Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Trình bày quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ thực tiễn địa phương trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.29 KB, 21 trang )

Câu hỏi tiểu luận: Trình bày quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Liên hệ thực tiễn địa phương trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc


MỤC LỤC
I.Mở đầu
Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ………………………………………………..1
II.Nội dung
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc
1.1. Khái niệm về văn hóa tiên tiến, bản sắc dân tộc……………………………2
1.2. Thời kỳ trước đổi mới……………………………………………………….3
1.3. Thời kỳ trong, sau đổi mới………………………………………………..…5
2.Liên hệ và vận dụng
2.1. Tinh thần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của giới trẻ ở
Việt Nam hiện nay………………………………………………………………..8
2.2. Thực trạng tại địa phương – Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội…………...10
2.3. Liên hệ bản thân…………………………………………………………….11
III. Kết luận
IV. Tài liệu tham khảo


I.LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay Đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt
Nam như là một kim chi nam, là động lực và sức mạnh to lớn để nhân
dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức khó khăn, giành thắng lợi
trong cuộc cách mạng giành độc lập cho đất nước.
Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh
đạo đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức quán triệt sâu sắc ba nguyên tắc của Đề


cương Văn hóa Việt Nam; kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc qua mấy nghìn năm dựng và giữ nước, đồng
thời tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, sáng tạo ra những
tác phẩm văn hóa nghệ thuật kiệt xuất, phục vụ kịp thời cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước.
Có thế nói rằng, cơng cuộc phát triển nền kinh tế như một con diều
bay trên bầu trời, dù cánh diều có bay cao và xa đến đâu thì sợi dây của
nó vẫn ln phải bám chặt với mặt đất. Nắm bắt được tầm quan trọng
của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đã giúp Đảng ta ln
có những lối đi đúng đắn trong suốt chặng đường lịch sử dài lâu với nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Cho đến tận thời điểm hiện tại khi Nước
ta đang trên đà phát triển kinh tế hội nhập toàn cầu, những vấn đề mới
trong xã hội ngày càng nhiều, địi hỏi phải có đường hướng để làm sáng
tỏ. Đảng cộng sản Việt Nam đã hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề
này từ lâu và đã có đường lối cụ thể từ trước thời kỳ đổi mới và thực
hiện tốt điều đó trong suốt chạng đường phát triển của Đất Nước.
1


Thế nên việc tìm hiểu rõ về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đường lối xây dựng và phát triển
văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam là vô
cùng cần thiết, đặc biệt với bối cảnh của nước ta hiện nay.

2


II.

NỘI DUNG


1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1. Khái niệm về văn hóa tiên tiến,bản sắc dân tộc.
a. Văn hóa tiên tiến:
- Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do cộng
đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực
tiễn trong quá trình dựng nước và giữ nước, biểu hiện trình độ phát trển
xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định
- Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi
mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) diễn ra trong quá
khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu
thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó
từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.1
- Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.2
11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội
22, Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3


- Văn hóa tiên tiến chính là nền văn hóa chủ động, tích cực tiếp

nhận bổ sung những giá trị mới những tinh hoa thời đại trí truệ của
tồn nhân loại, phù hợp với phương hướng phát triển của xã hội
không ngừng làm tiến bộ, hiện đại các truyền thống văn hóa của
dân tộc. Đặc trưng của nền văn hóa tiên tiền là phù hợp với những
đặc điểm của dân tộc.
b. Bản sắc dân tộc:
- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền
vững

của

cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý
chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân – gia đình – làng xã–Tổ quốc. Đó là lịng nhân ái, khoan dung,
trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự
tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…3
1.2. Thời ký trước đổi mới
 Giai đoạn 1943 -1954
- Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng
La ( Đông Anh, Hà Nội) đã thông qua bản “Đề cương văn hóa” Việt
Nam do Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo.
- Đề cương văn hóa bao gồm ba nội dung chính:

3 Bộ Giáo dụcng và Đào tạo (2016), giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội

4



+ Văn hóa là một mặt trận, đặt văn hóa vào cuộc kháng chiến của
dân tộc.
+ Đặc trưng của văn hóa: Dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Tính chất của văn hóa: Dân tộc về hình thức, dân chủ về nội
dung.
- Nhiệm vụ:
+ Cùng với giặc đói phải diệt giặc dốt; Chống nạn mù chữ
+ Phải giáo dục lại nhân dân ta, làm cho dân tộc chúng ta trở thành
một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng
vớ nước Việt Nam độc lập.
- Đường lối văn hóa kháng chiến với các nội dung:
+ Xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân
tộc, cổ động văn hóa cứu quốc
+ Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính dân tộc,
khoa học, đại chúng trong đó nhấn mạnh tính chất dân tộc chủ yếu (yêu
nước và tiến bộ)
+ Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc
học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học “nhồi sọ”
+ Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành lối sống mới
+ Phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ cái hủ
bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hóa thực dân, phải động; đồng
thời học cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới.
5


+ Hình thành đội ngũ tri thức mới đóng góp tích cực cho cơng cuộc
kháng chiến kiến quốc 9 năm và cách mạng Việt Nam.
 Giai đoạn 1955 -1986:
- Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn cách
mạng xã hội chủ nghĩa, được hình thành bắt đầu từ Đại hội III của Đảng

(năm 1960). Điểm cốt lõi của chủ trương tiến hành cuộc cách mạng, tư
tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và
cách mạng về khoa học, kỹ thuật là chủ trương xây dựng và phát triển
nền văn hóa mới, con người mới.
- Cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa của Đại hội III năm 1960 có
những mục tiêu sau:
+ Làm cho nhân dân thoát nạn mù chữ và thói hư tật xấu do xã hội
cũ để lại.
+ Có trình độ văn hóa ngày càng cao.
+ Có hiểu biết cần thiết về khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
- Đại hội IV (1976) và Đại hội V (1982) của Đảng xác định nền văn
hóa mới, là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân
tộc, có tính đảng và tính nhân dân.
Có thể nói thắng lợi vĩ đại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước không những đem lại thắng lợi của đường lối chính
trị, đường lối quân sự đúng đắn mà cịn là thắng lợi của chính sách văn

6


hóa của Đảng. Thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và nhân phẩm Việt
Nam, của những giá trị tinh thần của con người Nước ta.
1.3. Thời kỳ trong,sau đổi mới.
a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa.
- Đại hội VI 1986: Khoa học – kỹ thuật là động lực to lớn đẩy
mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nắm giữ vai trò then chốt
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội VII 1991: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Kế thừa và phát huy tiếp thu văn hóa nhân loại. Chống tư tưởng
văn hóa phản tiến bộ. Xác định giáo dục và đạo tạo, khoa học và công

nghệ là quốc sách hàng đầu.
- Đại hội VIII 1996: Xác định vai trị then chốt trong tồn bộ sự
nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ quốc của khoa học và
giáo dục. Ý thức được khoa học va giáo dục là động lực đưa đất nước
thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.
- Đại hội IX (2001) và X(2006): “Phát triển văn hóa đồng bộ với
phát triển kinh tế” bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
Trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ khơng
ngừng nâng cao văn hóa
- Đại hội XI(2011): Đảng nhận định, hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thơng tin, thể dục, thể thao ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Phong trào từng
bước đi vào chiều sâu, nhưng “văn hóa phát triển chưa tương xứng với
7


tăng trưởng kinh tế. Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản cịn
thiếu chặt chẽ. Mơi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh,
trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập
của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong
thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”
- Đại hội XII(2016): “Bước đầu hình thành những giá trị mới về
con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân
chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên. Đời sống văn hóa của nhân
dân được cải thiện. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” đã khơi dậy được nhiều giá trị nhân văn trong cộng đồng. Việc
xây dựng môi trường văn hóa đã được chú trọng hơn”. “Tuy nhiên, so
với những thành quả trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh,
đối ngoại, thành quả trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ
tầm mức để tác động có hiệu quả xây dựng con người và mơi trường văn

hóa lành mạnh. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Đời
sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng
cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và
trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Mơi trường văn hóa
cịn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần
phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia
tăng...”
- Đại hội XIII(2021): Trong đường lối của mình, Đảng ta coi văn
hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, là nguồn lực nội sinh.
Với tinh thần đó, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm
8


“phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”, coi trọng văn hóa trong chính
trị và trong kinh tế, coi trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn hóa gắn với con người, do con người
sáng tạo ra nên Đại hội XIII của Đảng khi đề cập đến quan điểm về văn
hóa ln nhấn mạnh việc phát huy vai trò con người, xây dựng và phát
huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.
b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng, phát triển nền
văn hóa:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
+ Văn hóa được tạo thành bởi một hệ các gía trị tạo nên bản sắc của
mỗi dân tộc, các giá trị này thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng
đồng, được tiếp nối qua các thế hệ, được vật chất hóa bền vững trong cấu
trúc kinh tế xã hội. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất tinh
thần của mọi thành viên bằng mơi trường văn hóa xã hội.
=> Vì vậy, chúng ta phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội, đó là con đường để các giá trị văn hóa trở thành
nên tảng tinh thần bền vững của xã hội trở thành động lực phát triển kinh
tế xã hội.
- Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến
và đậm đà bản sắc dân tộc.

9


+ Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của văn hóa phải thấm đượm
trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng khoa học kĩ
thuật,…. Sao cho trong mọi lĩnh vực các hoạt động của chúng ta có cách
tư duy độc lập, vừa hiện đại vừa truyền thống
- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
+ Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà
đa dạng, là sự hịa quyện bình đẳng và phát triển độc lập của văn hóa các
dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân, do
đảng lãnh đạo, trong đó có đội ngũ tri thức giữ vai trị quan trọng.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thì xây dựng văn hóa là
cơng việc do mọi người cùng nhau thực hiện. Làm cho văn hóa thẩm
thấu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hành văn hóa là hoạt
động hàng ngày của mỗi người dân. Đội ngũ tri thức gắn bó với nhân
dân giữ vai trị quan trọng trong sự nghiệp này.
- Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là
quốc sách hàng đầu.
+ Là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội
+ Là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng
thành công Chủ nghĩa xã hội.


10


- Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự
nghiệp các mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì
thận trọng.
+ Văn hóa là mặt trận của cách mạng Việt Nam, quan trọng và gian
khổ không kém mặt trận kinh tế, mặt trận chính trị. Hoạt động xây và
chống trong văn hóa là q trình cách mạng lâu dài khó khăn phức tạp và
cần có ý chí cách mạng có tính chiến đấu, kiên trì thận trọng và đòi hỏi
nhiều thời gian.
2. Liên hệ và vận dụng
2.1. Tinh thần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Nhờ những định hướng đúng đắn, việc xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đạt được nhiều
kết quả tích cực. Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp
đã bàn hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng về các lĩnh vực phát triển
văn hóa.
- Đến nay, cả nước có trên 40.000 di tích văn hóa được xếp hạng,
trong đó có 3.491 di tích cấp quốc gia, 105 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và 12 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di
sản tư liệu được UNESCO cơng nhận. Đáng chú ý là có 145/288 di sản
văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số, được đưa vào danh mục di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa trong và
ngồi nước được tổ chức, trong đó có các lễ hội, liên hoan nghệ thuật
truyền thống của các dân tộc thiểu số; hệ thống bảo tàng tiếp tục được
11



mở rộng và ngày càng đổi mới về nội dung và hình thức trình bày, thực
hiện tốt cơng tác giáo dục truyền thống, nâng cao giá trị văn hóa, khoa
học cho người dân, nhất là thế hệ trẻ; các thiết chế văn hóa được quan
tâm xây dựng và từng bước hiện đại, phát triển rộng khắp từ trung ương
tới cấp xã, bao gồm 21.084 thư viện, phòng đọc và hơn 26.000 thư viện
các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, hệ thống giáo dục quốc dân,
thư viện chuyên ngành. Trung tâm văn hóa, nhà văn hóa khơng chỉ được
mở rộng ở một số quốc gia, ở trong nước cũng được phát triển đến các
thơn, bản; vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng con
người mới, gia đình hạnh phúc, mơi trường văn hóa lành mạnh luôn
được quan tâm.
- Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, bất cập như:
Chưa phát huy hết vai trò, tiềm năng của văn hóa đóng góp vào sự phát
triển của đất nước, ở một số nơi chưa thực sự đặt văn hóa ngang bằng
với kinh tế, xã hội; cơng tác tổ chức thực hiện chủ trương, quan điểm
phát triển văn hóa ở một số lĩnh vực, địa phương cịn hạn chế, cơ chế
chính sách cịn bất cập, đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu phát triển,
một số thiết chế văn hóa chưa sử dụng có hiệu quả; việc thu hẹp khoảng
cách hưởng thụ về văn hóa giữa các vùng miền, đặc biệt những nơi khó
khăn cịn chậm. Số lượng tác phẩm văn hóa có giá trị cao về tư tưởng,
nghệ thuật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển văn hóa, đồng thời
vẫn cịn khơng ít tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng
thấp…Thực tế trên có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan,
12


như: Tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, một số lĩnh vực
chưa lường hết được tác động của tàn dư văn hóa cũ, lạc hậu, của mặt

trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế; nhận thức và việc cụ thể hóa chủ
trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa ở một số địa phương,
lĩnh vực chưa theo kịp yêu cầu phát triển; điều kiện kinh tế, xã hội của
Việt Nam cịn khơng ít khó khăn, do đó đầu tư cho phát triển văn hóa
cịn hạn chế.
2.2. Thực trạng tại địa phương.
- Tính đến nay, địa bàn quận Hà Đơng có hơn 200 di tích lịch sử,
văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống.
Trên địa bàn quận có một số làng nghề truyền thống, văn hóa lâu đời nổi
tiếng như:
- Làng lụa Vạn Phúc: nằm ở phía bắc của quận Hà Đơng. Làng Vạn
Phúc xưa là làng Việt cổ (Nhất thơn, nhất xã) có nghề dệt lụa nổi tiếng từ
lâu đời (hơn 1000 năm). Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca,
âm nhạc và điện ảnh. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Vạn
Phúc cịn là an tồn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và
làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ
trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết
định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra
đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến.
13


- Bia Bà: Bia Bà La Khê nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian
Bia Đức thánh Bà - nơi thờ bà Trần Thị Hiền con gái cụ đô lục sĩ, Dũng
quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh.
Bà vừa xinh đẹp, dịu dàng vừa đức thục lại vừa đoan trang. Lúc cịn sống
Bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn, mở
mang nghề dệt... Trước khi mất Bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản

cho nhân dân. Nhớ ơn công đức của Đức Bà nhân dân đã lập đền thờ Bà
tại cổng làng. Năm 1982 dân làng La Khê đã rước tấm Bia về khu di tích
La Khê để thờ phụng.
- Bên cạnh đó cịn những di tích lịch sử văn hóa khác: Làng rèn Đa
Sỹ, Làng dệt La Khê, chùa Mậu Lương, chùa Diên Khánh…. Mỗi năm
thu hút đông đảo lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan .
- Trên địa bàn phường Yên Nghĩa - nơi em sinh sống có 04 di tích
văn hóa được xếp hạng là các di tích đình làng tại địa phương. Những di
tích lịch sử ở Yên Nghĩa ngày nay vẫn là nơi diễn ra các hoạt động văn
hóa cộng đồng của nhân dân địa phương, đặc biệt là ngày hội làng truyền
thống như ngày 10 tháng giêng của đình làng Do Lộ, ngày 08 tháng
giêng của đinh làng Nghĩa Lộ… Với ý thức gìn giữ di sản văn hóa dân
tộc, những năm qua nhiều di tích lịch sử nơi đây đã được nhân dân trùng
tu, tôn tạo. Tại các điểm di tích đều thành lập ban quản lý, ban bảo vệ di
tích để gìn giữ phát huy những giá trị lịch sử của quê hương. Hiện nay,
tại các tổ dân phố đều được quan tâm triển khai xây dựng các nhà văn
hóa. Và một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài - Bảo
tàng đường Hồ Chí Minh là nơi trưng bày, thực hiện tốt công tác giáo
14


dục truyền thống, nâng cao giá trị văn hóa, khoa học cho người dân, nhất
là thế hệ trẻ.

2.3. Liên hệ với bản thân.
- Trước xu thế tồn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không
thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu
về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sơi động. Nhưng nếu
khơng có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì
việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà khơng đánh mất bản sắc của mình,
chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: “Bảo vệ bản sắc văn
hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc
văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản
lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách
đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc
trưng văn hóa dân tộc”.4
- Đậm đà bản sắc là sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó đồng nghĩa
với việc giao lưu hợp tác văn hóa để dân tộc làm nền tảng tinh thần của
xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới
đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế. Hịa nhập chứ khơng hịa tan, chúng ta hội nhập với sự phát triển
của thế giới nhưng song song với đó vẫn giữ được những nét truyền
thống, nét đặt trưng của dân tộc.Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân
4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15


tộc khơng có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa dân tộc
khỏi tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền
văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề
kháng trước những yếu tố phản văn hóa.
- Là một sinh viên và cơng dân của nước Việt Nam. Chúng ta cần
phải trang bị cho mình tình u nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì
mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những
tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vơ cùng cần thiết.
Phải hiểu đúngvà đủ sâu sắc thì mới khơng làm cho tinh thần ấy phát
triển đúng hướng và không mai một.
- Hãy bắt đầu từ những hành động thật nhỏ để việc lan tỏa ý nghĩa

về văn hóa thành một thói quen. Học tập và trao dồi kiến thức để hiểu
đúng về văn hóa đất nước, nâng cao trình độ chuyên môn. Giới thiếu tới
bạn bè về những phong tục, tập qn tại địa phương mình. Tích cực tham
gia các hoạt động xã hội để mang những thông điệp, những chia sẻ về
văn hóa Việt Nam tới bạn bè Quốc Tế. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có
thể học hỏi những phong tục tập quán thú vị từ các dân tộc khác nhau.
Bởi lẽ Việt Nam là một Quốc gia giàu và phong phú về văn hóa lịch sử
dân tộc.

16


III. Kết luận
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy phát triển. Chăm lo văn hóa là chăm lo, củng cố nền
tảng tinh thần của xã hội, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh
không thể có sự phát triển, củng cố nền kinh tế. Chính vì vậy Đảng và
nhà nước ta vơ cùng coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước,
điều này không chỉ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử dân tộc mà còn ở
sự khẳng định trên thực tế vai trị, ảnh hưởng to lớn của văn hóa Việt
Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử.
Điều này cho thấy phạm vi ảnh hưởng, tầm ảnh hưởng sâu sắc của văn
hóa đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội càng làm nổi bật hơn
mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, văn hóa với chính trị và văn hóa
với sự phát triển của xã hội.
- Qua bài tiểu luận này, em đã hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng về
phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.Việc tổ chức và triển khai những quan điểm, nhiệm vụ về xây dựng
con người và phát triển văn hóa trong 25 năm đổi mới vừa qua đã tạo
nên sự chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa của đất nước. Những

thành tựu và đóng góp về lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng trên lĩnh
vực này đã góp phần phát huy mạnh mẽ vai trị to lớn của văn hóa và con
người trong sự nghiệp đổi mới.
- Khơng dừng lại ở đó, qua bài tiểu luận này em đã thấy được tầm
quan trọng của việc giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong
thời kỳ hội nhập với nền
17


văn hóa thế giới. Sự phát triển của văn hóa góp phần trong các hoạt động
phát triển nền kinh tế, văn hóa khơi dậy sự sáng tạo của con người. Bản
thân em cũng hiểu rõ hơn về các di tích lịch sử, nền văn hóa phong phú
của q hương mình và trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, phát
huy nền văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc này.

18


IV. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình đường lối và chính sách của Đảng (2016), NXB Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội.
2. Tạp chí Cộng Sản: />3. Quê hương Yên Nghĩa – Việt Nam Anh Hùng: Fanpage feacebook
4. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: />5. Công thông tin điện tử: Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội:
/>6. Tư liệu văn kiện – Đảng Cộng Sản:
/>
19




×