu tố trên vì khơng chỉ bị cáo
không chỉ thể hiện sự hung hãn cao độ (chém một nhát, thấy nạn nhân gục rồi nhưng
vẫn tiếp tục chém nhiều nhát khác), mà còn thực hiện hành vi hung hãn đó một cách
đến cùng bất chấp sự can ngăn của người khác (ông Nghệ can “Thôi Phong, thôi
Phong”), đỉnh điểm là việc dùng dao cắt ngang cổ nạn nhân. Tôi cũng muốn nhấn
mạnh rằng, hành vi của bị cáo khi thấy anh Lợi đã bị chém bất tỉnh hồn tồn nhưng
vẫn cịn nắm tóc, cho ngửa cổ ra sau rồi dùng dao cắt yết hầu của nạn nhân là một
hành động hết sức man rợ. Căn cứ các tình tiết của vụ án đã thể hiện rất rõ những
biểu hiện này.
Kính thưa HĐXX ! Bản thân bị cáo Nguyễn Thanh Phong là người có đẩy đủ năng
lực trách nhiệm hình sự, khơng mắc bệnh tâm thần hay bệnh hiểm nghèo nào khác
làm mất khả năng điều khiển về mặt hành vi, trước ngày phạm tội ở địa phương bị
cáo đã từng có nhiều tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng tại địa phương đã
nhiều lần được giáo dục nhưng bị cáo không từ bỏ lại tiếp tục sai phạm nghiêm trọng
hơn. Hơn nữa, hành vi lần này của Nguyễn Thanh Phong là cực kỳ hung hãn, bất chấp

pháp luật, bất chấp tất cả không thể chấp nhận được. Mặc dù nguyên nhân là do lỗi
của bị hại đánh vợ bị cáo trước nhưng hành vi của bị cáo thể hiện tính cơn đồ, quyết
tâm cướp đoạt mạng sống của bị hại. Đó là sự cố ý và cố ý trực tiếp xâm phạm đến
tính mạng của bị hại Hồ Minh Lợi được pháp luật hình sự bảo vệ. Bởi lẽ, trước khi
thực hiện hành vi phạm tội bị cáo có đầy đủ nhận thức và hiểu rằng đó là hành vi
nguy hiểm cho xã hội trái pháp luật nhưng bị cáo vẫn ngang nhiên thực hiện hành vi
ấy. Một con người có quyền uất hận, phản kháng khi có sự xúc phạm đến mình và
người thân của mình, nhưng việc phản kháng phải trong một chừng mực nhất định
cần thiết và trong khuôn khổ pháp luật, không thể đánh đồng sự phản kháng đó với
hành vi tước đoạt mạng sống, coi thường pháp luật mà cụ thể ở đây là quyền sống quyền thiêng liêng nhất được pháp luật cũng như xã hội bảo vệ. Nếu như khơng phải
bản tính Nguyễn Thanh Phong hung hãn côn đồ, biết phản kháng theo đúng quy định
của pháp luật thì hậu quả đáng tiếc đã không xảy ra để đến ngày hôm nay một người
đã mất, một người phải rơi vào vịng lao lý.
Kính thưa HĐXX! Từ những phân tích trên đây, tơi cho rằng hành vi của bị cáo
Nguyễn Thanh Phong đã đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người theo Điểm n Khoản 1


12

Điều 123 BLHS năm 2015 và đủ căn cứ để xác định hành vi đó có tính chất cơn đ ồ. Và
theo đó, truy tố của VKSND tỉnh Sóc Trăng là hồn tồn có căn c ứ, truy tố đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật. Không chỉ thế, hành vi của bị cáo cịn phải gánh chịu
một tình tiết tăng nặng theo tiết Điểm d Khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 đó là Phạm
tội có tính chất cơn đồ.
Với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người bị hại Hồ Minh Lợi,
tôi đề nghị HĐXX áp dụng mức án mà khung hình phạt được quy định tại Điểm n
Khoản 1 Điều 123, Điểm d Khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 sự để giáo dục, răn đe và
xử lý thích đáng nghiêm minh đối với hành vi phạm tội của bị cáo. Đối với phần trách
nhiệm dân sự của bị cáo: Từ khi vụ án xảy ra, bị cáo và gia đình đã khơng có biểu hiện
gì của việc thăm hỏi, phụ giúp trong việc mai táng cho anh Lợi, cũng không phụ giúp

khoản tiền nào. Tồn bộ tiền mai táng phí và tiền lo hậu sự cho anh Lợi đều do gia
đình anh Lợi gánh vác. Mặc dù gia đình anh Hồ Minh Lợi khơng có u cầu gì về trách
nhiệm bồi thường dân sự đối với bị cáo, nhưng thiết nghĩ, việc anh Hồ Minh Lợi chết
đi là một thiệt hại quá lớn đối với gia đình, và hậu quả của nó khơng chỉ là những khó
khăn về kinh tế mà hơn cả là những nỗi đau tinh th ần mà những còn sống phải gánh
chịu.
Theo Khoản 1 Điều 584 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường” Nguyên tắc là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Quy định tại điểm 2.2; 2.3 Mục II. Xác định thiệt hại của Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc mai
táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm
liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho
việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu
bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...Khoản tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
Theo những quy định trên đây, liên hệ đến với vụ án này, đề nghị HĐXX tuyên
buộc bị cáo Phong phải có trách nhiệm bồi thường một phần chi phí cho việc mai
táng anh Lợi, tiền cấp dưỡng cho những người mà anh Lợi có trách nhiệm ni
dưỡng (mẹ, vợ đang mang thai 7 tháng), cùng khoản tiền bù đắp tinh thần mà những
người này phải chịu khi mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, người thân thích
gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm…
Việc bồi thường theo quy định của pháp luật. Tôi tha thiết đề nghị với Hội đồng xét
xử bằng quyền năng pháp lý của mình, với sự công minh và sáng suốt xem xét và ra
những phán quy ết công minh đối với bị cáo cũng như đảm bảo những quyền lợi hợp


13


pháp cho người bị hại và gia đình của họ. Tơi hồn tồn tin tưởng vào s ự cơng minh
và sáng suốt của Hội đồng xét xử. Xin chân thành cảm ơn HĐXX và mọi người đã lắng
nghe !



×