Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua module kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản cho học sinh hệ trung cấp tại trường cao đẳng bách khoa nam sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 204 trang )

TÓM TẮT
Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp, một xu hƣớng dạy học
khá phổ biến hiện nay không chỉ ở nhiều nƣớc trên thế giới mà ngay tại Việt Nam
đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, mặc dù vấn đề này vẫn còn nhiều điều
cần nghiên cứu.
Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp, một quan điểm giáo dục
luôn chú trọng vào kết quả đầu ra của q trình đào tạo, khơng chỉ nhằm mục tiêu
hình thành cho ngƣời học năng lực chuyên mơn mà cịn phát triển cho ngƣời học
những năng lực khác nhƣ: năng lực phƣơng pháp, năng lực xã hội và năng lực cá
nhân. Những năng lực không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự
giao thoa hay kết hợp hợp lý và linh hoạt các năng lực này sẽ hình thành nên năng
lực hoạt động nghề nghiệp. Chính nền tảng năng lực hoạt động nghề nghiệp đó sẽ
giúp cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp sẵn sàng tham gia vào thị trƣờng lao động. Họ
sẽ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi thực hiện cơng việc hay giải quyết các tình
huống thực tiễn trong cuộc sống cũng nhƣ trong các hoạt động nghề nghiệp của họ.
Đề tài: “Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ
thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài
Gòn” đã đƣợc thực hiện và hoàn thành với các nội dung nhƣ sau:
- Phần mở đầu
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp.
- Chƣơng 2: Thực trạng về việc dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng
Bách khoa Nam Sài Gòn
- Chƣơng 3: Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module
Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam
Sài Gòn
- Phần kết luận và kiến nghị.

xiii



ABSTRACT
Teaching the development of professional competence, a popular teaching
trend nowadays not only in many countries around the world but also in Vietnam,
especially in the field of vocational education, although this still has many issues to
study.
Teaching the development of professional competence, an educational
perspective always focuses on the output of the training process. Its purpose aims to
form learners’ professional competency as well as developing other competencies
for them, such as, methodical competency, social competency, and individual
competency. These competencies are not separable but have a close interaction with
each other. The interference or a rational and flexible combination of these
competencies will form the professional competency for learners. The foundation of
that will help learners be ready to participate in the labor market after graduation.
They will feel more confident and high-spirited when doing their work or solving
real situations in their lives as well as in their professional activities.
The study “Teaching the development of professional competence applied to
teaching the Basic Facials skincare module of Modeling and beauty care system at
Saigon South Polytechnic College” was carried out, including:
-

Introduction

-

Chapter 1: Background and rationale for teaching the development of

professional competence.
-


Chapter 2: Surveying the reality of teaching the Basic Facials skincare

module of Modeling and beauty care system at Saigon South Polytechnic College.
-

Chapter 3: Application of teaching the development of professional

competence applied to teaching the Basic Facials skincare module of Modeling and
beauty care system at Saigon South Polytechnic College
-

Conclusion and recommendations.

xiv


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC

i

LỜI CAM ĐOAN

xi

LỜI CẢM ƠN

xii

TÓM TẮT


xiii

MỤC LỤC

xv

DANH MỤC BẢNG

xxii

DANH MỤC HÌNH

xxv

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3


4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

3

4.2.

Khách thể nghiên cứu

3

5. Giả thuyết nghiên cứu

3

6. Phạm vi nghiên cứu

4

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

4

7.1.


Phương pháp nghiên cứu tài liệu

4

7.2.

Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi

4

7.3.

Phương pháp quan sát

4

7.4.

Phương pháp thực nghiệm

5

7.5.

Phương pháp thống kê phân tích số liệu

5

7.6.


Phương pháp phỏng vấn

5

xv


8. Cấu trúc luận văn

5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOẠT
ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP

7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7

1.1.1. Trên thế giới

7

1.1.2. Ở Việt Nam

10

1.2. Các khái niệm về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề

nghiệp

14

1.2.1. Năng lực

14

1.2.2. Năng lực hoạt động nghề nghiệp (năng lực thực hiện)

18

1.2.3. Dạy học

21

1.2.4. Nghề nghiệp và nghề chăm sóc sắc đẹp

23

1.3. Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp

26

1.3.1. Khái niệm dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp

26

1.3.2. Đặc điểm dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp


27

1.3.3. Các nguyên tắc dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp

28

1.3.4. So sánh đào tạo truyền thống và đào tạo theo định hướng năng lực hoạt
động nghề nghiệp

28

1.3.5. Các điều kiện để dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp

29

1.3.6. Các phương pháp dạy học trong dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp29
1.4. Dạy học định hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp là dạy học hoạt
động

31

1.4.1. Quan điểm về dạy học tích hợp

31

1.4.2. Mục đích của dạy học tích hợp

31


xvi


1.4.3. Cấu trúc của bài giảng tích hợp

32

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

34

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
NGHỀ NGHIỆP QUA MODULE KỸ THUẬT CHĂM SÓC DA MẶT CƠ BẢN
CHO HỌC SINH HỆ TRUNG CẤP TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA
NAM SÀI GÒN

36

2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

36

2.1.1. Khái quát về trường

36

2.1.2. Khái quát khoa sư phạm mầm non – nữ công

37


2.1.3. Mục tiêu đào tạo của trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

39

2.2. Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng dạy học Module Kỹ thuật chăm sóc
da mặt cơ bản trình độ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gịn

39

2.2.1. Mục đích khảo sát

39

2.2.2. Nội dung khảo sát

39

2.2.3. Đối tượng khảo sát

40

2.2.4. Phương pháp khảo sát

40

2.3. Thực trạng hoạt động học Module kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản trình độ
trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

40


2.3.1. Những khó khăn của học sinh trong q trình học tập Module Kỹ thuật chăm
sóc da mặt cơ bản

40

2.3.2. Nhận thức của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động
nghề nghiệp và những khó khăn trong quá trình học tập

41

2.3.3. Đánh giá của học sinh về mức độ các phương pháp dạy học của giáo viên 43
2.4. Thực trạng hoạt động dạy Module kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản trình độ
trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

xvii

44


2.4.1. Xác định mục tiêu dạy học của giáo viên

44

2.4.2. Thiết kế bài giảng

46

2.4.3. Phương pháp dạy học của giáo viên

47


2.4.4. Tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên đối với học sinh

48

2.4.5. Điều kiện dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp đối với Module
Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản

49

2.4.6. Mức độ dạy học hình thành các năng lực học sinh của giáo viên

51

2.4.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

54

2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học Module kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ
bản trình độ trung cấp của nhà quản lý Spa

56

2.5.1. Năng lực hoạt động nghề nghiệp của học sinh

56

2.5.2. Chất lượng đào tạo nghề

63


KẾT LUẬN CHƢƠNG II

66

Chƣơng 3: DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
QUA MODULE KỸ THUẬT CHĂM SÓC DA MẶT CƠ BẢN HỆ TRUNG CẤP
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN

67

3.1. Những cơ sở để dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp

67

3.1.1. Các cơ sở pháp lý

67

3.1.2. Cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp đã
nghiên cứu ở chương 1.

67

3.1.3. Cơ sở thực tiễn về yêu cầu năng lực hoạt động nghề nghiệp của người kỹ
thuật viên chăm sóc da mặt đã được khảo sát ở chương 2

68

3.2. Cấu trúc lại nội dung chƣơng trình đào tạo Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt

cơ bản theo hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp

68

3.3. Thiết kế bài dạy theo hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp:

69

xviii


3.3.1. Xác định mục tiêu bài dạy

69

3.3.2. Xác định cấu trúc nội dung và kế hoạch triển khai phát triển năng lực

70

3.3.3. Xác định nội dung đánh giá sự thực hiện của học sinh

72

3.4. Thực hiện kế hoạch dạy học

73

3.4.1. Dẫn nhập

74


3.4.2. Giới thiệu vấn đề

76

3.4.3. Giải quyết vấn đề

77

3.4.4. Kết thúc vấn đề

79

3.4.5. Hướng dẫn học sinh tự học

79

3.5. Thực nghiệm sƣ phạm

79

3.5.1. Mục đích thực nghiệm

79

3.5.2. Đối tượng thực nghiệm

79

3.5.3. Nội dung thực nghiệm


79

3.5.4. Địa điểm thực nghiệm

80

3.5.5. Thời gian thực nghiệm

80

3.5.6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm

80

3.5.7. Nhận xét và đánh giá kết quả thực nghiệm

80

3.6. Kết quả đánh giá của chuyên gia về dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp

92

3.6.1. Phát triển toàn diện năng lực hoạt động cho học sinh

92

3.6.2. Tính phù hợp của dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp
Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản:


95

3.6.3. Tính rõ ràng của mục tiêu bài học

95

xix


3.6.4. Tính thực tiễn trong nội dung các bài học của chương trình đào tạo Module
Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản

96

3.6.5. Tính hợp lý trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học các bài học của
chương trình đào tạo Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản:

96

3.6.6. Tính phù hợp trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

96

3.6.7. Tính khả thi của việc áp dụng dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản:

97

KẾT LUẬN CHƢƠNG III


97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

100

1. Kết luận

100

2. Những đóng góp của đề tài

100

2.1.

Về mặt lý luận

100

2.2.

Về mặt thực tiễn

101

2.3.

Hướng phát triển của đề tài


101

3. Khuyến nghị

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát giáo viên

106

Phụ lục 2a: Phiếu khảo sát học sinh đã tốt nghiệp

110

Phụ lục 2b: Phiếu khảo sát học sinh đang học tại trƣờng

113

Phụ lục 3: Phiếu khảo sát doanh nghiệp

115

Phụ lục 4: Thiết kế bài giảng theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp.


118

Phụ lục 5: Thiết kế bài giảng theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp.

138

Phụ lục 6: Phiếu xin ý kiến chuyên gia

156

xx


Phụ lục 7: Phiếu khảo sát học sinh tham gia lớp thực nghiệm

159

Phụ lục 8: Phiếu khảo sát học sinh tham gia lớp đối chứng

162

Phụ lục 9: Phiếu đánh giá bài giảng

165

Phụ lục 10a: Kết quả kiểm tra học sinh lớp đối chứng

167


Phụ lục 10b: Kết quả kiểm tra học sinh lớp thực nghiệm

168

Phụ lục 11: Danh sách chuyên gia

169

Phụ lục 12: Phỏng vấn Giáo viên

170

Phụ lục 13: Chƣơng trình đào tạo Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ
trung cấp

171

xxi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Trình độ chun mơn và độ tuổi của giáo viên dạy nghề .......................37
Bảng 2.2: Những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập Module Kỹ thuật
chăm sóc da mặt cơ bản ...........................................................................................40
Bảng 2.3: Ý kiến của học sinh về các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động
nghề nghiệp ..............................................................................................................41
Bảng 2.4: Những khó khăn của học sinh gặp phải trong quá trình học tập Module
Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản ............................................................................42
Bảng 2.5: Đánh giá của học sinh về mức độ các phƣơng pháp dạy học của giáo viên
...................................................................................................................................43

Bảng 2.6: Đánh giá về xác định mục tiêu của giáo viên dạy nghề ..........................45
Bảng 2.7: Mức độ xác định mục tiêu của giáo viên ................................................46
Bảng 2.8: Ý kiến của giáo viên về việc thiết kế bài giảng tích hợp ........................47
Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học ..47
Bảng 2.10: Đánh giá của giáo viên về việc tổ chức các hoạt động học tập đối với
học sinh ....................................................................................................................48
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát hàng năm trong sinh hoạt chuyên môn của giáo viên
về mức độ phù hợp chƣơng trình đào tạo hiện nay ..................................................50
Bảng 2.12: Đánh giá của giáo viên về mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị
...................................................................................................................................51
Bảng 2.13: Ý kiến của giáo viên về dạy học hình thành các năng lực cho học sinh
...................................................................................................................................52
Bảng 2.14: Giáo viên sử dụng bảng tiêu chí chi tiết trong kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh .................................................................................................54
Bảng 2.15: Mức độ sử dụng phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học ..............55
Bảng 2.16: Ý kiến của quản lý Spa về những năng lực cần thiết đối với kỹ thuật
viên chăm sóc da mặt ...............................................................................................57
Bảng 2.17: Mức độ hài lòng của quản lý các Spa với các năng lực hiện có của học
sinh làm cơng việc kỹ thuật viên chăm sóc da mặt ..................................................58

xxii


Bảng 2.18: So sánh sự cần thiết, sự hài lòng về năng lực hoạt động nghề nghiệp của
các nhà quản lý Spa và việc dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp của
giáo viên ...................................................................................................................60
Bảng 2.19: Nhận xét của doanh nghiệp về kỹ năng thực hành của cựu học sinh nghề
tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp về kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản .........................63
Bảng 2.20: Nhận xét của quản lý Spa về khả năng hội nhập với môi trƣờng thực tế
của học sinh sau khi tốt nghiệp ................................................................................64

Bảng 2.21: Nhận xét của cựu học sinh về thời gian để tiếp cận với công việc thực tế
tại Spa (phụ lục 2a) ..................................................................................................64
Bảng 2.22: Nhận xét của nhà quản lý về tâm trạng, thái độ của học sinh khi đƣợc
giao cơng việc chăm sóc da ...................................................................................... 65
Bảng 3.1: Nội dung chƣơng trình đào tạo Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản
theo hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp ...........................................68
Bảng 3.2: Cấu trúc bài dạy phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp .................71
Bảng 3.3: Điểm đánh giá bài dạy của giáo viên dự giờ thông qua phiếu đánh giá bài
dạy ............................................................................................................................81
Bảng 3.4: Mức độ hứng thú khi học Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản ....82
Bảng 3.5: Mức độ tự tin khi thực hiện công việc sau khi học Module Kỹ thuật chăm
sóc da mặt cơ bản .....................................................................................................83
Bảng 3.6: Thái độ làm việc khi tiếp nhận vấn đề mà giáo viên đƣa ra ...................83
Bảng 3.7: Khả năng xử lý các tình huống thực tế ...................................................84
Bảng 3.8: Khả năng giao tiếp trong làm việc nhóm ................................................84
Bảng 3.9: Khả năng hợp tác làm việc nhóm ...........................................................85
Bảng 3.10: Khả năng lập luận, trình bày quy trình cơng việc .................................85
Bảng 3.11: Khả năng thu thập và lựa chọn thông tin ..............................................86
Bảng 3.12: Khả năng lập kế hoạch tổ chức thực hiện công việc ............................87
Bảng 3.13: Khả năng sử dụng công nghệ để thu thập thông tin ..............................87
Bảng 3.14: Khả năng tự kiểm tra quá trình thực hiện công việc .............................87
Bảng 3.15: Khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế ................88

xxiii


Bảng 3.16: Khả năng tự học để giải quyết vấn đề thực tế .......................................89
Bảng 3.17: Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu khi thực hiện công việc ....................89
Bảng 3.18: Ý thức vệ sinh, an tồn lao động trong q trình thực hiện công việc .90
Bảng 3.19: Ý thức trách nhiệm đối với ngƣời mẫu .................................................90

Bảng 3.20: Kết quả xếp loại bài kiểm tra lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .........92
Bảng 3.21: Phát triển toàn diện các năng lực hoạt động cho học sinh ....................92
Bảng 3.22: Tính phù hợp của dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp
Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản ...............................................................95
Bảng 3.23: Tính rõ ràng của mục tiêu bài học ........................................................95
Bảng 3.24: Mức độ thực tiễn trong nội dung các bài học .......................................96
Bảng 3.25: Tính hợp lý trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học các bài học .96
Bảng 3.26: Tính phù hợp trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ...96
Bảng 3.27: Tính khả thi của việc áp dụng dạy học phát triển năng lực hoạt động
nghề nghiệp Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản ..........................................97

xxiv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình cấu trúc năng lực ASK .............................................................16
Hình 1.2: Năng lực hoạt động và các thành phần ...................................................19
Sơ đồ 1.1: Các chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học .............................23

xxv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đƣa đất nƣớc đi lên bắt kịp với các quốc gia phát triển trong khu vực cũng nhƣ
thế giới thì chúng ta cần phải có đƣợc nguồn lực đảm bảo. Nguồn lực bao gồm nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính, nguồn lực khoa học công nghệ và nguồn lực con
ngƣời. Trong đó nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất quyết định sự phát triển nền
kinh tế đất nƣớc một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.
Dự báo đến năm 2025, lao động Việt Nam sẽ dịch chuyển nhanh từ ngành nơng

nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ chiếm vai trò chủ đạo. Giai đoạn
2016 – 2020 cần đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 12 triệu ngƣời, trong đó trình
độ cao đẳng là 1.44 triệu ngƣời (chiếm khoảng 12%), trình độ trung cấp là 1.76 triệu
ngƣời (chiếm khoảng 14.5%), trình độ sơ cấp là 8.8 triệu ngƣời (chiếm khoảng 73%)
[38].
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu rộng của khu vực
và quốc tế, địi hỏi phải có một lực lƣợng lao động chất lƣợng cao để đáp ứng nhu cầu thị
trƣờng lao động. Để thực hiện đƣợc điều này cần phải có những thay đổi trong mục tiêu
đào tạo, chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học.
Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nƣớc 5 năm, giai đoạn
2016-2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng
bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất
lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Điều này cho thấy rằng đào tạo
nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó
nguồn nhân lực chất lƣợng cao đóng vai trị quan trọng, phát triển nguồn nhân lực chất
lƣợng cao chính là phát triển con ngƣời tồn diện cả về thể lực, trí lực, kỹ năng, phẩm
chất [38].
Từ đó đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục nghề nghiệp cả về nội dung chƣơng
trình cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng
đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động.
Tuy nhiên, giáo dục nghề nghiệp chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xu thế phát triển
xã hội, đào tạo chƣa gắn liền với thực tế của thị trƣờng lao động. Do đó nguồn nhân lực
sau khi tốt nghiệp với kiến thức, kỹ năng và thái độ nhƣ hiện tại đang đào tạo thƣờng khó

-1-


xin đƣợc việc làm, những nhân lực xin đƣợc việc làm thì vẫn cần đƣợc tái đào tạo bởi
doanh nghiệp tuyển dụng gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp của các nƣớc phát triển trên thế giới đang tiếp cận

theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp. Vận dụng quan điểm dạy học
phát triển năng lực hoạt động để giải quyết vấn đề về chƣơng trình, phƣơng pháp, phƣơng
tiện dạy học đảm bảo nguồn nhân lực sau khi đƣợc đào tạo đáp ứng đƣợc nhu cầu luôn
biến đổi của thị trƣờng lao động.
Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ chú ý tích cực
hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn
với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với
hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cƣờng việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ
giáo viên – học sinh theo hƣớng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực
xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên
môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp.
Bên cạnh đó, con ngƣời có điều kiện hơn và ngày càng chú trọng về chăm sóc bản
thân cũng nhƣ sắc đẹp. Việt Nam đang chú trọng phát triển các ngành nghề trong lĩnh
vực dịch vụ. Nhiều cơng ty, tập đồn của các nƣớc phát triển cũng nhƣ của Việt Nam đầu
tƣ vào lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. Điều này địi hỏi nguồn
nhân lực rất lớn trong lĩnh vực này. Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp chia thành nhiều nghề
nghiệp cụ thể: chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc móng… Tuy nhiên, nguồn nhân lực
qua đào tạo cho các lĩnh vực này vẫn còn hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng.
Trƣờng Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn đã và đang đẩy mạnh đổi mới phát
triển chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp dạy học phù hợp với nhu cầu luôn biến đổi
thị trƣờng lao động. Trƣờng đào tạo rât nhiều ngành nghề trong đó có nghề Tạo mẫu và
chăm sóc sắc đẹp. Đây là nghề đòi hỏi tiếp cận với rất nhiều công nghệ mới. Nhà trƣờng
đã đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị công nghệ mới để phục vụ quá trình dạy học, các
thiết bị dạy học hiện đại và các giáo viên áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy học mới. Mặc
dù vậy nhƣng việc dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp đối với đào tạo hệ
trung cấp vẫn gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế.
Đó là lý do tơi chọn đề tài “Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp
qua Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng
-2-



bách khoa Nam Sài Gòn”. Việc thực hiện đề tài này là hết sức cần thiết, đảm bảo cho
ngƣời học sau khi tốt nghiệp trở thành nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị
trƣờng lao động cả về kiến thức, kỹ năng lẫn thái độ trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sắc
đẹp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp về nội dung chƣơng
trình; nội dung cấu trúc bài dạy và phƣơng pháp thực hiện tiến trình dạy học qua Module
Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản cho học sinh hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách
khoa Nam Sài Gịn. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng dạy học phát triển năng lực hoạt động
nghề nghiệp qua Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản cho học sinh hệ trung cấp tại
trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp.
- Khảo sát thực trạng dạy học định hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp
thông qua việc dạy học Module Kỹ thuật chăm sóc da cơ bản hệ trung cấp tại trƣờng Cao
đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn; học sinh đã tốt nghiệp hệ trung cấp và đang làm kỹ thuật
viên chăm sóc da tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các quản
lý Spa tại các doanh nghiệp đó.
- Thiết kế tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp
cho hai bài trong Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp Module Kỹ thuật
chăm sóc da mặt cơ bản.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản thuộc nghề Tạo mẫu và
chăm sóc sắc đẹp hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn.
5. Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay, việc dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ
thuật chăm sóc da mặt cơ bản cho học sinh hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa
Nam Sài Gòn đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao. Nếu thiết kế bài

-3-


giảng và tổ chức dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp nhƣ cách mà ngƣời
nghiên cứu đề xuất thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế bài giảng và thực nghiệm dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp trên 2 bài dạy của Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản (đã đƣợc cấu trúc lại)
trong chƣơng trình đào tạo nghề Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp hệ trung cấp. Lớp học
thực nghiệm là lớp năm 1 (học kỳ 2 năm học 2018-2019) theo chƣơng trình 2 năm.
Khảo sát thực trạng dạy học Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp
tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, tất cả các học sinh thuộc các lớp hệ trung
cấp (năm 1 và năm 2), các giáo viên dạy chuyên ngành Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông qua các nguồn tài liệu nhƣ: các cơng trình nghiên cứu liên quan đã đƣợc
cơng bố, sách, báo, tạp chí khoa học, các văn bản pháp qui… để phân tích, tổng hợp
nghiên cứu vấn đề và xác định cơ sở lý luận cho đề tài.
Các thơng tƣ, văn kiện, chƣơng trình đào tạo Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt
cơ bản thuộc nghề Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp đã đƣợc ban hành.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chƣơng trình đào tạo Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản thuộc nghề Tạo
mẫu và chăm sóc sắc đẹp đã đƣợc ban hành.
7.2. Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi
Khảo sát thực trạng đào tạo Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản cho học
sinh hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn. Thăm dò, tham khảo ý

kiến và rút ra kết luận.
Ngoài ra, ngƣời nghiên cứu cũng tiến hành điều tra bằng hệ thống câu hỏi để thăm
dò ý kiến của các giáo viên tham gia dự giờ và học sinh tham gia lớp đối chứng, thực
nghiệm.
7.3. Phương pháp quan sát
Dự giờ, quan sát thực tiễn quá trình dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề
nghiệp.
Quan sát các hoạt động học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module
Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ bản của học sinh hệ trung cấp ở trƣờng.
-4-


Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm thu thập thông tin thực tế từ tổ chức dạy
học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ
bản cho học sinh hệ trung cấp để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu cho đề tài.
7.4. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm một số bài dạy thuộc Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt cơ
bản (đã đƣợc cấu trúc lại) theo hƣớng phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp để đối
chứng, khẳng định tính hiệu quả, khả thi của bài dạy.
7.5. Phương pháp thống kê phân tích số liệu
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát thực trạng tổ
chức dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ thuật chăm sóc
da mặt cơ bản cho học sinh hệ trung cấp. Phép thống kê sử dụng chủ yếu trong đề tài là
phép tính phần trăm.
7.6. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để tìm hiểu, khai thác sâu hơn về hoạt động dạy
và học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt
cơ bản của học sinh hệ trung cấp ở trƣờng.
Phƣơng pháp phỏng vấn cịn đƣợc sử dụng để thu thập thơng tin về hoạt động dạy
và học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ thuật chăm sóc da mặt

cơ bản của học sinh hệ trung cấp ở trƣờng.
Phỏng vấn CBQL, giáo viên, tổng phụ trách Đội, học sinh để tìm hiểu thực trạng
hoạt động học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ thuật chăm sóc
da mặt cơ bản của học sinh hệ trung cấp ở trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn và
thu thập số liệu kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp Module Kỹ
thuật chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa
Nam Sài Gòn
Chƣơng 3: Dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp qua Module Kỹ thuật
chăm sóc da mặt cơ bản hệ trung cấp tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Nam
Sài Gòn
-5-


Ngồi ra, luận văn cịn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo
và Phụ lục.

-6-


Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Jean Jacques Rousseau (1712-1778). Ông là một trong những nhà sƣ phạm và là
nhà xã hội đã tạo ra hai cuộc cách mạng là: cách mạng Xã hội và cách mạng giáo dục ở

Pháp. Ông cho rằng: Dạy học là phát triển các giác quan; Thực tiễn cuộc sống đem lại
kinh nghiệm tốt nhất; Hoạt động dạy học phải dựa trên cơ sở hoạt động; Ơng khuyến
khích học nghề. [17,tr.10]
Qua đây, chúng ta thấy rằng: từ thế kỷ thứ XVIII các nhà nghiên cứu về giáo dục
học cũng đã đề cập đến năng lực và dạy học phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp.
Đến những năm 20 của thế kỷ XX, do yêu cầu về phát triển công nghiệp, thƣơng
mại và dịch vụ nên tƣ tƣởng đào tạo nghề đã xuất hiện ở một số nƣớc công nghiệp phát
triển. nhiều nơi, nhiều ngành nghề đã thực hiện ngun tắc “cần gì học nấy”, khơng nhất
thiết phải học hồn chỉnh một nghề. Ngƣời có nhu cầu đến đâu thì học đến đó khơng quy
định cứng nhắc về thời gian học tập.
Giáo dục dựa trên năng lực (Competency Based Education – CBE) nổi lên từ
những năm 1970 ở Mỹ. Với cách thức này, việc giáo dục hƣớng tới đo lƣờng chính xác
kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngƣời học sau khi kết thúc mỗi chƣơng trình học
(Guskey, 2005) [27]. Nếu giáo dục truyền thống đƣợc coi là giáo dục theo nội dung
(content-based education), tập trung vào việc tích lũy kiến thức, nhấn mạnh tới các năng
lực nhận thức và việc vận dụng kiến thức tập trung vào việc thực hành kĩ năng chứ không
hƣớng tới việc chứng minh khả năng đạt đƣợc, và đánh giá của giáo dục truyền thống
cũng tập trung đo lƣờng kiến thức thơng qua các bài thi viết và nói (Chang, 2006) thì giáo
dục theo năng lực tập trung vào phát triển các năng lực cần thiết để học sinh có thể thành
công trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc (Chyung, Stepich & Cox, 2006) Các
năng lực thƣờng đƣợc tập trung phát triển bao gồm năng lực xử lí thơng tin, giải quyết
vấn đề, phản biện, năng lực học tập suốt đời (Jackson, et al, 2007). Do đó, đánh giá cũng
hƣớng tới việc đánh giá kiến thức trong việc vận dụng một cách hệ thống và các năng lực
đạt đƣợc cần phải đánh giá thơng qua nhiều cơng cụ và hình thức trong đó có cả quan sát
-7-


và thực hành trong các tình huống mơ phỏng (Kaslow, 2004). Rất nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng giáo dục dựa trên năng lực là dành cho giáo dục dạy nghề (Gonczi, Hager, &
Athanasou, 1993) và công nghệ thông tin (Mulder, Weigel, & Collin, 2007). Tuy nhiên,

thực tế cho thấy, giáo dục theo năng lực không chỉ dành cho dạy nghề. Trong những thập
kỉ gần đây với sự phát triển mạnh của khoa học kĩ thuật cũng nhƣ tri thức, giáo dục nếu
chỉ hƣớng tới việc nắm vững kiến thức là khơng đủ, bởi kiến thức hơm qua cịn mới, hơm
nay đã trở thành lạc hậu. Do đó nhiều hệ thống giáo dục đã hƣớng tới việc giáo dục để
ngƣời học có đủ khả năng làm chủ kiến thức và sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn
đề trong khoa học cũng nhƣ trong thực tế. Khi mục tiêu và hình thái giáo dục chuyển đổi
thì phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá cũng thay đổi theo. Các hệ thống giáo dục tiên
tiến đã áp dụng phƣơng pháp giảng dạy theo năng lực thay vì giảng dạy theo nội dung,
kiến thức [16].
Ở Mỹ, các trƣờng học giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn (Facilitator hoặc Instructor),
không phải ngƣời dạy (teacher). Học sinh là nhân vật trung tâm và đóng vai trị tích cực,
chủ đạo trong q trình học. Mục tiêu của hầu hết các trƣờng học không phải là làm tốt
bài kiểm tra mà giúp học sinh học cách học (learn how to learn) và trở thành những cơng
dân tích cực trong xã hội. Phƣơng pháp giáo dục chủ yếu là học sinh cùng nhau làm đề
tài, làm dự án theo nhóm (project – based learning), giải quyết vấn đề dựa trên kinh
nghiệm thực tế của học sinh (problem – based learning). Phƣơng pháp giáo dục này ni
dƣỡng trí tƣởng tƣợng, sự tị mị và óc sáng tạo của học sinh. [15, tr.218-220]
Năm 1982, William E.B (Mỹ) đã cho ra đời cuốn sách “Handbook for developing
competency-base training program” (tạm dịch là “sổ tay cho việc phát triển các Chương
trình đào tạo dựa trên năng lực”) với mục đích giúp phát triển có hiệu quả các chƣơng
trình giáo dục đào tạo thơng qua việc tổ chức dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực. Đối
tƣợng mà cuốn sách hƣớng tới là giáo viên, những ngƣời làm công tác đào tạo, các nhà
nghiên cứu và cả những ngƣời tham gia vào việc giáo dục nghề nghiệp. Cuốn sách đƣa ra
những gợi ý làm thế nào để phát triển các chƣơng trình đào tạo dựa trên năng lực, bao
gồm: Mô tả chuẩn đầu ra, sắp xếp chúng một cách cẩn thận theo một trình tự. Xác định
mục tiêu của chƣơng trình là hƣớng vào hoạt động học của ngƣời học chứ không hƣớng
vào hoạt động dạy của giáo viên, từ đó lập kế hoạch cho việc tổ chức dạy học theo năng
lực. Việc tổ chức dạy học này đảm bảo rằng ngƣời học có thể hồn thành tốt cơng việc
sau khi tốt nghiệp và phát huy hết năng lực vào hoạt động nghề nghiệp sau này. Dạy học
-8-



theo hƣớng phát triển năng lực hoạt động đƣợc cá nhân hóa để mỗi ngƣời có thể tự hồn
thành cơng việc bằng cách tìm hiểu, nhận thức vấn đề và đề xuất cách giải quyết vấn đề
dựa trên năng lực của bản thân. Và cuối cùng thông qua việc tổ chức dạy học theo hƣớng
phát triển năng lực, có thể đánh giá đƣợc hiệu quả đào tạo từng cá nhân, ngƣời học cũng
có thể tự đánh giá đƣợc mức độ các năng lực đạt đƣợc của bản thân mình so với yêu cầu
mục tiêu đào tạo đề ra.[34]
Trong những năm 1990 của thế kỷ XX, phƣơng pháp tiếp cận theo năng lực đã tạo
ra làn sóng mới với hệ thống chứng chỉ nghề quốc gia ở Anh (NVQs); khung chất lƣợng
quốc gia ở New Zealand; các tiêu chuẩn năng lực đƣợc ủy ban đào tạo quốc gia Úc
(NTB) công nhận và tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia ở Mỹ . [35]
Năm 1992, Shirley Fletcher đã viết cuốn “Competence – Based Asessment
Techniques”, trong đó phân tích hai hệ thống đào tạo năng lực khác nhau là Anh và Mỹ;
quy trình đánh giá dựa trên năng lực hoạt động; thực hành đánh giá theo năng lực hoạt
động. [28]
Năm 1997, Shirley Fletcher xuất bản tài liệu “Designing Conpetence – Based
Training”, quyển sách này hƣớng dẫn thực hành các kỹ năng cần thiết khi thiết kế
chƣơng trình đào tạo dựa trên năng lực hoạt động; cung cấp cho giáo viên những hƣớng
dẫn giúp họ điều chỉnh chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của tổ chức mình và
phù hợp với các tiêu chuẩn về năng lực và năng lực hoạt động tại nơi làm việc.[34]
Năm 1995, tác giả Roger Harris (University of South Australia), Hugh Guthrie
(National Centre For Vocational E Ducation Research) đã viết tài liệu “competency
based education and training between a Rock and a Whirlpool”, tài liệu này nghiên cứu
khá chi tiết về đào tạo theo định hƣớng năng lực hoạt động ở Úc. Nhấn mạnh đến lịch sử
và bối cảnh của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, tiêu chuẩn năng lực, chƣơng trình
đào tạo, đánh giá, ngƣời học và hoạt động học.[30]
Năm 2005, Dr.Thomas DeiBinger đã viết tài liệu “Structure and funtions
Competency – Based Education and Training (CBET): a comparative perspective” tài
liệu này viết về triết lý đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, những yêu cầu của đào tạo

dựa trên năng lực thực hiện, phát triển chƣơng trình năng lực thực hiện, tiêu chuẩn năng
lực, đánh giá, so sánh đào tạo dựa trên năng lực thực hiện Úc, Anh, xứ Wales, bắc
Ireland, Scotland. [31]

-9-


Tại Châu Á, ở nhiều nƣớc nhƣ Singapore, Ấn Độ, Philipine, Brunei. Malaysia …
Đào tạo theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động trong giáo dục nghề nghiệp cũng
đã và đang đƣợc vận dụng ở mức độ khác nhau, đặc biệt là các trƣờng kỹ thuật. Các
chƣơng trình đào tạo theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động trong giáo dục nghề
nghiệp đã đƣợc soạn thảo và triển khai có hiệu quả trong một vài năm gần đây. Xét tổng
thể có thể nhận thấy điểm nổi bật của các chƣơng trình này là cơ bản đã đào tạo nhằm
hình thành kiến thức, kỹ năng để ngƣời học có thể thực hiện đƣợc và có năng lực vận
dụng, sáng tạo trong thực tế.
Singapore là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất Châu Á.
Phƣơng châm cải cách giáo dục của Singapore là lấy năng lực làm động lực với mục đích
đào tạo học sinh phải có khả năng sáng tạo và đổi mới, biết chấp nhận rủi ro và ln tự
giác học hỏi, có thể làm việc với tập thể, trung thành và tận tụy với đất nƣớc. [14, tr.89] .
Nhìn chung, dạy học phát triển năng lực hoạt động (năng lực thực hiện) đã đƣợc
nhiều nƣớc nghiên cứu từ rất sớm đặc biệt trong lĩnh vực nghề nghiệp. Tuy nhiên việc
vận dụng vào thực tế ở các nƣớc còn khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
nên sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau.
1.1.2. Ở Việt Nam
Những năm 80-90 của thế kỷ XX, đã hình thành các chƣơng trình đào tạo theo cấu
trúc chuyên đề. Mỗi chuyên đề có thể thực hiện trong vài giờ đến một tuần nhằm trang bị
trọn vẹn một nội dung cho ngƣời học. Ngƣời học học xong một chuyên đề có thể áp dụng
ngay vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên kiểu cấu trúc chuyên đề
này thƣờng chỉ áp dụng phổ biến cho đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo lại, đào tạo vừa
làm – vừa học, đào tạo chuyển giao cơng nghệ.

Ngồi ra việc xây dựng cấp bậc kỹ thuật để làm cơ sở cho việc lựa chọn kiến thức,
kỹ năng cần đào tạo. Tƣơng ứng với mỗi bậc là yêu cầu cần đạt đƣợc một mức độ kiến
thức và kỹ năng. Điều này cũng thể hiện phần nào việc đào tạo theo năng lực hoạt động.
Tuy nhiên việc xây dựng bậc thợ lúc đó thƣờng đƣợc phục vụ cho việc xếp lƣơng mà
chƣa có cơ sở lý luận rõ ràng nên việc lựa chọn nội dung đào tạo, đánh giá chính xác
cũng chƣa đƣợc thống nhất.
Đề tài “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu
chuẩn nghề” của tác giả Nguyễn Đức Trí năm 1996 có thể xem là cơng trình đầu tiên
nghiên cứu khá toàn diện về hệ thống đào tạo nghề theo năng lực thực hiện tại Việt Nam.
-10-


Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ lý luận của phƣơng thức đào tạo dựa trên năng lực hoạt
động đặc biệt là giai đoạn xây dựng chƣơng trình và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia.[13]
Năm 2008, Nguyễn Văn Tuấn và Võ Thị Xuân đã xuất bản tài liệu bài giảng “Phát
triển chương trình đào tạo nghề” [12] đã hệ thống hóa lý thuyết về đào tạo theo năng lực
thực hiện nhƣ: khái niệm năng lực thực hiện, những cơ sở chung về năng lực thực hiện,
đặc điểm đào tạo nghề theo năng lực thực hiện, ƣu điểm – hạn chế của đào tạo nghề theo
năng lực thực hiện cũng nhƣ so sánh đào tạo theo năng lực thực hiện và đào tạo truyền
thống. Tác giả cũng đã trình bày khá rõ về quy trình phát triển chƣơng trình theo năng lực
thực hiện.
Từ năm 1993 cho đến nay có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về dạy nghề theo
hƣớng tiếp cận năng lực thực hiện. Năm 2015, tổng cục dạy nghề đã biên soạn tài liệu
“Bồi dưỡng về tổ chức đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện”[11]. Tài liệu đã
phân tích khái niệm năng lực và năng lực thực hiện, quan điểm về phát triển năng lực
thực hiện cho ngƣời học theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, hƣớng dẫn dạy học theo định
hƣớng phát triển năng lực thực hiện ngƣời học, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá năng lực
thực hiện ngƣời học.
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban chấp hành

trung ƣơng Đảng 8 – Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định những giải pháp quan trọng để phát triển đội
ngũ nhà giáo “thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào
tạo” và “đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi
dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất
lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp” [39]
Từ đó đặt ra vấn đề đối với giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng:
làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động,
sáng tạo, phát huy năng lực, có kỹ năng giải quyết những thay đổi trong cuộc sống. Giáo
viên không chỉ truyền thụ kiến thức cho họ mà cịn dạy họ cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến
thức để đảm bảo cho họ có thể tự học suốt đời.
Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hoạt động là xu hƣớng phát triển và là
phƣơng pháp tiến bộ đang đƣợc áp dụng trong giáo dục nghề nghiệp ở nhiều nơi trên thế
-11-


giới. Mặc dù đây không phải là vấn đề mới nhƣng vẫn cần có những nghiên cứu, trao đổi
rộng rãi và thực nghiệm khoa học trƣớc khi ứng dụng đại trà.
Hội thảo Alumni "Giáo dục và Đào tạo định hướng năng lực trong bối cảnh Công
nghiệp 4.0" đƣợc tổ chức trong hai ngày 27 và 28 tháng 3 năm 2018 tại Trung tâm ViệtĐức, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đã có 45 ngƣời tham gia hội thảo, trong đó có ơng
Hase-Bergen, Giám đốc Văn phịng DAAD Hà Nội, và 24 ngƣời là cựu học viên của
chƣơng trình cao học Sƣ phạm kỹ thuật Việt-Đức giữa TU Dresden và Đại học bách khoa
Hà Nội hoặc của chƣơng trình cao học "Giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nguồn nhân
lực" của Đại học TU Dresden. Hội thảo hƣớng tới các cựu học viên làm việc trong lĩnh
vực xây dựng chính sách, phát triển chƣơng trình, đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất
và dịch vụ cũng nhƣ trong các cơ quan quản lý đƣa ra các quyết định điều hành vĩ mô.
Hội thảo dựa trên nền tảng khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về các mối liên kết giữa
công nghệ và đào tạo cũng nhƣ việc phát triển các cấu trúc và tổ chức sản xuất trong thời
đại Công nghiệp 4.0. Mục đích của hội thảo là bàn thảo về các vấn đề thời sự của giáo

dục và đào tạo định hƣớng năng lực trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 nhằm phát triển
nguồn nhân lực trong các cấu trúc sản xuất hiện đại và các môi trƣờng làm việc kết nối
internet. Cơ cấu sản xuất mới thể hiện qua việc quản lý chéo dẫn đến những thay đổi về
tính chất công việc và các yêu cầu mới cho ngƣời lao động trong tất cả các cấp trình độ
dẫn tới việc họ phải đƣợc đào tạo với các công nghệ hiện đại. Những đóng góp của các
diễn giả làm làm rõ đƣợc đặc thù của nền kinh tế và quan hệ của nó với giáo dục nghề
nghiệp và hàn lâm.[36]
Trong tài liệu Lý luận dạy học hiện đại của tác giả Bernd Merie – Nguyễn Văn
Cƣờng (2015) cho rằng: sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế với
những ảnh hƣởng của xã hội tri thức và tồn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhƣng đồng thời
cũng đặt ra những thách thức đối với giáo dục trong đào tạo đội ngũ lao động. Tri thức
loài ngƣời tăng nhanh nhƣng cũng lạc hậu nhanh. Mặt khác thị trƣờng lao động đòi hỏi
ngày càng cao ở ngƣời lao động về năng lực hoạt động, khả năng sáng tạo linh hoạt, tính
trách nhiệm, năng lực hợp tác làm việc và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp thay
đổi thƣờng xuyên. Trong xã hội tri thức, việc phát triển kinh tế - xã hội dựa vào tri thức.
Vì vậy, giáo dục đóng vai trị then chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội thông qua
việc đào tạo con ngƣời, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức.[2]

-12-


×