Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bien doi khi hau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.85 KB, 5 trang )

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó
khơng là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.
Vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí
hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ
hay hàng triệu năm.
Nếu như cách đây nhiều năm, thế giới vẫn cịn hồi nghi và tranh luận về vấn đề liệu biến
đổi khí hậu trên thực tế có xảy ra hay khơng và có phải do con người gây ra hay khơng
thì ngày nay, cuộc tranh luận này khơng cịn nữa và sự hồi nghi ngày càng thu hẹp.
Nhiệt độ trung bình tồn cầu đã trở thành thước đo phổ biến về thực trạng khí hậu tồn
cầu. Trong khoảng 100 năm qua (giai đoạn 1906-2005), nhiệt độ trung bình tồn cầu đã
tăng khoảng 0,7oC (1,3oF). Hàm lượng khí CO2, loại khí nhà kính quan trọng nhất trong
bầu khí quyển toàn cầu, dao động ở mức 200-300 ppm trong suốt 800.000 năm qua,
nhưng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong 150 năm qua, chủ yếu là do đốt nhiên
liệu hóa thạch. Theo báo cáo gần đây của WMO, năm 2010 là năm nóng nhất trong lịch
sử. Ngồi ra, trong mười năm qua (2001-2010), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn
0,5oC so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất đối với bất kì giai đoạn 10 năm nào kể
từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên,
lượng mưa tại các khu vực khác nhau đang thay đổi; các vùng biển ấm lên, băng tại các
cực đang tan ra và mực nước biển đang dâng lên (UNDP, 2008). Các nghiên cứu từ số
liệu quan trắc trên tồn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình tồn cầu trong thời kỳ
1961-2003 đã dâng với tốc độ 1,8 ± 0,5mm/năm. Tuy nhiên, mực nước biển thay đổi
không đồng đều trên toàn bộ đại dương: ở một số vùng, mực nước biển dâng gấp một vài
lần so với tốc độ dâng trung bình tồn cầu, trong khi ở một số vùng khác, mực nước biển
đã hạ thấp hơn.Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã cảm
nhận ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hạn hán và lũ lụt
xảy ra thường xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiều đợt nắng nóng hơn; số
ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong khi các đợt nắng nóng ngày càng xảy ra


thường xuyên hơn; cường độ của những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng


hơn.
Bên cạnh nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến
đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mơ
của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ
thống khí quyển thì ngun nhân chủ yếu nhất vẫn là do sự tác động của con người xuất
phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải
khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người. Sự tác động của con
người tới thiên nhiên có thể kể đến như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng
hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải cơng nghiệp, khói thải đơ
thị làm thủng tầng Ơ Zơn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái
đất. Con người khơng ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm
biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới,
không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên
miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái
đất.
Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp
đời sống hàng ngày của con người.
-

Các hệ sinh thái bị phá hủy

Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh
thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, khơng khí bị ơ nhiễm
nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ
ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.
-

Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt

chủng. Khoảng 50% các lồi động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm
2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất
mơi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Con người


cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang
dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi
cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng
mất đi.
-

Chiến tranh và xung đột

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ
tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng
lãnh thổ.
Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn
kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu
là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm
vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm khơng có mưa, làm nhiệt
độ vì thế càng tăng cao.
-

Các tác hại đến kinh tế

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái
đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đơ la; ngồi ra, để khống
chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng
khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh

giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận
từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch
của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát
sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.
-

Dịch bệnh

Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền
nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức
khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới..Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết


do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến
các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
-

Hạn hán, bão lụt và những đợt nắng nóng gay gắt

-

Mực nước biển đang dâng lên và các núi bang, sông băng đang dần teo nhỏ
lại

Nhiều giải pháp thiết thực cho vấn đề này có thể kể đến như: Khơng được đốt phá rừng,
khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh
thái. Không thải dầu, mỡ, hố chất độc hại, chất phóng xạ q giới hạn cho phép, các chất
thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn
nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia
cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, khơng gây chiến tranh; nếu dùng điện

hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò
phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân Checmobưn ở Nga (1986) gây bao
đau thương cho con người.
Vấn đề biến dổi khí hậu khơng phải của riêng ai. Vì vậy chúng ta hãy cùng chung tay
hành động để giúp cho Trái đất ngày một xanh tươi, tốt đẹp hơn.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×