Vở kịch Ăngđromac đã gây tiếng vang lớn trong toàn thể nước
Pháp, khắp nơi trên đất nước Pháp không ai không biết đến
vở kịch Ăngđromac của J.Raxin. Theo lời của Xublinhi, tác giả
vở kịch nhại Cuộc tranh luận phi lý, hay phê phán Ăngđromac,
thì “từ người nấu ăn, người đánh xe ngựa, người giữ ngựa,
người đầy tớ, cho đến người gánh nước, ai ai cũng cảm thấy
mình phải bàn bạc về Ăng-đrô-ma-cơ” [18, 313] điều này
chứng tỏ sự lôi cuốn kì diệu của tác phẩm đối với người đọc.
Vở kịch Ăngđromac không chỉ thu hút tầng lớp tri thức, mà cả
những người dân bình thường như người nấu ăn, người đánh
xe ngựa, người đầy tớ, người gánh nước cũng trở nên say mê
và yêu quý
tác phẩm Ăngđromac. Bất kể ai không phân biệt địa vị, tuổi
tác, chỉ cần họ là những người yêu văn chương, mến mộ tài
năng uyên bác trong các sáng tác của J.Raxin đều có thể đem
vở kịch ra bàn bạc, tranh luận như một món quà quý giá về
mặt tinh thần mà J.Raxin đã gửi tặng cho tất cả các khán gi ả
và độc giả. Sự thành công vang dội của vở kịch Ăngđromac đã
đưa J.Raxin lên tới đỉnh cao bi kịch cổ điển Pháp
1.
Hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm Ăngđromac ra đời vào năm 1667 được J.Raxin lấy
đề tài từ một đoạn trích trong tác phẩm Éneide. Vở kịch
Ăngđromac của Euripide đã cung cấp cho ơng một số nét tính
cách của Hecmion. Ngồi ra, ơng cịn lấy cảm hứng trong sử
thi anh hùng ca Iliade của Homere và những người phụ nữ
thành Troie của Seneque để sáng tác ra vở kịch kinh điển
Ăngđromac. Với việc sáng tạo không ngừng và sự tiếp thu có
chọn lọc, khi viết tác phẩm Ăngđromac J.Raxin đã kế thừa
những tinh hoa của thế hệ cha anh, những người đi trước một
phần đáng kể cho cốt truyện và những tình tiết cơ bản.
Nhưng chỉ có sự
sáng tạo tài năng của J.Raxin thì vở kịch Ăngđromac m ới tr ở
thành bi kịch Ăngđromac với tất cả giá trị có thể bất chấp
thời gian, khơng gian trường tồn như một kì quan nghệ thuật.
* Tóm tắt tác phẩm Vở kịch Ăngđromac được chia làm năm
hồi, vở kịch đã được J.Raxin sử dụng cốt truyện trong tác
phẩm của các nhà thơ cổ đại một cách độc đáo về hình ảnh
nàng Ăngđromac người vợ góa của Hector. Nhưng ơng đã
khơng chỉ miêu tả một người mẹ dịu dàng, một người vợ
chung thủy như các nhà thơ cổ đại đã mô tả, mà hình ảnh
Ăngđromac cịn bộc lộ giá trị nhân đạo mà J.Raxin thường đặt
vào các nhân vật nữ tích cực của ơng. Ðó là người vợ góa
chung thủy, khơng nguôi nhớ thương chồng và vẫn trung
thành với người đã khuất. Người phụ nữ có nhận thức sâu
sắc về giá trị con người, có đạo đức cao cả, có tinh thần x ả
thân vì nghĩa vụ và chống đối lại những bất công của bọn vua
chúa chuyên chế.
HỒI I
Ăngđromac, người vợ góa của Hecto, bị giam giữ với con trai là
Axtianax tại cung vua Piruyt xứ Êpia. Piruyt có vợ chưa cưới là
Hecmion nhưng Piruyt lại 21 đem lịng u Ăngđromac một
cách say đắm, mặc dầu tình u đó bị Ăngđromac từ chối
quyết liệt. Piruyt vì muốn chiếm đoạt được nàng nên đã ra
điều kiện với Ăngđromac nếu lấy hắn thì sẽ được an tồn.
Orexto con trai của Agamenong được người Hi Lạp cử đi làm
thuyết khách để thuyết phục Piruyt không bảo vệ cho con trai
của Hecto. Nhưng do Orexto đã đem lòng yêu Hecmion từ trước
đó nên mục đích chính của chàng đến xứ Êpia không phải là
đến để làm thuyết khách mà đến để gặp nàng Ecmion. Còn
Ăngđromac khi đứng trước yêu cầu của Piruyt nàng kiên quyết
từ chối và câu xin Piruyt cho nàng và con trai được sống trong
bình yên, nhưng Piruyt khơng đồng ý.
HỒI II
Tác giả chú ý khai thác sóng gió tình u trong lịng Hecmion,
một mặt bốc cao lịng hận thù với Priuyt muốn trở về Hi Lạp.
Đúng lúc đó thì Hecmion gặp được Orexto, Orexto bày tỏ tình
cảm của mình với Hecmion khuyên nàng trở về Hi Lạp cùng
mình và từ bỏ hơn ước. Nhưng Priuyt lại bất ngờ thay đổi cưới
Hecmion làm vợ vì bị Ăngđromac từ chối, nhân tiện có Orexto
ở đó thì Priuyt đã mời Orexto làm chủ hơn cho đám cưới của
mình. Tuy Priuyt chuẩn bị cưới Hecmion nhưng trong lòng vẫn
chưa ngi ngọn lửa tình đối với Ăngđromac, hắn vẫn chất
chứa hận thù vì bị Ăngđromac từ chối.
HỒI III
Orexto điên cuồng âm mưu cùng Pilat cướp lấy Hecmion, trong
khi Hecmion vui mừng trước tin Piruyt quay trở lại với mình.
Ăngđromac quỳ dưới chân Hecmion, yêu cầu cứu con mình
khỏi chết, nhưng Hecmion từ chối một cách lạnh lùng. Đúng
lúc đó Ăngđromac gặp Priuyt nhưng nàng đã kiêu ngạo tránh
mặt, Priuyt tức giận và đe dọa sẽ giao đứa bé cho người Hi Lạp
xử tội. Ăngđromac đã phỉ báng vào mặt của Priuyt, hắn không
hề tức giận mà đau khổ trước những lời phỉ báng đó của nàng.
Hắn cầu xin Ăngđromac chấp nhận lời cầu hôn và sẽ tổ chức
đám cưới với nàng ngay tại nơi đã chuẩn bị đám cưới v ới
Hecmion. Xêphi là người tâm phúc của Ăngđromac đã khuyên
nàng chấp nhận lời cầu hôn của Priuyt nhưng nàng vẫn kiên
quyết từ chối. Và vì để cứu đứa con trai bé bỏng của nàng nên
nàng đã quyết định kết hơn và sau đó sẽ tự vẫn.
HỒI IV
Ăngđromac bộc lộ cho người hầu gái Xêphidơ rõ ý định của
mình. Nàng hứa sẽ kết hôn với Piruyt với điều kiện Piruyt phải
đảm bảo tính mạng cho con trai nàng, và sau khi tính mạng
con đã được bảo tồn, nàng sẽ tự sát để bảo vệ tình yêu trọn
vẹn với Hector. Về phía Hecmion, nàng nổi giận và lại gọi
Orexto22 đến gặp nàng ra lệnh cho chàng phải giết chết
Piruyt. Cuộc gặpmặt cuối cùng giữa Hecmion và Piruyt, trong
đó Piruyt cố biện bạch cho mình một cách giượng gạo, khiến
Hecmion càng thêm giận dữ.
HỒI V
Tuy vậy, trong tâm hồn Hecmion vẫn cịn diễn ra một cuộc
đấu tranh giữa tình yêu và ý định báo thù. Sau đó, nàng đã
quyết định từ bỏ tất cả, theo Orexto về Hi Lạp. Giữa lúc nàng
đang định từ bỏ âm mưu của mình thì người hầu gái Clêon đến
kể lại cảnh đám cưới của Priuyt và Ăngđromac, đáng lẽ ra cô
dâu trong đám cưới đó là nàng chứ khơng phải Ăngđromac.
Nghe xong câu chuyện đó, cơn tức giận của nàng lại dâng cao,
khơng kiềm chế được lịng mình nàng cương quyết báo thù.
Orexto thay mặt Hecmion đâm chết Priuyt để báo thù. Khi
Orexto trở về chàng nghĩ Hecmion sẽ vui vì đã trả được mối
thù. Nhưng ngược lại, nàng đã phỉ báng Orexto, chạy đến bên
xác của Priuyt ơm xác khóc rồi sau đó tự sát. Orexto vơ cùng
hoảng hốt. Ăngđromac lúc này đã trở thành vợ củaPriuyt nên
khi Priuyt qua đời nàng đã lên nắm quyền cai tr ị thay cho
chồng, nhờ thế mà đứa con trai của Ăngđromac đã được cứu
thoát khỏi cái chết. Cùng lúc ấy, Pilat đến báo cho Orexto biết
là Ăngđromac trung thành với lời hứa đối với Piruyt, đã được
nhân dân ủng hộ và đang lùng bắt kẻ sát nhân. Nhưng, Orexto
đã trở thành một kẻ mất trí thức và điên loạn.
* Tiểu kết:
Chủ nghĩa cổ điển ra đời với những đặc trưng cần phải tn
thủ như: tơn sùng lí trí, mô phỏng tự nhiên, học tập cổ đại,
phân chia loại hình cao cấp và hạ đẳng, phép lịch sự và yêu
cầu thực hiện khiếu thẩm mĩ đứng đắn, đã thách thức sự sáng
tạo tài năng của các nhà văn. Và thể loại được nhiều nghệ sĩ
thể hiện hay nhất là thể loại bi kịch. Người thành công v ới bi
kịch cổ điển khơng ai khác chính là J.Raxin, nhà soạn kịch mẫu
mực của chủ nghĩa cổ điển. Cùng với sự thành công của vở
kịch Ăngđromac, J.Raxin đã trở thành huyền thoại trong lịch sử
văn học nước Pháp và văn học thế giới.
2.
Những nét đặc sắc của tác phẩm
Vở kịch Ăngđromac được viết theo đề tài bi kịch ái tình tâm lí
với cốt truyện hết sức đơn giản. Ăngđromac là vở kịch hay
nhất của J.Raxin có đề tài hướng vào sự khám phá tâm lí con
người, diễn biến tâm lí của nhân vật được bộc lộ, thể hiện
rất rõ qua sự si mê của những nhân vật yêu đương, hay qua
diễn biến bất ngờ của hành động kịch, tâm lý của nhân vật
bỗng thay đổi đột ngột,
Hecmion từ tâm trạng vui sướng khi Piruyt quyết định sẽ kết
hơn với mình, đột nhiên trở nên tức giận, tìm cách trả thù
Piruyt khi biết được Piruyt thay đổi quyết định cưới
Ăngđromac, và điều làm nên thành công hơn nữa cho tác
phẩm là việc khắc họa tâm lí nhân vật Ăngđromac, với lịng
chung thủy son sắc, Ăngđromac đã phải trải qua diễn biến
tâm lí vơ cùng phức tạp, với sự giằng xé trong nội tâm nhân
vật, để đưa ra quyết định khó khăn, bảo vệ tính mạng đứa
con trai yêu quý hay sẽ giữ kiên định lịng chung thủy v ới
chồng mình. Vở kịch Ăngđromac là sự đột phá trong sáng tác,
tạo nên sự mới mẻ trong kịch cổ điển Pháp lúc bấy giờ. Khác
với P.Cornay, các đề tài của J.Raxin không cịn hướng về sử cổ
đại La Mã, mà ơng hướng về một đề tài mới, thể hiện rõ tâm
lí nhân vật, nhưng vẫn chứa đựng chất thơ, tính nhân đạo sâu
sắc, chân thực của vở kịch. Nếu như các sáng tác trước đây
của J.Raxin chủ yếu sáng tác theo đề tài Hy Lạp, La Mã như
tác phẩm Britanniquyx (1669) viết về ông vua chuyên chế
lật lọng, yếu đuối và hèn nhát, sống theo bản năng xấu xa,
chịu ảnh hưởng của tên cận thần nịnh hót. Thì đến tác phẩm
Ăngđromac J.Raxin đã lựa chọn đề tài mới, khơng chỉ đơn
thuần nói về đề tài La Mã với những ông vua chuyên chế hèn
nhát, và những mâu thuẫn đời thường nữa, mà J.Raxin đã
vươn tới một tầm cao mới trong sáng tác, đó là khắc họa đậm
nét tâm lý nhân vật một cách cụ thể và tỉ mỉ hơn. Vở kịch
Ăngđromac là thành quả sáng tạo tài tình của J.Raxin thể hiện
sự vượt trội trong sáng tác. Ở thế hệ trước các tác phẩm của
P.Cornay đề cập đến vấn đề bi kịch của những anh hùng luôn
gắn với vận mệnh đất nước,
đề cao danh dự dân tộc, quốc gia, thì đến tác phẩm
Ăngđromac của J.Raxin là một sự khám phá mới. Vở kịch
không chỉ là việc đề cao danh dự, đặt danh dự lên trên quyền
lợi cá nhân, gắn với vận mệnh của quốc gia nữa, mà đan xen
vào đó cịn là những cung bậc tình cảm, diễn biến tâm lý phức
tạp đã được xuất hiện trong vở kịch. Qua các tác phẩm của
nhà soạn kịch vĩ đại J.Raxin ta thấy J.Raxin là một thiên tài
trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề cho tác phẩm, làm phong
phú thêm các sáng tác của ơng và góp phần to lớn vào việc
làm giàu cho văn học nước Pháp, văn học thế giới.
a)
Kết cấu
Tác phẩm Ăngđromac được Raxin viết theo kết cấu đa tầng,
xây dựng trên mối quan hệ tình yêu phức tạp của các nhân
vật trong tác phẩm, với mối quan hệ tình yêu tay tư giữa
Hecmion với Piruyt, Hecmion với Orexto, Piruyt với
Ăngđromac. Hecmion u Piruyt họ đã có hơn ước với nhau,
nhưng khi Piruyt gặp Ăngđromac vợ góa của Hector thì đem
lịng u say đắm, Orexto lại là kẻ si tình say mê Hecmion.
Tình yêu của các nhân vật trong truyện vốn dĩ là tình cảm
chân thành tốt đẹp, xuất phát từ trái
tim khao khát được yêu thương. Nhưng vì quá mê muộn, họ
đã trở thành những kẻ cuồng loạn vì yêu, họ dùng mọi cách
để có thể đáp ứng dục vọng, ham muốn ích kỉ của mình, dẫn
đến sự thù hận, trả thù lẫn nhau. Và kết quả của việc trả thù
đó là cái chết của Piruyt và Hecmio cịn Orexto tr ở nên điên
loạn, duy nhất có Ăngđromac là kẻ chiến thắng, nàng luôn
chung thủy với tình u của mình, khơng bị những dục vọng
ích kỉ, xấu xa lơi kéo, dù bất cứ trong hồn cảnh nào nàng vẫn
kiên định tình thương u chồng con đến cùng. Với việc tạo
dựng mối quan hệ tình yêu phức tạp như vậy J.Raxin đã tạo
ra sự hấp dẫn cho người đọc qua từng chi tiết trong truyện
b)
Thể loại
Tác phẩm Ăngđromac là vở kịch được J.Raxin viết theo thể
loại bi kịch. Không giống các sáng tác trước đây viết về bi kịch
anh hùng... J.Raxin không dập khuôn theo thế hệ cha anh, mà
ơng thể hiện cá tính riêng biệt của mình bằng cách cho ra đời
vở bi kịch ái tình tâm lý, viết bằng kịch thơ, lần đầu tiên trong
nền văn học Pháp thể kỉ XVII xuất hiện vở bi kịch mang giá trị
nhân đạo cao cả. Tác phẩm là tấn bi kịch về tình yêu tan vỡ
của những kẻ mê muộn vì tình u, khơng có đủ lí chí, sự tỉnh
táo, để chiến thắng được những dục vọng phi lý, ích kỉ. Piruyt,
Orexto, Hecmion là những người chỉ biết chìm đắm trong tình
yêu, vì tình yêu mà họ đánh mất chính bản thân, mù qng
trước tình u họ khơng cịn phân biệt được đúng sai, thiện
ác. Piruyt, Orexto, Hecmion, mặc sức để cho cái tôi, cái bản
năng cá nhân trong con người được bột phát tự nhiên, khơng
một chút kiềm chế. Chế ngự tình cảm khơng đáng có của
mình, để rồi hậu quả họ nhận lại sau những ham muốn, dục
vọng ích kỉ đó là sự thù hận, là cái chết tang thương. Họ phải
trả giá cho những sai lầm mà mình đã lựa chọn, những quyết
định không đáng cho một xã hội chuẩn mực lúc bấy giờ. Chính
từ những sai lầm của Piruyt, Orexto, Hecmion đã dẫn đến
những bi kịch trong tác phẩm
c)
Hành động và xung đột kịch
❖ Hành động kịch
Ăngđromac hành động kịch diễn ra với nhịp độ khẩn trương
gấp gáp, J.Raxin luôn tạo ra tình huống kịch hết sức bất ngờ
đối với người xem. Với hành động kịch đơn giản nhưng vẫn
hấp dẫn, vì
ơng đã hướng dẫn sự phát triển của hành động một cách tài
tình, làm cho người xem khơng một giây phút nào lơ là sự chú
ý. Khi vở kịch bắt đầu thì các nhân vật kịch đã được đặt trong
tình huống căng thẳng, địi hỏi cần có một cách giải quyết.
Chính hành động kịch được tổ chức như vậy đã giúp cho
J.Raxin phản
ánh được những mâu thuẫn chủ yếu của thời đại, cũng như
những khát vọng của nhân dân, đồng thời tác phẩm đã phê
phán một cách sâu sắc những mặt tiêu cực của chế độ quân
chủ chuyên chế.
❖ Xung đột kịch
Nói đến Ăngđromac một tác phẩm bi kịch nổi tiếng của
J.Raxin, ta nghĩ ngay đến xung đột tình yêu, giữa những người
đàn bà và ông vua yêu đương. Piruyt giành tình u cho
Ăngđromac, Piruyt lại có vợ chưa cưới là Hecmion nàng giành
cả trái tim cho Piruyt, Orexto lại si mê Hecmion. Mâu thuẫn
hình thành với các mối quan hệ phức tạp, xung đột giữa
Ăngđromac với Piruyt,
Piruyt cầu hôn Ăngđromac nô lệ, tù binh của Piruyt, ngay t ừ
ban đầu giữa Piruyt và Ăngđromac đã có mâu thuẫn, Piruyt là
con của kẻ thù đã giết chết Hector chồng của Ăngđromac, nên
việc Ăngđromac chấp thuận tình u của Piruyt là khơng thể.
Đến xung đột giữa Piruyt với Hecmion, Hecmion là vợ chưa
cưới của
Piruyt, nhưng Piruyt lại không mảy may quan tâm để ý đến
Hecmion, Piruyt lại say mê chìm đắm trước vẻ đẹp của
Ăngđromac, căm phẫn trước sự phụ bạc của Piruyt, Hecmion
đau khổ, tuyệt vọng và dẫn đến ý định trả thù Piruyt. Xung
đột, mối quan hệ giữa Hecmion với Ăngđromac và giữa Piruyt
với Orexto là mâu thuẫn giữa những tình địch với nhau, họ
căm ghét đối phương, người đã đánh cắp trái tim người mà họ
đem lòng yêu say đắm. Mối quan hệ phức tạp giữa họ đã trở
thành xung đột gay gắt và dẫn đến bi kịch của tác phẩm.
Các xung đột này tạo cơ sở cho J.Raxin xây dựng v ở kịch và
cũng chính xung đột kịch đã tạo nên thành công cho tác phẩm.
Như chúng ta đã biết, thường có các dạng bi kịch tình u đó
là: xung đột giữa tình u của đơi tình nhân và mối quan hệ
giữa hai dịng họ, xung đột tình u, xung đột cá nhân, xung
đột trong thế giới nội tâm nhân vật... Ăngđromac là vở kịch
kết hợp chặt chẽ giữa hai dạng xung đột, xung đột tình yêu
tay tư và xung đột cá nhân
3. Nhân vật kịch
Ăngđromac được J.Raxin xây dựng thành công theo hai tuyến
nhân vật. Tuyến nhân vật thứ nhất, nhân vật thất bại vì dục
vọng phi lý, ích kỉ gồm những nhân vật như: Orexto, Piruyt,
Hecmion. Còn tuyến nhân vật thứ hai là nhân vật chiến thắng
mọi dục vọng phi lý, ích kỉ, ln giữ vững lập trường quan
điểm, kiên định lịng chung thủy với chồng và khơng ai khác
chính là Ăngđromac. Mỗi tuyến nhân vật đều có những đặc
điểm riêng biệt góp phần thể hiện được tư tưởng, chủ đề,
đặc trưng của thể loại bi kịch cổ điển, tạo nên những nét đặc
sắc trong tác phẩm
4.
Tóm lại
Thế kỉ XVII đánh dấu sự phát triển bước ngoặt của nền văn
học nước Pháp, với sự ra đời của chủ nghĩa cổ điển, và thành
công của thể loại bi kịch. J.Raxin trở thành đỉnh cao của văn
học Pháp với vở bi kịch Ăngđromac. Bằng khối óc, sự sáng tạo
và tài năng của mình, J.Raxin đã dựng lên một vở bi kịch ái
tình tâm lý, chứa đựng một giá trị nhân văn cao cả. Ông khắc
họa thành cơng người phụ nữ góa chồng mang đầy đủ những
phẩm chất cao quý, lòng chung thủy son sắc, tình u thương
con mãnh liệt. Hình tượng Ăngđromac cũng chính là những
phẩm chất cao đẹp, lý tưởng của người phụ nữ Pháp thời đại
cổ điển.