Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trình bày quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ thực tiễn địa phương trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.23 KB, 16 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày quan điểm chỉ đạo của Đảng
về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Liên hệ thực tiễn địa phương trong việc giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”
Mục lục
Mục lục............................................................................................................................................................... 1
Lời mở đầu.......................................................................................................................................................... 2
1. Nhận thức về văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam..............................................................4
1.1 Văn hóa...................................................................................................................................................... 4
1.2 Tiên tiến..................................................................................................................................................... 6
1.3 Bản sắc văn hóa......................................................................................................................................... 6
2 Liên hệ thực tiễn tại Bắc Giang đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa như thế nào.........................................8
2.1 Tổng quan về Bắc Giang............................................................................................................................ 8
2.2 Các giải pháp đã được đề ra tại Bắc Giang để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa...................................12
2.3 Liên hệ bản thân....................................................................................................................................... 13
Kết luận............................................................................................................................................................. 15
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................................. 16


Lời mở đầu
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là
thành quả sáng tạo đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của
cộng đồng các dân tộc, là kết quả giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa,
và văn minh nhân loại để tiến tới hồn thiện. Văn hóa việt Nam đã hun
đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ
vang từ thời dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục
tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh là sự nghiệp
xây dựng sáng tạo to lớn của nhân dân, đồng thời là quá trình cải biến
xã hội sâu sắc địi hỏi phát huy năng lực trí tuệ của con người Việt
Nam mà ở đó văn hóa có vai trị quan trọng.


Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy phát triển. Chăm lo văn hóa là chăm lo, củng cố nền
tảng tinh thần của xã hội, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành
mạnh khơng thể có sự phát triển, củng cố nền kinh tế. Chính vì vậy
Đảng và nhà nước ta vô cùng coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước, điều này không chỉ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử
dân tộc mà còn ở sự khẳng định trên thực tế vai trò, ảnh hưởng to lớn
của văn hóa Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước qua
hàng ngàn năm lịch sử. Điều này cho thấy phạm vi ảnh hưởng, tầm
ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội càng làm nổi bật hơn mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, văn
hóa với chính trị và văn hóa với sự phát triển của xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập tạo ra những cơ hội để giao lưu, phát triển
giữa con người, giữa những nền văn hóa khác nhau, điều này cũng tạo
2


ra những thách thức to lớn làm thế nào để giữ gìn và bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc tránh bị mai một, suy yếu. Hội nhập văn hóa có vai
trị quan trọng trong việc phát triển văn hóa và tiếp thu những tinh hoa
văn hóa của nhân loại.
Vì vậỵ trong suốt q trình lãnh đạo, Đảng ta ln quan tâm đến
xây dựng, phát triển văn hóa. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đã
nêu ra quan điểm về“ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố có ý nghĩa
hết sức to lớn khơng chỉ đối với Đảng và Nhà nước mà đó là nhiệm vụ
của tồn dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy thơng qua bài viết này em sẽ
trình bày các vấn đề.
1 Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

2 Liên hệ thực tiễn tại Bắc Giang đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa như thế nào.

3


1. Nhận thức về văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam.
1.1 Văn hóa
Cùng với sự phát triển của thời gian, sự vận động của xã hội những
bước tiến trong nhận thức của con người, khái niệm văn hóa ngày
càng được bổ sung nhiều nội dung mới với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người.
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi
mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) diễn ra trong
quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó
đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà
trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.1
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh
tồn.2
Có nhiều khái niệm phản ánh những cách nhìn nhận khác nhau,
nhưng chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng văn hóa chính là tổng thể
những yếu tố vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong toàn

11,

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr154
22,
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr.431
4


bộ quá trình lịch sử từ xưa đến nay. Văn hóa vật chất hữu hình do con
người tạo ra có thể kể đến là thành nhà Hồ (Việt Nam), cố đơ Huế hay
văn hóa phi vật thể như nhã nhạc cung đình Huế, dân ca Quan họ Bắc
Ninh. Văn hóa được hình thành, tồn tại trong mối quan hệ của con
người, bản chất văn hóa từ đó cũng được thể hiện qua toàn bộ hoạt
động sống của con người. Văn hóa là tri thức, văn hóa là khoa học,
văn hóa là giá trị về tinh thần, chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ... của con
người. Các giá trị này đã thấm nhuần trong mỗi con người, nó chi phối
đến suy nghĩ, tư tưởng, lối sống, tình cảm con người được truyền lại,
nối tiếp và tiếp tục phát triển qua các thế hệ. Văn hóa thể hiện trong
mọi mặt của đời sống con người, phong tục lâu đời và có sức ảnh
hưởng mãnh liệt nhất trong quá khứ là tục ăn trầu. Đây là một phong
tục có từ thời vua Hùng, bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau và tục
ăn trầu đã trở thành biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt.
Hay thông qua hoạt động sống thường ngày tập tục đón năm mới hay
cịn gọi là Tết đã thấm nhuần trong lối sống của con người Việt Nam
ta, đó là những hoạt động sống được lặp đi lặp lại, thành thói quan tập
quán những giá trị vật chất, tinh thần, văn hóa là của con người được
tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Văn hóa gia đình là được
biểu hiện rõ rất văn hóa trong mối quan hệ đồn kết, đặc biệt đối với
gia đình, dịng họ, văn hóa này có ảnh hưởng đến cộng đồng, dân tộc

quốc góp phần nâng cao chủ nghĩa yêu nước, rèn luyện con người
kiên cường, sáng tạo trong lao động. Văn hóa là đặc trưng của xã hội
là cái đặc trưng cho xã hội lồi người, thể hiện thơng qua nghệ thuật,
trình độ hoạt động, sáng tạo, cải tạo tự nhiên đặc biệt là thông qua thái

5


độ và cách ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội. Chính vì
vậy cần phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống.
1.2 Tiên tiến
Tiến tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác Lê-Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự
phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan
hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên
tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện,
trong các phương tiện chuyển tải nội dung.3
Văn hóa tiên tiến chính là nền văn hóa chủ động, tích cực tiếp nhận
bổ sung những giá trị mới những tinh hoa thời đại trí tuệ của toàn
nhân loại, phù hợp với phương hướng phát triển của xã hội không
ngừng làm tiến bộ, hiện đại các truyền thống văn hóa của dân tộc. Đặc
trưng của nền văn hóa tiên tiền là phù hợp với những đặc điểm của
dân tộc.
1.3 Bản sắc văn hóa
Văn hóa dân tộc là toàn bộ các tinh hoa của một dân tộc từ các đặc
điểm tự nhiên, con người, truyền thống của dân tộc cùng những nét
đặc trưng về văn hóa, đời sống, xã hội...của một quốc gia đúc kết
trong quá trình tồn tại phát triển tạo ra. Văn hóa có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển của con

người. Trong kháng chiến văn hóa là ngọn cờ soi đường cho các đội
ngũ tri thức, văn nghệ sĩ tạo sức mạnh tinh thần to lớn, động viên cổ
vũ tinh thần làm nên chiến thắng. Với hơn 50 dân tộc với những bản
3

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
6


sắc văn hóa khác nhau tuy khác nhau mà hịa quyện lẫn nhau, các giá
trị bổ sung cho nhau càng làm thêm phong phú nền văn hóa của dân
tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng.
Các giá trị tinh hoa đó đã tạo nên bản sắc riêng của dân tộc đó, đó là
tiêu chuẩn cho sự phân biệt giữa khác của nền văn hóa dân tộc này với
nền văn hóa của dân tộc khác cũng như dân tộc này với dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh
phẩm chất bản, bản lĩnh riêng của mỗi quốc giá dân tộc, đồng thời cịn
thể hiện đậm nét trong những hình thức biểu hiện mang tính dân tộc
độc đáo.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền
vững

của

cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn,
ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết
cá nhân–gia đình–làng xã–Tổ quốc. Đó là lịng nhân ái, khoan dung,
trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự

tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…4
Bản sắc của một dân tộc là đặc trưng của nền văn hóa mang tính
duy nhất, thống nhất trong q trình phát triển, thể hiện qua phong tục
tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục
ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật, bản sắc văn hóa là nét tinh hoa
được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc đó.
Được con người tạo ra và thể hiện những nét riêng của dân tộc và gắn
liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia, hay một địa
4

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
7


phương nào đó, bản sắc dân tộc cũng là cốt lõi của một nền văn hóa,
làm cho dân tộc này khơng thể lẫn với dân tộc khác. Ví dụ khi nhắc tới
áo dài người ta sẽ nghĩ ngay đến trang phục Việt Nam, nhưng khi nhắc
tới kimono sẽ nghĩ ngay đến văn hóa về trang phục Nhật Bản. Bản sắc
dân tộc được sáng tạo ra, được bảo tồn và lưu truyền trong cộng đồng
dân qua quá trình phát triển, những đặc điểm dân tộc in dấu ấn vào
các sáng tạo văn hóa dần dần trở thành những giá trị của dân tộc. Nó
tạo nên cốt cách, bản lĩnh, sức sống của một dân tộc. Tạo nên sự gắn
kết, quy tụ các thành viên cộng đồng, tạo nên sự bền vững, gắn kết
của dân tộc.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật sự giao lưu mở rộng giữa
các nước đẩy mạnh phát triển nền văn hóa theo hướng hội nhập, giao
lưu học hỏi. Và để xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Phải
thực hiện đồng thời giao lưu học hỏi với các nước trên thế giới để tạo
ra những nền văn hóa mới, dân chủ, tiên tiến, tạo nên những giá trị tốt

đẹp của con người. Với việc loại bỏ những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu
bảo và vừa phải bảo vệ, phát huy nền nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc giữ những giá trị truyền thống. Để mở rộng lưu lưu, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
2 Liên hệ thực tiễn tại Bắc Giang đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa như thế nào.
2.1 Tổng quan về Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam. Trên địa bàn
tỉnh có 27 dân tộc, đơng nhất là dân tộc Kinh có 1.315.098 người cịn
lại là các dân tộc như dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay,
dân tộc Sán Dìu, dân tộc Dao, dân tộc Hoa và các dân tộc khác cùng
8


sinh sống trên địa bàn 10 huyện, thành phố, với 230 xã, phường, thị
trấn.
Một tỉnh miền núi lại nằm trên tuyết đường huyết mạch nối Thủ đô
Hà Nội với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang là nơi giao thoa của nhiều dân
tộc thiểu số đã tạo nên một Bắc Giang đa sắc màu văn hóa. Cuộc sống
lao động của con người đã đem lại cho vùng đất Bắc Giang này những
xóm làng trù phú với những cơng trình, tơn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu,
những lễ hội dân gian độc đáo, làng nghề thủ công truyền thống và cả
những làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc.
Bên cạnh đó là những ngơi đình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật vào
bậc nhất nhì trong số các ngơi đình hiện cịn lại ở nước ta như: Đình
Lỗ Hạnh, đình Phù Lão, đình Hương Cầu, đình Thổ Hà... Hay những
cụm lăng đá thời Lê độc đáo như, Lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ,
lăng Bầu..., rồi thành Xương Giang và các di tích về cuộc chiến đấu
chống xâm lược nhà Minh, hệ thống di tích về cuộc khởi nghĩa Yên
Thế. Thành Cổ Xương Giang Bắc Giang nơi lưu giữ nguyên vẹn

trong tâm trí của từng con người Bắc Giang.
Bắc Giang cịn có hệ thống các chùa tháp, di tích lịch sử cùng sự kỳ
vĩ của rừng, núi. Sự hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần
như Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi (Lục Ngạn), Đồng
Thơng (Sơn Động),…. Khu Di Tích Suối Mỡ Bắc Giang, Bánh đa
Thổ Hà, Cam Bố Hạ, Bánh đa Kế Vải thiều là biểu tượng của Bắc
Giang, khi nhắc về Bắc Giang không thể không nhắc tới vải thiều, một
loại quả đã làm nên truyền thống văn hóa trong sản xuất, trong trồng
trọt trong việc sáng tạo phát triển nó.

9


Văn hóa phi vật thể là các lễ hội dân gian có quy mơ to lớn và đặc
sắc như: Lễ hội Thổ Hà (Việt Yên), hội bơi trải Tiếu Mai (Hiệp Hòa),
hội An Châu (Sơn Động), lễ hội đuổi bệt-múa bông ở Hương Tảo
(Yên Dũng), hội đền Từ Hả (Lục Ngạn),... Lại có những lễ hội dân
gian độc đáo chỉ Bắc Giang mới có như hội vật cầu nước làng Vân, xã
Vân Hà (Việt Yên). Và cả những lễ hội mới nhưng có sức sống mãnh
liệt như hội Yên Thế, lễ hội Xương Giang... Người ở Bắc Giang có
những câu hát ví, hát ống, hát trống quân, ca trù, quan họ, tuồng,
chèo... Những làn điệu dân ca ấy đã làm nên bản sắc văn hóa của
người Việt ở Bắc Giang với các làng hát tuồng, làng hát chèo truyền
thống. Đặc biệt, dân ca Quan họ và Ca trù đã được UNESCO cơng
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009.
Hoạt động văn nghệ ở Bắc Giang đã trở thành phong trào quần chúng
rộng rãi. Nhiều làng, xã thành lập ra những đội văn nghệ, hoạt động
với từng loại hình nghệ thuật khác nhau.
Bên cạnh đó khơng thể khơng nhắc con người Bắc Giang với lòng
yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân

tộc. Con người Bắc Giang ln dành tình u cho gia đình, q
hương, đất nước ln khát vọng sống và hành động vì tình cảm con
người, luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, khoan dung vị tha. Đặc
biệt là tầng lớp thế hệ sinh viên, với tinh thần gắn kết những người
sinh viên chủ động tìm đến nhau tạo thành hội những người sinh viên
Bắc Giang ở mọi tỉnh thành đặc biệt là thành phố Hà Nội nhằm mục
đích cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong hồn cảnh khó khăn khi
xa nhà. Giáo dục lý tưởng, truyền thống, văn hóa và lối sống. Giao lưu
phát triển với thanh niên trên cả nước. Văn hóa trong hoạt động thể
10


dục, thể thao cũng được thế hệ thanh niên thể hiện thông qua việc tổ
chức các giải đấu sinh viên Bắc Giang để cùng nhau vận động, trao
dồi, và học hỏi.Tinh thần tương thân tương ái từ thời chiến cho đến
thời bình người dân ở đây ln ln sống vì cộng đồng vì đất nước, tự
lực, tự cường, lá lành đùm lá rách. Ngày xưa quân dân đồng sức đồng
lòng. Ngày nay trong thời bình tuy khơng có giặc nhưng chúng ta phải
chiến đấu với bệnh dịch, những con người Bắc Giang không kể các
bác sĩ, công an những bộ phận tuyến đầu mà tất cả mọi người dân trên
địa bàn tỉnh đã khơng quản ngại khó khăn, nguy hiểm để hỗ trợ người
dân góp phần to lớn giúp tỉnh từng bước khống chế dịch bệnh.
Với một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể to lớn, Bắc Giang là
tỉnh có tiềm năng du lịch tương đối phong phú về du lịch với những
khu du lịch sinh thái nổi tiếng cùng các điểm du lịch mang đậm văn
hoá lịch sử.
Bên cạnh những mặt tích cực cũng cịn nhiều vấn đề cần lưu ý trong
xây dựng con người và mơi trường văn hóa ở Bắc Giang. Văn hố
cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu do tệ nạn xã hội như ma tuý, mại
dâm, cờ bạc, văn hóa phẩm độc hại, mê tín dị đoan. Phong trào văn

hóa chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo. Việc công nhận các danh hiệu
văn hóa ở một số địa phương cơ quan cịn có biểu hiện hình thức.
Thực hiện việc cưới, việc tang ở vùng nơng thơn, miền núi vẫn cịn
một số tập tục lạc hậu. Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn
hố cịn chưa chặt chẽ, chương trình biểu diễn nghệ thuật ở nhiều nơi
chưa đưa vào lịch cố định, Công tác quản lý đối với dịch vụ văn hóa
có lĩnh vực cịn hạn chế, điểm du lịch của tỉnh chủ yếu còn nguyên sơ,
cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng, chưa có khu, điểm du lịch
11


nào được đầu tư hoàn chỉnh thành sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn
Chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo cịn có sự chênh lệch giữa các
vùng miền. Việc xây dựng các thiết chế văn hố cịn nhiều khó khăn,
đội ngũ cán bộ làm văn hố cịn thiếu người có chun mơn sâu về
nghiệp vụ.
Việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang là nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền và cả
cộng đồng xã hội. Tỉnh Bắc Giang đã thực hiện các biện pháp để bảo
tồn, phát huy nền văn hóa, những kho tàng giá trị ở đây bằng nhiều
biện pháp có tác động tích cực đến phát triển, duy trì và bảo tồn văn
hóa Bắc Giang.
2.2 Các giải pháp đã được đề ra tại Bắc Giang để giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa
Tăng cường quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị các
di tích lịch sử văn hóa phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển
kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển
du lịch. Bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia trên địa bàn tỉnh, thực hiện quy hoạch lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch. Chú trọng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để

giới thiệu những sản phẩm văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc
trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền với người dân, khách
du lịch nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác bảo tồn, tinh thần tự
hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Đội ngũ cán bộ làm văn hố khơng ngừng tự trau dồi, nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, phải luôn nêu cao
tinh thần tiên phong, gương mẫu, xung kích đi đầu trong mọi nhiệm
12


vụ, phong trào. Chú trọng việc dạy ở các trường dân tộc nội trú, các
trường có nhiều học sinh người dân tộc, mở các lớp học tiếng dân tộc
cho cán bộ, công chức và cả người dân tộc.
Ưu tiên đầu tư bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được
UNESCO ghi danh, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có tiềm
năng phát triển du lịch, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số đang đứng
trước nguy cơ mai một; gắn công tác đầu tư bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa với phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển KT-XH
của tỉnh.
Xây dựng con người mới phải gắn với các phong trào thi đua yêu
nước. Chú trọng biểu dương gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên
tiến. Xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, nâng cao chất lượng
phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố”, trọng tâm
là xây dựng gia đình, làng bản, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hoá, xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, văn minh
đô thị và nơi công cộng.
Cuối cùng là tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại,
đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhân dân trong việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa bản địa trong q trình tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay.

2.3 Liên hệ bản thân
Là một sinh viên em luôn luôn phấn đấu, rèn luyện trau dồi kỹ năng
cho bản thân mình, nỗ lực vì bản thân và cộng đồng khơng ngừng
sáng tạo, nâng cao trình độ chun mơn sẵn sàng đấu tranh vì những
điều khơng lành mạnh. Bên cạnh đó ln rèn luyện đạo đức, lối sống
lành mạnh. Là một công dân của đất nước Việt nam em sẽ bảo vệ, gìn
13


giữ những bản sắc dân tộc của quê hương đất nước em sẽ truyền bá
văn hóa tốt đẹp của quê hương mình với các bạn trong và ngồi nước.
Đồng thời đưa những kinh nghiệm của bản thân để làm giàu cho quê
hương cả về tinh thần và vật chất. Bản thân em cũng đã tích cực tham
gia vào các hoạt động truyền bán văn hóa văn nghệ thể thao, thơng
qua việc tham gia các đội bóng nhằm giao lưu và học hỏi, trong đợt
chống dịch tháng 4,5 năm 2021 em có tham gia hỗ trợ cơng tác phịng
chống dịch ở địa phương, giúp đỡ người dân trong thời gian khống
chế dịch bệnh. Em sẽ tiếp tục phát huy những điều đó.

14


Kết luận
Thông quan bài tiểu luận này, em đã hiểu rõ quan điểm của Đảng,
thế nào là văn hóa, một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Những giá trị văn hóa cả về vật chất và tinh thần của ông cha ta đã tạo
ra cũng như việc gìn giữ và phát huy nó trong đời sống hiện tại.
Đồng thời phải khẳng định rằng văn hóa có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ. Cũng như tầm
quan trọng trong việc hội nhập với nền văn hoá trên thế giới. Do vậy,

sự phát triển của văn hóa là sự phát triển trong hoạt động kinh tế, văn
hóa khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, con người phải
được xã hội tạo điều kiện và phải tự mình xây dựng yếu tố nền tảng
của văn hóa là sự hiểu biết, là tri thức, kinh nghiệm, là phong cách
ứng xử, là nhận thức về cống hiến,... trong quá trình học tập, lao động
để duy trì, phát triển cuộc sống. Điều đó trở thành một động lực to lớn
đối với sự phát triển kinh tế.
Bản thân em cũng đã hiểu rõ hơn về quê hương mình và trách
nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy kho tàng giá trị đó.
Cũng như việc bản thân cần phải làm để giữ gìn bản sắc dân tộc.

15


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), giáo trình đường lối cách mạng của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. />4. />5. />


×