Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BỘC BẠCH TÂM SỰ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHUYẾN QUA CHÙM THƠ CHỮ HÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.22 KB, 11 trang )

Trường đại học An Giang

BỘC BẠCH TÂM SỰ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN
KHUYẾN QUA CHÙM THƠ CHỮ HÁN
DH14NV

An Giang - 2016


Nguyễn Khuyến là một nhà thơ, trước hết là một nhà nho, một nhà nho
dưới thời nhà Nguyễn ba lần đỗ đầu, từng được Tự Đức ban cho cờ
Biển; như thế có thể thấy ơng là một nhà Nho chính thống và tư tưởng
Nho giáo ở ông rất nặng.

Trong cái thời buổi hết sức phức tạp như thế, ông vẫn ra làm quan vì
trách nhiệm vì cái đạo trung với qn và lý tưởng “trí qn trạch dân”
của mình.
Nhưng những năm NK ra làm quan, tiếng súng xâm lược của thực dân
Pháp nổ ran khắp trời Nam, Bắc. Xã hội trải qua một thời kì biến động
dữ dội. Ngay trong hàng ngũ nho sĩ danh vọng đương thời, những người
có khí tiết thì treo cổ lên thành mà chết khi thành bất thủ, kẻ thì chủ
trương lên rừng núi dựa vào địa thế hiểm trở mà chiến đấu. Một bộ phận
khác thì từ quan về nhà, bất hợp tác với địch. Cịn bộ phận khác thì vẫn
tiếp tục ở lại làm quan chấp nhận làm bọn tay sai cho giặc. Lúc này, NK
chọn con đường cáo quan về nhà. Đối với một nhà nho từng lấy việc làm


quan là lí tưởng sống như NK thì việc từ quan về nhà khơng phải chuyện
dễ. Nhà thơ cũng có lúc đắng cay than thở cho sự bất lực của mình:
“Cờ dương dở cuộc khơng cịn nước,
Bạc chửa canh thâu canh đã chạy lòng.”


Trong một bài thơ làm trước khi về q, ơng lại cịn phân vân: “Bỏ chức
há khơng bạ bè ở lại? Về nha chưa hẳn con cháu khen hay”:
“Khử quốc khởi vô bằng bối lại
Quy gia vị tất tử tơn hiền.”
Lý do khách quan, nhưng nó mong manh, dường như ẩn đằng sau nó
cịn có mọt ngun nhân khác, chủ quan sâu sắc hơn. Có điều là tiếp tục
làm quan trong thời buổi ấy “ sẽ để tiếng xấu cho mn đời”, cho nên
nhà thơ dứt khốt được.

Mấy năm sau, thời cuộc chuyển biến, nhiều người nối tiếp nhau từ
quan;hết ông huyện Trực Định giũ áo ra về, đến ông thương Xuân


Trường buông dải ấn nghỉ việc, nhà thơ ấy rõ khơng phải vì họ bất tài,
mà trái lại, đó là những người “dũng thối”. Ơng viết:
“Khả hạnh chứ qn năng dũng thoái,
Vị ứng nhất chức tẫn phi tài.
Bách niên hiên tứ hà vi giả,
Ngô ấp khâu lăng diệc mỹ tai!”
(Đáng mừng các bạn biết mạnh dạn lui về,
Đâu phải là đối với chức vụ mình khơng làm gì nổi.
Cuộc đời trăm năm xe ngựa có là trị gì,
Mà q chúng ta gò núi vẫn tươi đẹp lắm)
Thời gian giúp cho nhà thơ nhìn nhận sự việc một bình tỉnh táo. NK bây
giờ khơng cịn băn khoăn một tý nào về việc “trở về” của mình, mà cịn
khẳng định dứt “khốt trở” về của mình, mà cịn khẳng định dứt khốt
trở về là đúng:
“Thập tải bôn ba thứ nhất đồ,
Quy lại, ngô hạnh đắc vi ngô.”
(Mười năm bôn ba trên đường ấy

Bây giờ trở về ta mừng rằng ta mới được là ta)
Hơn thế nữa, có lúc ơng cịn ân hận là mình làm quan sao chăng trở về:
“Nghỉ mình vườn cũ vừa lui bước”
Mãi đến cuối đời, trong bài Di chúc để lại cho con cháu, nhà thơ vẫn
nhắc lại việc trở về của ông, và ông muốn người đời ghi nhận cái hành


động ấy như là “chút lòng thành” của một nhà nho đối với vua, với
nước:
“Để vào mấy chữ trên bia,
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu…”
Khơng có dũng cảm chiến đấu với quân thù, đành lui về ở ẩn, nhà thơ
chỉ còn một cách làm khiêm tốn là giữ mình cho trong sạch, lánh xa
những việc nhơ bẩn của cuộc đời. Trong những bài thơ vịnh hoa cúc,
hoa thủy tiên, vịnh cây tùng, cây quất, NK ca ngợi vẻ tinh khiết của các
loài hoa, về cao quý của các lồi cây, cũng là để nói lên ý nguyện giữ
mình cho được trong sạch. Đặc biệt, trong bài Mẹ Mốc ông hết lời ca
ngợi tiết tháo của người đàn bà nghèo ấy. Lời ca ngợi có cái gì giống
như một quyết tâm của chính bản thân tác giả:
“Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết khơng nhơ”
Kể ra giữ cho được khí tiết trước mọi sự đe dọa, cám dỗ của thời buổi
hỗn loạn này,khơng phải chuyện dễ. Có 1 lần có người đi ăn cỗ về mang
thịt đến tặng nhà thơ. Ông biết rõ “Tặng ta khơng phải vì sợ ta, Mà là
thương ta bụng đói.” Nhà thơ rất cảm động, “Cầm lấy miếng thịt, che
mặt khóc” và trong lịng dào lên biết bao nhiêu ý nghĩ chua chát:
“Lão hỹ vô năng nỉ,
Hà dĩ phục bất cốc.
Bất thực linh nhân cơ,
Thực chi linh nhân thục.

Bất thực linh nhân bì,
Thực chi linh nhân tục.


Cảm tử phi Vương Tôn
Tri ngã hữu Bão Thúc.
Thủ chi hà thương liêm,
Vơ dung thích tha tộc…”
(Tuổi già khơng làm việc được
Lấy gì mà ăn dùng khi khơng có bổng lộc
Khơng ăn thì người bị đói
Ăn vào thì người bị đói
Ăn vào thì người bị nhục
Khơng ăn thì người bị gầy
Ăn vào thì con người tục
Cảm lịng ngươi, ta khơng được như Vương Tơn
Biết ta, đời cịn Bảo Thúc
Lại khơng phải đi kêu nài cửa khác…)
Trong bài Tiểu thán(Vài lời than) nhà thơ cũng bộc lộ 1 tâm sự chua chát
như thế:
“Thế đồ kim hựu da kha khảm,
Lợi cục nan năng quả ốn vưu
Vị ngã phất tu chung hữu khích
Thức nhân thóa diện tích tầng ưu”
(Trên đường đời, nay lại gặp nhiều bước gặp ghềnh


Trong cuộc đời, khó giữ được ít lời ốn trách
Kẻ phẩy râu cho mình, rốt cuộc cũng gây nên hiềm khích
Người ta nhổ vào mặt mà mình chùi đi, đời xưa còn cho là đáng lo)

NK nhiều lúc phải giả câm, giả điếc, phải quay lưng ngoảnh mặt lại với
dư luận:
“Đập tai ngoảnh mặt làn ngơ
Rằng khôn cũng chịu, rằng khờ cũng hay…”
Và lúc khác, để thổ lộ sự lúng túng của mình, ơng viết những câu thơ có
tính cách triết lý hơn:
“Phú quý khả cầu đương thế dị,
Cương thường tương đối cửu nguyên nan.”
(Đời này có thể cầu được giàu sang 1 cách dễ dàng,
Nhưng giữ được đạo cương thường để có thể nhìn mặt tiền nhân ở dưới
suối vàng thì việc ấy mới khó)


Khơng có gì để đánh giá cao hành động ở ẩn giữ mình của nhà thơ giữa
lúc nước nhà đang khói lửa, nhân dân lầm than. Nhưng với một nho sĩ bị
đầu độc trong quan niệm chính thống dưới triều Nguyễn thì việc làm ấy
vẫn có cái gì đó đáng trân trọng.
Những ngày từ quan trở về, tuổi già, nhà thơ dạy học ở một miền nong
thôn yên tĩnh. Với cảnh trí thiên nhiên là những đầm nước mênh mơng
ruộng đồng chiêm, những ngơi chùa cổ lặng lẽ nép mình trong khóm núi
và những đêm trăng lên chiếu lồng trong ánh nước bạc, nhà thơ có lúc
như muốn trở về với tư tưởng ẩn dật,cầu an truyền thống của nhà nho sĩ
bất phùng! Ông uống rượu và làm thơ về rượu. Nhà thơ mơ ước có thứ
rượu Trung Sơn để uống cho say tràn, đợi đến lúc thái bình. Nói về cuộc
dời, ông chỉ mỉm cười, lắc đầu:
“Thế sự, tao đầu, tiếu bất ngôn….”
Với những câu thơ như vậy, người ta dễ có cảm tưởng NK là 1 ẩn sĩ
chán đời. Nhưng khá hiếm những câu thơ như vậy.Thường xuyên trong
các bài thơ của ông, dù là nới chuyện về ở ẩn, chuyện thiên nhiên hay
chuyện uống rượu, nghĩa là nói về những đề tài dễ mang tính chất ẩn dật,

nhà thơ vẫn khơng ẩn dật tí nào, mà bao giờ cũng gắn bó với cuộc đời.
bài Trở về vườn cũ là một con người dường như rũ hết bụi trần, lánh đục
tìm trong, nhưng ngay sau đó, nhà thơ lại viết những câu than thở đầm
dìa nước mắt:
“Ngọn gió đơng ngoảnh lại lệ đầm khăn
Tình thương hải tang điền qua mấy lớp”
Bài Chừa rượu thì khơng phải than thở mà ngông nghênh hơn:
“Những lúc say sưa cũng muốn chừa


Muốn chừa nhưng tỉnh lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa”
Nhưng đọc kĩ, đằng sau cái ngông nghênh ấy, vẫn là một nỗi buồn đến
bực dọc.
Một tấm lịng ít khi thanh thản mà bao giờ cũng day dứt, chính vì NK
khơng phải là kẻ chán đời. Dưới dạng 1 nho sĩ, ở ẩn, tấm lịng nhà thơ
vẫn có trăm nghìn mối dây bện chặt với cuộc đời. Và gắn bó với cuộc
đời của đất nướ, của nhân dân, thơ NK quả có tầm vóc hơn, nhưng…
cũng buồn hơn.
Nói chung, âm điệu trong phần lớn trữ tình của NK là buồn. Nghe một
tiếng hát giữa đêm khuya, nhà thơ buồn tê tái. Ngày xn về lịng ơng
vẫn cứ buồn như vậy:
“Xn về ngày loạn còn lơ láo
Người gặp khi cũng ngẩn ngơ”
Tiếng cuốc kêu xưa kia làm xao xuyến tâm hồn nhà thơ bao nhiêu thế
hệ, gợi nhớ đến non sông đất nước; bây giờ trong thơ NK, tiếng cuốc
kêu lại càng da diết đến đứt ruột:
“Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt tà

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước phải nằm mơ…”
Trong nỗi đau buồn của nhà thơ, có một phần là ơng thấy mình khơng
làm được gì để đền ơn cho nhà Nguyễn. Đây là một hạn chế trong tư


tưởng của ông. Nhà Nguyễn là một triều đại hết sức bào thủ, khách
quan, là kẻ đã tiếp tay cho giặc Pháp xâm chiếm nước ta, nhưng với NK
mỗi lần nói đến triều đại ấy, bao giờ ơng cũng nghĩ đến ân nghĩa. Ông
dặn con cháu: “Trầm tư ty lạp qn ân trọng”; ơng tự nói với mình:
“Qn ân vị báo đầu tiên bạch”, và cho mãi đến cuối đời ông vẫn không
hết ân hận:
“Ơn vua ở đây cụ thể là nhà Nguyễn; với NK, đó là ơn nước. Bời vì theo
quan niệm phong kiến chính thống, nước với vua là một. Nhưng thực tế
thời buổi nà, vua với nước khơng thể là một được, cho nên NK có lúc
nói đến vua, day dứt vì chưa trả được ơn vua, nhưng nhiều hơn, là ơng
nói đến nước. Hình ảnh đất nước xuất hiện thường xuyên trong bài thơ
Hoàn Kiếm hồ. Đó là hình ảnh củ ThanwgLong nghìn năm văn vật, bây
giờ đổi thay tất cả:
“Hành mao hà xứ khởi lâu các
Già bác dăn thanh vô quản huyền
Huyền điểu quy lai mê cựu kính
Bạch âu mộ hạ túc hàn yên”
(Nhà tranh ở nơi nào không thấy, chỉ thấy lâu đài
Súng nổ đì đùng khơng nghe tiếng đàn địch
Chim cộc trở về quên mất đường cũ
Con cò tối đến trú lại trong đám khói lạnh)
Có khi đó là đất nước nói chung, trước sự khai phá của quân thù:
“Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm
Nước độc ma thiên mấy vạn người



Khoét rộng ruột gan trời đất dậy
Phá tung phên giậu hạ di rồi”
Trong nhiều bài khác, hình ảnh đất nước không xuất hiện trực tiếp mà
xuất hiện trong cảm hứng trữ tình ảm đạm của nhà thơ:
“Cố quốc sơn hà chân thảm đạm.”
(Nước cũ non sông thật là thảm đạm)
Hay :
“Sơn hà cử mục tối kham liên”
(Ngước mắt nhìn non sông rất thương cảm)
Hay :
“ Nhất độ giang sơn, nhất bạch đầu”
(Mỗi lần giang sơn biến đổi là một lần ta phải bạc đầu)
Bên cạnh hình ảnh đất nước ngày càng một suy tàn, cũng trong dòng
cảm hứng này là hình ảnh của bản thân nhà thơ. NK viết khá nhiều về
mình, khi thì viết có tính chất trữ tình, khi thì có tính chất trào phúng.
Nhưng dù trào phúng hay trữ tình, nói chung đều buồn. Ơng khơng mấy
khi tự bằng lịng về mình. Đối với việc từ quan trở về, nhà thơ có khẳng
định là đúng, nhưng khơng bao giờ ơng đánh giá cao hành động ấy, cịn
trong suốt bao nhiêu năm ẩn dật, những bài thơ có nói đến bản thân, NK
nếu khơng than thở cho mình, thì cũng tự chế giễu mình; hoặc chế giễu
cái khoa bảng của mình khơng giúp được gì cho đất nước; hoặc chế giễu
cái tuổi già của mình, “ Đi đâu cũng giở cối cùng chày…”



×