Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Những nét đặc sắc của tư tưởng hồ chí minh trong xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.52 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Chủ đề: Những nét đặc sắc của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây
dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Học phần

:

Tư tưởng Hồ Chí Minh – SSH1050

Lớp

:

120153

Giảng viên

:

Nguyễn Thị Thu Hà

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Xuân Dũng - 20186038
Nguyễn Thị Thanh Hà - 20161234
Nguyễn Trung Hà – 20184826
Nguyễn Hữu Hào - 20174652



Hà Nội, 11/2020


Lời mở đầu
Dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Hà, lớp 120153 đã lần
lượt phân cơng các nhóm tìm hiểu và làm tiểu luận về các chủ đề mà cơ đã
giao. Theo sự phân cơng, trên nhóm chúng em đã tìm hiểu về đề tài
“Những nét đặc sắc của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước
của dân, do dân và vì dân”. Tiểu luận này trình bày những nội dung mà
nhóm chúng em tìm hiểu được.
Trong bài tiểu luận này, chúng em đi tìm hiểu và làm rõ hai nội dung
chính là Những lý luận căn bản của Tư Tưởng Hồ Chí Minh và Những nét
đặc sắc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phần I là Những lý luân căn bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ
nêu ra những quan điểm của Hồ Chí Minh như trong sách giáo trình, mà đi
sâu vào làm rõ và chứng minh giá trị của từng quan điểm đó, trong thời kỳ
kháng chiến cứu nước, và quan trọng khơng kém, là sự vận dụng của các
quan điểm đó trong các thời kỳ sau khi đất nước giải phóng.
Phần II là Những nét đặc sắc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra hai
quan điểm đặc sắc của Hồ Chí Minh về vấn đề thứ nhất là bản chất giai
cơng nhân của nhà nước thống nhất với tính tồn dân tộc, và vấn đề thứ
hai là sự kết hợp hài hịa của Hồ Chí Minh giữa “pháp trị” và “đức trị” trong
xây dựng trật tự xã hội và kỷ cương trong hàng ngũ cán bộ Đảng.
Tư liệu chính mà chúng em tìm hiểu khi làm tiểu luận này đa phần
đến từ tài liệu “Hồ Chí Minh Tồn tập” và các trang điện tử của các tạp chí
chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan Nhà nước.

2



MỤC LỤC
Lời mở đầu ..................................................................................... 2
MỤC LỤC ........................................................................................ 3
I. Lý luận căn bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà
nước .............................................................................................. 4
1. Nhà nước dân chủ .......................................................................... 4
a. Nhà nước của dân ....................................................................... 4
b. Nhà nước do dân ........................................................................ 5
c. Nhà nước vì dân .......................................................................... 6
2. Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ ........................................... 8
a. Xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp - Quản lý Nhà nước bằng
Hiến pháp, pháp luật ....................................................................... 8
b. Đưa pháp luật vào đời sống ....................................................... 10
3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh .................................................. 12
a, Nguy cơ Nhà nước tha hóa đạo đức chính trị - Nguy cơ Nhà nước
trì trệ, lạc hậu ............................................................................... 12
b. Công tác làm trong sạch bộ máy ................................................ 14
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước và học thuyết
Mác-Lênin về Nhà nước Cách mạng ............................................. 15
1. Sự kế thừa Học thuyết Mác-Lênin về Nhà nước Cách mạng trong Tư
tưởng Hồ Chí Minh ........................................................................... 15
2. Những sáng tạo, khác biệt của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng
Nhà nước so với học thuyết Mác-Lênin về Nhà nước Cách mạng ......... 16
3. Hài hòa giữa “pháp trị” và “đức trị”................................................ 18
Kết luận ....................................................................................... 20
THAM KHẢO ................................................................................. 21

3



I. Lý luận căn bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà
nước
1. Nhà nước dân chủ
Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền làm chủ và quyền lợi của Nhân dân
được nhiều lần nhấn mạnh và Người thực hiện trên thực tế và yêu cầu Nhà
nước thực hiện bằng hệ thống chính sách, pháp luật. Hồ Chí Minh đã nêu
rõ:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.1
a. Nhà nước của dân
Quan điểm đầu tiên của Hồ Chí Minh về tính dân chủ của Nhà nước
Việt Nam là “Mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về
nhân dân.”
Trước khi phân tích chi tiết quan điểm này, ta cần có một đánh giá
tổng quan rằng đây là một quan điểm có giá trị trường tồn với thời gian.
Trong từng thời kỳ, biểu hiện, hình thức bề mặt của quyền lực lại một
khác. Những hình thức này có thể vượt tầm tưởng tượng của các nhà lập
pháp thời bấy giờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được điều này và đã
khơng hề thể hiện quan điểm một cách q hình thức chi tiết mà đã nói
đúng vào vấn đề cốt lõi. Mọi quyền lực, bất kể thể hiện dưới hình thức nào,
cũng cần thuộc về nhân dân.
Quan điểm này thể hiện rõ tính dân chủ và bình đẳng giữa những
người dân Việt Nam. Tuy Nhà nước Việt Nam mang bản chất cơng nhân

(điều mà sẽ được phân tích trong các mục sau), nhưng trong vấn đề cốt lõi
1

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, tr. 232.

4


nhất là sở hửu quyền lực, Hồ Chí Minh đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng
rằng quyền lực của Nhà nước Việt Nam thuộc về mọi người dân một cách
bình đẳng, bất kể những khác biệt. Nhà nước Việt Nam là thuộc về toàn
thể dân tộc Việt Nam, chứ khơng chỉ thuộc về một bộ phận nào đó.
“Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc
quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung cả toàn thể dân tộc”.2
Cần khẳng định rõ đây là một quan điểm lớn, trong cả lý luận và
trong thực tiễn. Quan điểm này đã đặt nền móng cho hệ thống pháp luật
Việt Nam và cho nền dân chủ tại Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất chính
là trong Điều thứ 1, Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm
1946: “Tất cả quyền binh trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam,
khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
--Tuy quan điểm về đường lối đã rõ ràng nhưng vẫn cần có sự cụ thể
nhất định. Khi nói “mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”, ta cần làm rõ
những thứ quyền lực cao nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất tới một quốc
gia. Đây là những thức quyền lực mà nếu người dân khơng có thì nhà nước
khơng cịn dân chủ nữa. Nói cách khác, đây là những thứ quyền lực thiết
yếu, mà nhân dân chắc chắn cần được nắm giữ.
Thể hiện cụ thể của việc nhân dân nắm giữ các quyền lực lớn nhất
trong Nhà nước như thế nào được làm rõ trong quan điểm tiếp theo của
Hồ Chí Minh về “Nhà nước do dân”.
b. Nhà nước do dân

Quan điểm thứ hai của Hồ Chí Minh về tính dân chủ của Nhà nước là
“Nhà nước do nhân dân tạo ra và do nhân dân quản lý.”
Tiếp nối quan điểm rằng “Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”, Hồ
Chí Minh đã làm rõ sự sở hữu quyền lực đó được thực hiện như thế nào
trong cách mà nhân dân tạo ra Nhà nước và quản lý Nhà nước.
Tính tới thời điểm hiện tại, có thể nói rằng trong một quốc gia, ba
thứ quyền lực lớn nhất chi phối mọi mặt của xã hội là quyền lập pháp,
quyền tư pháp và quyền hành pháp. Nói cách khác, những quyền lực lớn
nhất là quyền được viết nên những điều luật mà sẽ sắp xếp trật tự của một
2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tập
7, tr. 117.

5


quốc gia, quyền được phán xử xem những điều luật sẽ được áp dụng như
thế nào vào từng hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống và quyền quản lý xã
hội theo trật tự của luật pháp.
Quan điểm này đã được cụ thể hóa khi Hồ Chí Minh và những người
cộng sản thành lập Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hịa năm 1945.
Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đề nghị tiến hành cuộc Tổng tuyển cử. Người khẳng định: “Tổng
tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có
tài, có đức để gánh vác cơng việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ
là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là cơng
dân thì có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc
hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của tồn
dân”3. Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy

thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng nhân dân có quyền kiểm sốt đại biểu mà mình đã bầu ra. Người
viết: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra khơng xứng đáng với sự tín nhiệm
của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm sốt của nhân dân đối
với đại biểu của mình”.4
Như vậy, cử tri Việt Nam thực hiện quyền lực của mình qua việc bầu
Đại biểu Quốc hội, những người đại diện cho tiếng nói, cho ý chí của nhân
dân. Quốc hội, cơ quan đại biểu thể hiện ý nguyện của nhân dân, lần lượt
thay mặt người dân thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp.
Quốc hội là cơ quan trực tiếp nắm quyền lập pháp, thực hiện quyền
lập pháp thay mặt người dân. Quyền tư pháp và hành pháp được Quốc hội
giám sát và nắm giữ một cách gián tiếp qua việc bầu các cán bộ chủ chốt
trong Chính phủ, cơ quan trực tiếp nắm quyền hành pháp, và trong Tòa án
nhân dân tối cao, cơ quan trực tiếp nắm quyền tư pháp.
c. Nhà nước vì dân
Tuy đã khẳng định rằng mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và
nhân dân là người tạo ra và quản lý Nhà nước, Hồ Chí Minh vẫn lường
trước những mối nguy hại tới nền dân chủ Việt Nam. Từ đó, Người đã đưa
ra quan điểm tổng quan về xây dựng Nhà nước là “Nhà nước có mục tiêu
3
4

Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994, tập 4, tr.153.
Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994, tập 12, tr.375.

6


duy nhất là phục vụ cho quyền lợi của nhân dân, ngồi ra khơng có bất cứ

một lợi ích nào khác.”
Đây lại là một quan điểm khác có giá trị trường tồn với thời gian, bỏ
qua mọi hình thức để chỉ rõ vào bản chất cốt lõi của vấn đề. Về mặt hình
thức, các hoạt động lập pháp, tư pháp và hành pháp thay đổi và biến
chuyển dựa theo hoàn cảnh của thời đại, cơ cấu nền kinh tế của thời đại
và trong các quan hệ xã hội của thời đại. Hồ Chí Minh đã dự lượng rằng
giữa những thay đổi đó, các cán bộ của Nhà nước, với những quyền lực vô
cùng lớn mà nhân dân đã ủy thác cho, sẽ có nguy cơ bị tha hóa đạo đức
chính trị, hành động vì lợi ích cá nhân. Trong từng thời kỳ, biểu hiện của
mối nguy hại này lại một khác, vượt xa sự tưởng tượng của những người
cầm quyền đương thời như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan điểm đi vào bản chất
vấn đề, đó là về mục đích hành động của Nhà nước. Các hành động của
Nhà nước, của các cán bộ Nhà nước thì biểu hiện rất đa dạng nhưng về
bản chất mục đích thì chỉ có một, hoặc là vì lợi ích của tồn thể nhân dân,
hoặc là vì lợi ích cá nhân.
Quan điểm này là kim chỉ nam cho Nhà nước Việt Nam, trong mọi
thời kỳ. Mục đích của Nhà nước Việt Nam, như Hồ Chí Minh đã khẳng định,
chỉ có một là phục vụ lợi ích của nhân dân. Mọi hành động mà không mang
lại lợi ích cho nhân dân có thể coi là sự lạc hướng khỏi đường lối chỉ đạo
trên.
“Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và
Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là
Đảng và Chính phủ có lỗi.”5
--Tuy đây là một quan điểm có giá trị to lớn trong việc định hướng
đường lối hoạt động của Nhà nước, vẫn cần có những hoạt động xây dựng
Nhà nước cụ thể để Nhà nước trong sạch, để Nhà nước đi đúng hướng
theo quan điểm trên. Nói cách khác, đây một yêu cầu đặt ra cho Nhà nước
Việt Nam tại mọi thời điểm trong lịch sử. Nhà nước Việt Nam tại mỗi thời
kỳ cần làm trong sạch bộ máy, chỉnh đốn hàng ngũ cán bộ để đảm bảo

rằng mọi hành động của Nhà nước đều mang lại quyền lợi cho nhân dân
trong hoàn cảnh cụ thể hiện tại.
5

Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994, tập 9, tr.518.

7


Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước vững
mạnh, trong sạch sẽ được làm rõ trong các mục tiếp theo.
2. Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
a. Xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp - Quản lý Nhà nước
bằng Hiến pháp, pháp luật
Nhà nước và pháp luật chính là thứ cơng cụ uy lực nhất, giúp bảo vệ
quyền lợi của nhân dân. Muốn bảo vệ được quyền lợi của nhân dân, Nhà
nước và pháp luật phải có hiệu lực mạnh, vững mạng trước những thế lực
thù địch trong nước và ngoài nước. Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ điều
này, và đặt cơng việc này làm ưu tiên trong q trình thành lập Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ lâm thời
cần được mở rộng hơn nữa với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân,
các đảng phái yêu nước, nhân sĩ tiến bộ; đồng thời sớm công bố danh sách
các thành viên Chính phủ lâm thời. Theo đó, nhiều thành viên trong Chính
phủ là cán bộ Việt Minh đã tự nguyện nhường chỗ cho những người không
phải Việt Minh.6
Một nhà nước hợp pháp, hợp hiến cần được thành lập bởi nhân dân
qua sự dân chủ tập trung hợp pháp mà được thế giới công nhận. Đây cũng
là điều mà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm được.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt Chính phủ lâm

thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng
tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và nhân dân thế giới việc thủ tiêu chế
độ thực dân phong kiến ở nước ta và thành lập Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Tiếp theo, lễ tuyên thệ của Chính phủ lâm thời được cử hành.
Đây là sự khẳng định tính hợp pháp về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam.
Ngay sau đó, cuộc Tổng tuyển cử hợp pháp đã diễn ra, bầu chọn ra
các Đại biểu Quốc hội. Quốc hội, từ đó, đã thành lập Chính phủ và các cơ
quan Nhà nước khác. Điều này thể hiện rằng Nhà nước Việt Nam đang đại
diện cho quyền lực tối cao của toàn thể nhân dân Việt Nam, đại diện cho ý
chí của nhân dân đối với chủ quyền quốc gia, lợi ích của dân tộc.

6

Nguyễn Văn Đức (2019), “Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước Việt Nam hợp pháp, hợp hiến”.

8


Sau khi thành lập một Quốc hội hợp pháp, cơ quan đại diện cho ý chí
của nhân dân và một Chính phủ hợp pháp, cơ quan phục vụ quản lý đất
nước thay mặt nhân dân, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Hiến pháp, thể
hiện rõ bản chất pháp quyền hiện đại của Nhà nước Việt Nam.Tại kỳ họp
thứ hai Quốc hội khóa I, Quốc hội đã thảo luận một cách dân chủ bản dự
thảo Hiến pháp do Ủy ban dự thảo Hiến pháp trình bày. Ngày 9/11/1946,
Quốc hội thơng qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tất cả những hoạt động trên đã khẳng định rằng, Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng theo đúng thông lệ của một Nhà
nước pháp quyền hiện đại, có Hiến pháp và pháp luật để quản lý xã hội.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có cơ sở pháp lý vững chắc để
đối ngoại với các nước khác với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ

quyền, có ý chí riêng.
Điều này đã được các nước trên thế giới lần lượt công nhận. Trung
Quốc là nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam,
ngày 18/1/1950; tiếp theo là Liên Xô, ngày 30/1/1950; Triều Tiên, ngày
31/1/1959; trong tháng 2/1950, hàng loạt các nước XHCN đã công nhận và
đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
--Tuy nhiên, cần khẳng định rằng quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà
nước hợp hiến, hợp pháp khơng chỉ có giá trị trong thời kỳ thành lập Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà cịn có ý nghĩa cho q trình khơng
ngừng xây dựng Nhà nước. Mục đích hướng đến của quan điểm này không
những là Nhà nước Việt Nam ra đời một cách hợp pháp, hợp hiến mà trong
mọi thời kỳ, Nhà nước Việt Nam phải là nhà nước tôn trọng pháp luật và hệ
thống pháp luật đó thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam tuyệt đối không được phát triển lệch lạc, tha hóa,
trở thành kiểu nhà nước độc tài, kiểu nhà nước mà sửa đổi pháp luật để
xâm hại quyền lợi của nhân dân, kiểu nhà nước mà phục vụ lợi ích của chỉ
một số cá nhân, bộ phận thiểu số nắm quyền lực trong Nhà nước. Nhà
nước Việt Nam cũng không được là kiểu nhà nước coi pháp luật như là một
hình thức, chỉ có tác dụng với nhân dân, mà các cán bộ trong Nhà nước
được hành động ngồi vịng pháp luật, hay đứng trên cả pháp luật.
Hồ Chí Minh đã thể hiện những quan điểm rất rõ ràng rằng:

9


“Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho
đến các làng, đều là cơng bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho
dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị
của Pháp, Nhật”.7
“Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ

của nhân dân. Nhân dân có quyền đơn đốc và phê bình Chính phủ. Chính
phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân
dân.”8
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.9
Trong mọi thời kỳ, Nhà nước Việt Nam cần là Nhà nước thượng tôn
pháp quyền. Nhà nước không những quản lý xã hội bằng pháp luật mà
đồng thời chính Nhà nước cũng phải tuân theo pháp luật, hiến pháp. Bản
thân Chính phủ khi hành pháp cần nghiêm chỉnh chấp hành đúng theo
pháp luật. Tòa án khi phán quyết cần tuyệt đối tuân theo pháp luật. Quốc
hội khi đưa ra các văn pháp pháp luật không được trái với Hiến pháp.
Nhà nước phải xây dựng pháp luật ngày càng hồn thiện theo ý chí
của nhân dân. Mọi điều chỉnh trong Hiến pháp và các luật phải theo ý chí
của đơng đảo nhân dân, phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Nói cách khác,
pháp luật cần là một sức mạnh tối cao, và sức mạnh tối cao đó phải thuộc
về nhân dân.
Có như vậy, Nhà nước Việt Nam mới giữ được tư cách là Nhà hợp
pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, tư cách là Nhà nước có quyền tự
quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại, tư cách là một nhà nước độc
lập, có chủ quyền và có chỗ đứng bình đẳng trên trường quốc tế.
b. Đưa pháp luật vào đời sống
Trong phần trên, đã có nội dung làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh
về vấn đề định hình nên hệ thống pháp luật dựa trên ý chí của tồn thể
nhân dân và để phục vụ lợi ích của tồn thể dân tộc. Trong mục này, ta
cần làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về đưa pháp luật phục vụ cuộc
sống thường nhật của xã hội, cách mà pháp luật bảo vệ quyền lợi của từng
cá nhân người dân Việt Nam.
7
8
9


Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.4, tr.56 .
Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.7, tr.368.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.7, tr.282.

10


Cần khẳng định lại rằng pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền lợi của
nhân dân. Về mặt đường lối thì quan điểm khá ngắn gọn như vậy. Nhưng
khi thực hiện quan điểm này trong thực tế, cần bộ máy Nhà nước thực
hiện các hoạt động lập pháp, tư pháp và hành pháp một cách chặt chẽ để
biến ý nguyện của hàng triệu cử tri trong cả nước thành những văn bản
pháp luật, điều chỉnh từng quan hệ trong mọi mặt về kinh tế, xã hội chính
trị của đời sống.
Cách thức người dân thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp đã được làm rõ trong mục về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Trong mục này, ta làm rõ ý nghĩa của quan điểm này.
Nếu xét trong những xã hội mà nền dân chủ còn hạn chế, quyền lợi
của mỗi người được bảo vệ bởi chính địa vị và quyền lực của họ. Điều này,
như ta đã thấy trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời Pháp thuộc, đã
cướp đi quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh
phúc của nông dân và nhân dân lao động Việt Nam. Trong một xã hội
khơng có dân chủ, chỉ có quyền lực và địa vị là công cụ duy nhất bảo vệ
quyền lợi. Những quyền lực này đã rơi vào tay của số ít những kẻ tay sai
của thực dân Pháp. Cịn nông dân và nhân dân lao động phải đối mặt với
sự bất công vô cùng khắc nghiệt.
Quay lại xã hội hiện tại, tuy đã văn minh hơn nhiều so với thời Pháp
thuộc, ta vẫn cần khẳng định rằng nếu pháp luật không hiệu lực đi sâu vào
đời sống, quyền lợi sẽ lại bị định đoạt bởi những kẻ có thế có quyền. Nếu
pháp luật khơng phát triển kịp thời, khơng hiệu lực mạnh mẽ, sẽ vẫn cịn

những bất cơng như người lao động bị bóc lột sức lao động bởi nhà tư
bản, sẽ vẫn còn những người bị chiếm đoạt tài sản bởi những kẻ được
nhân dân lầm tưởng mà giao phó quyền lực cho, sẽ vẫn cịn những kẻ
phạm tội, xâm hại quyền lợi của nhân dân nhởn nhơ ngồi vịng pháp luật.
Để bảo vệ từng người dân trong xã hội không ngừng phát triển, hệ
thống pháp luật cũng cần liên tục được xây dựng. Những tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân cần được Quốc hội thấu hiểu và kịp thời biến thành
những văn bản pháp luật. Hệ thống thực thi pháp luật cũng cần từng bước
vững mạnh hơn, nghiêm minh hơn. Có như vậy kỷ cương, trật tự xã hội
mới được giữ vực, tội ác mới được đưa ra công lý và quan trọng nhất là
quyền lợi của nhân dân được bảo vệ vẹn tồn. Đây cũng chính là quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đưa pháp luật vào đời sống.

11


3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
Như đã đề cập trước trong các mục trước, nguy cơ Nhà nước phát
triển lệch hướng, tha hóa đạo đức là một mối nguy hại luôn tiềm tàng và
cần được phát hiện và chỉnh đốn kịp thời. Công việc làm trong sạch bộ
máy này cần được làm thường xuyên, trong mọi thời kỳ lịch sử.
Trong quan điểm về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, Hồ
Chí Minh ln đề cao u cầu rèn luyện đạo đức, phẩm chất của cán bộ
trong Nhà nước, đặc biệt các cán bộ nắm giữ các vai trò chủ chốt. Quan
điểm này, nếu nhìn thống qua, có thể lầm tưởng và đánh giá là một quan
điểm đơn giản, một đường lối chung chung mang tính động viên, khuyến
khích.
Tuy nhiên, đây lại là một quan điểm có giá trị lớn và là quan điểm
then chốt bảo vệ nền dân chủ cộng hịa ở nước ta. Chính Chủ tịch đương
thời Hồ Chí Minh đã đưa ra và nhấn mạnh quan điểm này rất quyết liệt khi

đặt ra yêu cầu xây dựng sự trong sạch trong bộ máy Nhà nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng hòa thời bấy giờ. Giá trị to lớn của quan điểm này vẫn
trường tồn tới ngày nay.
--a, Nguy cơ Nhà nước tha hóa đạo đức chính trị - Nguy cơ Nhà
nước trì trệ, lạc hậu
Quan điểm xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh của Hồ Chí
Minh được dựa trên nhận thức rất rõ của Người rằng nguy cơ tha hóa đạo
đức chính trị và tính trì trệ, lạc hậu trong hàng ngũ cán bộ Nhà nước là
luôn hiện hữu và và một mối nguy vô cùng lớn.
Nguồn gốc của mọi hành vị tha hóa đạo đức chính trị hay các các
biểu hiện của thói trì trệ, lạc hậu của mỗi người cán bộ bắt nguồn từ sự
thối hóa, chệch hướng trong tư tưởng khỏi lý tưởng phục vụ nhân dân,
cống hiến làm cuộc sống nhân tốt đẹp hơn. Trong khi đó, tư tưởng của
mỗi cán bộ, hay mỗi con người đều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh của thời
đại, của cơ cấu nền kinh tế của thời đại và của điều kiện cơ sở vật chất của
thời đại. Đây là những yếu tố liên tục biến đổi, từ đó đem lại những ảnh
hưởng khác biệt tới tư tưởng con người trong mỗi thời kỳ. Lý tưởng bảo vệ
quyền lợi của nhân dân vì vậy cũng gặp những thách thức về mặt lý luận
trong từng thời kỳ. Mặt khác, những cám dỗ vào con đường tha hóa cũng
khác biệt trong mỗi thời kỳ.
12


Nói một cách cụ thể hơn, mối nguy đầu tiên đến từ việc nhiệm vụ
bảo vệ quyền lợi của nhân dân trong mỗi thời kỳ lại một khác, đòi hỏi
người cán bộ Nhà nước phải linh hoạt thích ứng theo, nếu khơng sẽ trở
nên lạc hậu, trì trệ, khơng kịp xử lý hiệu quả những thách thức của thời
đại, từ đó khơng thể bảo vệ được quyền lợi của nhân dân. Quá trình phát
triển kinh tế làm phát sinh những loại quan hệ kinh tế mới, nếu Nhà nước
và pháp luật không kịp thời thay đổi sẽ không kịp điều chỉnh những quan

hệ này, dẫn đến hệ lụy quyền lợi lại rơi vào tay những kẻ có thế có quyền.
Trong hoàn cảnh kinh tế đổi thay, các loại tội phạm cũng phát triển một
cách tinh vi hơn. Nếu Nhà nước không kịp thời thực thi pháp luật, an nguy
của nhân dân sẽ bị đe dọa. Như đã phân tích, Nhà nước và pháp luật là
công cụ bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Nếu cơng cụ bảo vệ trì trệ, lạc
hậu, không hiệu quả, chắc chắn quyền lợi của nhân dân sẽ bị xâm hại.
Mối nguy thứ hai đến từ những cám dỗ đang liên tục thay đổi trong
mỗi thời kỳ. Không những vậy, kinh tế càng phát triển, quyền lực mà nhân
dân ủy thác cho Nhà nước vì thế cũng ngày càng lớn. Quyền lực càng lớn,
những cám dỗ lạm dụng quyền lực để trục lợi cũng càng lớn. Nhưng mối
nguy tha hóa đạo đức nguy hiểm khơng ở chỗ người cán bộ khơng cịn chú
tâm vào bảo vệ quyền lợi của nhân dân; mà nguy hiểm ở chỗ những người
cán bộ tha hóa thậm chí có thể dùng quyền lực tối cao của Nhà nước mà
nhân dân ủy thác cho mình để xâm hại quyền lợi của nhân dân, tự cho
mình đứng trên pháp luật.
Hệ quả của hai mối nguy hại nêu trên là sự sụp đổ của nền dân chủ
tại nước ta, sự biến chất từ Nhà nước của dân, do dân, vì dân thành Nhà
nước độc tài.
Chính vì những nguy cơ q nguy hiểm và thường trực như vậy, Hồ
Chí Minh đã thể hiện quan điểm cứng rắn, khơng khoan nhượng với thói
tham ơ, lãng phí, quan liêu, hay bất kỳ biểu hiện của sự tha hóa đạo đức
chính trị nào.
Hồ Chí Minh coi tham ơ, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, “giặc ở
trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người phê bình
những người “lấy của cơng dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo
đức”. Người quan điểm rằng: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý
hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… nó làm
hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại

13



đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính… Tội lỗi ấy cũng nặng
như tội lỗi Việt gian, mật thám”.10 11
Ngày 27/11/1946, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội
đưa và nhận hối lộ với mức từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai và phải nộp
phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Ngày 26/01/1946, Hồ Chí Minh ký lệnh
nói rõ tội tham ô, trộm cắp của công dân là tội tử hình.11
b. Cơng tác làm trong sạch bộ máy
Tuy một mặt Hồ Chí Minh đấu tranh quyết liệt trong xử phạt nghiêm
minh các biểu hiện của tha hóa đạo đức, phẩm chất chính trị, mặt khác,
Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng công tác rèn luyện cán bộ thường xuyên,
giáo dục lý tưởng cho các cán bộ ngay, chỉnh sửa ngay khi có những dấu
hiệu nhỏ nhất của việc lệch lạc tư tưởng.
Đây là một trong những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng Nhà nước. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa “pháp trị” và “đức trị”.
Nội dung giá trị của quan điểm này sẽ được làm rõ trong phần II.

10

Hồ Chí Minh: Tồn tập, T.6, tr.490.
Trần Cao Tùng (2020), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu
quả".
11

14


II. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước và học thuyết
Mác-Lênin về Nhà nước Cách mạng

1. Sự kế thừa Học thuyết Mác-Lênin về Nhà nước Cách mạng
trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo học thuyết Mác - Lênin, Nhà nước là công cụ mang quyền lực
tối cao trong một đất nước dùng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
mà tạo ra Nhà nước đó. Nhà nước tuy có thể quản lý xã hội gồm nhiều giai
cấp, nhưng mục đích của nó là phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.
Có thể nói, Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị. Sự tồn tại của
nhà nước gắn liền sự tồn tại của giai cấp. Trong lịch sử, nhà nước xuất
hiện khi xuất hiện sự phân chia giai cấp. Trong tương lai, một khi khơng
cịn sự phân chia giai cấp, hay nói cách khác khơng cịn sự khác biệt về vai
trị và quyền lợi trong quan hệ sản xuất, thì sẽ khơng cịn Nhà nước. Lúc
đó, sự tồn tại của Nhà nước là khơng cần thiết.
Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa quan điểm trên của học thuyết Mác –
Lênin vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam cũng
không phải một ngoại lệ so với các nhà nước khác. Hồ Chí Minh đã xác
định Nhà nước Việt Nam không thể là một nhà nước phi giai cấp. Mỗi nhà
nước đều thể hiện bản chất của một giai cấp nhất định. Trong các quan hệ
sản xuất, khi xảy ra mâu thuẫn giữa các giai cấp, pháp luật sẽ điều chỉnh
quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi giai cấp, từ đó thể hiện sự phục tùng và bảo
vệ quyền lợi của một giai cấp.
Kế thừa học thuyết Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của xã hội
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm thứ hai về bản chất của Nhà
nước Việt Nam. Đó là quan điểm rằng Nhà nước Việt Nam mang bản chất
của giai cấp cơng nhân. Điều này cũng đã được luật hóa trong Hiến pháp
năm 1959: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền
tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
Sự kế thừa học thuyết Mác – Lênin của Hồ Chí Minh vào điều kiện
đương thời của xã hội Việt Nam hợp lý và đúng đắn như sau. Trước khi
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dân Việt Nam đang phải
chịu cảnh nô lệ cho thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam, thành phần từ mọi

tầng lớp đều phải gánh chịu sự áp bức bóc lột này. Trong đó, nhân dân lao
động là tầng lớp chịu nhiều áp bức bất công nhất. Người nhân dân lao
động lúc bấy giờ phải chịu cùng một lúc hai sự áp bức đến từ sự bóc lột
của giai cấp tư bản và sự bóc lột của thực dân Pháp. Nhân dân lao động
15


thực sự đã bị bần cùng hóa, bị cướp đi thành quả lao động chính đáng của
mình, trong khi đó bị từ chối những nhu cầu cơ bản nhất là cơm ăn áo mặc
do quá túng thiếu. Cùng vì lẽ này, sức phản kháng của giai cấp công nhân
là mạnh mẽ nhất. Đây là lực lượng có khả năng làm cách mạng giải phóng
dân tộc tốt nhất. Lịch sử cũng đã chứng minh nhân dân lao động chính là
lực lượng nịng cốt của cách mạng giải phóng dân tộc.
Giá trị của sự kế thừa học thuyết Mác – Lênin của Hồ Chí Minh là cho
nhân dân lao động thấy một viễn cảnh mà ở đó quyền lợi của họ được bảo
vệ bởi một hệ thống pháp luật do họ viết nên và một Nhà nước mang bản
chất giai cấp của họ. Đó là một viễn cảnh mà nhân dân lao động được lấy
lại những quyền cơ bản của mình mà đã bị cướp đi. Đó đồng thời là viễn
cảnh duy nhất mà họ được giải thốt. Cách mạng giải phóng dân tộc chính
là con đường duy nhất có thể giải thoát người dân lao động.
Nhờ việc một giai cấp bị áp bức nhất trong xã hội thấy được một lý
tưởng, một tương lai huy hoàng nhất đã tạo nên một lực lượng cách mạng
có ý chí quật cường nhất, và kết quả là đã giành lại sự tự do cho không
những bản thân nhân dân lao động Việt Nam, mà là mọi giai cấp, toàn thể
dân tộc Viêt Nam khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Điều
này đã khẳng định tính đúng đắn của quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng
một Nhà nước mang bản chất giai cấp cơng nhân trong hồn cảnh xã hội
Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó.
2. Những sáng tạo, khác biệt của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây
dựng Nhà nước so với học thuyết Mác-Lênin về Nhà nước Cách

mạng
Việc Nhà nước Việt Nam mang bản chất công nhân và việc Nhà nước
Việt Nam thể hiện ý chí của toàn thể dân tộc đặt ra câu hỏi liệu hai điều
này có mâu thuẫn với nhau.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, hai điều trên khơng hề mâu thuẫn với
nhau. Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, quyền lợi của giai cấp cơng
nhân thống nhất với quyền lợi của tồn thể dân tộc Việt Nam. Đầu tiên,
phần lớn người Việt trong thời điểm này là nơng dân khơng có ruộng đất,
điều này khiến họ là nhân dân lao động hay là giai cấp cấp công nhân vô
sản theo học thuyết Học – Lênin. Thứ hai, đa phần các công nhân lao động
tại các đồn điền cũng có xuất thân từ nông dân . Hai điều này kết hợp thể
hiện mối quan hệ về quyền lợi một cách khăng khít giữa nông dân và công
16


nhân. Thứ ba, các giai cấp khác trong xã hội cũng mong mỏi cách mạng
giải phóng dân tộc thành cơng để họ được thoát khỏi áp bức của thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, các giai cấp khác cũng cùng chung lợi ích với
cơng nhân – nơng dân, và như vậy toàn thể dân tộc Việt Nam bấy giờ
đang chung một quyền lợi, một lý lưởng là thực hiện giải phóng dân tộc.
Điều này thể hiện rõ trong lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến của Hồ
Chí Minh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia
tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.”
--Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo được đặt ra là liệu khi đất nước được
giải phóng, Nhà nước Việt Nam có phục vụ quyền lợi của toàn thể nhân
dân Việt Nam hay chỉ phục vụ quyền lợi của mỗi giai cấp công nhân. Quan
điểm của Hồ Chí Minh đã tiếp tục rất sáng tạo vận dụng học thuyết Mác –
Lênin vào Việt Nam. “Nhà nước Việt Nam mang bản chất của giai cấp công
nhân nhưng vẫn phục vụ quyền lợi của toàn thể nhân dân Việt Nam”.

Mọi tầng lớp, giai cấp đều có quyền bình đẳng trong mọi hoạt động
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong thời đại mới, Nhà nước Việt Nam
mang bản chất công nhân là ở chỗ, các hoạt động của Nhà nước, tuy vẫn
được nhân dân kiểm sốt thơng qua Quốc hội nhưng lại được lãnh đạo bởi
tổ chức tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho giai cấp cơng
nhân. Ý chí của mọi cử tri đều được lắng nghe tại Quốc hội, nhưng Đảng
Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vai trò lãnh đạo đất nước Việt Nam với mục
tiêu thực hiện thành công Xã hội Chủ nghĩa và đi lên Chủ nghĩa Cộng sản
văn minh.
Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo được các giai cấp khác
mà không gây mâu thuẫn với các giai cấp khác là vì một lý do khách quan
như sau. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là bảo vệ quyền lợi của nhà tư
bản. Bản chất của chủ nghĩa cộng sản là bảo vệ quyền lợi của người công
nhân. Tuy nhiên có một khác biệt rất lớn là người cơng nhân là người yếu
thế hơn, đồng thời là người có nguy cơ bị bóc lột, và có nguy cơ bị đẩy tới
đường cùng. Quyền lợi của nhà tư bản là đến từ chính sức lao động của
người cơng nhân. Bóc lột sức lao động của người công nhân càng nhiều,
quyền lợi của nhà tư bản càng lớn. Còn nhà tư bản thì lại khơng có vị thế
khơng thể bị bóc lột. Khi quyền lợi của người công nhân được bảo vệ,
không đồng nghĩa với việc nhà tư bản bị bóc lột hay bị đẩy đến đường
17


cùng. Họ vẫn có tư liệu sản xuất và ln có thể tự lao động trên tư liệu đó
như là một tiểu tư sản.
Phân tích trên cho thấy nhà từ bản trong sự quản lý của một nhà
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không hề bị áp bức, bóc lột
hay bị đẩy đến đường cùng. Có thể nhà tư bản sẽ khơng có nhiều quyền
lợi như ở các nước tư bản, nhưng chắc chắn một điều là nhà tư bản vẫn
được bảo vệ các quyền cơ bản, và họ ln có thể lao động trên chính tư

liệu của mình.
Ngồi tầng lớp tư sản, có thể kể đến các tầng lớp khác như trí thức,
văn nghệ sĩ, dù biểu hiện linh vực kinh tế rất đa dạng, vẫn có thể xếp loại
vào là có tư liệu sản xuất hay khơng có tư liệu sản xuất. Và phân tích ở
trên đã cho thấy mọi tầng lớp, mọi giai cấp, dù có tư liệu sản xuất hay
khơng đều được bảo vệ các quyền lợi cơ bản dưới lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Chính sự hài hịa về quyền lợi giữa giai cấp cơng nhân và
tồn thể dân tộc Việt Nam (kể cả tư sản Việt Nam), đã cho thấy sự đúng
đắn và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh khi đã vận dụng nhuần nhuyễn
học thuyết Mác – Lênin vào xây dựng một Nhà nước Việt Nam dân chủ,
bình đẳng, thể hiện ý nguyện của tồn thể nhân dân khơng phân biệt giai
cấp.
3. Hài hịa giữa “pháp trị” và “đức trị”
Như đã đề cập trong phần I, sự hài hòa giữa “pháp trị” và “đức trị” là
một trong những đặc sắc nổi bật trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước. Nội dung về “pháp trị” đã được phân tích kĩ trong phần I. Ở
mục, này ta sẽ làm rõ thành phần “đức trị” trong quan điểm của Hồ Chí
Minh và liên hệ giữa “pháp trị” và “đức trị”.
Cần khẳng định rằng Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong việc
thực thi pháp luật như là một lối sống, một chuẩn mực đạo đức chứ khơng
phải chấp hành vì sợ hãi trước sự cưỡng chế của pháp luật. Cách mà Hồ
Chí Minh, với tư cách là Chủ tịch nước đương thời, giáo dục nhân dân bằng
sự làm gương đã mang lại ảnh hưởng rất sâu sắc đến ý thức mỗi người
dân Việt Nam trong việc chấp hành pháp luật. Đặc biệt, Hồ Chí Minh là một
tấm gương sáng cho cả bộ máy Nhà nước noi theo trong công tác rèn
luyện đạo đức, phẩm chất chính trị.
18


--Nhìn vào hai phần phân tích pháp luật và tấm gương đạo đức của Hồ

Chí Minh, ta thấy một bên pháp luật mang quyền lực tối cao sắp đặt nền
trật tự của cả một xã hội, bên còn lại là đạo đức, những quy chuẩn mang
tính tương đối, mang tính nêu gương, khuyến khích chứ chưa có uy lực với
nhân dân. Sau đây, ta sẽ làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về việc thống
nhất, vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữa “đức trị” và “pháp trị”.
Hồ Chí Minh nhìn nhận đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt
chẽ, bổ sung lẫn cho nhau. “Đạo đức và pháp luật đều thuộc hình thái ý
thức xã hội, đều mang lại lợi ích cho con người, hướng con người tới sự
phát triển ngày càng hoàn chỉnh”.
Đạo đức là cơ sở để xây dựng và thực thi pháp luật. Luật pháp dựa
vào đạo đức nhưng luật pháp phải bảo vệ đạo đức. Một chuẩn mực đạo
đức càng cao, càng khó thực hiện càng đòi hỏi luật pháp phải nghiêm minh
để quy định bắt buộc con người phải thực hiện đúng.
Tư tưởng đức trị và pháp trị được thể hiện rõ trong 10 điều khen
thưởng và 10 điều kỷ luật của “Quốc lệnh” do Hồ Chí Minh ban hành
26/01/1946. Trong quan điểm Hồ Chí Minh, xây dựng nhà nước trong sạch,
vững mạnh, có hiệu quả, một mặ vừa tăng cường giáo duc ý thức pháp
luật, vừa đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nâng cao giác ngộ lý tưởng cách
mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân.

19


Kết luận
Những lý luận căn bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà
nước của dân, do dân và vì dân là một hệ thống các quan điểm liên hệ
chặt chẽ với nhau thể hiện các nội dung cơ bản sau:
- Mọi quyền lực trong nhà nước đều thuộc về nhân dân.
- Nhà nước phải do nhân dân tạo ra và do nhân dân quản lý.
- Mọi hành động của Nhà nước đều hướng đến mục đích duy nhất là vì

quyền lợi của nhân dân.
- Pháp luật phải được thượng tơn. Khơng một ai có thể đứng trên pháp
luật, kể cả Nhà nước. Quyền lực lập pháp phải thuộc về nhân dân. Pháp
luật cần thể hiện ý chí của nhân dân.
Những quan điểm căn bản có giá trị trường tồn với thời gian, và cần
được vận dụng một cách phù hợp vào trong từng hoàn cảnh, từng thời kỳ
lịch sử.
Nét đặc sắc đầu tiên trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà
nước của dân, do dân và vì dân là Nhà nước Việt Nam mang bản chất của
giai cấp công nhân, và do Đảng Cộng sản Viêt Nam, đại diện cho giai cấp
công nhân lãnh đạo. Nhà nước Việt Nam mặt khác là nhà nước của tồn
thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt giai cấp, đảng phái. Sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam khơng hề áp bức, hay lấy đi tiếng nói của bất
kì giai cấp nào cả. Quyền lợi của giai cấp cơng nhân là hài hịa với lợi ích
của tồn thể dân tộc Việt Nam.
Nét đặc sắc thứ hai trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dụng Nhà
nước của dân, do dân và vì dân là quan điểm kết hợp hài hòa giữa “pháp
trị” và “đức trị”. Pháp luật phải là nền tảng vững chắc bảo vệ các giá trị
đạo đức của nhân dân Việt Nam. Đạo đức lại chính là cơ sở để lập pháp.
Trong quản lý xã hội, pháp luật cần là cơng cụ có quyền lực tối cao, việc
thực thi pháp luật phải nghiêm minh mới bảo vệ được quyền lợi của nhân
dân; còn đạo đức là sự nêu gương, khuyến khích con người chấp hành
pháp luật như là một lối sống văn minh, chân - thiện - mỹ.

20


THAM KHẢO
[1]. “Hồ Chí Minh Tồn tập” – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
[2]. Trang thơng tin điện tử Tòa án Nhân dân tối cao.

[3]. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
[4]. Tạp chí điện tử Quản lý Nhà nước.
[5]. “Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập” – Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000.
[6]. Nguyễn Văn Đức (2019), “Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước
Việt Nam hợp pháp, hợp hiến”.
[7]. Trần Cao Tùng (2020), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước
trong sạch, hoạt động có hiệu quả".
[8]. “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
[9]. Trang thơng tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương.

21



×